You are on page 1of 11

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

I. TÁC GIẢ NGUYỄN TUÂN


- Vị trí: được xem là định nghĩa về người nghệ sĩ (người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, tôn thờ cái
đẹp, theo đuổi cái đẹp hoàn hảo, toàn bích; người nghệ sĩ không ngừng sáng tạo, không ngừng nỗ lực để
khẳng định một phong cách nghệ thuật riêng, độc đáo); người nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho sự phát
triển của thể loại tùy bút trong nền văn học hiện đại VN, với những trang viết của mình (“Tờ hoa”)
Nguyễn Tuân đã làm phong phú thêm khả năng biểu đạt cho ngôn ngữ tiếng Việt
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:
+ Hạt nhân cơ bản: NGÔNG- vừa là thái độ sống vừa là phong cách văn chương: con người ngông
trong đời và chơi ngông trong văn chương, xem văn chương là cách để thể hiện cá tính độc đáo, phô diễn sự
tài hoa, ngông ngạo hơn đời và hơn người
+ Phong cách: phóng túng, tài hoa, uyên bác
Phóng túng: phóng khoáng, tự do
Tài hoa: gắn với những cảm nhận tinh tế, những biểu đạt sáng tạo và tinh tế, sử dụng ngôn từ tài tình,
đặc sắc
Uyên bác: hiểu biết phong phú và sâu sắc về nhiều lĩnh vực văn hóa, lịch sử, địa lý, khoa học … vận
dụng những tri thức đa dạng ấy vào sáng tác văn chương
+ Biểu hiện cơ bản:
1. Khám phá và thể hiện con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ; tiếp cận sự vật ở góc độ văn hóa
thẩm mĩ
2. Vận dụng tri thức phong phú của nhiều ngành nghệ thuật, khoa học, những hiểu biết về văn hóa, thể
thao… vào trong sáng tác văn chương- Nguyễn Tuân là người chơi ngông trong văn chương, viết văn là để
khoe tài, phô diễn sự tài hoa, uyên bác
3. Văn Nguyễn Tuân độc và lạ, chỉ có những đối tượng độc đáo, đặc sắc mới trao nguồn cảm hứng
sáng tạo cho Nguyễn Tuân; Nguyễn Tuân là người cầu kì và tỉ mỉ trong sáng tạo đến từng từ ngữ, văn
Nguyễn Tuân đem đến những diễn đạt mới lạ và đặc sắc, in đậm dấu ấn cá nhân, không thể trộn lẫn.
4. Nguyễn Tuân xem tùy bút là lối chơi độc tấu
Đặc điểm của tùy bút: tự do, phóng túng, không có những quy phạm chặt chẽ về mặt thể loại; tính chủ
quan, tính trữ tình đậm nét, cho phép phô diễn sự tài hoa, độc đáo trong cái tôi của người nghệ sĩ
+ Sự chuyển biến của phong cách nghệ thuật trước và sau CMT8:
Trước CMT8: đi tìm cái đẹp trong cái phi thường, gắn với vẻ đẹp của tầng lớp trí thức tinh hoa, cái
đẹp của quá khứ- một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng; giọng văn khinh bạc
Sau CMT8: đi tìm cái đẹp trong cuộc đời lao động bình thường giản dị của nhân dân, cái đẹp ở hiện
tại, giọng văn đôn hậu, tin yêu
II. TÁC PHẨM NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
- Xuất xứ: trích từ tập Sông Đà (1960) gồm 15 tùy bút và 1 bài thơ phác thảo
- Cảm hứng: gắn với dòng văn học chảy về Tây Bắc những năm 58-60, những nghệ sĩ đi đến những
miền đất xa xôi của Tổ quốc, khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và vẻ đẹp của tâm hồn con người
trong buổi đầu lao động và dựng xây
→ Tập tùy bút làm nổi bật được vẻ đẹp hùng vĩ và trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc đồng thời khám
phá đc vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc- “chất vàng mười” của tâm hồn- thứ vàng đã qua thử lửa, vẻ
đẹp của bản lĩnh của ý chí con người khi đương đầu và vượt qua thử thách.
- Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân: thể hiện sự phóng túng, tài hoa, uyên
bác, ngông ngạo; sáng tạo hình tượng, ngôn từ độc đáo, sự chuyển biến trong sáng tác trước và sau CMT8.
- Lưu ý:
+ Cảm hứng về thiên nhiên sông nước không phải là cảm hứng mới mẻ trong văn chương, nét đặc sắc
của Nguyễn Tuân khi viết về sông Đà là chọn con sông có hướng chảy độc đáo (Đà giang độc bắc lưu);
biến con sông trở thành một sinh thể có tính cách phức tạp, đầy đối lập và mâu thuẫn (tột cùng dữ dội,
hung bạo nhưng rất mực nên thơ, trữ tình); cảm nhận và thể hiện vẻ đẹp của dòng chảy bằng tất cả các
giác quan, thông qua những liên tưởng phóng túng tự do, các từ ngữ và diễn đạt độc đáo
+ Cảm hứng về con người lao động cũng không phải là cảm hứng mới, nét đặc sắc của Nguyễn Tuân
khi viết về người lao động đó là khám phá và thể hiện được chất tài hoa nghệ sĩ ở họ
(Nghệ sĩ ở đây không phải chỉ riêng những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật mà thể hiện
đẳng cấp của một người trong một lĩnh vực nào đó, bất cứ ai cũng có thể trở thành người nghệ sĩ trong
lĩnh vực của mình khi họ có kinh nghiệm, làm công việc của mình một cách điêu luyện, với tất cả sự
say mê và sáng tạo, sống với điều đó tự nhiên như hơi thở, như là một phần tâm hồn mình, một phần
cuộc sống của mình)
Bờ đá, vách đá

