You are on page 1of 6

VẾ PHÂN HÓA NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Về giá trị nhân đạo/tư tưởng/tấm lòng của nhà văn


CÔNG THỨC 1:
Theo Từ điển văn học, “Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà
hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con con người”. Chính “hạt nhân căn bản” ấy đã thấu tiện vào trang
văn [TÊN TÁC GIẢ], làm nên những dòng khắc chạm trong [TÊN TÁC PHẨM] vương luyến lòng người.
CÔNG THỨC 2
Nổi tiếng với kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” như một lời thức tỉnh con người trước ranh giới của cái thiện
và cái ác, giúp mỗi người đọc biết yêu chuộng hòa bình và khiến cuộc đời này trở nên ý nghĩa, đáng quý hơn,
chính nhà văn vĩ đại Lev Tolstoy đã từng khẳng định: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình
yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn
sông và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng máu nóng của mình cho nhân loại”. Phải chăng,
“tình yêu con người” và ước mơ cháy bỏng về một xã hội công bằng và tốt đẹp đã trở thành kim chỉ nam định
hướng cho mỗi áng văn chân chính ra đời? Để rồi, giữa muôn vàn cung bậc ấy, người đọc càng thêm trân
trọng giá trị nhân văn, tấm lòng cao cả mà [TÊN TÁC GIẢ] đã gìn vào thiên truyện [TÊN TÁC PHẨM], vang
bóng đến hôm nay.
CÔNG THỨC 3
Đắm mình trong suốt những năm tháng lắng nghe, quan sát và thấu hiểu con người, nhà văn Lev Tolstoy từng
nhận định: “Muốn viết hay mọi tác phẩm, nó phải là bài ca cất lên từ tâm hồn của tác giả”. Bởi lẽ, chỉ khi
được chưng cất từ tận đáy rung động sâu trong tâm hồn, từ tình cảm và xót xa của người nghệ sĩ, tác phẩm ấy,
nhân vật ấy, câu chuyện ấy mới có thể vượt qua ngày tháng băng hoại mà lại với muôn đời. Dành gửi trọn tấm
lòng nhân đạo của mình vào trang văn [TÊN TÁC PHẨM], nhà văn [TÊN NHÀ VĂN] đã nói lên...

Về phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn:


CÔNG THỨC 4
“Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn
phải có một hình sắc riêng” (Hoài Thanh - Ngoại cảnh văn chương”). Chính “hình sắc riêng” trong góc nhìn,
lăng kính khám phá đời sống và con người đã tạo nên phong cách riêng định hình giọng điệu của người nghệ
sĩ trên trang viết. Và với [TÊN TÁC PHẨM], nhà văn [TÊN NHÀ VĂN] đã soi chiếu cuộc sống bằng thấu
kính của riêng mình, thể hiện vốn hiểu biết phong phú và tài năng độc đáo trong hành trình sáng tạo nghệ
thuật...
CÔNG THỨC 5
Hành trình sáng tạo nghệ thuật luôn đặt ra yêu cầu khắt khe về dấu ấn riêng, tính sáng tạo độc đáo trong
phong cách nghệ thuật của nhà văn. Người nghệ sĩ cần thể hiện được sắc màu riêng trong giọng điệu của
mình, bởi như nhà văn Nguyễn Khải từng nhận định: “Giọng kể chính là cái hôn” mà người nghệ sĩ “đã
nhập vào chữ nghĩa, nhịp điệu để được đi sóng đôi với bạn đọc cho đến trang cuối cùng của cuốn sách”. Đó
cũng chính là cách [TÊN TÁC GIA] đã khẳng định dấu ấn của riêng mình vào trang viết [TÊN TÁC
PHẨM]...

