You are on page 1of 5

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

“ Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc


Khi lòng ta đã hóa những con tàu”

Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 1958-1960
khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến với nơi
đây để tìm cho mình nguồn cảm hứng mới. Ta từng biết đến Tô Hoài với tập
“truyện Tây Bắc” hay Nguyễn Khải cũng đã từng xôn xao lòng mình với “Mùa
Lạc” thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập tùy bút “ Sông
Đà” với linh hồn bài kí “Người lái đò Sông Đà”. Tác phẩm là những trang văn
khắc họa hình ảnh con người đang gắn bó với công cuộc xây dựng quê hương,
đất nước đặc biệt là người lái đò Sông Đà với bao phẩm chất tốt đẹp. Dưới ngòi
bút điêu luyện của Nguyễn Tuân, người lái đò vừa là người anh hùng trí dũng,
vừa là nghệ sĩ tài hoa trên chính nghề nghiệp của mình.

Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” được rút trong tập Tùy bút “Sông Đà” của
Nguyễn Tuân năm 1960. Đây là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân sau Cách
mạng thể hiện phong cách uyên bác, độc đáo, tài hoa của người nghệ sĩ. Tác
phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân năm 1958. Tùy
bút cho người đọc thấy được sự hùng vĩ của thiên nhiên, khung cảnh tuyệt vời
của tổ quốc vùng Tây Bắc, và hơn cả là hình tượng con người chế ngự thiên
nhiên qua hình ảnh người lái đò Sông Đà, một chiến binh trí dũng trên sóng nước
Sông Đà và người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác.

LĐ1: Miêu tả hình ảnh người anh hùng trên sóng nước, tác giả tập trung vào con
người đấu tranh với thạch trận Sông Đà để làm nổi bật rõ những phẩm chất tốt
đẹp, trong đó phẩm chất trí dũng, anh hùng của người lái đò càng được tỏa sáng
hơn bao giờ hết. Thạch trận trên Sông Đà được bố trí thành ba trùng vi: trùng vi
thạch trận vòng 1, vòng 2, vòng 3. Con thuyền trượt trên thạch trận Sông Đà nếu
đi vào các cửa tử thì chỉ có thể bỏ mạng trở lại. Những đá hòn đá tảng được hình
dung như những tên giặc dữ tợn lúc nào cũng sẵn sàng khiêu chiến đòi ăn chết
cái thuyền. Nếu coi thiên nhiên Sông Đà như một kẻ thù số một thì thạch trận
chính là hình ảnh minh chứng đầy đủ nhất cho chân dung của kẻ thù. Trận chiến
đấu của người lái đò trên thạch trận Sông Đà thật sự là một trận chiến sinh tử,
cam go, ác liệt. Trên không gian ấy thì phẩm chất trí dũng của người lái đò được
tỏa sáng. Người lái đò hiện ra như một vị chỉ huy tài tình điều binh khiển tướng
xuất chúng. Thạch trận Sông Đà thực sự là một trận chiến mà những luồng nước
con sóng là kẻ thù số một, là tướng dữ quân tợn mà người lái đò phải đối mặt. Để
chiến thắng thạch trận Sông Đà, người lái đò phải nắm chắc được binh pháp của
thần sông, thần đá, thuộc lòng quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở
này. Để rồi người lái đò ấy có thể điểm mặt chỉ tên từng đá hòn đá tảng, rồi khi
tiến khi lùi, lúc sang trái sang phải để phá vỡ những “trùng vi thạch trận được
mai phục sẵn dưới lòng sông”. Nếu không có sự am hiểu sâu sắc từng đường
nước con sóng, nếu không có sự thông thạo về chiến lược, sách lược thì làm sao
ông lái đò có thể chiến thắng được tướng dữ quân tợn trên thạch trận Sông Đà.

