You are on page 1of 7

Ai đã đặt tên cho dòng sông và Người lái đò sông đà.

MB: Trong dặm dài đất nước hình chữ S thân thương người nghệ sĩ luôn gửi nhớ thương vào nguồn cảm
hứng bất tận từ những dòng sông đã tạo nên muôn vàn áng văn thơ nhạc, họa để lại cho đời. Bao người
cầm bút đã cảm, đã yêu và đã bộc bạch lòng mình về vẻ đẹp của những dòng sông trên cánh đồng chữ,
về ánh nước sông Thương xanh biếc ‘’dâng cho mùa sắp gặt / bồi cho mùa phôi thai’’( Hữu Thỉnh),về
‘’Bên kia sông Đuống /Quê hương ta lúa nếp thơm nồng’’ trong thơ Hoàng Cầm hãy chính những nồng
đượm, thiết tha và sâu lắng trong bút ký/tùy bút tác phẩm (tên tác phẩm) của nhà văn (tên tác giả) rồi
dẫn vấn đề nghị luận vô.

Chiếc thuyền ngoài xa, Vợ chồng a phủ,Vợ nhặt


MB: Khi nói về hành trình ra đời những trang văn sâu đậm ‘’mối tình chung’’ của thời cuộc, nhà văn
Nguyễn minh châu từng bày tỏ: ‘’Cách tốt nhất để tiêu hóa những khó khăn trong cuộc đời riêng là phải
đưa được nó vào trang viết’’. Phải chăng trên đường văn dài rộng của mỗi người nghệ sĩ họ để chọn vun
nhặt từ 10 nhánh phù sa của đời sống, ngày ngày lam lũ trên trang giấy mộc thô thơm lừng bao hoài bão
để dốc cạn lòng mình, dốc hết tâm tư tình cảm từ cuộc đời riêng? Bởi thế, trong những sáng tác của
mình, nhà văn (tên TG) luôn trân trọng từng câu chữ, từng trang viết để tạo nên hình hài (tên tác
phẩm )khắc họa hình tượng nhân vật (tên nhân vật) với những vẻ đẹp phẩm chất tuyệt vời qua đoạn
trích….. (rồi dẫn vấn đề nghị luận vô )

KẾT BÀI CHO CÁC TÁC PHẨM TRÊN


Viết về sứ mệnh của người cầm bút chân chính, nhà văn Nguyễn Minh Châu từng xác tín: “ Dù người
nghệ sĩ viết xuôi viết ngược thế nào ,dù cho anh viết về sự giận dữ, lòng căm thù hay nỗi đau chán
chường thì rốt cuộc vẫn phải truyền thổi vào tâm hồn người đọc một niềm tin, một tình yêu bát ngát vào
cuộc sống”. Mỗi áng văn được sinh thành trên cuộc đời đều mang sứ mệnh của những quyển lưu bút
chuyên chở tháng năm hoang hoải của kiếp người,để hôm nay,khi lật giở lại, người đọc như được ngược
dòng chảy thời gian trở về năm tháng đã qua, để thêm thấu hiểu về con người và cuộc sống mọi thời,
càng gìn giữ trong lòng mình “một tình yêu bát ngát vào cuộc sống”. Chính vì thế qua hành trình của (tên
nhân vật ), qua những trang văn (tên tác phẩm )của (tên nhà văn),tôi càng trân trọng thông điệp về
…..mà nhà văn đã trao đi ,khắc triện vào cuộc đời hôm nay.

