You are on page 1of 18

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN

1/ TÁC GIẢ
- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, với phong cách nghệ thuật tài hoa và uyên
bác.
- Nhà văn Pháp Mác-xen Prut đã nhận định: Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần
người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập” có thể nói trên văn đàn Việt
Nam , nhà văn Nguyễn Tuân xuất hiện đã tạo lập một thế giới văn chương vô cùng độc đáo đã
tạo nên phong cách riêng biệt cho ông. Nhắc đến Nguyễn Tuân là chúng ta biết đến một nhà văn
suốt đời đi tìm cái đẹp với phong cách tài hoa uyên bác không thể trộn lẫn với bất kì nhà văn
nào. Với một dạng “vân chữ” độc đáo và khác biệt, Nguyễn Tuân đã cho ra đời những tác phẩm
độc đáo, in đậm phong cách của mình mà nổi bật là tùy bút “Ngươi lái đò Sông Đà”.
2. Tác phẩm :
a. Xuất xứ :
- Là một trong số 15 bài tùy bút của Nguyễn Tuân in trong tập tùy bút “ Sông Đà” (1960 )
b. Hoàn cảnh sáng tác :
Là kết quả của nhiều dịp đến với Tây Bắc của nhà văn, đặc biệt là chuyến đi thực tế Tây Bắc năm
1958.
1.Hình tượng sông Đà :
a. Tính cách hung bạo, dữ dội :
- Cảnh đá bờ sông dựng vách thành, chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu; dòng
sông như một cái hang, tối, sâu và lạnh.
→ cảm nhận bằng thị giác, xúc giác; hình ảnh so sánh mới mẻ, táo bạo, Nguyen Tuan
đã gợi nên sự hùng vĩ, hiểm trở của con sông Đà.
- Quãng mặt ghềnh Hát Loóng : Hợp sức của gió, của sóng, của đá: “nước xô đá, đá
xô sóng,sóng xô gió,cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ
xuýt…”
→Cấu trúc câu trùng điệp, diễn đạt theo kiểu móc xích :Hình ảnh sông Đà cuồng nộ,
dữ dằn như muốn tiêu diệt con người.
- Những cái hút nước “giống như cái giếng bê tông thả xuống song để chuẩn bị làm
móng cầu… nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc” : Khủng khiếp, luôn sẵn
sàng để nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào.
→Kết hợp kể với tả, Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, vận dụng tri thức điện
ảnh, tưởng tượng , liên tưởng→ gợi người đọc những cảm giác rùng rợn .
- Thác nước dữ dội : Miêu tả sinh động ( lúc nỉ non, lúc man dại, lúc
cuồng loạn): “Thác nước nghe như là oán trách, như là van xin, như
là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo…có lúc rống như tiếng của
một ngàn con trâu mộng… đang phá tuông rừng”
→ so sánh, sự liên tưởng phong phúâm thanh dữ dội của thác
nước.
-Thạch trận trên sông : Nhiều, nguy hiểm: “Đá ở đây ngàn năm vẫn
mai phục…hòn nào cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó… và
được Sông Đà giao việc cho mỗi hòn” giàn thạch trận để tiêu diệt
con thuyền đi qua.
→ ngôn ngữ sinh động giàu tính tạo hình; sử dụng biện pháp so
sánh, liên tưởng, tưởng tượng phong phú, vận dụng tri thức của
nhiều ngành như: quân sự, võ thuật, âm nhạc, hội họa để diễn tả
tột cùng sự dữ dội của dòng sông.
* Sông Đà như một loài thủy quái hung bạo, dữ
dằn, tàn ác, nham hiểm không khác gì “ kẻ thù số
một của con người”.
b. Tính cách trữ tình :
- Hình dáng : “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu
tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng
hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”dòng chảy uốn
lượn mềm mại, uyển chuyển như mái tóc người thiếu nữ
Tây Bắc diễm kiều → câu văn giàu chất thơ.
- Màu sắc nước sông Đà “mùa xuân xanh màu ngọc bích, mùa thu
nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”
thay đổi theo mùa → quan sát tinh tế, so sánh chính xác. .
- Sông Đà gợi cảm như một “ cố nhân” gần gũi, thân thương → so sánh
gần gũi mà gợi cảm.
