You are on page 1of 5

2.

Phân tích
2.1. Hình tượng con sông Đà:
a. Con sông Đà hung bạo, dữ dội, hùng vĩ.
* Câu đề từ:
- “Chúng thuỷ giai Đông tẩu
Đà giang độc Bắc lưu”
Mọi con sông đều chảy về hướng Đông, chỉ riêng có sông Đà chảy về hướng Bắc.
Hướng chảy độc đáo thể hiện sự ngang ngược của sông Đà.
- Thơ Ba Lan: Đẹp vậy thay tiếng hát dòng sông
Ý nghĩa: Sông Đà như một nhân vật có diện mạo, có cá tính độc đáo.
- Quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ:
à Cách giới thiệu tạo ấn tượng về Sông Đà: như một nhân vật có cá tính độc đáo.
- Con sông Đà hung bạo thể hiện qua nhiều phương diện:
* Cảnh đá bờ sông
- Miêu tả:
+ Dựng vách thành, chỉ đúng ngọ mới thấy mặt trời à Hiểm trở, hùng vĩ.
+ Chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầuà Lưu tốc dòng chảy rất lớn.
+ Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá đã qua bờ bên kia…. con nai con hổ đã có lần vọt qua…
à Dòng chảy bị thu lại rấy hẹp.
- Nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, iên tưởng, tưởng tượng…
→ Vách đá dựng đứng với độ cao hun hút, độ nhỏ hẹp của dòng chảyà Gợi cảm giác lạnh, hẹp
và tối.
→ Cảnh hùng vĩ, hiểm trở có phần huyền bí.
* Mặt ghềnh Hát Loóng
- Miêu tả:
+ Dài hàng cây số, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào
cũng đòi nợ xuýt.../ tr186
+ Quãng này mà khinh suất tay lái …thuyền ra/ tr186
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc.
+ Câu văn trùng điệp móc xích kết hợp nhịp dài ngắn theo lối tăng tiến, nhiều thanh trắcà tạo sự
khẩn trương, dồn dập.
+ Nhân hóa: đòi nợ xuýt, tóm, lật ngửa…
à Gợi cảm giác dữ dằn, nguy hiểm, uy hiếp, đe dọa con người.
* Hút nước quãng Tà Mường Vát:
- Hình ảnh:
+…giống như cái giếng bê tông thả
xuống sông để chuẩn bị làm móng
cầu, …xoáy tít đáy, quay lừ lừ những cánh quạ đàn
+ …cột nước cao đến vài sải, xanh ve một áng thủy tinh đúc dày, khối pha lê xanh/ tr186,187
- Âm thanh: thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào/ 186 ,187
à Gợi cảm giác ghê sợ, chết người.
- Nghệ thuật: so sánh, liên tưởng, tưởng tượng phong phú, nhân hóa à Sông Đà hiện lên dữ
dội, nguy hiểm, là cạm bẫy chết người.

*Thác nước sông Đà:


- Âm thanh luôn thay đổi: Khi thì “oán trách van xin”, khi thì “khiêu khích, giọng gằn và chế
nhạo”, khi thì “rống lên” – hò la, gầm thét.
- Nghệ thuật
+ Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, các động từ mạnh.
+ Miêu tả tỉ mỉ => Quan sát công phu và kĩ càng
+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá…
+ Dùng lửa để tả nước.
à Sông Đà được mô tả như một bầy thủy quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo
quyệtà Gợi sức mạnh hoang dã, dữ dội của thên nhiên.
* Đá – Thạch trận sông Đà
- Những trùng vi thạch trận sẵn sàng nuốt chết con thuyền và người lái.
- NT:
+ Nhân hóa:
+ Tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ giàu tính tạo hình
+ Sử dụng tri thức của nhiều ngành: Võ thuật, quân sự…
=> Khiến cho sự vật có linh hồn, mỗi hòn đá đều táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên
cuồng thách đố người lái đò. => Bản chất nham hiểm, xảo quyệt, là kẻ thù số 1 với người lái
đò.
* Nhận xét
- Ngôn ngữ giàu tính tạo hình, biến hóa linh hoạt, có sức gợi cảm cao.
- Nghệ thuật miêu tả, sử dụng các giác quan: thị giác, xúc giác.
- Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, liên tưởng độc đáo.
- Vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau: điện ảnh, nghệ thuật, võ thuật, âm nhạc, điêu
khắc, hội họa, quân sự.
- Quan sát tỉ mỉ, công phuà Sông Đà như một loài thủy quái khổng lồ hung hăng với tâm địa
hẹp hòi, hung bạo.
 Phong cách tài hoa, uyên bác của NT.
<=> Nguyễn Tuân đã khắc họa sinh động sự hung bạo của Sông Đà: hiểm trở → cuộn sôi,
dữ dội → mạnh mẽ, hoang dã, điên cuồng→ mưu mô, xảo quyệt.
b. Con sông Đà thơ mộng, trữ tình:
* Đường nét.
- Viết những câu văn mang dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài như chính dòng nước : tuôn dài,
tuôn dài……hoa gạo.
 Câu văn dài, đầy hình ảnh, cảm xúc
 NT so sánh, liên tưởng. Sông Đà như một người phụ nữ kiều diễm, trữ tình, dịu dàng, mềm
mại, tha thướt.
=> Mềm mại, dịu dàng.
* Màu sắc
- Nước thay đổi theo mùa:
+ Mùa xuân: xanh ngọc bích
+ Mùa thu: lừ lừ chín đỏ
 quan sát tinh tế, chính xác
* Cảnh vật:
+ lặng tờ
+ nương ngô
+ cỏ gianh
+ đàn hươu…
+ chuồn chuồn, bươm bướm
+đàn cá đập nước
Cảnh vật tràn đầy sức sống, bình yên, thơ mộng.
- Bờ sông hoang dại và hồn nhiên như một bờ tiền sử, phảng phất nỗi niềm cổ tích.
• Sự tài hoa đã đem lại cho áng văn những trang tuyệt bút.
• Tạo dựng nên cả một không gian trữ tình đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây.

“Bờ sông hoang dại…tiền sử… hồn nhiên... nỗi niềm cổ tích…”
 So sánh bất ngờ, lạ: lấy cái cụ thể để so sánh với cái trừu tượng, xa vời
 Tác dụng: tạo cho đoạn văn hấp dẫn, giàu hình ảnh  sông Đà mộng mơ, kì ảo nhưng vẫn
giữ được nét hoang sơ, nguyên thủy.
- Nét gợi cảm:
+ Nhìn sông Đà như một cố nhân lâu ngày gặp lại
+Gợi nhớ những câu thơ Đường thi cổ kính Lí Bạch
+ Gợi nhớ nhưng tứ thơ trữ tình, đằm thắm, lãng mạn của Tản Đà

Tiểu kết:
+ Chọn góc nhìn bao quát từ trên cao (máy bay)
+ So sánh chuẩn xác, đầy ấn tượng; tưởng tượng
- Nội dung:
+ Con sông Đà hiền hòa, êm đềm, thơ mộng  chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc
+ Yêu mến và tự hào về thiên nhiên q/hương, đất nước
2.2. Hình tượng người lái đò:
a/ Lai lịch và ngoại hình
- Quê hương: ngã tư sông sát tỉnh Lai Châu.
- Ngoại hình: Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy
một cuống lái tưởng tượng.
→ Nghệ thuật so sánh, hệ thống từ láy gợi hình thể hiện tình cảm trân trọng của Nguyễn Tuân
đối với người lao động. Chính nghề sông nước đã tạo ra vẻ đẹp ngoại hình như vậy.
- Gần 70 tuổi vẫn cường tráng, dẻo dai
- Gắn bó máu thịt với nghề sông nước
-Trí tuệ: nắm chắc binh pháp thần sông, thần đá, thuộc quy luật phục kích  Thông minh, tài
giỏi am hiểu tinh tường về đối thủ