Về cách nhìn con người/quan niệm con người


Còn với giáo sư Huỳnh Như Phương: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và
chiều sâu triết lý của tác phẩm”. Trên hành trình sáng tác, một người nghệ sĩ khi khám phá và hiểu rõ quan
niệm nghệ thuật về con người của mình sẽ bắt đầu phân tích,
mổ xẻ và tái hiện con người với những vẻ đẹp độc đáo, ẩn tàng trở thành “chất vàng mười đã qua thử lửa” quý
giá trong trang văn của mình. Trong [TÊN TÁC PHẨM] của [TÊN TÁC GIẢ], con người được cảm nhận với
vẻ đẹp...
1. Nhận xét cách nhìn con người của nhà văn Nguyễn Tuân trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà.
- Con người lái đò được cảm nhận với vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ:
+ Sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống.
+ Tài trí con người, của sự am hiểu đến tường tận tính nết của sông Đà.
+ Sự tài hoa của một người nghệ sĩ vượt thác
- Nguyễn Tuân luôn nhìn nhận con người từ góc độ tài hoa, nghệ sĩ trở thành phong cách nghệ thuật của ông
(nếu như trước Cách mạng hình ảnh người nghệ sĩ mà ông hướng tới là những người có tài năng khí phách phi
thường, ông đi tìm vẻ đẹp con người ở một thời “vang bóng” thì sau Cách mạng hình tượng người nghệ sĩ có
thể tìm thấy ở ngay trong cuộc chiến đấu, lao động sản xuất hàng ngày)
Con người, bất kể địa vị hay nghề nghiệp gì, nếu hết lòng và thành thạo với công việc của mình thì bao giờ
cũng đáng trọng. Đồng thời qua cảnh tượng vượt thác của ông đò, Nguyễn Tuân muốn nói với chúng ta một
điều giản dị nhưng sâu sắc: Chủ nghĩa anh hùng đầu chỉ có ở nơi chiến trường mà có ngay trong cuộc sống
hàng ngày nơi mà chúng ta phải vật lộn với miếng cơm manh áo. Tài hoa đầu chỉ có ở lĩnh vực nghệ thuật mà
có ngay trong cuộc sống lao động đời thường.

2. Nhận xét phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà.
- Qua tùy bút thể hiện vốn tri thức uyên bác của Nguyễn Tuân phô diễn trên trang viết. Nhà văn đã vận dụng
kiến thức của nhiều lĩnh vực như: Điện ảnh, giao thông, thể thao, địa lí,...
- Nguyễn Tuân luôn quan sát, khám phá và diễn tả sự vật góc độ thẩm mĩ và được soi rọi dưới ánh sáng của
nghệ thuật; quan sát, khám phá con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Tô đậm cái phi thường gây cảm giác mãnh liệt dữ dội; tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc qua những
trang văn; vận dụng thể tùy bút linh hoạt, sáng tạo.
SÔNG ĐÀ TRỮ TÌNH:
- Phong cách nghệ thuật được thể hiện qua góc nhìn đa chiêu, tài hoa nghệ sĩ: Nguyễn Tuân đã dùng ngòi bút
trăm màu để miêu tả hàng loạt những hình ảnh khác nhau vừa có tính trí tuệ vừa có tính tạo hình vượt xa
những thủ pháp nhân hóa thông thường. Nếu như ở đoạn đầu Nguyễn Tuấn sử dụng góc nhìn của một nghệ sĩ
tài hoa diễn tả từng đoạn thác đá, từng cửa ải trận địa dữ dội của một sông Đà hung bạo thì tới đây dưới con
mắt khám phá sự vật ở phương diện mĩ thuật, Nguyễn Tuân nhìn dòng sông và như một công trình nghệ thuật
thiên tạo tuyệt vời. Sông Đà như một “áng tóc trữ tình tuôn dài mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời
Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo”. Nguyễn Tuân nhìn dòng sông Đà và truyện cho độc giả nhìn nó qua làn
mây mùa xuân, ánh nắng mùa thu, chăm chú theo dõi những biến đổi sắc màu của nó khi thì “xanh màu ngọc
bích”, khi thì “lừ lừ chín đỏ”. Không chỉ vậy, cách Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà còn vô cùng phong phú khi
ông cảm nhận sông Đà không chỉ dưới góc độ không gian mà còn cảm nhận dòng sông dưới góc độ của thời
gian.
- Phong cách nghệ thuật được thể hiện qua vốn hiểu biết uyên bác của nhà văn: Hình ảnh lãng mạn, trữ tình
của con sông Đà được Nguyễn Tuấn tái hiện bằng cách kết hợp kiến thức hội hoạ và thơ ca.
- Phong cách nghệ thuật được thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ độc đáo của tác giả: Nhà văn đã thể hiện tài
năng điêu luyện của một người nghệ sĩ ngôn từ. Tác giả giống như một vị tướng tài ba chỉ huy đội quân Việt
ngữ rất đông đảo. Ông đã xếp đặt đội quân Việt ngữ vào những vị trí phù hợp để chúng có thể phát huy tối đa
khả năng của mình. Đoạn văn sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa miêu tả, liên tưởng bất ngờ thú vị. Từ
ngữ chọn lọc, độc đáo.
4. Nhận xét về cảm hứng nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua dòng sông Tây Bắc:
- Trong cái nhìn Nguyễn Tuân, Sông Đà hiện lên với những tính cách đối lập: vừa dữ dội vừa duyên dáng,
như công trình nghệ thuật tuyệt mĩ giữa thiên nhiên. Nhà văn ca ngợi núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ
mộng.