Phẩm chất trí dũng của người lái đò còn được tỏa sáng bằng sự dũng cảm. Ông
lái đò luôn ý thức được rằng “cưỡi lên thác Sông Đà phải cưỡi đến cùng như là
cưỡi hổ”. Hơn ai hết ông lái đò hiểu được sự hiểm nguy của việc vượt thác Sông
Đà. Nếu không có sự dũng cảm, ý chí phi thường mãnh liệt thì sao người lái đò
có thể chiến thắng được thạch trận. Sự dũng cảm thể hiện ở bản lĩnh, khí phách
hiên ngang của người lái đò. Mặc dù sóng thác hò la vang dậy quanh mình, ùa
vào mà bẻ gãy vũ khí trên tay mình nhưng ông vẫn giữ chặt tay lái rồi chủ động
phóng thẳng lái miết. Có khi ông lại đè sấn con sóng rồi chặt đô ra để mở đường
tiến. Có những lúc người đọc tưởng như người lái đò bị sóng thác nuốt chửng
“lật ngửa bụng thuyền ra”. Nhưng rồi ông lái đò vẫn kiên định, vẫn vững chắc
tay lái, vẫn vượt sóng vượt thác. Bao nhiêu trùng vi thạch trận là bấy nhiêu hiểm
nguy được sắp đặt sẵn. Mỗi lần chiến thắng một trùng vi là một lần tài nghệ
người lái đò lại được khẳng định. Giữa sóng nước Sông Đà bao la, ông lái đò
xuất hiện là người làm chủ thiên nhiên trí dũng, oai hùng ngạo nghễ chế ngự
những con sóng lớn.

Trong tác phẩm, nhà văn có lời ca ngợi: “Trên thác hiên ngang một người lái đò
Sông Đà có tự do vì người lái đò ấy đã nắm được quy luật tất yếu của dòng nước
Sông Đà”. Phải chăng hình ảnh “người lái đò có tự do” chính là hình ảnh một
con người trí dũng, oai hùng làm chủ trên sóng nước dữ dội. Tự do trong tư thế
hiên ngang ngạo nghễ, tự do trong khí phách anh hùng bất khuất của người lao
động. Từ trong khốc liệt, dữ dội, phẩm chất trí dũng, anh hùng của con người
càng được tỏa sáng.

LĐ2: Một đặc điểm của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là "thiên nhiên hay
con người đều được chú ý khám phá ở phương diện văn hóa, mĩ thuật của nó". Vì
thế, ta còn bắt gặp ở đây hình ảnh một ông lái đò rất mực tài hoa, nghệ sĩ bên
cạnh vẻ đẹp của lòng dũng cảm và bản lĩnh cao cường trước thử thách của thiên
nhiên. Với Nguyễn Tuân, mỗi trang đời là một trang nghệ thuật. Mọi công việc,
nghề nghiệp ấy đều được nhà văn miêu tả như một nghệ thuật và người thực hiện
công việc nghề nghiệp ấy đều là những nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo
ghềnh. Khẳng định vẻ đẹp nghệ sĩ của người lái đò, tác giả đã nhấn mạnh tài
nghệ điêu luyện, thuần thục, khéo léo, tài hoa của nhân vật. Nếu ví Sông Đà là
một trường thiên anh hùng ca thì người lái đò chính là nghệ sĩ của bản hùng ca
ấy. Nếu người lái đò thuộc lòng từng quy luật phục kích của đá nước trên Sông
Đà thì người nghệ sĩ ấy cũng thuộc lòng từng dấu chấm than, chấm câu và những
đoạn xuống dòng của bản anh hùng ca. Trên thác Sông Đà sự dũng cảm dường
như vẫn là chưa đủ, đòi hỏi người lái đò phải có sự khéo léo tinh tế, khi sang trái
khi sang phải, lúc tiến lúc lùi một cách thuần thục, điệu nghệ, tinh xảo. Lúc này,
lái đò không chỉ là một nghề, một công việc mà thực sự trở thành một nghệ thuật
để người lái đò phô diễn tài năng sáng tạo của mình. Để khẳng định vẻ đẹp nghệ
sĩ của người lái đò, nhà văn đã khéo léo lựa chọn những chi tiết nghệ thuật:
“Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, củaPhải có một tay lái
điêu luyện, một kỹ năng thuần thục thì người lái đò mới có thể vượt sóng vượt
thác tài tình đến thế. Người ta càng trân trọng tài nghệ lái đò hơn bởi đó là sóng
thác dữ dội, cuồng nộ của Sông Đà. Chỉ khi chiến thắng sóng dữ thác hiểm thì vẻ
đẹp của người nghệ sĩ tài hoa càng được tô đậm

