You are on page 1of 5

Ôn tập – Người lái đò Sông Đà

Đề số 2: Phân tích hình tượng sông Đà qua đoạn trích: “Còn xa lắm…có giỏi thì
tiến vào” từ đó nhận xét cái nhìn phát hiện của Nguyễn Tuân về con sông Đà
I. Mở bài
- Sứ mệnh của nhà văn là đi tìm cái đẹp ẩn lấp, kín đáo, phát hiện và nâng đỡ
cái đẹp như con ông biến trăm hoa thành một mật. Người nghệ sĩ phải dùng bàn
tay tài hoa và lăng kính nghệ thuật để trang văn của họ mới chạm vào tim độc
giả. Nguyễn Tuân đã hoàn thành trọn vẹn thiên chức của một nhà văn khi tạo
nên kỳ bút “Người lái đò sông Đà”, một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật của Nguyễn Tuân
- Đặc biệt, qua đoạn trích “còn xa lắm… có giỏi thì tiến vào”, Nguyễn Tuân đã
làm nổi bật hình tượng Sông Đà với vẻ đẹp hung bạo. Qua đoạn trích trên,
Nguyễn Tuân đã bộc lộ rõ nét cái nhìn phát hiện của ông về con sông
II. Thân bài
1. Khái quát chung
a. Tác giả tác phẩm
- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông là
định nghĩa về người nghệ sĩ với phong cách độc đáo, uyên bác và tài hoa. Nét
nổi bật trong phong cách của ông là luôn nhận sự vật ở phương diện văn hóa và
mỹ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Đặc biệt, ông thường
có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mỹ
- “Người lái đò Sông Đà” là bài tùy bút được in trong tập “Sông Đà”, một thành
quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân thu hoạch được trong chuyến đi tới
miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. Tác phẩm cho diện mạo của một Nguyễn Tuân
mới mẻ, khao khát được hòa nhịp với đất nước và cuộc đời, đối lập với phong
cách nghệ thuật của ông trước cách mạng – một con người theo chủ nghĩa xê
dịch
b. Khái quát hình tượng sông Đà trong toàn tác phẩm:
+) Vẻ đẹp con Sông Đà được thể hiện rõ nét qua tác phẩm
+) Trong đó, dọc theo tùy bút này, vẻ dữ dội, hùng vĩ và hung bạo của con sông
này khiến người đọc ghê rợn, nhưng ẩn sâu trong sự hung bạo ấy là sự thơ
mộng, trữ tình, mỹ lệ
+) Hai tính cách đối lập ấy đã hiện lên như một đứa con mang hai dòng máu.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà không phải là thứ thiên nhiên vô tri
vô giác, mà là một sinh thể sống như một con người
+) Sông Đà quả thật vừa là kẻ thù số một của con người, là loài thủy quái khổng
lồ, nguy hiểm, nhưng ngược lại, nó cũng là một công trình tuyệt vời của tạo hóa
2. Phân tích chi tiết
a. Hình tượng sông Đà
a1. Nước thác trên sông
* Khi ở xa
- Với lối ghi chép theo mức độ tăng tiến, Nguyễn Tuân đã ghi lại bản giao
hưởng của thác nước sông Đà từ xa đến gần
- “ Còn xa lắm mới đến cái thác dưới…chế nhạo” (từ xa)
- Nhân hóa: “réo gần mãi lại réo to mãi”: những âm thanh ấy như sắp sửa nuốt
chửng con người, nó như là một sinh thể nguy hiểm, hiện lên như một con quỷ
dữ
- So sánh, điệp cấu trúc: “như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như
là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”: bốn động từ “van xin”, “khiêu khích”,
“giọng gằn”, “chế nhạo” thể hiện rõ tính cách và thai độ của thác đá sông Đà,
với đủ mọi trò như một con quái vật hung hăng, hiểm ác đang chờ đón con
thuyền. Những tính từ ấy tăng dần sức mạnh theo từng cấp độ, từ van xin đến
gằn rồi chế nhạo, ngày một hung hãn
- Nó thu hút và kích thích trí tò mò của bất cứ người đọc nào khi mà dòng thác
ấy như một con người đời thực, có tâm trạng, có đủ đầy những biểu hiện của
một tính cách thất thường. Nó kiêu căng, khinh khi, vênh mặt thử thách con
người và chứng tỏ sức mạnh của nó. Điều này chứng tỏ nó không chỉ hung bạo
mà còn là kẻ thù số một với tâm địa và diện mạo vô cùng dữ dằn, xảo quyệt
=> Đây là sức mạnh của nhà văn trong việc sử dụng ngôn từ, tạo nên cảm giác
con thuyền đang di chuyển ngày một gần hơn đến cái thác và con thuyền càng
gần, người đọc lại càng tò mò như xem một đoạn phim nảy lửa
* Khi đến gần
- Ấn tượng nhất chính là cách Nguyễn Tuân so sánh tiếng thác nước ở gần “Thế
rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu
rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn
trâu da cháy bùng bùng”
- So sánh: tác giả so sánh sự phẫn nộ, bừng thét của thiên nhiên đến đỉnh điểm
của một cơn phẫn nộ mạnh mẽ. Hình ảnh tạo nên một luồng âm thanh như
phóng thẳng vào màng nhĩ, xé toang cả không gian.