- Vẻ đẹp đầy cá tính của dòng sông chính là “chất vàng mười” của thiên nhiên Tây Bắc tác giả muốn khám
phá, kiếm tìm.

- Tình yêu tha thiết, say mê với thiên nhiên, đất nước; sự tài hoa, uyên bác của tác giả thể hiện qua cái nhìn
tinh tế và sự cảm nhận độc đáo.

5. Nhận xét về cái Tôi độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.

- Cái Tôi của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện qua đoạn trích:

+ Thích tô đậm cái phi thường, cái dữ dội để gây cảm giác mãnh liệt.

+ Uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để khai thác vẻ đẹp của Đà giang, của quê hương đất nước.

6. Bình luận về suy nghĩ, tình cảm của nhà văn Nguyễn Tuấn đối với người lao động Việt Nam.

+ Qua hình tượng ông đò, Nguyễn Tuấn ngợi ca và khẳng định sức mạnh, sự vĩ đại của con người đồng thời
ông cũng đưa ra triết lý sống: giữa cái thế giới độc dữ và nham hiểm, cái thế giới đầy sức mạnh man dại và
lập lờ cạm bẫy, con người ta vẫn đủ trí tuệ để vươn lên tìm thấy sự sống. Cũng qua cảnh tượng vượt thác của
ông đò, Nguyễn Tuấn muốn nói với chúng ta 1 điều giản dị nhưng sâu sắc: Chủ nghĩa anh hùng đầu chỉ có ở
nơi chiến trường mà có ngay trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta phải vật lộn với miếng cơm manh áo.
Tài hoa đầu chỉ có ở lĩnh vực nghệ thuật mà có ngay trong cuộc sống lao động đời thường. Phẩm chất anh
hùng, và chất nghệ sĩ thể hiện trong việc họ phải đương đầu với thử thách.

+ Nhà văn thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào, ngợi ca sự vĩ đại của người lao động Tây Bắc và
người lao động Việt nam nói chung. Ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi trước sức
mạnh hoang dại của thiên nhiê
Thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà” là khúc hùng ca ca ngợi ý chí của con người. Sức mạnh ý chí và tài hoa
chính là những yếu tố làm nên chất vàng mười của người dân Tây Bắc và cũng là của người lao động nói
chung. Qua hình tượng người lái đò sông Đà và qua thiên tùy bút này ta thấy được những nét độc đáo trong
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

7. Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.

- Biểu hiện: Nhà văn nhìn Sông Đà không còn là con sông vô tri vô giác mà là con sông có linh hồn, có cá
tính như con người: hung bạo, dữ dằn, hùng vĩ, khám phá vẻ đẹp của dòng sông ở góc độ địa lí nhưng đậm
chất văn chương, kết hợp với nhiều ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, đầy ấn tượng.

- Ý nghĩa: Qua hình tượng Sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất
nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả Sông
Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng Sông Đà là phông nền cho sự xuất
hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.

8. Nhận xét phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

- Biểu hiện phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân: Ông không chấp nhận sự sáo mòn. Ông
luôn tìm kiếm những cách thức thể hiện, những đối tượng mới mẻ. Nhà văn luôn tiếp cận sự vật ở phương
diện văn hóa thẩm mĩ, có ấn tượng với những sự vật gây cảm giác mạnh (Sông Đà là một sinh thể như vậy).
Tác giả bộc lộ sự tinh vi trong mỹ cảm với trường liên tưởng phong phú, ngôn ngữ vừa phong phú vừa tinh tế.
Một cái tôi uyên bác khi huy động mọi kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để khắc họa hình tượng sông
Đà.

- Ý nghĩa: Qua phong cách tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân là là nhà văn có ý thức tự khẳng định cá tính độc
đáo của mình. Chứng tỏ ông là người có một lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, một cuộc đời lao động
nghệ thuật khổ hạnh, một trí thức tâm huyết với nghề. Người đọc yêu hơn, trân trọng hơn phẩm chất, cốt cách
của con người đáng quý này.