Thơ
Vẻ đẹp của sông Đà nhìn từ trên cao- so sánh
áng tóc trữ tình, cảm nhận về màu nước sông
Đà

Hung bạo, Ghềnh đá (Ghềnh Hát Loóng)


mộng, trữ
dữ dằn
Thác nước (Còn xa lắm mới đến cái thách dưới...
đàn trâu da cháy bùng bùng)
tình
Cảm giác gặp lại sông Đà như gặp lại cố nhân...

Hút nước

Vẻ đẹp của bờ bãi sông Đà: nắng, vẻ hoang sơ,


Trùng vi thạch trận (tóm tắt được trận địa đá do tĩnh lặng của sông Đà...
sông Đà bày ra, chiến thuật của tướng đá, quân
đá qua từng vòng, làm nổi bật sự toan tính, tâm
địa nham hiểm của kẻ thù số 1 với con người)

III. Các dạng đề bài


Dạng bài phân tích/ cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà qua các đoạn trích:
1. Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
2. Thân bài:
2.1. Giới thiệu tác giả tác phẩm
2.2. Phân tích/ Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng (phân tích lần lượt các đoạn trích)
2.3. Nhận xét, đánh giá
- Xâu chuỗi, so sánh để rút ra nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà
- Đánh giá thành công trong nghệ thuật khắc họa hình tượng
- Đánh giá về phong cách nghệ thuật, cái tôi nghệ sĩ của Nguyễn Tuân
Mở rộng, nhấn mạnh Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ
3. Kết bài
Lưu ý:
- Các đoạn trích cùng thể hiện sự hung bạo dữ dội hoặc cùng thể hiện vẻ đẹp thơ mộng trữ tình-
Phân tích lần lượt vẻ đẹp của hình tượng qua các đoạn trích sau đó xâu chuỗi lại, đánh giá, khái quát vẻ đẹp
của dòng sông, từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của tác giả, những thành công trong nghệ thuật xây
dựng hình tượng, cái tôi nghệ sĩ của Nguyễn Tuân
- Đặt đoạn trích về sự hung bạo dữ dội bên cạnh sự thơ mộng trữ tình- Phân tích lần lượt vẻ đẹp
của hình tượng, sau đó so sánh để làm nổi bật sự tương phản, nhận xét về những đối cực trong vẻ đẹp của
hình tượng sông Đà, nhấn mạnh nét đặc sắc của hình tượng dòng sông trong tùy bút Nguyễn Tuân, từ đó
nhận xét về phong cách nghệ thuật của tác giả, những thành công trong nghệ thuật khắc họa hình tượng, cái
tôi nghệ sĩ của Nguyễn Tuân
- Không bỏ sót ý nghĩa của lời đề từ, có thể phân tích lời đề từ khi dẫn dắt khái quát về hình tượng
để thấy sông Đà là một dòng chảy độc đáo, chỉ có những vẻ đẹp độc đáo, khác thường, thậm chí phi thường
mới có thể trao nguồn cảm hứng cho sáng tác Nguyễn Tuân
- Trong quá trình phân tích vẻ đẹp của hình tượng, luôn có sự đánh giá về phong cách nghệ
thuật về sự tài tình, tinh tế trong cảm nhận, sự tài hoa trong diễn đạt, sử dụng hình ảnh, ngôn từ.
- Khi phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Đà nên có sự so sánh với các tác phẩm khác viết về
đề tài thiên nhiên sông nước để thấy được sự độc đáo, sáng tạo của Nguyễn Tuân (so sánh với sông
Hương của HPNT, phân tích phần trữ tình, đối sánh với dữ dội và ngược lại…)

Ví dụ ôn tập theo các đoạn


Đoạn 1
Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông dựng vách
thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá chẹt lòng sông như một cái yết
hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ
bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy như
mình đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào
vừa tắt phụt đèn điện.

