You are on page 1of 2

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

1. Mở bài
a. Sông Đà
Là một nhà văn suốt một đời say mê, kiếm tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã đưa đến người đọc
những hình tượng nghệ thuật tuyệt mĩ. Một trong số đó là hình tượng con sông Đà độc đáo đã
được tác giả miêu tả hết sức sinh động qua tùy bút “Người lái đò Sông Đà”. Nhà văn lấy câu thơ
của Nguyễn Quang Bích làm câu đề từ cho tác phẩm: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đa giang độc
bắc lưu”: nếu tất cả con sông trên dải đất hình chữ S này đều đổ ra biển Đông, thì một mình sông
Đà độc hành lên phía Bắc. Chính sự độc hành đó làm nên vẻ đẹp rất riêng của sông Đà mà
Nguyễn Tuân đã dùng bút lực khỏe, mạnh bạo để miêu tả. Ở đó, Đà giang hiện lên vô cùng nổi
bật, chân thực…
b. Người lái đò
Là một nhà văn suốt một đời say mê, kiếm tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã đưa đến người đọc
những hình tượng nghệ thuật tuyệt mĩ. Một trong số đó là hình tượng người lái đò đã được tác
giả khắc họa vô cùng rõ nét, chân thực và sinh động trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà”.Ông
đò hiện lên với vẻ đẹp của người lao động sông nước miền Tây Bắc khỏe khoắn, kiên cường.
Đặc biêt, vẻ đẹp ấy được tác giả….
2. Luận điểm 1
a. Tác giả - Tác phẩm
Nguyễn Tuân là một cây bút tài hoa với khả năng miêu tả chân thực và sử dụng ngôn từ độc đáo.
Ông còn là một nhà văn uyên bác vô cùng khi đã vận dụng tổng hợp kiến thức trên mọi lĩnh vực
để làm phát lộ cái đẹp, miêu tả cái đẹp để người đọc cảm được, hiểu được và biết trân quý giá trị
của vẻ đẹp đó. Cái đẹp được tác giả khai thác ở hai hình tượng là thiên nhiên vầ con người.
Trong đó, thiện nhiên hiện lên với hai tính chất đối lập: dữ dội, hiểm trở và nên thơ, diễm lệ.
Trên nền thiên nhiên đó nổi bật lên là hình ảnh con người tài hoa, trí tuệ đến siêu thường và ẩn
chứa phẩm chất người nghệ sĩ, nhân cách đáng quý. Tất cả những nét đặc sắc, độc đáo ấy đã
được Nguyễn Tuân thể hiện rõ nét trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” (1960).
Tác phẩm là kết quả nhiều lần Nguyễn Tuân lên Tây Bắc và là kết quả của chuyến đi thực tế dài
ngày gian khổ mà cũng đầy hào hứng của nhà văn (1958 – 1960). Ông đi để thỏa mãn khát khao
“xê dịch” – tìm kiếm cái đẹp, tận hưởng cái đẹp. Ông đi để khám phá chất vàng của thiên nhiên
Tây Bắc hùng vĩ và đầy tiềm năng. Đặc biệt nhà văn đã tìm thấy chất “vàng mười” – thứ vàng
đã qua thử lửa – vẻ đẹp đẹp tâm hồn, phẩm chất của người lao động Tây Bắc. Bằng cái nhìn trân
trọng, ngợi ca thiên nhiên, con người nơi mảnh đất ấy cùng niềm tự hào tha thiết về Tổ quốc,
người dân Việt Nam, tùy bút “Người lái đò Sông Đà” đã tập trung miêu tả hình tượng…
b. Hình tượng nghệ thuật
- Sông Đà
Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng; trải dài từ Vân Nam (Trung Quốc) đến Mường Tè
(Việt Nam) và nhập vào sông Hồng tại Phú Thọ. Song, trong “Người lái đò Sông Đà”, dòng sông
được cảm nhận trên nhiều chiều, theo nhiều góc độ khác nhau và trở thành một sinh thể có hình
dáng, tính cách độc nhất. Nhà văn đã lấy câu thơ của Nguyễn Quang Bích làm câu đề từ cho tùy
bút: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”: nếu tất cả con sông trên mảnh đát hình
chữ S này đều đổ ra biển Đông, thì một mình sông Đà độc hành lên phía Bắc. Chính sự độc hành
đó đã làm nên vẻ đẹp rất riêng của sông Đà mà Nguyễn Tuân đã dùng bút lực khỏe, mạnh bạo để
miêu tả. Ở đó, Đà giang hiện lên vô cùng nổi bật, chân thực vẻ… qua…
- Ông đò
Người lái đò sông Đà là kiểu nhân vật không tên, chỉ được gọi là “người lái đò” hay “ông đò”.
Qua đó, Nguyễn Tuân đã nhấn mạnh tính gian nan, nguy hiểm của nghề lái đò, ông đò hàng ngày
phải đánh vật với sức mạnh của sông nước để đưa khách sang bờ an toàn, đồng thời khẳng định
tay nghề, kĩ thuật rất cao và sự khéo léo của mỗi người cầm lái trong mỗi chuyến đò. Nguyễn
Tuân đã khám phá ra “thứ vàng mười” khi bắt gặp hình ảnh người lái đò sông Đà bởi họ chính là
hình ảnh tiêu biểu cho con người lao động Tây Bắc nói chung, là người anh hùng lao động sông
nước nói riêng với vẻ đẹp của con người tài hoa, trí tuệ đến siêu thường và ẩn chứa phẩm chất
người nghệ sĩ trong tâm hồn cao quý. Tất cả những nét đặc sắc ấy đã được Nguyễn Tuân làm nổi
bật khi ông miêu tả cuộc chiến của người lái đò với sông Đà giữ dội.
3. Luận điểm 3
“Người lái đò Sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha
của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình,
thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là con người lao động bình dị miền Tây Bắc. Tác phẩm còn
cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ
Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích
lao động của con người.
4. Kết bài
Kết thúc hành trình khám phá Đà giang, nhà văn Nguyễn Tuân đã mang đến một hình tượng độc
đáo về dòng sông. Đó là một sông Đà có cá tính mạnh mẽ, dữ dội nhưng đó cũng là một sông Đà
“tuôn dài như một áng tóc trữ tình”, nên thơ, diễm lệ. Không chỉ xây lên hình tượng dòng sông
độc nhất ấy, Nguyễn Tuân còn khắc họa chân dung vẻ đẹp của người lái đò dũng trí – người
nghệ sĩ trong công việc của mình.

You might also like