You are on page 1of 10

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

1. Dạng 1 : Cảm nhận về hình tượng Sông Đà, hình tượng ông lái đò.
Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Đà trong đoạn trích . Từ
đó, anh (chị) hãy đánh giá sự độc đáo trong quan niệm về cái đẹp của Nguyễn
Tuân được thể hiện qua hình tượng trên.
Gợi ý
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hình tượng con sông Đà.
*Triển khai vấn đề:
a. Sông Đà hung bạo
– Hình tượng sông Đà hung bạo: được khám phá chủ yếu ở khúc thượng nguồn
nhiều ghềnh lắm thác- Sông Đà dữ dội trước hết ở những vách đá dựng thẳng đứng

– Sông Đà dữ dội còn bởi cảnh ghềnh đá dài hàng cây số nước xô đá, đá xô
sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm..

– Sông Đà hung bạo bởi những hút nước giống như những cái giếng bê tông…
Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc…

– Sự dữ dội của sông Đà còn được biểu hiện qua tiếng thác nước réo gần mãi lại,
réo to mãi lên…

– Sông Đà chỉ thực sự bộc lộ đầy đủ tính cách hung bạo trong cuộc giao chiến
với con người tại thạch trận

+ Sông Đà bày thạch trận hiểm ác mai phục sẵn để quyết tiêu diệt bất cứ người
lái đò nào đi qua. Đội quân thạch trận hùng hậu từ đá tướng đến đá tiền vệ, hậu vệ
với những boongke chìm, pháo đài đá nổi

+ Chúng trổ đủ mưu ma chước quỷ để lừa người lái đò vào tập đoàn cửa tử với
ba trùng vi đã bày sẵn

+ Khi dụ được thuyền tiến sâu vào thế trận, sông Đà giở đủ các chiến thuật:
đánh khuýp quật vu hồi, đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đòn âm vào chỗ hiểm; sóng
nước hò la vang dậy để uy hiếp tinh thần đối phương…
Sông Đà được miêu tả với diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một của con
người

b. Sông Đà trữ tình:


– Vẻ đẹp này của sông Đà được tập trung miêu tả ở khúc hạ lưu, dòng sông chảy
êm ả nơi thoáng rộng, bằng phẳng

– Nguyễn Tuân quan sát sông Đà từ điểm nhìn rất động để giúp người đọc nhận
ra vẻ đẹp trữ tình của con sông:

+ Từ xa, trên cao, sông Đà như một giai nhân tuyệt sắc, duyên dáng, yêu kiều
với dòng chảy tuôn dài, tuôn dài như một mái tóc trữ tình…

+ Theo dòng chảy của mùa, tác giả phát hiện màu nước sông Đà thay đổi theo
mùa: mùa xuân dòng xanh ngọc bích… mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như
da một người bầm đi vì rượu bữa

+ Ngắm con sông bằng cảm giác của một người đi rừng lâu ngày mong tìm chỗ
thoáng, nhà văn phát hiện ra sông Đà như một cố nhân xa lâu thì nhớ, gặp lại thấy
đằm đằm ấm ấm, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm…

+ Ngồi thuyền đi trên mặt sông, tác giả lại đem đến cho người đọc cảm nhận
sống Đà giống như một người tình nhân chưa quen biết. Sông Đà thật quyến rũ nên
thơ, gợi cảm với cảnh bờ bãi lặng lẽ… hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên
như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa, nương ngô đang nhú mấy lá ngô non, cỏ gianh
đồi núi đang ra những nón búp, con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ
dương, cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sống… Một bức tranh sông nước cổ kính,
hoang sơ, huyền ảo, bình yên, trù phú

c. Đánh giá ý nghĩa, vai trò của hình tượng


– Hình tượng sông Đà biểu trưng cho chất vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc –
1 hiện diện của cái Đẹp mà nhà văn khao khát kiếm tìm và thể hiện trong các sáng
tác sau cách mạng

– Hình tượng sông Đà là phông nền để nhà văn khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp trí dũng
tuyệt vời, chất tài hoa nghệ sĩ của hình tượng ông lái đò
– Từ hình tượng sông Đà, người đọc cảm nhận được lòng yêu nước, tinh thần
dân tộc mang sắc thái riêng của Nguyễn Tuân

– Hình tượng sông Đà thể hiện sự độc đáo trong quan niệm về cái đẹp của
Nguyễn Tuân sau cách mạng:
+ Sau cách mạng, Nguyễn Tuân vẫn là người say mê khao khát cái Đẹp, nhưng
Nguyễn Tuân đã biết tìm kiếm và khai thác Cái Đẹp trong lòng cuộc sống của cả
dân tộc