Mở đầu TB Ai đã đặt tên cho dòng sông


Như nhà văn Tô hoài nhận định: “ Hoàng Phủ Ngọc Tường trầm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời
cùng với đất trời, sông nước của Huế”.Huế với ông là nguồn cội là máu thịt là nỗi nhớ nhung vương tơ
lòng thấm đẫm mỗi trang văn. Dành nửa đời người gắn bó mảnh đất cố đô, chính Hoàng Phủ Ngọc
Tường từng bộc bạch rằng sông Hương nuôi mạch máu văn chương trong con người ông. Mang nặng nỗi
đâu lòng vương vấn nét đẹp dòng Hương Giang từ miền đất Kinh kỳ xa xưa, Hoàng phủ Ngọc Tường viết
bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”năm 1981 với tình yêu say đắm,niềm tự hào tha thiết về một dòng
sông của thi ca, nhạc hoạ lịch sử thăng trầm với bao chiến tích in hẳn thời gian. Bởi thế “ Ai đã đặt tên
cho dòng sông” như tình tràn vời vợi thanh âm , đặc biệt in đậm nét đặc sắc là chất trí tuệ và trữ tình
được kết hợp nhuần nhuyễn, ngòi bút nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn hiểu
biết sâu rộng về văn hóa ,lịch sử ,địa lý ,triết học…. Lối hành văn súc tích đào sâu vào cái tôi nội cảm, mê
đắm và tài hoa, chất thơ bàng bạc trữ tình góp phần làm bút kí lung linh đất trời nước Việt.

Mở đầu TB Người lái đò sông Đà


Nhà văn Nguyễn Đình Thi từng nhận xét: “ Nguyễn tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật” .
Giữa buổi tao loạn “Tây tàu nhố nhăng “ ,ông dùng giọng văn lơ lửng ,chơi vơi, bay bổng kiếm tìm vẻ đẹp
quá khứ vang bóng ,hướng về những thiên lương trong sáng ,cao đẹp ,những vẻ đẹp cổ truyền dân tộc.
Cốt cách văn chương, đặc biệt là sáng tác của “ông vua tùy bút “trước cách mạng gói gọn trong chữ
“ngông” :”trời đất cho ta một cái tài/ Giắt lưng dành để tháng ngày chơi” (Nguyễn Công Trứ ) . Sau Cách
mạng, với sự chuyển biến từ cái “tôi” cá nhân thành cái “ta”chung của toàn dân tộc, Nguyễn Tuân say
mê đặt bút ngợi ca thiên nhiên ,con người với tinh thần hăng say, sự nhiệt huyết công hiến mà tiêu biểu
là tùy bút “Người lái đò sông đà “. Chuyến đi thực tế lên miền đất Tây Bắc hùng vĩ trùng điệp non cao từ
năm 1958 đến năm 1960 đã để nhớ để thương mãi trong Nguyễn Tuân khiến ông ấn tượng, vấn vương
viết Sông Đà (1960) . Con sông vừa khắc nghiệt, hung bạo,vừa lãng mạn, giàu chất thi vị ,những người
lao động miệt mài trong những ngày đầu kiến thiết đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội chính là hình tượng
mà Nguyễn Tuân nhọc công tận lực xây dựng