9. Nhận xét chất thơ thể hiện trong đoạn trích Sông Đà:

- Biểu hiện: chất thơ trong đoạn trích thể hiện:


+ Cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông: Sông Đà như một người gái đẹp của núi rừng Tây
Bắc với mái tóc dài, thật dài, mượt mà, tha thướt, gài buông lơi những bông hoa ban trắng ngần hay những
bông gạo đỏ lực, thấp thoáng ẩn hiện giữa núi rừng mùa xuân mù sương khói.

+ Vẻ tinh khôi, non tơ của nương ngộ nhú lá non đầu mùa, của những vạt đồi cỏ gianh đang ra nõn búp; vẻ
lặng tờ, tinh không một bóng người, hoang dại, hồn nhiên của đôi bờ biền bãi.

+ Ở xúc cảm tinh tế của tác giả trước dòng sông thơ mộng, trữ tình cảm giác đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố
nhân sau chuỗi ngày chia biệt; cảm giác thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe
lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu...

+ Ở những so sánh, liên tưởng thú vị độc đáo của Nguyễn Tuân: Sông Đà như một người con gái đẹp, như
một cố nhân, nước Sông Đà đổi màu liên tục qua mỗi mùa trong năm.

- Ý nghĩa: Chất thơ trong tùy bút của Nguyễn Tuân là một phần trong nội dung phong cách tài hoa, uyên bác
của ông. Ông để lại ấn tượng đặc biệt về một con sông đầy cá tính, mang tính cách của con người với hai nét
độc đáo, đối lập mà thống nhất: hung bạo và trữ tình.Qua đó, ta thấy nhà văn có công đi tìm cái đẹp- chất
vàng thiên nhiên Tây Bắc để ca ngợi. Thiên nhiên là sản phẩm nghệ thuật vô giá, là công trình mĩ thuật của
tạo hoá đã ban tặng cho con người. Đó cũng chính là tình yêu Tổ quốc mà nhà văn cách mạng Nguyễn Tuân
đã gửi gắm qua trang tuỳ bút của mình.

10. Nhận xét cái tôi trữ tình thể hiện trong đoạn trích.
- Đam mê cái đẹp thiên nhiên; ngợi ca, tự hào trước vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của Tây Bắc; cái tôi yêu nước,
hòa nhập với cuộc sống mới, con người mới.

- Cái tôi uyên bác, tài hoa với thể tùy bút phóng túng. Từ đó làm nổi bật nét độc đáo trong phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Tuân. Qua việc ngợi ca vẻ đẹp độc đáo của dòng Sông Đà, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên
nhiên, yêu đất nước, thiết tha của mình. Qua đó làm nổi bật lên phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn
Tuân: sự độc đáo, tài hoa,uyên bác của một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Nguyễn Tuân luôn nhìn nhận mọi
sự vật, sự việc dưới phương diện thẩm mỹ, luôn đi tìm cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật, tô đậm những cái
phi thường để tạo cảm giác mãnh liệt gây ấn tượng.

11. Nhận xét cái tôi của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện qua đoạn trích:

- Giải thích khái niệm “cái tôi”:

+ “Cái tôi” ở đây chính là phong cách nghệ thuật.

+ Chỉ những nhà văn tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện ở
các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau
giữa nhà văn này với nhà văn khác. Trong các sáng tác của một nhà văn, cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp
lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với
cách cảm nhận ấy. Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và của thời đại.

- “Cái tôi” tài hoa thể hiện ở những rung động, say mê của nhà văn trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất
nước; Tất cả đã cho ta thấy ở Nguyễn Tuân một “cái tôi” tài hoa, tinh tế.

- “Cái tôi” uyên bác thể hiện ở cách nhìn và sự khám phá hiện thực có chiều sâu; ở sự vận dụng kiến thức sách
vở và các tri thức của đời sống một cách đa dạng, phong phú; sự giàu có về chữ nghĩa. Các thuật ngữ chuyên
môn của các ngành quân sự, điện ảnh, thể thao,... được huy động một cách hết sức linh hoạt nhằm diễn tả một
cách chính xác và ấn tượng những cảm giác về đối tượng.

- “Cái tôi” tài hoa và uyên bác chính là một cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cái đẹp của
người nghệ sĩ chân chính.

PCNT:

- Cái tôi tài hoa và uyên bác

- Vốn tri thức phong phúc và độc đáo của nhà văn

- Quan sát sự vật, con người ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, tài hoa nghệ sĩ

- Ngôn ngữ tinh tế và sâu sắc

You might also like