Tác phẩm một lần nữa khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân trong việc
sử dụng ngôn từ vừa giúp người đọc thấy được tình yêu quê hương, đất nước mà
ông gửi gắm trong các tác phẩm của mình .Nhà văn chú ý tạo tình huống thử
thách để nhân vật bộc lộ bản chất của mình. Nhà văn am hiểu nhiều ngành nghệ
thuật quân sự, thể thao kết hợp với nghệ thuật miêu tả so sánh liên tưởng độc đáo
qua ngôn ngữ phong phú để làm nổi bật sông Đà và người lái đò Sông Đà. Hơn
thế, tác phẩm thể hiện được một số đặc trưng cơ bản của phong cách Nguyễn
Tuân: có cảm hứng đặc biệt với những hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ
sĩ, tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, sử dụng tùy bút pha bút ký
rất phóng túng

Với Nguyễn Tuân, sông Đà mang một vẻ đẹp vừa hùng vĩ dữ dội, vừa thơ mộng
trữ tình. Phải là một con người yêu mến tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất
nước, nhà văn mới có thể miêu tả được Sông Đà như thế. Có thể nói, qua lời văn
ca ngợi sông nước Đà giang, ta thấy được sự gắn bó của Nguyễn Tuân đối với
quê hương đất nước. Tác giả quan niệm cái đẹp phải là cái gây cảm giác mạnh,
đập mạnh vào cảm giác người đọc. Cho nên đẹp thì phải đến mức tuyệt mỹ, dữ
dội phải đến mức khủng khiếp. Sông Đà đúng là thứ Vàng mười của thiên nhiên
Tây Bắc mà nhà văn luôn khao khát kiếm tìm và thể hiện trong các sáng tác của
mình

Đã từ lâu, sông Hương và xứ Huế mộng mơ đã đi vào những áng văn thơ đầy ngọt ngào, giàu hình ảnh bởi vẻ đẹp
nhẹ nhàng, thanh thoát của nó. Có lẽ HPNT cũng vậy, ông đã “phải lòng” sông Hương – xứ Huế như một lần gặp
gỡ định mệnh để rồi gắn bó với mảnh đất này hơn 40 năm. Trước những rung động, say đắm của mình, nhà văn
đã dành cho SH một bài kí trang trọng. Cả bài kí dường như là cuộc hành trình dài tìm kiếm cho câu hỏi đầy khắc
khoải: “Ai…..?”. Đó là một cuộc tìm kiếm đầy hào hứng và say mê không chỉ về vẻ đẹp diện mạo hình hài mà còn là
độ lắng sâu của những xao động mạnh mẽ của con tim. Con sông xứ Huế hiện lên trên ngòi bút của HPNT k chỉ là
con sông địa lí mà là một sinh thể vừa thơ mộng vừa có chiều sâu tâm hồn, đặc biệt trong đoạn trích sau khi dòng
chảy ấy về đến kinh thành huế :

“ Từ đây như đã tìm đúng đường về……… nỗi lòng”