- Ấn tượng về sự hoang sơ, hùng vĩ của bờ đá, vách đá sông Đà


- Cảnh đá bờ sông dựng vách thành: vách đá dựng lên sừng sững cao ngất như thành lũy- không gian
hẹp của quãng sông này
- Quãng hẹp của dòng sông được gợi ra bằng những ấn tượng liên tiếp:
+ Đúng ngọ mới có mặt trời- khoảng cách giữa hai đỉnh vách đá chỉ vừa mặt trời đúng lúc 12h trưa-
khoảng cách hẹp của dòng sông được gợi ra bằng khoảng cách của hai đỉnh vách đá
+ Hình ảnh so sánh- gợi ấn tượng địa hình, quãng sông thắt lại, gồ ghề- biến con sông trở thành một
sinh thể
+ Khoảng cách giữa hai bên bờ sông = đường bay của hòn đá ném nhẹ tay
= bước nhảy của con nai con hổ- hình dung cụ thể, sống động về quãng hẹp
→ Ấn tượng thị giác
- Cảm giác khi đi qua quãng sông này- gợi ra sự đe dọa của thiên nhiên sông Đà
+ Lạnh- cảm giác về nhiệt độ (không có mặt trời, ở dưới là nước, hai bên là vách đá, hút gió)- cảm
giác lạnh lẽo, lạnh gáy, ghê rợn và sợ hãi khi đi qua một quãng sông hẹp, tối tăm, lạnh lẽo
+ So sánh: gần gũi- cảm giác của con người đứng trên vỉa hè cạnh một tòa nhà trong thành phố, ngóng
vọng- chiếm lĩnh độ cao rất lớn từ một khoảng cách rất gần- mỏi mắt, mỏi cổ, tìm kiếm trong hoang mang
vô định (từ phiếm chỉ “nào”)- không có nơi để bấu víu dù chỉ bằng ánh mắt- lạc lối trong bóng tối âm u, sợ
hãi (vừa tắt phụt đèn điện)

Đoạn 2
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn
cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào túm được
qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
- Nhận xét về nhịp điệu câu văn: câu văn có nhiều vế câu liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, âm hưởng xô đuổi
mạnh mẽ, gợi ra sự dữ dội của sông Đà
- Điệp từ “xô”
- Các hình ảnh nối tiếp: nước- đá, đá- sóng, sóng- gió
- Từ láy “cuồn cuộn”- gợi vòng xoáy bất tận, sự vần vũ không dừng lại của thiên nhiên sông Đà- tất cả
đều đang xô đuổi nhau trong sự vần vũ bất tận của thiên nhiên sông Đà- bản giao hưởng của nước, đá, của
sóng, của gió sông Đà, tất cả các bè xô đuổi nhau tạo thành một hòa âm dữ dội…
- Sự sắp xếp hình ảnh đi ngược lại quy luật tự nhiên:
+ Tự nhiên: gió- sóng xô đá, nước xô đá; đá: đứng yên, không di dịch
+ Trong trang văn của Nguyễn Tuân: đá xô sóng, sóng xô gió- tạo thành sự tuần hoàn không gian,
nước ở dưới thấp, đá dưới thấp xô đuổi ngọn gió cuồn cuộn trên cao; đến hòn đá cũng không thể đứng yên,
xô đuổi nhau- cảm nhận 1 cách sống động về sự dữ dội tột cùng của sông Đà.
Chơi ngông trong văn chương
- Từ láy “gùn ghè”- so sánh sắc thái với từ “gầm ghè”
- “Suốt năm”: thời gian- bất tận trong không gian và thời gian
- Ý nghĩa của cụm từ “đòi nợ xuýt”- nhấn mạnh sông Đà mang diện mạo của một tên du côn thích gây
gổ, cà khịa một cách vô lý, vô lối, nó đòi người ta phải trả món nợ mà người ta không nợ, đòi phải trả bằng
cả sinh mệnh
Sự dữ dội, hung bạo được cảm nhận bằng nhịp điệu

Đoạn 3
Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước thác réo gần mãi, lại réo to mãi lên.
Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà
chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre
nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.

