You are on page 1of 5

Người lái đò sông Đà

(Trích )

- Nguyễn Tuân –
I/ Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Tuân: 1910 - 1987 - Người Hà nội.
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho.
- Ông là một nghệ sĩ tài hoa,uyên bác, phong cách nghệ thuật độc đáo: Luôn tiếp cận cuộc sống
từ góc độ tài hoa uyên bác ở phương diện văn hoá, nghệ thuật.
- Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân.
- Sở trường là tuỳ bút.
2. Tùy bút: Người lái đò Sông Đà
a. Xuất xứ :
- Được in trong tập “Tùy bút sông Đà” (1960) – gồm 15 bài tùy bút và 1 bài thơ ở dạng phác
thảo.
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở
Tây Bắc đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tác.
c. Thể loại Tuỳ bút:
- Tuỳ bút thuộc thể kí
-Thể hiện tính chủ quan, chất trữ tình rất đậm. Nhân vật chính là cái tôi của nhà văn;
-Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ.
d. Mục đích, cảm hứng chủ đạo:
- Đi tìm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và thứ vàng 10 ở tâm hồn của những người dân LĐ,
khát khao hòa nhịp với ĐN và cuộc đời .
3. Đoạn trích:
- Bố cục: Tạm chia 2 phần:
a) “ Từ đầu......nước sông Đà”.
→ Tính cách hung bạo, hiểm ác của sông Đà và trí dũng, tài nghệ của ông lái đò”.
b) Còn lại
→ Tính cách thơ mộng, trữ tình của sông Đà.
4. Chủ đề:
- Thể hiện lòng yêu thiên nhiên say đắm, lòng yêu nước thiết tha và niềm tự hào về những con
người anh hùng trong lao động xây dựng đất nước.
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình tượng con sông Đà:
a. Lai lịch con sông:
- “Chúng thuỷ giai Đông tẩu; Đà giang độc Bắc lưu” (mọi con sông đều chảy theo hướng
Đông, chỉ có sông Đà theo hướng Bắc)
- Thơ Ba Lan: Đẹp vậy thay tiếng hát dòng sông
- Ý nghĩa: Sông Đà như một nhân vật có diện mạo, có cá tính độc đáo.
- Tên gọi sông Bờ, Đà Giang, phụ lưu lớn của sông Hồng
+ Bắt nguồn từ huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và trải qua một vùng núi ác thì
nhập vào quốc tịch VN  Có khai sinh có trưởng thành.
+ Chảy qua các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ
+ Cung cấp 31% trữ lượng nước cho sông Hồng và là nguồn tài nguyên thủy điện lớn.
b. Một con sông hung bạo, dữ dằn:
- Hướng chảy: Chúng thủy giai Đông tẩu
Đà giang độc Bắc lưu.
- Hai bờ sông:
+ Bờ sông: Đá dựng vách thành.
+ Mặt sông: đúng ngọ mới có mặt trời.
+ Vách đá: thành chẹt, lòng sông Đà như 1 cái yết hầu.
- Mặt ghềnh Hát Loóng: dài hàng cây số nước xô đá, đá...
→ Kết cấu trùng điệp tăng tính hung bạo.
- Những cái hút nước:
+Thở và kêu như cửa cống cái bị sặc
+ Những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào → nhân hóa + so sánh → ghê
rợn đáng sợ.
- Tiếng nước thác sông Đà:
+ “Réo gần, réo to......oán trách van xin......khiêu khích, giọng gằn… ” → nhân hóa.
+ “Rống lên như tiếng ngàn con trâu mộng... cháy bùng bùng”
- Sóng nước: + Liều mạng đá trái thúc gối vào bụng, hông thuyền
+ Đội thuyền, đánh đòn tỉa, đòn âm.
- Luồng nước chia làm nhiều cửa:
+ Cửa sinh Bố trí thay đổi vị trí
+ Cửa tử
- Đá trên sông:
+ Bày thạch trận trên sông, ngàn năm vẫn mai phục
+ Hình thù kỳ quái: “ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó...”
+ Đá biết canh cửa, nhổm dậy về thuyền, phối hợp làm thanh viện cho nước, biết hất hàm hỏi
tên tuổi đối phương khi giao chiến.
SƠ KẾT: Nhà văn vận dụng kiến thức nhiều ngành: quân sự, điện ảnh, địa lý, võ thuật… kết
hợp vốn từ ngữ phong phú đa dạng, Sông Đà trở thành một sinh thể có hồn, sống động, ác
hiểm là kẻ thù số một của con người nhưng là biểu tượng cho sức mạnh và vẻ đẹp hùng vĩ của
thiên nhiên, đất nước - Quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên
nhiều dạng vẻ
c. Một con sông Đà trữ tình:
- Viết những câu văn mang dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài như chính dòng nước: con sông
Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình,...
- Dụng công tạo ra một không khí mơ màng, khiến người đọc có cảm giác như được lạc vào
một thế giới kì ảo.
* Ở trên cao:
- Hình dáng:
+ “ Như một sợi dây thừng ngoằn ngoèo…
+ “Tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc...”
→ So sánh → thiếu nữ mỹ miều của Tây Bắc.
- Nhìn xuyên qua mây mùa thu
+ Xuân: dòng xanh ngọc bích…..
+ Thu: lừ lừ chín đỏ……..
→ liên tưởng bất ngờ.
- Mang vẻ đẹp gợi cảm:
+ Vẻ đẹp của cố nhân: Đằm thắm, ấm nồng, dịu dàng.
● Màu nắng tháng 3 Đường thi
● Bờ bãi sông: chuồn chuồn, bươm bướm → vui như nối lại chiêm bao.
+ Vẻ đẹp cổ điển:
● Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử.......cổ tích tuổi xưa.
+ Vẻ đẹp trữ tình thơ mộng: dáng nét, thanh sắc êm dịu mượt mà.
● Nương ngô nhú lên mấy lá ngô non…
● Đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ tranh.
● Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông, bụng trắng như bạc rơi thoi.
=> Bức tranh cuộc sống tươi mới, đầy thanh sắc
 Sự tài hoa đã đem lại cho áng văn những trang tuyệt bút.
 Tạo dựng nên cả một không gian trữ tình đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây.
2. Hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo:
a/ Lai lịch và ngoại hình
-Quê hương: ngã tư sông sát tỉnh Lai Châu.
-Ngoại hình: Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp
lấy một cuống lái tưởng tượng.
→ nghệ thuật so sánh, hệ thống từ láy gợi hình thể hiện tình cảm trân trọng của Nguyễn Tuân
đối với người lao động. Chính nghề sông nước đã tạo ra vẻ đẹp ngoại hình như vậy.
- Ông lái vô danh, nhỏ bé trên con thuyền đơn độc với mái chèo làm võ khí
- Đối mặt với thiên nhiên, hiểu biết tường tận tính nết dòng sông, thuộc lòng những luồng nước
của con thác hiểm trở, nắm được quy luật tất yếu của sông Đà.
- Tài nghệ lái đò vượt thác: cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên một trận thủy chiến
ở mặt trận sông Đà:
+ Tính chất cuộc chiến: không cân sức
+ Sông Đà: sóng nước hò reo quyết vật ngửa mình thuyền; thạch trận với đủ 3 lớp trùng vi vây
bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và nham hiểm à dữ dội, hiểm độc
với sức mạnh được nâng lên hàng thần thánh.
+ Con người: nhỏ bé, không hề có phép màu, vũ khí trong tay chỉ là chiếc cán chèo trên một
con đò đơn độc hết chỗ lùi.
- Kết quả: Thác dữ đã không chặn bắt được con thuyền; con người chiến thắng sức mạnh thần
thánh của tự nhiên.
+ Con người cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận; đè
sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông.
+ Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè.
- Vẻ đẹp khiêm tốn, giản dị giữa đời thường
+ Đốt lửa trong hang đá
+ Nướng ống cơm lam, bàn tán về cá Anh Vũ, cá Dầm xanh…
- Nguyên nhân làm nên chiến thắng: sự ngoan cường, dũng cảm, tài trí, chí quyết tâm và nhất là
kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh.
* Nhận xét:
+Thiên nhiên: vàng; con người lao động: vàng mười à trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con
người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả.
+ Con người được ví với khối vàng mười quý giá lại chỉ là những ông lái, nhà đò nghèo khổ,
làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh.
+ Những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà
trở nên lớn lao, kì vĩ, hiện lên như đại diện của Con Người.
=>Nét độc đáo trong cách khắc hoạ:
- Tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ.
- Tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình.
àTiểu kết: Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, hình ảnh người lái đò hiện lên với một vị thế của
một vị tướng xung trận vừa mang vẻ đẹp của nghệ sĩ tài hoa trên mặt trận sông nước nhưng vẫn
lấp lánh vẻ đẹp đời thường bình dị của người lao động thường ngày.
3. Quan niệm về người lái đò của tác giả:
- Người nghệ sĩ không chỉ là những người làm nghệ thuật mà bao gồm những người không
liên quan đến nghệ thuật. Làm việc đạt trình độ tinh vi, điêu luyện, tài hoa.
- CNAH không chỉ có ở chiến trường mà có ngay trong cuộc sống đời thường, trong những
người dân lao động bình thường.
=> Biểu tượng con người chiến thắng chinh phục thiên nhiên.
4. Phong cách nghệ thuật:
- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ
tình…
- Xây dựng hình tượng nhân vật ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Tài hoa – uyên bác trên từng trang viết.
+ Vận dụng kiến thức về lịch sử, địa lý, quân sự, võ thuật, hội họa, điêu khắc, điện ảnh...
để miêu tả thiên nhiên và con người.
+ Ngôn từ phong phú, điêu luyện; giàu hình ảnh sáng tạo, bất ngờ.
III. Ý nghĩa văn bản:
- Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền
Tây Bắc của Tổ quốc.
- Thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con
người Việt Nam.

You might also like