+ Nguyễn Tuân vẫn luôn đi tìm vẻ đẹp độc đáo của cuộc sống, vì vậy ông đã bị
sông Đà cuốn hút bởi sự khác thường:

“Chúng thuỷ giai Đông tẩu / Đà giang độc Bắc lưu”


+ Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hoá,
mĩ thuật. Với cách nhìn này, sông Đà trong mắt ông hiện lên như một kì quan của
tạo hoá

+ Nguyễn Tuân còn quan niệm cái đẹp phải gây ấn tượng mạnh. Vì vậy, ông
thường miêu tả những cảnh đẹp tuyệt đích: hoặc phải thơ mộng, trữ tình đến mức
tuyệt mĩ, hoặc hoành tráng đến dữ dội, dữ dằn. Sông Đà hội tụ được cả hai vẻ đẹp
ấy.
d. Nghệ thuật xây dựng hình tượng
Hình tượng sông Đà được xây dựng dựa trên:

– Các thủ pháp đối lập, nhân hoá, so sánh

– Những liên tưởng, tưởng tượng táo bạo, bất ngờ- Hệ thống ngôn từ giàu có,
phong phú, thể hiện vốn sống, vốn kiến thức uyên bác của tác giả thuộc nhiều
ngành: lịch sử, thơ ca, hội hoạ, quân sự, thể thao

Kết thúc vấn đề:


– Đánh giá khái quát vấn đề

– Có thể nêu suy nghĩ riêng của bản thân


2. Dạng 2: Nghị luận về ý kiến bàn về tác phẩm
Đề bài: Về nhân vật ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của
Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến
khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”.
Từ cảm nhận về nhân vật ông lái đò, anh/chị hãy bình luận những ý kiến
trên ?
Gợi ý
1, Mở bài:
*Vài nét về tác giả, tác phẩm:
“Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa” (Nguyễn Minh
Châu). Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một
“huyền sử” – huyền sử của một người ưu lối chơi “độc tấu”.
+ “Người lái đò sông Đà” được coi là một trong những tác phẩm thành công
xuất sắc nhất trong “Tùy bút Sông Đà”. Với khao khát truy tìm “chất vàng mười
của tâm hồn vùng Tây Bắc” – “thứ vàng mười đã được thử lửa” (Đi mở đường),
Nguyễn Tuân đã viết lên bài ca cuộc sống của con người và thiên nhiên Tây Bắc
với nhiều nét độc sáng mới lạ.
+ Nhận xét về người lái đò sông Đà có hai ý kến như sau : ( trích dẫn hai ý
kiến)

2, Giảithích ý kiến:
Ý kiến “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa” và “Ông lái đò là một người lao
động bình thường”.
+ Người nghệ sĩ tài hoa là những người có rung động tâm hồn mãnh liệt trước
mọi vui buồn của đời sống và có khả năng thể hiện những rung động ấy bằng
những phương tiện nghệ thuật đặc thù. Ở ý kiến trên, người nghệ sĩ tài hoa được
hiểu là người đạt tới trình độ điêu luyện trong nghề nghiệp và có đời sống tâm hồn
đậm chất nghệ sĩ.
+ Người lao động bình thường là người lao động thầm lặng, vô danh, không tên
tuổi giống như bao người lao động khác trong công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước. Khẳng định 2 ý kiến trên bổ sung cho nhau, làm hoàn thiện chân dung,
tính cách người lái đò sông Đà.
3, Chứng minh – bình luận ý kiến:
*Ông lái đò – một nghệ sĩ tài hoa:
– Ông lái đò có tính cách phóng khoáng, thích đối mặt với thử thách, mạo hiểm,
gian nguy.
– Ông nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá như một nghệ sĩ điêu luyện,
cao cường.
– Cuộc băng ghềnh, vượt thác ngoạn mục đã khẳng định vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ
của một “tay lái ra hoa”:
+ Vòng vây thứ nhất, sông Đà bày ra nhiều cạm bẫy. Ông lái đò bị sóng thác
đánh miếng đòn độc hiểm. Nhưng bằng tinh thần dũng cảm, ông đã tỉnh táo chỉ
huy sáu mái chèo, chiến thắng trùng vi thạch trận đầy nguy hiểm.
+ Vòng vây thứ hai, sông Đà đã thay đổi chiến thuật. Ông lái đò đã nắm chắc
binh pháp của thần sông, thần đá, xác định đúng cửa sinh và chiến thắng thằng đá
tướng đứng chiến ở cửa giữa.
+ Vòng vây thứ ba, sông Đà tiếp tục thay đổi chiến thuật, bên phải bên trái đều
là cửa tử. Ông lái đò phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa. Thuyền như một
mũi tên tre xuyên nhanh qua hoi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn
được.Thế là hết thác.
Ông cũng là một người lao động bình thường:
– Ông lái đò sinh ra bên bờ sông Đà và gắn bó với nghề sông nước như bao
người lái đò khác nơi thượng nguồn sông Đà khuất nẻo.
– Đời sống tâm hồn giản dị: không nói nhiều về chiến công; dù đi đâu cũng luôn
nhớ về nương ruộng, bản mường.
*Nghệ thuật thể hiện:
Ngôn ngữ phong phú, sáng tạo, hài hoa, kết hợp kể với tả nhuần nhuyễn và đặc
sắc, nghệ thuật khắc họa nhân vật độc đáo, sáng tạo.
Bút pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, thú vị; vận dụng tri
thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật góp phần miêu tả cuộc chiến hào hùng
và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.
4, Đánh giá:
Qua cảm nhận hình tượng ông lái đò, có thể thấy, ông lái đò là một nghệ sĩ tài
hoa trên sông nước, đồng thời, cũng là một người lao động giản dị bình thường. Vẻ
đẹp của ông lái đò tiêu biểu cho vẻ đẹp của người dân lao động vùng Tây Bắc tổ
quốc.