Mở đầu TB Vợ chồng A Phủ


Đúng như Tố hữu từng nói: “Văn học thực chất là cuộc đời Văn học sẽ không là gì cả nếu không
vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi suất phát và cũng là nơi đi tới của văn học”. Phản ánh hiện
thực chính là đặc trưng của văn học. Mảnh đất với đủ hỉ-nộ-ái-ố, bao thật giả, trắng đen lẫn lộn,
nơi cái xấu cái tốt đan cài, nơi mắt người khi trong veo hạnh phúc, khi u buồn sầu
thương…..chính là “miền đất hứa” để lữ khách dừng chân quan sát, động lòng, chắp bút. Tô
Hoài- “Cây đại thụ văn chương, một đời cần cù đi và viết” đã in dấu chân lên vùng đất, sống
trong từng khoảng khắc, hoà chung nhịp đập trái tim với biết bao con người và để lại những tác
phẩm giá trị. Bằng tài năng nghệ thuật sự hiểu biết sâu đậm về vùng đất Tây Bắc, Tô hoài đã
phác họa một cách sống động những nỗi khổ đau mà con người nơi đây phải chịu dưới ách
thống trị của cường quyền và thần quyền. Qua đó bày tỏ sự đồng cảm cùng nỗi niềm thương
xót đối với thân phận người dân Tây Bắc,đặc biệt là thân phận của người phụ nữ. Không những
thế, Tô Hoài còn vạch ra cho họ một hy vọng, một con đường để thoát khỏi cuộc sống áp bức,
đó là con đường đi theo cách mạng. Và tiêu biểu cho tư tưởng đầy nhân văn này của ông là
truyện “Vợ chồng A Phủ “. Tác phẩm được in trong tập “Truyện Tây Bắc” đạt Giải nhất Hội Văn
nghệ Việt Nam năm 1954-1955 là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc năm
1952-Chuyến thực tế dài tám tháng sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu du kích trên
núi cao để những bản làng mới giải phóng của nhà văn
Mở đầu TB Chiếc thuyền ngoài xa
“Nhà thơ như con ong biến chăm hoa thành mật ngọt
Mỗi giọt mật thành đôi vạn chuyến ông bay”
(“Ông và mật” -Chế Lan Viên)
Như con ông đang cần mẫn, tận tụy bay khắp vạn nẻo đời tìm kiếm chất mật ngọt say mê, nhà
văn sống sâu, ngụp lặn ở mảnh đất đời sống muôn hình vạn trạng để hứng “giọt đời” chắp bút
viết, biến nó thành giọt tinh khôi,chất tinh túy. Với trái tim đau đáu về số phận con người và sứ
mệnh của nghệ sĩ “riết róng lo toan”, Nguyễn Minh Châu-“người mở đường tinh anh và tài năng
nhất” (Nguyên Ngọc ) trở thành cây bút nhạy bén với sự thay đổi của thời đại, đặc biệt là thời
kỳ chiến tranh và thời kỳ hậu chiến với những tác phẩm sâu sắc gắn chặt với gốc rễ cuộc đời.