Sự hung bạo, dữ dội được cảm nhận bằng âm thanh


- Sự tương phản giữa âm thanh và khoảng cách: khoảng cách còn rất xa nhưng âm thanh thì đã ở rất
gần
- Phép tăng cấp: réo gần mãi, lại réo to mãi lên- gợi âm thanh càng lúc càng gần, càng lúc càng dữ dội,
đe dọa
- So sánh, màu sắc nhân hóa: kiểu so sánh chuỗi đặc trưng trong sáng tác Nguyễn Tuân đem đến
những ấn tượng sống động, cụ thể, dồn dập, liên tiếp, tấn công mạnh mẽ vào cảm giác của người đọc- phân
tích các sắc thái của âm thanh (nhấn mạnh cảm nhận tinh tế của Nguyễn Tuân- ban đầu là cảm nhận về âm
lượng- réo to mãi lên; bây giờ là cảm nhận về âm sắc)- từ đó nhận xét về tính cách của con sông nham hiểm
này
- Phân tích so sánh “Thế rồi nó rống lên… da cháy bùng bùng”
+ Chỉ ra được tác giả so sánh tiếng nước thác với tiếng rống của một ngàn con trâu mộng đang lồng
lộn giữa một khu rừng đang cháy
+ Làm nổi bật sắc thái của âm thanh: - tiếng rống- con trâu mộng- nhân lên 1000 lần- âm thanh
hoang dại; lồng lộn giữa một khu rừng đang cháy- âm thanh điên dại cất lên từ bản năng sinh tồn của
loài vật, tiếng rống khắc khoải hướng về tự do, về sự sống, âm thanh hoảng loạn khi con vật tìm đường
thoát thân mà xung quanh đâu cũng là ngọn lửa; sự cộng hưởng âm thanh: rừng lửa cùng gầm thét với đàn
trâu da cháy bùng bùng- sự thay đổi từ “réo”-“rống”-“gầm thét”; âm thanh của khu rừng đang cháy (rừng
vầu, rừng tre nứa nổ lửa- thân rỗng, khi cháy tạo ra tiếng nổ…) cộng hưởng với tiếng thét tột cùng điên dại
của đàn trâu khi ngọn lửa đã bén vào da trâu, toàn thân đã bùng bùng bốc cháy (đau đớn, điên dại, khắc
khoải, tuyệt vọng, tiếng kêu xé toạc không gian)- con người đối diện với cảnh tượng ấy, kinh hoàng, hoảng
sợ tột cùng, âm thanh lấn át, nhấn chìm sự bé nhỏ, nỗi sợ hãi của con người, con người tột cùng bé nhỏ
trước sự hoang dại nguyên thủy của tự nhiên
Liên tưởng độc đáo, sự chơi ngông trong văn chương của Nguyễn Tuân ….