Ra đời tại Huế năm 1981 và in trong tập sách cùng tên, bài bút kí nói chung, đoạn trích nói riêng là lời ngợi ca sông
Hương, rộng hơn là lời ngợi ca vùng đất cố đô Huế đẹp đẽ, lung linh, thơ mộng. Đoạn trích trên miêu tả vẻ đẹp
của sông Hương ở trong lòng thành phố Huế. Qua đó, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình,
giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều của tác giả đã thể hiện 1 tình yêu quê hương đất nước, 1 tinh thần dân
tộc vô cùng kiêu hãnh và tự hào
Vang lên từ nhan đề, câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” có dáng dấp của một thoáng ngẩn ngơ rất thi sĩ. Từ
đó mà biết bao ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp của sông Hương đã ùa về trong tâm khảm, khơi lên mạch viết dạt
dào cảm xúc về “nhan sắc” thiên phú của dòng nước êm đềm chảy qua cố đô Huế. Xuất hiện nhiều lần trong tác
phẩm, câu hỏi như biến thành một nỗi suy tư, trăn trở của người viết.

Trước khi về đến thành phố Huế, sông Hương vừa chủ động táo bạo, vừa tràn đầy cảm xúc. Kinh thành Huế chính
là ng tình trông đôi của con sông hương. Đó là nơi mà cô gái digan mong muốn tìm đến một cách nhanh nhất.
Như đã tìm đúng đường về, nàng vui tươi hẳn lên, nàng kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng TN-ĐB. Giáp
mặt thành phố ở Cồn gia viễn, nàng uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến – như một tiếng vâng không
nói ra của tinh yêu. Cách so sánh này của tác giả thật nhẹ nhàng, lãng mạn và tình tứ. Mặc dù ví với những thứ
khá mơ hồ nhưng lại gợi được liên tưởng vô cùng độc đáo: cô gái ấy thuận tình nhưng lại k nói ra vì e lệ. Phải
chăng tình yêu luôn có ngôn ngữ của rieeng nó, chẳng cần một tiếng vâng, tiếng dạ trực tiếp mà có khi chỉ cần cái
chớp mắt, cái gật đầu hay một cử chỉ thương mến nào đó khiến cho người ta hiểu lòng nhau. Cái kín đáo, e lệ ấy
là vẻ đẹp rất Huế- vẻ đẹp toát ra từ tâm hồn của những con người tình tứ mà sâu sắc, tinh tế, không kém phần
gợi cảm. Hành trình của sông Hương về với Huế, về với mảnh đất cố đô cũng chính là hành trình đi tìm lẽ sống và
ý nghĩa cho sự tồn tại của mình. Ở nơi đây, SH vẫn mang trong mình một nét đầy phóng khoáng, mạnh mẽ nhưng
cũng đầy tự tin, kiêu hãnh khi về đến điểm hẹn của tình yêu.

Khi chảy trong lòng thành phố, SH mang một nét vừa cổ kính, vừa hiện đại. SH giữa lòng kinh thành Huế có j đó
gợi nhắc đến sông Xen của pari, sông Đa nuyp của Bu đa pet… nhưng dòng Hương Giang lại đặc biệt hơn cả. Nó
vừa mang nét tráng lệ, hiện đại, đặc trưng cho nghệ thuật kiến trúc đô thị của châu Âu, vừa giữ được nét cổ kính
của mình một cách nguyên vẹn. “Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên…bờ sông”. Câu văn ấy chứa đựng những suy
tư, chiêm nghiệm sâu sắc của HPNT về vẻ đẹp hữu tình hữu ý của sông Hương. Nằm trọn trong vùng lõi của
những di sản văn hóa huế, SH đã khiến cho cảnh quan ở thành phố này vừa thơ mộng, vừa lãng mạn, vừa lưu giữ
những trầm tích văn hóa, lịch sử thiêng liêng, vô giá. K gian của những lăng tẩm, đền đài sừng sững, uy nghiêm
càng trở nên trầm mặc, u tịch, linh thiêng với dòng chảy êm đềm, phẳng lặng của dòng sông.Gương mặt kinh
thành ấy tạo cho sông Hương vẻ đẹp đầy kiêu hãnh, u trầm mà không nơi nào có được.