- Cảnh hai bên bờ sông lặng tờ, hoang vắng nhưng thi vị: “cảnh bên
sông lặng tờ...như quay về thời quá khứ đời Lí, Trần, Lê”  hoang dại
như miền cổ tích ngàn xưa, như một bờ tiền sử...→ Cách liên tưởng
bất ngờ, so sánh mới lạ.
* Tiểu kết :
- Với khả năng quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ
điêu luyện Nguyễn Tuân đã miêu tả dòng sông Đà với 2 nét tính cách
đối lập – là công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa tạo nên chất
men say cho sự sống của con người.
-Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nướccủa tác giả.
* LUYỆN TẬP: PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ
* LUYỆN TẬP: PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ
 

A. mở bài
Nhà văn Pháp Mác-xen Prut đã nhận định: Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người
nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập” có thể nói trên văn đàn Việt Nam , nhà văn
Nguyễn Tuân xuất hiện đã tạo lập một thế giới văn chương vô cùng độc đáo đã tạo nên phong cách riêng
biệt cho ông. Nhắc đến Nguyễn Tuân là chúng ta biết đến một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp với phong
cách tài hoa uyên bác không thể trộn lẫn với bất kì nhà văn nào. Với một dạng “vân chữ” độc đáo và khác
biệt, Nguyễn Tuân đã cho ra đời những tác phẩm độc đáo, in đậm phong cách của mình mà nổi bật là tùy
bút “Ngươi lái đò Sông Đà. Trong Tác phẩm hình tượng con Sông Đà được NgT khám khá sinh đông như
một nhân vật có tích cách như con người và nổi bật với hai tính cách tiêu biểu đó là hung bạo và trữ tình.
THân bài
• Khái quát chung: Người lái đò Sông Đà l à một trong số 15 bài tùy bút của Nguyễn Tuân in trong tập
tùy bút “ Sông Đà” (1960 ). Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp đến với Tây Bắc của nhà văn, đặc biệt là
chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958.
2. Hình tượng người lái đò
• Lai lịch: Là một ông già 70 tuổi, sinh ra và lớn lên ngay bên bờ Sông Đà. Phần
lớn cuộc đời của ông dành cho nghê lái đò dọc trên S Đ, một nghề gian khổ,
nguy hiểm.
• Ngoại hình: Bước vào tuổi 70 đầu đã bạc trắng, nhưng thân hình ông lái đò
vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch. Nước da ánh lên chất
sừng, chất mun. Cái gian nan khổ cực của nghề láy đò như chạm khắc làm
nên một hình dáng rất đặc biệt của ông. Tay ông lêu nghêu như cây sào, chân
ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái trong tưởng
tượng.Cặp mắt tinh anh, nhãn lực nhìn xa vời vợi. Trên ngực của ông rất
nhiều thương tích trên chiến trường sông đà. Những vết sẹo trên cơ thể ông
được Nguyễn Tuân ngưỡng mộ gọi là “thứ huân chương lao động siêu hạng”.
 chỉ một vài nét miêu tả Nguyễn Tuân đã tạc nên một bức chân dung của
ông lái đò không chỉ qua dáng vẻ bề ngoài mà cả nội tâm, phong cách của một
người lao động có tâm hồn.
• Một con người trí dũng
- Là người hiểu biết tường tận về dòng sông.
- Gan dạ, dũng cảm, tỉnh táo, ứng phó linh hoạt, chủ động chỉ
huy con thuyền vượt qua 3 vòng vây thạch trận.
* Vòng 1 :
- Thác đá chủ động vây hãm, bày ra bốn cửa tử, một cửa sinh,
cửa sinh nằm ở phía tả ngạn.
- Thạch trận như những tên cướp hung hãn, ra đòn tới tấp, đá
trái, thúc gối,... vào chiếc thuyền.
- Ông lái đò bình tĩnh, dũng cảm, nén nỗi đau thân xác, lao vào
cửa sinh và phá được vòng thạch trận.
* Vòng 2:
- Thay đổi chiến thuật, tăng nhiều cửa tử và bố trí cửa sinh nằm bên
phía hữu ngạn.
- Với kinh nghiệm, trí nhớ và sự quyết đoán, ông lái đò vượt lên phá vây
và chiến thắng.
* Vòng 3:
- Thác đá tiếp tục thay đổi chiến thuật, bố trí cửa tử hai bên và cửa sinh
ở giữa.