2. Phân tích/ cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông
Đà của Nguyễn Tuân
1. Mở bài:
2. Thân bài:
2.1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2.2. Phân tích hình tượng người lái đò
- Kết nối với nhan đề: Người lái đò sông Đà; lời đề từ: Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông
(Wladyslaw Broniewski)- cảm hứng ngợi ca, khám phá vẻ đẹp của con người lao động trên dòng sông- nhấn
mạnh sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân sau CMT8
- Lai lịch, ngoại hình, một số nét tính cách (giới thiệu chung)
+ Lai lịch: người lái đò trong tác phẩm không được nhắc đến tên, chỉ được gọi là ông đò Lai Châu,
ông lái, người lái đò- con người lao động đời thường, giản dị, vô danh, một người giữa muôn người, một vẻ
đẹp bình dị giữa muôn mặt đời thường (liên hệ đến cảm hứng sáng tác trước CM- trí thức tinh hoa). Ông đò
sinh ra, lớn lên và cả cuộc đời gắn bó với sông nước, không thể đếm được bao nhiêu lần vượt thác, bao
nhiêu chuyến đò trong cuộc đời ông lái, chỉ biết con sông này giống như một thiên sử thi anh hùng, một bản
trường ca mà ông đã thuộc đến từng dấu chấm.
+ Ngoại hình in đậm dấu ấn của vùng sông nước: tay dài lêu nghêu, chân khuỳnh ra như lúc nào cũng
đang kẹp chặt một cái cuống lái tưởng tượng, giọng nói thì ào ào, mạnh mẽ như tiếng nước trên mặt ghềnh
+ Ông lái đò không thích chỗ nước êm mà thích đi thuyền ở nơi có thác- trải nghiệm cảm giác thú vị,
hành trình vượt thác sông Đà trở thành một cuộc phiêu lưu- dấu ấn nhân vật của Nguyễn Tuân: chất tài hoa
nghệ sĩ, thích cảm giác mạnh, phi thường, độc đáo
- Vẻ đẹp của người lái đò trong trận thủy chiến trên sông Đà
(Có hai cách triển khai: Cách 1: phân tích vẻ đẹp hình tượng theo diễn biến của trận thủy chiến- từ đó
khái quát phẩm chất; Cách 2: phân tích theo các phẩm chất, lấy dẫn chứng từ hình ảnh người lái đò trong
trận thủy chiến trên sông)
+ Tái hiện lại trùng vi thạch trận sông Đà (tái hiện khái quát, tránh miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, kể lại tác
phẩm bằng lời của mình): nhấn mạnh tâm địa của kẻ thù số một với con người, con sông đã lặng lẽ giao
việc cho mỗi hòn đá, bày thạch trận trên sông, tính toán từ vị trí đến chiến thuật một cách kĩ càng, quyết
đoạt bằng được sinh mệnh của người lái đò
+ Vòng thứ nhất:
Khi phân tích, đặt sự hung hãn, dữ tợn của thác đá sông Đà bên cạnh sự bé nhỏ, đơn độc của con
thuyền và sự dũng cảm, mưu trí, bản lĩnh của người lái đò, nhấn mạnh sự tương phản để làm nổi bật phẩm
chất
Sự hung hãn, dữ tợn của thác đá sông Đà: đám đá tảng đá hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên
sông đòi ăn chết con thuyền đơn độc, chúng bủa vây lấy con thuyền, khiến cho con thuyền không còn đường
lui, không còn biết đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà: hàng tiền vệ canh cửa giả vờ sơ hở để dụ con thuyền
vào; vào tuyến giữa đánh khuýp quật vu hồi, nếu vẫn chọc thủng được tuyến giữa thì vẫn còn những boong
ke chìm và pháo đài nổi. Đây là bày binh bố trận, thực tế sẽ còn hung hãn hơn: nước thác hò reo làm thanh
viện cho đá, làm thành một trận nước vang trời thanh la não bạt (đe dọa bằng âm thanh); những con sóng
hung tợn như quân liều mạng đá trái, thúc vào bụng vào hồng thuyền, đòi lật ngửa thuyền ra, đánh đòn tỉa,
đánh đòn âm, đánh hồi lùng… Nguyễn Tuân đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê, nhân hóa, hàng loạt các
động từ mạnh, những câu văn ngắt nhịp ngắn, mạnh mẽ, dồn dập gợi sự tấn công liên tiếp nhằm đoạt
bằng được sinh mệnh người lái đò. Tất cả đều muốn lấn át, tiêu diệt con thuyền đơn độc và nhỏ bé, không
cho con thuyền một cơ hội nào để sống sót. Những con sóng đã đánh đến ngón đòn hiểm độc nhất: bóp chặt
lấy hạ bộ của người lái đò và khiến cho ông đò bị thương.
(Liên hệ với những đoạn trước để nhận xét về tâm địa nham hiểm, độc ác của kẻ thù số một với con
người)
Phẩm chất trí dũng tuyệt vời và bản lĩnh của ông lái đò: Ông đò rất chắc tay chèo trước những
luồng sóng tấn công liên tiếp, hung hăng, dữ tợn. Ngay cả khi bị thương, ông đò vẫn cố nén vết thương, hai
chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái. Giữa tiếng hỗn chiến của nước của đá thác, vẫn nghe thấy dõng dạc tiếng
chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo của người lái đò – cứ thế ông đã vượt qua trùng vi thạch trận lần thứ nhất
Lưu ý: số lượng câu văn và chi tiết miêu tả trực tiếp hình ảnh ông lái đò không nhiều, chủ yếu là các
câu văn và chi tiết miêu tả thác đá sông Đà- nghệ thuật đòn bẩy để làm nổi bật bản lĩnh mạnh mẽ, tư thế
oai phong, vững chãi, sự bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt và điêu luyện của người lái đò
+ Vòng thứ hai: vừa xong trùng vi thạch trận vòng thứ nhất, ông đò không một phút nghỉ tay đã lập
tức đổi luôn chiến thuật- cho thấy kinh nghiệm dày dạn của ông lái đò. Đây đúng là con người đã nắm vững
trong tay binh pháp của sông Đà, đã thuộc quy luật phục kích của đá thác, con người biết rất rõ tâm địa
nham hiểm của kẻ thù. Vòng hai này sẽ khó khăn hơn nhưng hình ảnh ông lái đò hiện lên càng mạnh mẽ
hơn.