Được sáng tác vào tháng 8 năm 1983 và in trong tập truyện ngắn cùng tên năm 1987, “Chiếc
thuyền ngoài xa” nằm trong số những tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam từ sau năm
1975 đến cuối thế kỷ XX và tiêu biểu cho cảm hứng đời tư thế sự - xu hướng chung của văn học
thời kỳ đổi mới. Ngòi bút luôn đi tìm tận cùng của sự thật và những góc khuất lấp sâu trong đời
sống chính nét đặc sắc và độc đáo để nhắc nhớ về Nguyễn Minh Châu

Mở đầu TB Vợ nhặt
Là một trong những nhà văn tiêu biểu cho khuynh hướng “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” ngòi bút
của Kim Lân tựa kho báu chốn trần đời, khai thác đời sống thân thuộc từ nhiều góc độ khác
nhau để làm nổi bật nét tinh hoa trong tâm hồn người nông dân. Ông say mê đi tìm cái đẹp
khuất lấp, lòng lương thiện thường trực trong mỗi mảnh đời bị số phận chèn ép đến bi thương,
ông tin vào “trắc ẩn chi tâm” lòng người sẽ tỏa sáng ở nơi gian khó và tăm tối nhất. “Văn
chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương
chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng
tạo cái gì chưa có….” (Đời thừa, Nam Cao). Vốn là vị lữ khách đến muộn khi mảnh văn học hiện
thực đã có nhiều dấu chân nhưng nhờ sự trải nghiệm, không ngừng đổi mới tư duy và tìm tòi lối
đi riêng cho mình, Kim Lân đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. ( viết hoặc không viết cx
được)
Tác phẩm “Vợ nhặt” của ông là truyện ngắn tiêu biểu về thời kỳ nạn đói kinh hoàng, tàn khốc
năm Ất Dậu 1945, được viết dựa trên cốt truyện trong phần bản thảo bị mất của tiểu thuyết
“Xóm ngụ cư” và được in trong tập “ Con chó xấu xí “ vào năm 1962. Đào sâu ngồi bút để phơi
bày tình cảnh đau khổ, thê thảm ở người nông dân nơi làng quê Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám, khi cái đói ăn mòn, gặm nhấm thể xác và tinh thần con người đã in dấu Trang lịch sử
bi thương và trở thành vùng ký ức đẫm máu, nước mắt, Kim Lân như “người thư ký trung thành
của thời đại” kể lại chân thực nhưng đầy tính nhân đạo. Đồng quan điểm với văn hào
Dostoevsky “Cái đẹp cứu chuộc thế giới”, Kim Lân hướng nhân vật của mình vào sự sống, niềm
tin và tình người bất diệt. Tư tưởng thấm đẫm tinh thần nhân văn đó được thể hiện rõ nét
ĐÁNH GIÁ CHUNG ( Ở CUỐI THÂN BÀI) SAU HOẶC TRƯỚC VẾ PHÂN HÓA CX ĐC

