You are on page 1of 2

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

- Nguyễn Tuân –
[MB] Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn
chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo.
Đúng vậy! Với phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, Nguyễn Tuân đã tìm
đến tùy bút như một điều tất yếu. Sức hấp dẫn của tùy bút xét đến cùng tùy thuộc vào cái tôi của người
cầm bút có thực sự độc đáo, phong phú và tài hoa hay không. Điều ấy nói rằng không phải ai cũng trở
thành bậc thầy như Nguyễn Tuân. Chỉ cần một văn phẩm “Người lái đò sông Đà” đã có thể tôn vinh
Nguyễn Tuân là một cây tùy bút độc đáo, tài hoa, uyên bác.
[MB] Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc tiến lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến nơi đây để tìm cho mình những nguồn cảm hứng
mới. Như ta từng biết đến Tô Hoài với tập “truyện Tây Bắc” mà nổi bật là truyện ngắn “Vợ Chồng A
Phủ” còn Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập “Tùy bút Sông Đà” với linh hồn là bài
kí “Người lái đò Sông Đà”. Tùy bút cho người đọc thấy được sự hùng vĩ của thiên nhiên, khung cảnh
tuyệt vời của tổ quốc vùng Tây Bắc. Và giữa thiên nhiên bao la rộng lớn của núi rừng ấy, nối bật lên là
hình ảnh người lái đò sông Đà can trường, dũng cảm, độc hành đưa con đò mưu sinh chiến đấu với con
sông Đà.
[MB] Trong lịch sử nhân loại, mỗi dòng sông lớn đều bồi đắp nên một nền văn minh. Trong địa hạt văn
học Việt Nam, mỗi dòng sông đều gắn với một phong cách nghệ thuật. Ta đã được chiêm ngưỡng một
dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn man mác, thấm đẫm nỗi nhớ nhà trong “Tràng giang” của
Huy Cận; hay một khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong “Bên kia
sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nếu những bài thơ trên chỉ là điều kiện, là khách thể để các nhà thơ bày
tỏ lòng mình thì đến với Người lái đò sông Đà, người đọc mới cảm nhận được rõ nét về một tác phẩm
viết về một dòng sông thực sự. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hình ảnh dòng sông “độc bắc
lưu” hiện lên với những vẻ đẹp độc đáo. Trên cái nền thiên nhiên kì vĩ ấy, Nguyễn Tuân cũng đã làm
nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những người lao động bình thường mà ông luôn gọi là “chất
vàng mười đã qua thử lửa” bấy lâu mình vẫn khao khát, kiếm tìm.
[MB] Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc tiến lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến với nơi đây để tìm cho mình những nguồn cảm
hứng mới. Ta từng biết đến Tô Hoài với tập “truyện Tây Bắc” mà nổi bật là truyện ngắn “Vợ Chồng A
Phủ”, hay Nguyễn Khải cũng đã từng xôn xao lòng mình với “Mùa Lạc” thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa
trên mảnh đất này với tập “Tùy bút Sông Đà” với linh hồn là bài kí “Người lái đò Sông Đà”. Là một
nhà văn đi theo chủ nghĩa xê dịch, dấu chân của Nguyễn Tuân đã đi khắp mảnh đất hình chữ S này,
nhưng ông lại chọn Tây Bắc làm nơi cho ra đời đưa con đẻ tinh thần của mình là bởi chỉ có nơi đây
mới thỏa mãn thực đơn cho nhãn quan sáng tác của ông. Tùy bút sông Đà là những trang văn được viết
bằng ngôn ngữ điêu luyện, những đoạn tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội, hoặc cảnh thiên nhiên
đẹp đến tuyệt đỉnh, nhưng lấp lánh giữa những vẻ đẹp ấy là hình ảnh con sông Đà hiện lên vừa hùng vĩ,
dữ dội nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình và lãng mạn.
[MB] Sức sáng tạo là không bao giờ ngừng. Người nghệ sỹ chân chính là người luôn tìm tòi để sự sáng
tạo được cất cánh và bay xa. Và trên con đường đi tìm cái đẹp của mình, ta bắt gặp một Nguyễn Tuân
với tài hoa, uyên bác, thâm sâu. Khi đến với mảnh đất Tây Bắc xa xôi – nơi mà con người ta chỉ nghĩ
đến những thứ khô cằn và hẻo lánh, thì nhà văn lại tìm được cho mình thứ vàng đẹp đẽ có trong màu
sắc sông núi nơi đây. Đó là cách làm nên một “Người lái đò sông Đà” mang đậm nét đẹp vừa hùng vĩ,
vừa trữ tình của thiên nhiên tạo hóa. Nổi bật hơn cả là hình ảnh con người vượt lên chiến thắng sự hung
bạo của thiên nhiên.

You might also like