Nếu như vòng đầu có 4 cửa tử và 1 sinh lập lờ ở phía tả ngạn thì vòng hai sông Đà tăng thêm nhiều
cửa tử, cửa sinh lại lệch về phía hữu ngạn. Nó quyết không để con thuyền dùng kinh nghiệm để vòng hai
một cách dễ dàng mà giăng thêm nhiều cạm bẫy. Những con sóng thác cũng trở nên hung hãn hơn “Dòng
thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá”- con sông mang diện mạo của một con mãnh thú chỉ
trực chờ tiêu diệt kẻ thù.
Nếu như ở vòng 1 ông lái đò để bị thương vì một cuộc đánh úp, tấn công bất ngờ thì đến vòng hai hình
ảnh ông đò khẳng định tư thế của con người lao động làm chủ được sức mạnh của tự nhiên. Hình ảnh ông
đò hiện lên mạnh mẽ, bản lĩnh, dũng cảm: cưỡi lên thác đá sông Đà phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ- leo
lên lưng cọp thì không có đường lui, hoặc là đi đến cùng và chiến thắng hoặc là phải trả giá bằng sinh mạng
của mình- nâng tầm vóc và sức mạnh của con người. Hình ảnh ông đò nắm lấy bờm sóng, ghì cương lái lái
thẳng vào cửa sinh, đè sấn tới những con sóng để mở đường tiến là hình ảnh kì vĩ về sức mạnh của con
người. Những con sóng dù hung hãn đến mấy cũng không thể cản đường, những con sóng tưởng “vô sở bất
chí” mà cuối cùng đã bị khuất phục trước tài năng, bản lĩnh của người lái đò sông Đà (Liên hệ hình tượng
con người lao động trong Đoàn thuyền đánh cá)
+ Vòng thứ ba: nhấn mạnh đây là vòng cuối trong trùng vi thạch trận sông Đà, bên trái, bên phải đều
là luồng chết, chỉ có duy nhất một cửa sinh ở chính giữa. Cái chết bủa vây khắp nơi, chỉ cần một chút sơ hở
là con thuyền và người lái đò phải trả giá bằng cả sinh mạng. Vậy mà lần này, con thuyền lại vượt qua vòng
vây một cách hết sức nhẹ nhàng “Vút vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng. Con thuyền như mũi tên
tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”
Lưu ý: nhấn mạnh sự tương phản giữa vòng vây có tính chất quyết định sinh mệnh của con
thuyền và người lái đò, tính chất thử thách khi con thuyền đã phải vượt qua hai vòng chiến đấu căng
thẳng giờ đây lại đứng giữa trận địa đầy cạm bẫy trong sự bủa vây của cái chết với phong thái ung
dung, thư thái như không chút bận tâm của người lái đò và hình ảnh con thuyền lướt đi nhẹ nhàng,
khinh khoái. Đây là hình ảnh thể hiện chất tài hoa nghệ sĩ ở người lái đò đã thuộc đến từng ngã rẽ, khúc
quanh trên quãng sông này như thuộc từng dấu chấm của một bản trường ca anh hùng. Ông đò đúng là con
người “tay lái ra hoa” trên sông nước. Hành trình vượt thác, chống chọi với thiên nhiên hung bạo để giành
giật sinh mệnh bỗng nhẹ nhõm, khinh khoái như một cuộc dạo chơi. Con thuyền lướt đi vun vút trong không
gian “cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng” như không hề có sự hiện diện của cạm bẫy, hình ảnh con
thuyền vượt ranh giới sinh tử hiện lên đậm chất thơ như một mũi tên xuyên qua tấm màn hư ảo, mông lung
của hơi nước. Con thuyền lướt đi nhanh và nhẹ đến mức như tự động lái được, lượn được mà không cần có
sự chú tâm, gắng sức chỉ huy của người lái đò. Chèo đò vượt thác đá sông Đà mà nhẹ nhàng như không vừa
khẳng định bản lĩnh ngang tàng của người lái đò trước mênh mông sông nước vừa là hình ảnh của một
người nghệ sĩ trong hành trình đầy say mê.
Đoạn miêu tả vòng thứ ba, âm hưởng của câu văn nhẹ nhõm, khác hẳn với sự dồn dập, căng thẳng của
không khí trận chiến ở trùng vi thạch trận lần thứ nhất, tạo nên ấn tượng thú vị về hành trình lao động của
người lái đò như một cuộc lãng du.
- Sau khi vượt qua trùng vi thạch trận sông Đà, ông đò nướng ống cơm lam, mọi người nói chuyện về
cá dầm xanh, cá anh vũ, những thanh âm của đá thác tan đi trong trí nhớ, họ không nhắc đến chuyện vượt thác,
đối với họ, đó không phải là một kì tích, chỉ là cuộc sống đời thường mà thôi. Họ sống và ngày ngày vượt qua
những con thác tự nhiên như hơi thở, như một phần bình thường của cuộc sống. Đây là phong thái ung dung,
thanh thản, đậm chất nghệ sĩ, ông đò là một huyền thoại giữa đời thường
2.3. Đánh giá:
- Khái quát vẻ đẹp của hình tượng người lái đò, nhấn mạnh bản lĩnh mạnh mẽ, tư thế hiên ngang, dũng
mãnh, sự điêu luyện và tài hoa- khẳng định dấu ấn nghệ sĩ của hình tượng (liên hệ đến phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân- sự theo đuổi cái đẹp hoàn hảo, toàn bích, tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, dấu
ấn sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật sau năm 1945: đi tìm cái đẹp ở cuộc đời lao động, ở những con
người lao động bình thường giản dị, vô danh, đi tìm những huyền thoại giữa đời thường)
Có thể so sánh, mở rộng đến hình tượng Huấn Cao trước CMT8
- Nghệ thuật khắc họa hình tượng: tài dựng cảnh, tả người, nghệ thuật tương phản, đòn bẩy, vận dụng tri
thức của quân sự, thể thao trong khắc họa hình tượng ông lái đò và làm nổi bật âm mưu nham hiểm của con
sông Đà, sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa, liệt kê, các động từ mạnh, những câu văn giàu hình ảnh, nhịp
điệu…
- Mở rộng đến Nguyễn Tuân: định nghĩa về người nghệ sĩ, sự độc đáo, sáng tạo trong phong cách nghệ
thuật, chơi ngông trong văn chương…
3. Kết bài