Dòng sông trong lòng thành phố mang nét đẹp dân dã, thân thuộc mà huyền ảo, quyến rũ vô cùng. Qua cách miêu
tả của nhà văn, nó mang vẻ đẹp bình dị với những xóm thuyền chài xúm xít, ẩn hiện dướ bóng của những cây đa,
cây cừa cổ thụ. Đó là vẻ đẹp cổ kính ngàn năm văn hiến của SH, lưu giữ bóng hình xứ huế qua những thăng trầm
của thời gian. Đặc biệt, nếu giữa lòng Trường Sơn, SH cuộn xoáy rầm rộ, ở ngoại vi thành phố, sông Hương liên
tục đổi dòng thì khi chảy giữa chốn đô thị phồn hoa, dòng chay của Hương Giang bỗng chốc lại chậm rãi đến bất
ngờ. Đấy là điệu chảy lặng tờ, êm ả, hiền hòa mà bình yên lạ kì. Dường như để đến với Huế, SH phải trải qua một
hành trình rất đỗi gian truân, bởi thế mà hình như nó muốn ngắm nhìn nhiều hơn cho thỏa thích, muốn lưu giữ
lâu hơn trong trái tim mình vẻ đẹp nên thơ của thành phố thân thương. Theo cảm nhận của HPNT điệu chảy của
dòng sông giống như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế. Điệu slow là điệu nhảy của tình yêu, đấy là điệu
nhảy dìu dặt, chậm rãi mà không kém phần tình tứ, quyến luyến thiết tha. Điệu chảy lặng lẽ của SH từ lâu đã trở
thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều văn thi sĩ. Như nhà thơ Thu Bồn viết:

“Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên huế rất sâu”

(Tạm biệt Huế)

Hay như Nguyễn Trọng Tạo viết:

“Con sông nửa thực nửa mơ

Nửa mong Lý Bạch nửa chờ Khuất Nguyên”


(Con sông huyền thoại)

Nhà văn đã so sánh tương phản giữa dòng chảy vô cùng nhanh của sông Neeva và SH để nhấn mạnh dòng chảy
chậm của Hương Giang. Như vậy từ một dòng sông hoang dại, mãnh liệt nơi thượng nguồn, khi chảy giữa nhịp
sống trầm tư, lặng lẽ của xứ huế, SH đã trở thành một con sông trữ tình với vẻ đẹp thơ mộng, hiền hòa, duyên
dáng như một cô gái Huế. HPNT đã phô diễn hết cái lịch lãm tài hoa, sáng tạo của mình trong từng câu chữ để góp
phần làm nên một lỗi độc tấu vô cùng quyến rũ. Ông đã cẩn trọng và kì công đúc kết tinh tế và ngập tràn ưu ái,
dường như đã thông thạo từng bước đi ngã rẽ, dòng chảy của HG, phát hiện ra những vẻ đẹp rất riêng, phong
phú của dòng sông. Chính những tình cảm thiết tha chân thành ấy đã hóa thành những dòng chảy mãnh liệt trong
tâm hồn để rồi tạo nên cái tôi mê đắm, tài hoa và uyên bác. Tình cảm ấy cũng chính là tình yêu quê hương đất
nước thiết tha, say đắm.

Với ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm chất thơ kết hợp cùng cách sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật
nhân hóa, so sánh liên tưởng; đoạn trích đã khắc họa hết được vẻ đẹp thi vị, độc đáo của SH khi về đến thành phố
Huế. Qua đó cunxgb thể hiện được vốn kiến thức sâu rộng, uyên thâm và tình yêu mê đắm, niềm tự hào kiêu
hãnh của tác giả dành cho SH-xứ Huế.

“Ai…” của HPNT là bài văn xuôi đặc sắc đậm chất thơ về dòng HG. Hòa quyện trong tình yêu nồng nàn, da diết
cùng với tầm hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí; nhà văn đã cống hiến cho người đọc một ấn tượng
sâu đậm về vẻ đẹp của dòng chảy xứ huế mộng mơ. Quả không sai khi tô hoài đã nói “HPNT đã trầm cả tâm hồn
trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước của huế”

You might also like