You are on page 1of 19

“Người lái đò Sông Đà”

(Trích)
Nguyễn Tuân
I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả (1910 - 1987)


- Là một nhà văn lớn (cây đại thụ của nền VHVN hiện đại),
- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
- phong cách nghệ thuật: tài hoa, uyên bác
Uyên bác: Vốn kiến thức sâu rộng
Luôn tiếp cận đời sống ở phương diện nghệ thuật
Tài hoa:
Miêu tả con người là những người có phẩm chất tài hoa nghệ sĩ

Vận dụng linh hoạt vốn ngôn ngữ phong phú tạo nên những trang văn đẹp

-Đóng góp nổi bật: thể tùy bút


2. Tác phẩm.
- Thể loại: tuỳ bút
-Xuất xứ: in trong tập tuỳ bút «Sông Đà» (1960).

Khai thác & ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ hung bạo nhưng đầy chất thơ của ds
-Cảm hứng: Đà
Vẻ đẹp con người lao động tài hoa trí dũng trên dòng sông ấy

-Đánh giá chung:


+Thể hiện rõ đặc điểm trong sáng tác của NT sau CMt8:
sự gắn bó mật thiết của NT với vẻ đẹp cuộc đời, với con người dưới chế độ mới & niềm
khao khát được hòa nhịp với đất nước ,cuộc đời
+Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của NT: tài hoa, uyên bác
II. ĐỌC – HIỂU
Hung bạo
1.Hình tượng con sông Đà Trữ tình.

a. Sông Đà hung bạo.

* Đá hai bên bờ sông


-Đá dựng vách thành chẹt lòng sông như cái yết hầu
Ngăn người ta không lên được bờ
Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
-Lòng sông hẹp: “có quãng con nai con hổ....”
-Đúng ngọ mới có mặt trời
Thế giới riêng âm u, u tối đầy bí hiểm
-Qua quãng ấy đang mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh Xúc giác
Rùng mình ớn lạnh
-Liên tưởng bất ngờ: «Cảm thấy ....tắt phụt đèn điện»
Cảm giác như rơi vào khoảng không mà không có hướng giải thoát
* Quãng mặt ghềnh Hát Lóong
«dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn, luồng gió gùn ghè
suốt năm..."
-Âm thanh: gùn ghè Ghê rợn
-Cấu trúc trùng điệp: Đá, gió , sóng cứ ào ạt, liên tiếp
-So sánh: “như lúc nào cũng đòi nợ xuýt”  như 1 kẻ giang hồ, tay đòi nợ vô lí
*Những cái hút nước

-So sánh: như cái giếng bê tông:


Xoáy nước tạo thành vòng lớn xoáy sâu xuống đáy lực hút cực mạnh

“thở và kêu như cửa cống cái bị sặc” cổ họng con quái vật bị hóc mồi
-Sức mạnh: từng làm tan xác nhiều con thuyền, bè gỗ
- Giải pháp: chèo thuyền qua xoáy nước như ô tô sang số ấn ga vút qua quãng đường mượn
cạp ra ngoài bờ vực
-Liên tưởng đến 1 thước phim táo bạo được ghi từ trong cái hút nước: hình ảnh
mặt giếng xây bằng nước sông xanh ve 1 áng thủy tinh
hình ảnh vừa đẹp, vừa gợi cảm giác sợ hãi
* Trận địa thác đá
-Thác:
cảm nhận qua âm thanh
+Khi còn xa: oán trách,
van xin,
khiêu khích
Giọng gằn mà chế nhạo
Như là 1 con quái vật hiếu chiến đang
khiêu khích, dọa dẫm người lái đò

+Gần hơn: “rống lên như một ngàn con trâu ... cháy bùng bùng”
Tiếng rống: âm thanh to nhất, cao nhất
Một ngàn con trâu mộng: hợp âm của số lượng lớn
Trâu mộng: độ tuổi mạnh nhất, khỏe nhất
Trong cảnh ngộ: “phá tuông rừng lửa” -> chạy thục mạng để thoát thân
Tiếng rống đầy bản năng, man dại, 1 dàn âm cực lớn chất chứa sự hoảng loạn
kinh hoàng
Cộng hưởng âm thanh của rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa
Hai âm thanh cực lớn kết hợp tạo nên dàn hợp âm thanh cực đại khiến con
người phải choáng váng, hãi hùng
Nghệ thuật

Trùng điệp Hình ảnh trùng điệp: rừng lửa ngùn ngụt + đàn trâu chạy điên cuồng,

Âm thanh trùng điệp: tiếng rống + tiếng nổ lửa của rừng vầu rừng tre

gợi cảm giác hoảng loạn hãi hùng

So sánh độc đáo Lấy lửa tả nước.