3. Dạng đề bài chứng minh nhận định


Trong bài viết Nguyễn Tuân- Nhà văn của hình dung từ, nhà nghiên cứu Lã Nguyên viết:
“Trên trang văn của Nguyễn Tuân, Sông Đà không chỉ là vùng kì địa, là thế giới kì sắc, kì thanh, mà
còn là dòng chảy của những bước nhịp  kì thú.”
Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm Người lái đò sông Đà, anh/ chị hãy chứng minh nhận định trên.

- Kiểu bài: chứng minh nhận định


- Nội dung nhận định: đánh giá về nét đặc sắc của tác phẩm
- Phạm vi: hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà

1. Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận


2. Thân bài:
- Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Tuân, hoàn cảnh ra đời tác phẩm Người lái đò sông Đà
- Giải thích nhận định:
+ Chữ “kì”- kì lạ, độc đáo
+ Nhận định của nhà nghiên cứu Lã Nguyên nhấn mạnh đến vẻ đẹp độc đáo của hình tượng sông Đà
trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Tuân. Trên trang văn của Nguyễn Tuân, dòng chảy của tự nhiên đã trở thành
một vùng đất kì lạ được cảm nhận và thể hiện một cách tài tình qua màu sắc, âm thanh và những nhịp
điệu kì thú.
+ Kết nối chữ “kì” trong nhận định này với phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân: nhà văn
suốt đời đi tìm cái đẹp, một kẻ chơi ngông trong văn chương, tìm nguồn cảm hứng ở những vẻ đẹp biệt lệ, khác
thường, không ngừng tìm tòi những biểu đạt độc đáo, thể hiện dấu ấn riêng không thể trộn lẫn
- Chứng minh:
+ Sông Đà- vùng kì địa:
 Lời đề từ: Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc bắc lưu
 Con sông vừa hung bạo vừa trữ tình, vừa dữ dằn vừa nên thơ
+ Thế giới kì sắc, kì thanh
 Ấn tượng màu sắc: màu xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày trong cảm nhận từ dưới đáy hút nước
nhìn lên, sắc xanh ngọc bích của làn nước mùa xuân, khác hẳn với màu xanh canh hến của sông Gâm,
sông Lô, sắc đỏ của làn nước mùa thu- cái màu lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa,
như ai oán bực bội gì mỗi đột thu về; sắc trắng của hoa ban hoa gạo tháng hai làm cho con sông Đà
mang vẻ đẹp…; màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
 Ấn tượng âm thanh: tiếng nước thác- đặt trong tương quan với sự tĩnh lặng
+ Dòng chảy của những bước nhịp kì thú
 Nhịp điệu dồn dập: Lại chỗ mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió,
cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào túm được qua đấy
 Nhịp điệu chậm rãi, thong dong: Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ
đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi
- Đánh giá:
+ Khái quát vẻ đẹp độc đáo của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tài tình của Nguyễn Tuân- gợi nên một hình tượng sông Đà cực kì sống
động trong cảm nhận của tất cả các giác quan
+ Mở rộng: phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, đóng góp của Nguyễn Tuân cho sự phát triển cùa thể
loại tùy bút trong văn học hiện đại Việt Nam
3. Kết bài:

ĐỀ 2
Trong bài viết nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Nguyễn Tuân, nhà nghiên cứu Phong Lê từng
nhận xét: ở Nguyễn Tuân có tất cả những gì làm nên “hồn cốt của một người viết - đó là lòng yêu cái đẹp và
khả năng làm giàu cho cái đẹp ở tư cách một người viết tận tụy và hết mình cho ngôn từ” (Nguyễn Tuân -
người đến được với cái đẹp và cái thật, Tạp chí Sông Hương, số 257, tháng 07/2010)
Từ cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà, hãy làm nổi bật “hồn cốt của một
người viết” ở Nguyễn Tuân.