- Người lái đò lao vào cửa sinh đầy quyết đoán và chiến thắng kẻ thù.
* NT: vận dụng kiến thức khoa học quân sự, võ thuật, thể thao, liên
tưởng, tưởng tượng độc đáo,... để diễn tả một trận chiến vô cùng cam
go, ác liệtnhư một thước phim đầy kịch tính.
*Một con người tài hoa
-Trình độ lái đò thuần thục, điêu luyện→ một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác,
leo ghềnh.
- Phong thái ung dung, khiêm tốn , có tâm hồn phong phú, cao đẹp .
+ Sau khi vượt thác, mọi vất vả nguy hiểm “ xèo xèo tan trong trí nhớ”.
+Nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, không bàn tán lời nào sau chiến
thắng mà chỉ bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh.
→ khiêm tốn, giản dị; coi việc đối mặt với sóng nước nguy hiểm là việc thường nhật , bình
thường không có gì đáng nói.
→Cái phi thường đã trở thành cái bình thường, chất chiến sĩ hòa vào phong thái tài hoa
nghệ sĩ.
* Tiểu kết :
- Người lái đò sông Đà là một người lao động đầy trí dũng và là một nghệ sĩ tài hoa trong
nghệ thuật vượt thác qua ghềnh.
- Ca ngợi con người, ý chí của con người “ Chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và những
người lao động”.
Đặc sắc nghệ thuật :
-Những ví von, so sánh, liên tưởng , tưởng tượng độc đáo,
bất ngờ và thú vị.
-Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi
cảm cao.
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả,
gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình,...
- Vận dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau để quan sát
hiện thực và xây dựng hình tượng.
Luyện tập
Đề 1/ Khi nhận xét về hình tượng Sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà
của Nguyễn Tuân, có ý kiến như sau: “Sông Đà dữ dằn hung bạo như loài thủy quái,
bên cạnh đó còn có nét thơ mộng trữ tình”. Phân tích hình tượng con Sông Đà để
làm sáng tỏ ý kiến trên.
a. Mở bài
Nhà văn Pháp Mác-xen Prut đã nhận định: Thế giới được tạo lập không phải một
lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo
lập” có thể nói trên văn đàn Việt Nam , nhà văn Nguyễn Tuân xuất hiện đã tạo lập
một thế giới văn chương vô cùng độc đáo đã tạo nên phong cách riêng biệt cho ông.
Nhắc đến Nguyễn Tuân là chúng ta biết đến một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp với
phong cách tài hoa uyên bác không thể trộn lẫn với bất kì nhà văn nào. Với một
dạng “vân chữ” độc đáo và khác biệt, Nguyễn Tuân đã cho ra đời những tác phẩm
độc đáo, in đậm phong cách của mình mà nổi bật là tùy bút “Ngươi lái đò Sông Đà.
Khi nhận xét về hình tượng con Sông Đà trong tác phẩm đã có nhận xét sau:“Sông
Đà dữ dằn hung bạo như loài thủy quái, bên cạnh đó còn có nét thơ mộng trữ tình”.
THân bài
• Khái quát chung: Năm 1958 Nguyễn Tuân có dịp lên Tây bắc để thực tế vùng đất
và con người nơi đây. Chính vùng đất này đã để lại trong tâm hồn của người
nghệ sĩ ấy những ấn tượng khó quên. Năm 1960 Tùy bút SÔng Đà ra đời và tP
“Người lái đò Sông Đà” là một trong những tùy bút đặc sắc.
• Sông Đà khai sinh ở Huyện Cảnh Đông – Vân Nam – Trung Quốc có tên gọi là Lý
Tiên. Đi qua vùng núi đến nửa đường thì nhập quốc tịch Việt Nam sau đó đó
hòa vào dòng Sông Hồng. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, Sông Đà không phải
là một thiên nhiên vô tri vô giác mà là một nhân vật đầy sống động và có tính
cách như con người. Tính cách của S Đ đúng như nhận định: Vừa hung bạo, dữ
dằn vừa trữ tình thơ mộng
• TRước hết Sông Đà hiện lên “ Dữ dằn, hung bạo” như một loài thủy quái khổng
lồ.
- Cảnh đá bờ sông dựng vách thành, chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu;
dòng sông như một cái hang, tối, sâu và lạnh.