Lấy rừng tả sông
tạo hiệu ứng cảm xúc vô cùng mạnh mẽ
-Đá: ngàn năm mai phục

Mặt thằng nào cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm méo mó

Bày thạch trận theo binh pháp của thần sông, thần đá

Đủ các loại: đá lớn đá bé, đá tướng đá quân, đá chìm đá nổi

Nghệ thuât Nhân hóa


Dùng tri thức quân sự, võ thuật, thể thao

Đá như đội quân tinh nhuệ, thiện chiến


Là kẻ thù số 1 của con người
b.Sông Đà trữ tình
*Góc nhìn trên cao
-“như chiếc dây thừng ngoằn ngoèo”: so sánh cụ thể hóa dáng hình mềm mại của sông
Đà

-“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo
đốt nương xuân”
áng tóc trữ tình: thướt tha duyên dáng
Đầu tóc chân tóc... lại được tô điểm bởi màu sắc rực rỡ của hoa ban, hoa gao
Cuồn cuộn mù khói…: bồng bềnh trong làn khói sương mờ ảo  càng làm tăng
thêm vẻ hư ảo kín đáo e ấp tình tứ của dòng sông.
Nghê thuật:
+so sánh với trùng điệp hình ảnh tạo ấn tượng sâu đậm về vẻ đẹp đầy yêu kiều,
thướt tha,
+Điệp ngữ: “tuôn dài tuôn dài” Tái hiện hình ảnh con sông với dòng chảy liên tục,
+Câu văn dài bất tận, miên man
-Màu sắc nước SĐ : biến ảo, kì thú

+Mùa xuân: xanh ngọc bích


+Mùa thu: lừ lừ chín đỏ như da mặt người...
ngôn ngữ đầy chất hội họa đem đến cho người đọc sự cảm nhận sắc nét về sắc nước của
dòng sông

*Góc nhìn của người đi rừng

-SĐ gợi cảm như 1 cố nhân  gợi t.cảm yêu thương đằm thắm ấm áp

-Gợi những câu Đường thi sâu lắng

Sông Đà đẹp như 1 bức tranh trong thơ ca cổ, là niềm cảm hứng bất tận
cho thi ca
*Góc nhìn của người ngồi thuyền trên sông

-Không khí lặng tờ tĩnh mịch “hình như từ đời Lí, đời Trần.....”:
như lưu vết tg quá khứ, hoang sơ, tĩnh mịch như từ thuở khai thiên lập địa

-“Bờ sông hoang dại như 1 bờ tiền sử, hồn nhiên như 1 nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”:
so sánh độc đáo: dùng không gian để gợi mở thời gian,

cảm giác mơ hồ huyền ảo, như lạc vào cổ tích, huyền thoại

-Cảnh vật đôi bờ: nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa
đồi cỏ giành đồi núi đang ra những nõn búp
đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm
trù phú, đầy sức sống
như một bức tranh gấm thêu mĩ miều lộng lẫy
-Cảm giác: thấy thèm được giật mình vì 1 tiếng còi xúp- lê:

như dự báo cho tương lai sẽ có những con tàu lên nơi đây, những
nhà máy xây dựng nơi đây
TIỂU KẾT

*Nội dung:
-Con sông Đà như 1 sinh thể đầy cá tính với 2 nét tính cách đối lâp: hung bạo,
trữ tình
-Như 1 công trình nghệ thuật của tạo hóa
-Biểu tượng cho vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội nhưng cũng hết sức thơ mộng của
thiên nhiên TB nói riêng & đất nước VN nói chung

*Nghệ thuật:
-Vận dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, điệp ngữ, nhân hóa, so
sánh…
-Khả năng liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú, độc đáo, bất ngờ, thú vị
-Sử dụng ngôn ngữ điêu luyện
-Kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều bô môn nghệ thuật khác nhau…
2.Hình tượng ông lái đò

a. Lai lịch, chân dung nhân vật:


-được gọi là ông lái đò Lai Châu

- gần 70 tuổi nhưng còn khỏe mạnh, quắc thước

-Dành phần lớn cuộc đời cho nghề lái đò  tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong
nghề

b.Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà trong quá trình vượt thác :
*Nhà văn đặt nhân vật vào một cuộc chiến gay go ác liệt với tương quan lực
lượng không cân sức:
-Thiên nhiên: hung hãn, hiểm độc :sóng, gió, thác, đá hùa với nhau quyết tiêu diệt
con người

-Con người:nhỏ bé với vũ khí duy nhất: cán chèo


*Cảnh vượt thác qua ba trùng vi thạch trận:
-Trùng vi thứ nhất: Thiên nhiên hung hãn tấn công – ông đò ở thế thủ
Sông Đà +chia thành năm cửa trận :bốn cửa tử và một cửa sinh, cửa sinh
được ngụy trang nằm lập lờ bí hiểm phía tả ngạn.
+Đánh phủ đầu, liên tiếp tấn công tứ phía: đá trái
thúc gối
đ
thuyền lên
Ông đò túm lấy-đòi
ngửa ông đò
+Bị tấn công ồ ạt – bị thương: mắt hoa lên,

mặt méo bệch


+Tìm cách tránh đòn, chống đòn và thoát hiểm: Giữ mái chèo khỏi bị hất lên
Cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp
chặt cuống lái

Tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo


dũng cảm ngoan cường
Ở trùng vi hai: Ông đò dần lấy lại thế chủ động
Sông Đà +Thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lại bố trí lệch sang phía bờ hữu ngạn nhằm
đánh lừa con thuyền.
+Dòng nước hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá

Ông lái đò :
+Nắm chắc binh pháp- thuộc qui luật - đổi chiến thuật dày dặn kinh nghiệm
trí tuệ, thông minh
phẩm chất cần có của 1 dũng tướng tài thao lược, biết địch biết ta
+“Cưỡi lên thác…như là cưỡi hổ” dũng mãnh tràn đầy hào khí
+“Nắm chặt được bờm sóng đúng luồng rồi ghì cương lái...mà phóng nhanh vào cửa
sinh...”
hành động nhanh, chính xác mềm mại uyển chuyển, dũng mãnh mà tài hoa
điệu nghệ
+ Đám thuỷ quân định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử
ông đã có cách trị: đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông chặt đôi ra để mở
đường tiến
 Một con người có nhiều kinh nghiệm, có hành động chuẩn xác, mau lẹ, quyết đoán.

Hình ảnh ông đò hiện lên với vẻ đẹp : Dũng mãnh, trí tuệ
Điệu nghệ, tài hoa
Ở trùng vi thứ ba: Ông đò hoàn toàn chủ động

Sông Đà + Ít cửa nhưng đều là luồng chết cả


+Cửa sinh nằm giữa bọn đá hậu vệ của con thác, cửa đi rất hẹp
 vô cùng hiểm hóc

Ông đò +Hoàn toàn chủ động: Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa mà
vượt qua cổng đá.
+Vượt qua với 1 tốc độ đáng kinh ngạc: Vút, vút…Thuyền như một mũi tên
xuyên nhanh qua hơi nước
→ nghệ thuật chèo đò

Vẻ đẹp của tay lái nở hoa trên sóng nước


*Sau cuộc chiến
Cho thuyền cập bến, lên hang đốt lửa nướng ống cơm lam, bàn tán về
cá anh vũ, cá dầm xanh......

 phong thái ung dung tự tại mang vẻ đẹp giản dị đời thường

TIỂU KẾT

*Nội dung:
-Qua ba lần vượt trùng vi thạch trận, tác giả ca ngợi sự trí dũng tài hoa, ca ngợi tư
thế chiến thắng của con người trước thiên nhiên hung hãn
-Tiêu biểu cho muôn người lao động vô danh, họ âm thầm bền bỉ và đam mê hết mình
với công việc, đóng góp cho cuộc đời
Vẻ đẹp của ông lái đò: người lao động – người anh hùng – người nghệ sĩ tài hoa

*Nghệ thuật: -Nhân hóa


-Vận dụng tri thức quân sự, võ thuật, nghệ thuật xiếc..
III.TỔNG KẾT:

-Thiên tùy bút ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ & thơ mộng của ds Đà
- Đặc biệt là tôn vinh ngợi ca vẻ đẹp cao quí của con người lao động

Bài ca về thiên nhiên đất nước – bài ca về lao động

-Cho thấy: +Tấm lòng nhà văn thiết tha yêu thiên nhiên, cuộc sống, & con người lao
động dựng xây cuộc đời
+Phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác

You might also like