- Kiểu bài: chứng minh nhận định


- Nội dung nhận định: đánh giá về tác giả
- Phạm vi: vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận


2. Thân bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giải thích:
+ Hồn cốt của một người viết- điều quan trọng nhất làm nên một người cầm bút
+ Lòng yêu cái đẹp- sự trân trọng, nâng niu, ý thức kiếm tìm, nuôi dưỡng, vươn tới cái đẹp trong đời
sống- cái đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống, của con người
+ Khả năng làm giàu cho cái đẹp ở tư cách một người viết tận tụy và hết mình cho ngôn từ- nhà văn là
người có khả năng đặc biệt trong việc sử dụng ngôn từ, không ngừng tìm tòi để đem đến những biểu đạt mới
mẻ, giàu cảm xúc để truyền đến cho người đọc cảm nhận về cái đẹp và tình yêu cuộc sống
+ Liên hệ từ nhận định này đến Nguyễn Tuân- một định nghĩa về người nghệ sĩ, người tự nhận mình là
“chuyên viên tiếng Việt”
- Phân tích vẻ đẹp của thơ mộng, trữ tình của sông Đà để làm nổi bật “hồn cốt của một người viết” ở
Nguyễn Tuân
Lưu ý: vì hình tượng nghệ thuật là một chỉnh thể nên không thể tác rời nội dung và hình thức biểu đạt nên
sẽ không thể phân tích rời cái đẹp và hệ thống ngôn từ biểu đạt vẻ đẹp đó. Phân tích vẻ đẹp thơ mộng trữ tình
của sông Đà, trong quá trình phân tích, nhấn mạnh vào sự tinh tế, tài hoa, công phu của tác giả trong nghệ thuật
sử dụng ngôn từ
- Đánh giá:
+ Khái quát vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của hình tượng sông Đà và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tài tình
của Nguyễn Tuân
+ Đánh giá hồn cốt của một người viết ở Nguyễn Tuân
+ Mở rộng: quy luật về sự sáng tạo của văn chương, nghệ thuật
3. Kết bài:

ĐỀ 3
Trong bài viết Nguyễn Tuân- Người đi tìm và sáng tạo cái đẹp, nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy viết:
Trên hành trình khám phá thẩm mỹ, Nguyễn Tuân đã gặp những sự trái khoáy, nghịch lý- cái đẹp thì không
thật, và cái thật thì không đẹp. Nguyễn Đình Thi đã nhận xét như sau: “Cách mạng là sự đổi đời đối với
Nguyễn Tuân, vì ông thấy cái có thật bây giờ đẹp và cái đẹp bây giờ có thật trong cuộc đời”
Tử vẻ đẹp của hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác (Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, Tập
một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016), liên hệ đến nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Ngữ
văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016), anh/ chị hãy làm rõ hành trình khám phá thẩm mĩ của
Nguyễn Tuân

- Kiểu bài: chứng minh nhận định


- Nội dung nhận định: đánh giá về tác giả
- Phạm vi: vẻ đẹp của hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác trong tác phẩm Người lái đò sông Đà,
nhân vật Huấn Cao

1. Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận


2. Thân bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giải thích nhận định từ hành trình sáng tạo của Nguyễn Tuân:
+ Cái đẹp thì không thật, và cái thật thì không đẹp- trước Cách mạng tháng Tám 1945
+ Cái có thật bây giờ đẹp và cái đẹp bây giờ có thật trong đời- sau Cách mạng
+ Hai nhận định thể hiện hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Tuân, sự vận động trong phong cách
nghệ thuật của nhà văn
- Phân tích hình tượng để làm rõ hành trình khám phá thẩm mĩ của Nguyễn Tuân
+ Phân tích hình tượng người lái đò- nhấn mạnh vẻ đẹp của con người lao động giữa đời thường
+ Liên hệ đến nhân vật Huấn Cao- nhấn mạnh huyền thoại về người nghệ sĩ, huyền thoại về khí phách,
thiên lương và cái chết của Huấn Cao- nhấn mạnh tính chất lãng mạn của hình tượng này
- Khái quát hành trình sáng tạo của Nguyễn Tuân qua hai hình tượng: nhấn mạnh những điểm vận động
và sự thống nhất
3. Kết bài

You might also like