VỢ NHẶT
Puskin từng viết “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng,
chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người
cầm bút”. Là người cầm bút lắng nghe hơi thở nồng nàn của đất đai và bền bỉ tìm kiếm nét đẹp
tận sâu tâm hồn con người, Kim Lân đã cất tiếng lòng để linh hồn tác phẩm vấn vương, neo đậu
mãi trái tim người đọc qua hệ thống hình tượng nhân vật đặc sắc. Một anh cu Tràng thô kệch
nhưng giàu lòng nhân ái, một cô Thị nghèo cùng đường liều lĩnh nhưng rực cháy khao khát sống
mãnh liệt và bà cụ Tứ nhân hậu, bao dung với lòng yêu thương con đáng ngưỡng mộ, trân
trọng. Bằng ngồi bút tài ba, thâm sâu, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện cảm động và
độc đáo để lên án đanh thép tội ác tày trời của bọn thống trị Nhật, Pháp và tay sai- Những thế
lực vô nhân tính đã đẩy giá trị con người xuống vực sâu,không hơn cái rơm, cái rác, thứ bỏ đi
nơi đầu đường xóm chợ. Đồng thời khéo léo làm nổi bật khát vọng hạnh phúc, tình người lấp
lánh, khẳng định chắc nịch niềm tin bất diệt vào lòng lương thiện của con người. Cái lối viết
tưởng chừng như dễ nhưng rất khó phỏng theo, giản dị cùng ngôn ngữ đặc sắc, gần gũi đã làm
nổi bật những nét tính cách, cảnh ngộ rất riêng của mỗi nhân vật nhưng tựu chung đều ẩn hiện
dáng dấp của những người lao động nghèo khổ, bần hàn, cơ cực. Lối trần thuật lôi cuốn cùng
nhan đề chứa đựng nhiều ý nghĩa biểu trưng cũng góp phần làm nên thành công của “Vợ nhặt”.
(Liên hệ )Viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám, ta bắt gặp ngòi bút Nam Cao-
“lạnh lùng”đến đáng sợ nhưng trái tim ấm nóng đến “đau đời” qua một Chí Phèo vì bất công
chằng chịt đau khổ mà hủy hoại nhân hình, nhân tính. Ta cũng có một chị Dậu trong sáng tác
của Ngô Tất Tố vì sưu cao, thuế nặng mà sống kiếp đời khốn đốn, tăm tối. Dẫu anh Chí vẫn có
khát khao lương thiện, dẫu chị Dậu đã hy sinh những gì quý giá nhất của cuộc đời mình để đánh
đổi lấy hạnh phúc gia đình nhưng kết cục vẫn là bế tắc, chết chóc, xám xịt. Kim Lân cũng không
phủ nhận cái hiện thực đầy rẫy đớn đau và tăm tối ấy nhưng ông đã tìm được lối thoát, ánh
sáng cho nhân vật của mình,minh chứng là anh cu Tràng đã được Cách mạng rọi soi. Vậy là địa
hạt văn chương lại lung linh hơn nhờ sự “nhân đạo từ trong cốt tủy” của người nghệ sĩ
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nghề văn không phải người đơn giản, “cẩu thả” cho xong, lấy “lượng” thấy “tinh”. mà là nghề
kiến tạo, đòi hỏi người nghệ sĩ phải trau dồi, phải có tâm sáng- tài cao. Quy luật đào thải của
văn chương rất đỗi khắc nghiệt, có người cả đời cầm bút vẫn phải phũ phàng than thở “Ai bảo
mắc duyên vào bút mực/Sòng đời mang lấy số long đong”. Vậy nên, tiếng nói thời đại, tấm lòng
nhà văn, những sự đổi mới ở lối đi và sự biến hóa trong ngòi bút sẽ tạc dựng dấu ấn và sức sống
bền lâu. Bằng hiểu biết sâu sắc về con người cùng sự cảm thông, sẻ chia, Nguyễn Minh Châu
dẫn người đọc đi tìm những nghịch lí tồn tại như một sự thật hiển nhiên, chỉ ra cái đẹp cuộc
sống, giải mã những phức tạp của cuộc đời. Ông từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền
nhìn nhận sự thật một cách giản đơn và nhà văn cần phấn đấu đào xới bản chất con người vào
các tầng sâu lịch sử”. Đi sâu khám phá sự thực của đời sống ở phương diện đạo đức, thế sự,
mang cái nhìn đa diện, nhiều chiều để tìm ra những điều tốt đẹp lẩn sâu trong cái tối tăm, xấu
xa, độc ác cũng là cách Nguyễn Minh Châu thắp sáng “lòng nhân đạo từ trong cốt tủy”. Với cốt
truyện mang tình huống nhận thức độc đáo có ý nghĩa khám phá phát hiện về đời sống được
thể hiện qua nhãn quan của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, hình tượng người đàn bà hàng chài mang
vẻ đẹp khiêm nhường lấm láp đời thường nhưng đáng quý, hệ thống ngôn ngữ truyện khách
quan, giản dị, giàu sức thuyết phục đã mang đến nhiều bất ngờ, truyền tải bài học nhân sinh
sâu sắc cho độc giả.