Hai ý kiến trên không đối lập mà bổ sung cho nhau đem đến một cái nhìn đầy
đủ, toàn diện về nhân vật.
3. Dạng 3: So sánh
Đề bài: Hãy phân tích nhân vật người lái đò trong tùy bút “Người lái đò
sông Đà” của Nguyễn Tuân.

So sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù)
để thấy chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn
Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Gợi ý

1. Phân tích nhân vật người lái đò sông Đà:


+Vài nét về hình ảnh con sông Đà: Sông Đà hiện lên thật hung dữ nhưng cũng
không kém phần thơ mộng, trữ tình là cái nền để người lái đò xuất hiện..

+ Nhân vật người lái đò sông Đà

-Ông lái đò có ngoại hình và những tố chất khá đặc biệt: tay “lêu nghêu”, chân
“khuỳnh khuỳnh”, “giọng ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh”, “nhỡn giới vòi
vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó”… Đặc điểm ngoại hình và
những tố chất này được tạo nên bởi nét đặc thù của môi trường lao động trên sông
nước

-Ông lái đò là người tài trí, luôn có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ: ông
hiểu biết tường tận về “tính nết” của dòng sông, “nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào
lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”, “nắm chắc binh
pháp của thần sông thần đá”, “thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm
trở”, biết rõ từng cửa tử, cửa sinh trên “thạch trận” sông Đà. Đặc biệt, ông chỉ huy
các cuộc vượt thác một cách tài tình, khôn ngoan và biết nhìn những thử thách đã
qua bằng cái nhìn giản dị mà không thiếu vẻ lãng mạn…

-Ông lái đò rất mực dũng cảm trong những chuyến vượt thác đầy nguy hiểm: tả
xung hữu đột trước “trùng vi thạch trận” của sông Đà, kiên cường nén chịu cái đau
thể xác do cuộc vật lộn với sóng thác gây nên, chiến thắng thác dữ bằng những
động tác táo bạo mà vô cùng chuẩn xác, mạch lạc (tránh, đè sấn, lái miết một
đường chéo, phóng thẳng…).

-Ông lái đò là một hình tượng đẹp về người lao động mới. Qua hình tượng này,
Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không phải chỉ có trong
chiến đấu mà còn có cả trong cuộc sống lao động thường ngày. Ông lái đò chính là
một người anh hùng như thế.

2. So sánh với nhân vật Huấn Cao:

a. Nhân vật Huấn Cao:

-Nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một con
người tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất, “thiên lương” trong sáng.

-Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có sức chinh phục, cảm
hóa mãnh liệt đối với những con người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.

Hình tượng ông Huấn Cao là hình tượng điển hình cho vẻ đẹp ‘vang bóng một
thời” nay đã lùi vào quá khứ chỉ còn dư âm trong tâm trạng của những tấm lòng
tích cổ thương kim ( Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ- Vũ Đình
Liên)

b. Từ việc tìm hiểu vài nét về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, chúng
ta sẽ dễ thấy được chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của
Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.

+ Nét chung (tính thống nhất):

– Nguyễn Tuân vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.

– Vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của
nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện.

– Vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo. Khả năng tổ
chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp
nhàng. Các phép tu từ được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện.
+ Nét riêng (tính khác biệt):

– Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là
những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”. Sau Cách mạng tháng
Tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngay trong cuộc
chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân.

– Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi
“ngông”, mắc cái bệnh ham mê thanh sắc, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái Đẹp
và nhấm nháp những cảm giác mới lạ. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhạy
cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Nhưng không
còn là một Nguyễn Tuân “nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ông đã nhìn cái đẹp của
con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nẩy nở sinh
sôi, đồng thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ
mới.

4. Dạng 4: Cảm nhận về một đoạn văn trong văn bản

Đề bài: Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của đoạn văn sau:

Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí
đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua
một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người.
Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ
gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên
như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng
còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai
Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi
lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi
bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông
cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt
sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt
biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy
nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông
quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng
nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang trôi những con đò đuôi én thắt mình dây cổ
điển trên dòng trên.

(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà – Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2014, tr.191 – 192)

HƯỚNG DẪN

1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

– Người lái đò sông Đà là một tùy bút rất đặc sắc của Nguyễn Tuân rút từ
tập Sông Đà. Hình ảnh con sông Đà với 2 đặc tính nổi bật là hung bạo và trữ tình
được tác giả khắc họa đậm nét trong tùy bút.

– Khi miêu tả tính cách hung bạo của sông Đà, tác giả sử dụng những câu văn
mang nhịp điệu dồn dập, hình ảnh thơ hùng vĩ. Nhưng khi ca ngợi dòng sông Đà
trữ tình gợi cảm ông lại dùng những câu văn dài, êm ả, nghe như tiếng hát ngân
nga. Văn của Nguyễn Tuân luôn chứa hai thái cực như thế, tiêu biểu là đoạn văn
từ “Thuyền tôi trôi…..dòng trên” (trích dẫn.)

2. Vẻ đẹp của đoạn văn được thể hiện ở 03 ý:

– Nội dung của đoạn văn nói về vẻ thơ mộng của sông Đà

+ Thác ghềnh lúc này chỉ còn lại trong nỗi nhớ. Thuyền được trôi êm: câu văn
mở đầu đoạn hoàn toàn là thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng, mơ màng; ý lặng tờ
nhắc lại trùng điệp tạo chất thơ.

+ Thiên nhiên hài hòa mang vẻ trong trẻo nguyên sơ, kì thú: Cỏ gianh đồi núi
đang ra những búp non, đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương

+ So sánh bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích
tuổi xưa mở ra những liên tưởng về sự bát ngát, lãng mạn, hư hư thực thực của
dòng sông.
+ Người với cảnh có sự tương giao, hư thực đan xen: Tiếng còi, con hươu ngộ
ngẩng đầu nhìn và hỏi ông khách sông Đà.

+ Cảnh làm cho vị tình nhân non nước sông Đà xúc động trong thực và mơ.

– Nghệ thuật của ngòi bút lãng mạn tài hoa, tinh tế: Nhà văn hiến cho độc giả
hình ảnh sống động, ấn tượng sâu sắc:

+ Lấy động tả tĩnh: Cá quẫy đủ khiến ta giật mình.

+ Cái tĩnh hàm chứa sự bất ngờ bởi sự biến hóa liên tiếp: thuyền thả trôi, con
hươu thơ ngộ vểnh tai, áng cỏ sương, tiếng còi sương, đàn cá dầm xanh quẫy vọt.
Cảnh và vật đều ở trạng thái động, không chịu ép mình và đều mang hơi thở vận
động của cuộc sống nhiều chiều

– Nhà văn đã trải lòng mình với dòng sông, hóa thân vào nó để lắng nghe nhịp
sống cuộc đời mới, để nhớ, để thương cho dòng sông, cho quê hương đất nước:

+ Thưởng ngoạn vẻ đẹp sông Đà,lòng ông dậy lên cảm giác liên tưởng về lịch
sử, về tình cảm đối với cố nhân.: nhắc tới đời Lí đời Trần.

+ Trước vẻ đẹp hoang dại nhà văn suy nghĩ về về tiếng còi tàu, cuộc sống hiện
đại.

+ Trải lòng, hóa thân vào dòng sông trong đắm đuối của tình non sông đất
nước: Nhớ thương hòn đá thác, lắng nghe giọng nói, trôi những con đò mình nở

3. Đánh giá về nghệ thuật

– Qua đoạn trích thấy cảnh vật và con người gắn quyện với nhau chặt chẽ; thấy
những đặc sắc của văn Nguyễn Tuân

– Quý trọng tài năng và tấm lòng của con người suốt đời đi tìm cái đẹp, làm
giàu có đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta.

You might also like