→ cảm nhận bằng thị giác, xúc giác; hình ảnh so sánh mới mẻ, táo bạo, Nguyen
Tuan đã gợi nên sự hùng vĩ, hiểm trở của con sông Đà.
- Quãng mặt ghềnh Hát Loóng : Hợp sức của gió, của sóng, của đá: “nước xô
đá, đá xô sóng,sóng xô gió,cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào
cũng đòi nợ xuýt…”
→Cấu trúc câu trùng điệp, diễn đạt theo kiểu móc xích :Hình ảnh sông Đà
cuồng nộ, dữ dằn như muốn tiêu diệt con người.
- Những cái hút nước “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị
làm móng cầu… nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc” : Khủng khiếp,
luôn sẵn sàng để nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào.
→Kết hợp kể với tả, Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, vận dụng tri thức
điện ảnh, tưởng tượng , liên tưởng→ gợi người đọc những cảm giác rùng rợn .
- Thác nước dữ dội : Miêu tả sinh động ( lúc nỉ non, lúc man dại, lúc cuồng
loạn): “Thác nước nghe như là oán trách, như là van xin, như là khiêu khích,
giọng gằn mà chế nhạo…có lúc rống như tiếng của một ngàn con trâu
mộng… đang phá tuông rừng”
→ so sánh, sự liên tưởng phong phúâm thanh dữ dội của thác nước.
-Thạch trận trên sông : Nhiều, nguy hiểm: “Đá ở đây ngàn năm vẫn mai
phục…hòn nào cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó… và được Sông Đà
giao việc cho mỗi hòn” giàn thạch trận để tiêu diệt con thuyền đi qua.
→ ngôn ngữ sinh động giàu tính tạo hình; sử dụng biện pháp so sánh, liên
tưởng, tưởng tượng phong phú, vận dụng tri thức của nhiều ngành như:
quân sự, võ thuật, âm nhạc, hội họa để diễn tả tột cùng sự dữ dội của dòng
sông.
Tóm lại Sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một loài thủy quái, hung
hang, dữ dằn là thứ kẻ thù số một của con người
• Bên cạnh tính hung bạo Sông Đà còn có nét trữ tình, thơ mộng.
- Hình dáng : “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình,
đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa
gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”dòng
chảy uốn lượn mềm mại, uyển chuyển như mái tóc
người thiếu nữ Tây Bắc diễm kiều → câu văn giàu chất
thơ.
- Màu sắc nước sông Đà “mùa xuân xanh màu ngọc bích, mùa
thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu
bữa” thay đổi theo mùa → quan sát tinh tế, so sánh chính
xác. .
- Sông Đà gợi cảm như một “ cố nhân” gần gũi, thân thương → so sánh gần
gũi mà gợi cảm.
- Cảnh hai bên bờ sông lặng tờ, hoang vắng nhưng thi vị: “cảnh bên sông
lặng tờ...như quay về thời quá khứ đời Lí, Trần, Lê”  hoang dại như miền
cổ tích ngàn xưa, như một bờ tiền sử...→ Cách liên tưởng bất ngờ, so sánh
mới lạ.
• Nghệ thuật:
-Những ví von, so sánh, liên tưởng , tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và thú vị.
-Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì
chậm rãi, trữ tình,...
- Vận dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau để quan sát hiện thực và
xây dựng hình tượng.
• Bình luận
- Hai ý kiến trên đánh giá chính xác và đầy đủ về tính cách của con S Đ.
Mặc dù hai ý kiến đối lập nhau nhưng kết hợp hai ý kiến lại sẽ trở thành
sự đánh giá đầy đủ, toàn diện, phong phú những nét tính cách của S Đ,
góp phần làm nổi bật hình tượng về dòng song này.
* Kết bài: Qua hình tượng S Đ với hai nét tính cách nổi bật hung bạo và trữ
tình tác giả đã miêu tả được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước đồng thời
cũng cho ta thấy được phong cách nghệ thuật của nguyễn Tuân đó là miêu
tả cái đẹp một cách dữ dội đập mạnh vào giác quan của người đọc. Có thể
nói S Đ hiện lên như một công trình thiên tạo để lại những ấn tượng khó
quên cho những ai một lần biết đến.

You might also like