VỢ CHỒNG A PHỦ
Tô hoài không chỉ viết về nơi rẻo cao Tây Bắc yên bình, nên thơ mà gắn chặt vùng cao này với
giai đoạn lịch sử, với sự đời vần vùng. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, những phận
người thấp cổ bé họng chim trong khốn khó, khổ đau dưới ách áp bức của giai cấp thống trị. Lật
dở trang văn Nam Cao, ta thấy tận cùng của một chế độ mục ruỗng, thối nát, một cuộc đời cô
độc, dị biệt, đầy rẻ rúng là Chí Phèo- “hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất
của những người dân cày ở một nước thuộc địa, bị cào xé,bị hủy hoại từ nhân tính đến nhân
hình.”(Nguyễn Đăng Mạnh) . Hướng ngòi bút của mình đến với mảnh đất vùng cao,Tô Hoài nắm
bắt, phơi bày và tố cáo tội ác tày trời của thế lực phong kiến miền núi. Dưới ách thống trị man
rợ, tàn bạo và vô nhân tính của bọn thống lý, quan bang biết bao kiếp người vô tội như A Phủ,
như Mị phải lầm lũi cực nhọc, bị hành hạ, bóc lột đến cạn kiệt thể xác và tâm hồn.
Được mệnh danh là nhà văn của phong tục, nhãn quan sắc sảo và nhạy bén. Tô hoài ngầm phản
ánh đời sống văn hoá và những hủ tục lạc hậu dần ăn mòn lối văn hóa văn minh, để cuộc sống
người dân miền núi vào khó khăn, bế tắc. Tục cho vay nặng lãi đã trói chặt Mị vào món nợ
truyền kiếp đầu oan nghiệt, giáng cuộc đời người thiếu nữ vào số phận nô lệ không lối thoát:
“Chao ôi ! Thế là cha mẹ ăn bạc của nhà giàu từ kiếp trước, đến bây giờ người ta bắt con trừ nợ,
không thể làm khác được rồi. Tục cướp vợ trình ma đã giết chết hạnh phúc đời Mị: “ mình đã bị
đem trình ma thì có chết cũng trở thành ma nhà thống lý, chắc cũng không được tự do.” Tục xử
kiện, phạt vạ, trình ma người vay nợ khiến A phủ chật vật dưới nanh vuốt của lũ chúa đất ……
Phải là người gắn bó sâu nặng với rẻo cao Tây Bắc, có vốn phong phú và sâu sắc cùng biệt tài
miêu tả thiên nhiên và phong tục xã hội, Tô hoài mới có thể lập bản cáo trạng hùng hồn về
những nỗi thống khổ của người dân miền núi như thế, đặc biệt là người phụ nữ vừa phải chịu
gánh nặng của chế độ phong kiến, vừa bị trói chặt trong xiềng xích của thần quyền. Đặc biệt,
nhà văn còn phản ứng sức sống mãnh liệt, quá trình giác ngộ và vùng lên đấu tranh mạnh mẽ,
chiến thắng của con người dưới sự lãnh đạo từ Đảng,Cách mạng.
Nhà văn Nguyễn Khải từng nói: “Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa ghê
tởm, hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ văn là cái cao thượng,cái tốt đẹp,cái thuỷ
chung”. Nâng niu, quý trọng cái tốt đẹp, cái cao cả ,cái chân thực chính là hiện diện của giá trị
nhân đạo sâu sắc, “chất men” say lòng độc giả. Từ đồng cảm, xót thương kiếp người bất
hạnh,cùng cực, Tô hoài khẳng định và ngợi ca khát vọng hạnh phúc,tự do và những phẩm chất
tốt đẹp của con người, thể hiện tinh thần đấu tranh vì con người. Chiều sâu nhân đạo là khi nhà
văn phát hiện, đề cao sức sống tiềm tàng, nội lực vùng lên,sức mạnh đấu tranh giải phóng của
những người lao động bị áp bức. Ánh sáng vầng dương chiếu rọi, sưởi ấm trái tim tủi nhục, đớn
đau, thắp sáng tinh thần tự do hạnh phúc…
Với nghệ thuật miêu tả tâm lý và phát triển tính cách nhân vật tài tình nhà văn đã khắc họa
thành công những tâm tư đan cài, những ý nghĩ chập chờn trong tiềm thức nhân vật. Mùa xuân
trên núi Hồng Ngài với thiên nhiên thơ mộng, đêm tình mùa xuân với những nét vẽ sinh động
đều được Tô Hoài miêu tả đặc sắc bằng ngôn ngữ giàu chất thơ và tính tạo hình. Cốt truyện độc
đáo,tình huống truyện hấp dẫn đã đẩy mạch chuyện lên cao trào, tạo nút thắt đấu tranh nội
tâm mạnh mẽ, quyết liệt. Hơi thở Tây Bắc nồng nàn từng câu chữ, Tô Hoài dẫn người đọc đi sâu
vào từng góc khuất tâm hồn,nhẹ nhàng tinh tế chạm vào đời sống cảm xúc. Độc giả như được
theo chân sống và hòa mình vào cuộc sống vùng cao,cảm thông,thấu hiểu và sẻ chia, tìm thấy
thông điệp mà nhà văn gửi gắm, kí thác bằng cả tấm lòng….

