You are on page 1of 2

Bàn về văn học,Nguyễn Minh Châu từng nói:” Văn học và cuộc sống là hai

vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”.Thật vậy,những tác phẩm văn
chương đều có nội dung bắt nguồn từ đời sống,phản ánh đời sống hay lập
trường đối với đời sống. Thái độ chủ quan ở đây là những gì nhà văn bày tỏ
thái độ phẫn nộ,căm hận tới một vấn đề,biểu hiện xấu xa vô nhân đạo hay
chính là ca ngợi vẻ đẹp cuộc sống,ca ngợi tình yêu thương,lòng nhân đạo…,ca
ngợi cả cảnh sắc thiên nhiên muôn hình vạn trạng.Họ có cái nhìn và cảm nhận
rất riêng theo cách nghĩ,tâm tình của họ và đương nhiên người nghệ sĩ chân
chính khi đặt bút sẽ luôn hướng tới Chân-Thiện-Mĩ để khi độc giả đón nhận tác
phẩm văn chương bao giờ lí trí cũng được mở rộng,nâng cao .Bởi vậy mà
không phải ngẫu nhiên Maxim Gorky lại khẳng định: “Văn học là nhân học”.Và
một trong những vấn đề ấy là tình cảm của người con xa xứ đối với cội nguồn
của mình.Có thể thấy ”Quê hương” từ lâu đã là nguồn cảm hứng bất tận của
thi ca,dường như là một chủ đề chưa bao giờ phai nhạt trong nền văn học Việt
Nam.Chỉ có tình yêu quê hương đất nước thắm thiết như vậy mới khiến con
người ta cảm thấy thật an tâm và bình yên biết bao!Trong đó,ta thấy có Tế
Hanh,Đỗ Trung Quân và Giang Nam cùng chọn đề tài “Quê hương”.Tất cả đều
toát lên thứ tình cảm nồng nàn với nơi “chôn rau cắt rốn”.Mỗi bài thơ là cảm
xúc riêng,dưới đôi mắt của người nghệ sĩ là cả một bầu trời rộng mở,một tình
yêu ngập tràn cho quê hương.Trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh,bức
tranh lao động của người dân làng chài đã được phác lên nhờ trí nhớ của một
vị cố nhân tìm về không gian và thời gian.Đó là hình ảnh những ngư dân căng
buồm ra khơi với sức sống hăm hở,kiêu hãnh của người dân vùng biển,là cánh
buồm buồm trắng giương to đem theo cả sinh khí,biểu tượng của làng chài
cùng khát vọng chinh phục biển khơi,hoà quyện vào với nắng và gió của dòng
sông để đổ òa ra biển lớn. Tuy mộc mạc,giản dị là thế nhưng Tế Hanh tinh tế
lắm.Tế Hanh đã ghi lại cảnh sinh hoạt thôn quê theo cách chân thực nhất,gần
gũi nhất;gửi gắm tình cảm của mình với cả những cảnh vật xung quanh: “Chiếc
thuyền im bến mỏi trở về nằm” và hơn cả, người nghe thấy cả những điều
không hình sắc,không thanh âm của “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm
giương”. Có lẽ những cảm xúc nhớ mong,hoài niệm trong thâm tâm đã được
ngòi bút của thi nhân bộc lộ qua từng con chữ,câu thơ đầy bình dị để rồi phải
thốt lên: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !”.Tiếp đến là bài thơ của Đỗ
Trung Quân với thứ tình cảm ngây ngô,con trẻ của đứa trẻ thôn quê khi nghĩ về
quê hương của mình.Trong lời thơ của Đỗ Trung Quân,quê hương được nhìn
thấy là chùm khế ngọt cho con có thể trèo hái,là đường đi học với muôn vàng
cánh bướm rợp bay hay con diều biếc để con được thả mỗi ngày,… Có thể
những hình ảnh đấy không thể đặt cạnh hai từ quê hương nhưng tất cả những
điều đó đã tạo nên một que hương đẹp đẽ,đầy thiêng liêng.Ngoài ra còn có
Giang Nam đã sáng tác “Quê hương” với một hoàn cảnh trong thời chiến vô
cùng đặc biệt.Bài thơ được nhìn bởi con mắt của đứa trẻ còn chăn trâu sau
dòng suy nghĩ đã trưởng thành hơn của người con trai bộ đội.Trước hết,chúng
ta có thể thấy tác giả yêu quê hương từ những điều gần gũi,quen thuộc nhất
như tình yêu “qua từng trang sách nhỏ” hay chỉ là việc chăn trâu,cắt cỏ hằng
ngày.Dần dần,chúng ta đều bắt gặp sự gặp gỡ tình cờ của chàng trai ấy cùng
người con gái nhà bên khi cả hai cùng mang theo ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ
quốc.Trong cái thời kì đau khổ mà oanh liệt ấy,một ngọn lửa nhen nhóm trong
trái tim của hai người trai gái hàng xóm.Vậy mà mối tình ấy lại phải dở dang
phải chăng chiến tranh bắt đầu cũng là lúc khởi đầu cho những niềm đau
thương,mất mát? Thế nhưng khi cô bé ấy-người chiến sĩ du kích hi sinh đi thì
tác giả chỉ còn quê hương giữ lại chút gì hình bóng,xương thịt của em: “Nay
yêu quê hương vì trong từng nắm đất/Có một phần xương thịt của em tôi”.

Qua ba bài thơ trên,ta phần nào thấy được dù góc nhìn của mỗi người khác
nhau thì tình cảm của Tế Hanh,Đỗ Trung Quân và Giang Nam đều hướng tới
quê hương trong tim của riêng mình.Có thể nói,nhà văn đã sáng tạo,gọt giũa
nên tác phẩm độc đáo của riêng mình mà cốt lõi chính là đời sống.

You might also like