- Không chỉ dừng lại ở tiếng rống, mà còn là tiếng nổ của cả đám rừng vầu rừng
tre nứa bị cháy, tiếng nổ làm người ta nghe thấy như cả ruột tre đang rỗng, tung
tóe ra dữ dội.
- Ta hình dung một cảnh tượng hỗn loạn đang xảy ra như thước phim hành động
ác liệt: một ngàn con trâu mộng bị kẹt lại trong đám cháy hỗn loạn, rừng xanh
trở thành rừng nhuộm lửa đỏ, đốt cháy da từng con trâu bùng bùng giòn tan giữa
trời. Con sông Đà ở quãng thác này quả thật là một con quái vật đúng nghĩa,
một con mãnh thú ngàn năm tuổi với sự hung hãn và sức mạnh khủng khiếp trời
ban. Âm thanh rống lên liên hồi, được đẩy lên cao nhất đến ghê rợn, tiếng gào
thét không cam lòng của đàn trâu mộng như xé toang khoảng không gian và
thời gian, buộc ta phải dừng lại để cảm nhận và lắng nghe nó vì nó quá ghê rợn,
hãi hùng; âm thanh ấy như ghim chặt lại trên trang văn của Nguyễn Tuân khiến
ta phải nán lại chứng kiến. Tất cả đã tạo thành một bản giao hưởng hùng hồn
với nhạc khí là những đá, sóng và gió không ngừng nối tiếp nhau, tấu lên bản
tráng ca đầy mãnh liệt và man dại đại diện cho tính cách ương ngạnh khó chiều
và sức mạnh vĩ đại của thiên nhiên sông Đà.
a2. Thạch trận trên sông Đà
- Không chỉ riêng Nguyễn Tuân mà ai cũng phải ngạc nhiên trước hình ảnh
“sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”. Dường như cảnh hùng vĩ của cả
thiên nhiên Tây Bắc được gói gọn lại trong hình ảnh của sóng, bọt và sông đá.
Tính từ “trắng xóa” được lặp lại nhiều lần để gây ấn tượng, tạo ra cảm giác
trùng trùng điệp điệp nối đuôi chồm lên nhau. Hình ảnh liên tưởng đặc biệt
“chân trời đá” kết hợp với tính từ khiến người ta choáng ngợp. Câu văn như
hùng vĩ hơn, ẩn chứa sức mạnh của thác đá, nó không còn là một thác đá gầm
gừ muốn chế ngự con người mà đã trở thành một thác đá có sự kết hợp giữa
sóng, gió và bọt sóng đi vào lòng người một cách tự nhiên và chân thực. Điều
này càng khẳng định rõ hơn tài nghệ sử dụng từ ngữ tinh tế và sâu sắc của
Nguyễn Tuân.
* Đội quân thạch giang trên sông Đà khá hùng hậu, cả một chân trời đá, ngàn
năm vẫn mai phục hết trong lòng dòng sông
- Lực lượng: trắng xóa cả một chân trời đá: thác ở đây rất cao với lòng sông
toàn đá, làm cho những đợt sóng, bọt nước trắng xóa, đó là một hình ảnh rất
hùng vĩ
- Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, mỗi hòn đá như có một khuôn mặt
riêng:
+) Hòn thì ngổ ngao, hiếu chiến: mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt
sông là một số hòn bèm nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.
+) Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhum méo mó
hơn cả cái mặt nước
+) Mỗi hòn một dáng: nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá
to đá bé
=> Trong không gian ấy, chỉ có tiếng thác nước dội xuống một vùng rừng núi
hoang vu, lạnh lẽo ấy, những tảng đá nằm dưới lòng sông Đà tưởng chừng như
vô tri vô giác phút chốc đã biến thành những tay sai trung thành, dày dặn kinh
nghiệm của sông Đà. Thủ pháp nhân hóa của nhà văn càng được sử dụng triệt
để và thú vị hơn, khi những hòn đá vô tri vô giác ấy đã bộc lộ cả bản chất xấu
xa và xảo quyệt, ngang bướng như chính sông Đà – vị tướng chỉ huy của chúng
Nguyễn Tuân đã sử dụng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ qua những từ láy
“ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó” để thổi hồn vào từng thớ đá kết hợp với thủ
pháp nhân hóa, liên tưởng, so sánh cùng những câu văn dài ngắn đan xen đầy
tính tạo hình, gân guốc để gợi lên cái bí ẩn, hiểm ác, hung dữ ngàn năm của đá
sông Đà, đồng thời khắc họa nên cảnh tượng cuộc chiến không cân sức giữa con
người nhỏ bé và thiên nhiên hùng vĩ
- Mỗi hòn một nhiệm vụ:
+) Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông
+) Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như sơ hở, nhưng chính là
hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa
+) Những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba là phải đánh tan cái
thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở
chân thác
=> Với vốn hiểu biết phong phú kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, Nguyễn Tuân
đã làm nổi bật lên vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của những hòn đá nơi Đà giang.
Những động từ “chặn ngang”, “tiêu diệt” như cảnh báo về sự nguy hiểm của
thiên nhiên nơi đây, rằng đi vào Sông Đà sẽ là vào cửa tử, đe dọa tính mạng con
người
b. Đánh giá, nhận xét
- Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, sự hung bạo của Đà giang được hiện
ra ở dáng vẻ khác nhau. Tất cả đều toát lên một sức mạnh thiên nhiên kì vĩ.
Nhưng như Nguyễn Tuân nói, đến với sông Đà là để “tìm thứ vàng của màu sắc
sông núi Tây Bắc”. Nhà văn đã cho thấy dự cảm của nhà văn về vai trò, vị trí
của sông Đà trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đoạn trích là khúc ca ca ngợi
vẻ đẹp hung bạo của dòng sông. Đó cũng chính là sức mạnh của thiên nhiên mà
con người cần chinh phục. Đó cũng chính là niềm tự hào của tác giả về Tổ quốc
hùng vĩ, giàu đẹp.
- Ý nghĩa hình tượng sông Đà
+) Đối với tác giả: tác phẩm là một đứa con tinh thần, là nơi để gửi gắm tình
cảm cũng như là vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc
+) Đối với tác phẩm: góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề và khẳng định bút pháp
và tài hoa của Nguyễn Tuân
- Nghệ thuật: +) Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất
ngờ và rất thú vị của tác giả
+) Ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao
+) Câu văn có nhịp điệu, lúc thì hối hả, mau lẹ, lúc thì chậm rãi
+) Vận dụng kiến thức uyên thâm, có cảm hứng đặc biệt trước những hiện
tượng phi thường gây cảm giác mạnh, say mê khám phá và thưởng thức cái đẹp
c. Lệnh đề phụ: Nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện của NT
- Biểu hiện: Nhà văn nhìn Sông Đà không còn là con sông vô tri, vô giác mà là
con sông có linh hồn, có cá tính như con người: hung bạo, dữ dằn, hùng vĩ;
khám phá vẻ đẹp của dòng sông ở góc độ địa lí nhưng đậm chất văn chương, kết
hợp với nhiều ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh đầy ấn
tượng.
- Ý nghĩa: Qua hình tượng Sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha
thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm
nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả Sông Đà, Nguyễn Tuân
đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác, lịch lãm và độc đáo ở phong cách, tri thức sâu
sắc và phong phú, tâm hồn phóng khoáng yêu tự do và thiên nhiên đất nước,
luôn nhìn thấy ở thiên nhiên những vẻ đẹp chưa từng có và tiếp cận thiên nhiên
ở những góc nhìn độc đáo. Hình tượng Sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện
và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động Tây Bắc trong giai đoạn xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
III. Kết bài
“Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến
xứ sở của cái đẹp” (K. Pautopxki). Với tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”, ngòi
bút của Nguyễn Tuân như nở hoa trong sự hoà phối diệu kì giữa cái đẹp của
ngôn từ và ánh sáng tuyệt mĩ của chiều sâu hình ảnh, dẫn dắt người đọc đến với
vẻ đẹp hung bạo của sông Đà. Văn chương của Nguyễn Tuân đã mang đến cho
chúng ta một chân trời huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời
của cái đẹp, của sự tài hoa và uyên bác...

You might also like