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?

Ngụ ngôn người Đức cổ có câu: “Cảm hứng là cái tên đẹp nhất để báo trước một điều tốt đẹp”.
Thật vậy, cảm hứng chính là khởi nguồn của tình cảm xuyến xao , áng văn thơ dạt dào, miền ký
ức vang vọng. Trải suốt chiều dài văn học Việt Nam, hình ảnh dòng sông là một đề tài lớn trong
thơ ca và là nguồn cảm hứng trong nhà thơ, nhà văn Việt Nam. Sông Nho Quế xanh tình tứ, êm
đềm trong sáng tác của nhà thơ Đức Sơn ,dòng sông Hồng nuôi dưỡng con người, tạo ra cả
không gian văn hoá, bề dày lịch sử của đất nước mà Huy Cận khơi nguồn tuyệt phẩm thi ca
“Tràng Giang”….Và còn mãi dư âm thanh cảnh Huế mộng ,Huế mơ với dòng Hương Giang khi
hoang dại,bí ẩn ,sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng,say đắm. Thể loại bút ký mà nhà văn vận
dụng để khắc họa dòng sông gắn bó đã thể hiện tính chân thực, sinh động đồng thời nổi bật tài
năng quan sát,tình cảm của nhà văn. Sức liên tưởng kỳ diệu, vốn sống và kiến thức phong phú
về nhiều lĩnh vực cùng lối văn hướng vào thế giới nội tâm thâm sâu, trầm lắng cũng góp phần
làm bút ký nặng chiều sâu tư tưởng,cảm xúc. Ngôn ngữ phong phú, giàu chất thơ, linh hoạt sử
dụng các biện pháp tu từ: so sánh ,nhân hóa ,ẩn dụ ,..cùng sự kết hợp hài hòa giữa trí tuệ và
cảm xúc khiến bút kí giàu sức biểu cảm, sông Hương trong lòng độc giả khắc cốt ghi tâm. Họa
bức tranh nàng Hương Giang kiều diễm, Hoàng Phủ Ngọc Tường khắc tạc áng văn bất hủ về
người con gái mang linh hồn xứ Huế. Bóng hình dịu dàng,đằm thắm, dáng hình bao năm tháng
vất vả, thăng trầm…. Phảng phất trong hơi thở mỗi trang văn là tình yêu xứ sở đậm đà,niềm tự
hào lớn lao về một miền đất mãi trong tim.

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ


Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng viết về Nguyễn Tuân: “Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì
đùa cợt bông phèng ,khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong
một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa”. Sông nước mây
trời Tây Bắc hùng vĩ, mĩ lệ đã được ông tái hiện chân thực qua những câu văn giàu hình ảnh,
ngôn từ sáng tạo “rất Nguyễn Tuân”. Sự hòa phối tài hoa giữa cái đẹp ngôn từ và ánh sáng
tuyệt mĩ của chiều sâu hình ảnh như dẫn đường độc giả đến với thiên nhiên Tây Bắc-“ thứ vàng
10 “đã qua thử lửa nơi tâm hồn con người. Với hình tượng ông lái đò,nhà văn đã vận dụng vốn
hiểu biết uyên bác của mình về những lĩnh vực :võ thuật ,quân sự ,binh pháp,điện ảnh….để
miêu tả một cách sống động, đồng thời sử dụng ngôn ngữ giàu chất tạo hình, đầy độc đáo. Ông
khẳng định chủ nghĩa anh hùng không chỉ có ở nơi chiến trường mưa bom bão đạn,máu chảy
đau thương mà hiển diện ngay trong cuộc sống của những người dân bình dị,đời thường đang
hàng ngày vật lộn với thiên nhiên dữ dội để sinh tồn. Dù viết trước hay sau cách mạng tháng
Tám thì các nhân vật chính trong tác phẩm của Nguyễn Tuân đều được xây dựng thành những
con người đặc biệt tài hoa nghệ sĩ. Trogn truyện “Chữ người tử tù” ,Huấn Cao hiện lên với khí
phách hiên ngang ,bất khuất ,”thiên lương” trong sáng. Hình tượng mang sức cảm hóa mãnh
liệt, chinh phục to lớn với những tấm lòng “biệt nhỡn liên tài “ . Ông lái đò trong “Người lái đò
sông Đà “cũng là tiêu biểu cho những con người tài hoa có thể tìm thấy ngay trong cuộc sống
chiến đấu,lao động hằng ngày của nhân dân. Nguyễn Tuân luôn uyên thâm , tâm huyết,yêu
thương và tự hào viết về đất nước mình,con người mình như thế…

You might also like