b. Cuộc chiến đấu giữa người lái đò và con Sông Đà qua 3 vòng trùng vi.
* Vòng vây 1:
Con sông Đà Ông lái đò
- Thác nước reo hò…. Cố nén vết thương, 2
- Đá bệ vệ oai phong tay kẹp chặt lấy cuống
lẫm liệt lái, mặt méo bệch đi
- Ùa vào bẻ gãy cán
chèo
- Nước bám lấy
thuyền… đòi lật ngửa
- 4 cửa tử, 1 cửa sinh
* Vòng vây 2:
Con sông Đà Ông lái đò
- Dòng nước hùm beo - Đổi luôn chiến thuật
đang hồng hộc tề mạnh, - Nắm chắc binh pháp
tăng nhiều cửa tủ của thần sông, thần đá
- …xô ra định níu - Thuộc qui luật phục
thuyền lôi vào tập đoàn kích của đá
cửa tử - Ghì cương lái…
- Không ngớt khiêu phóng nhanh vào cửa
khích sinh
- Tiu ngỉu mặt xanh lè, - Đè sấn lên chặt đôi ra
thất vọng

* Vòng vây 3:
Con sông Đà Ông lái đò
- Bên phải, trái Thuyền như một mũi tên tre
 luồng chết xuyên nhanh qua hơi nước.

 Nhận xét:
- Cuộc chiến đấu không cân sức: 1 bên là một thiên nhiên lớn lao, dữ dội hiểm độc với sức mạnh
được nâng lên hang thần thánh. 1 bên là con người nhỏ bé vũ khí chỉ là một chiếc cán chèo trên 1
con đò đơn độc đã chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên  nghệ sĩ tài hoa vô danh
trong cuộc chinh phục tự nhiên.
- Nguyên nhân làm nên chiến thắng: sự ngoan cường, dũng cảm, tài trí, chí quyết tâm và nhất là
kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh.
 Người lái đò hiện lên mộc mạc, bình dị, âm thầm nhưng rất mạnh mẽ, kiên cường, dũng cảm,
tài trí. Vẻ đẹp tâm hồn của con người TB - chất vàng mười
Tình cảm nhà văn: hết lòng khâm phục, ngợi ca

 Đoạn viết về đêm hang đá tràn ngập chất trữ tình bên lửa cháy và có cả những câu chuyện đời
thường ở quá khứ ở phía trước nhưng tuyệt nhiên không có hồi ức về hiểm nguy mà tất cả đều
lãng mạn ngọt ngào.
Tiểu kết:
+ Thiên nhiên được ví như chất vàng thì con người lao động TB được ví như chất vàng mười -
trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả.
+ Con người được ví với khối vàng mười quý giá lại chỉ là những ông lái, nhà đò nghèo khổ, làm
lụng âm thầm, giản dị, vô danh.
+ Những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà
trở nên lớn lao, kì vĩ, hiện lên như đại diện của Con Người.
Nét độc đáo trong cách khắc hoạ:
Tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ.
Tạo tình huống đầy thử thách để
nhân vật bộc lộ phẩm chất.
Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình.
=> Khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang
đã đưa con người tới thắng lợi trước sức mạnh tựa thánh thần của dòng sông hung dữ. Đó chính
là những yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và của những người lao động nói
chung.
3. Phong cách nghệ thuật: sau CMT8
- Giọng văn tin yêu, đôn hậu
-Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc giờ được phát huy trực tiếp, mạnh mẽ, cái đẹp được tìm
thấy trong nhân dân và trong cuộc sống
- Có cảm hứng đặc biệt đ/v những gì gây cảm giác mạnh
- Chất tài hoa và nghệ sĩ còn được thể hiện trong con người đại chúng (không còn là những con
người đặc tuyển) mà anh bộ đội, ông lái đò, chị dân quân (mỗi nhân vật là những nghệ sĩ trong
nghề nghiệp, mỗi cảnh đẹp là một công trình mĩ thuật của thiên nhiên).
- Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát hiện thực, sang tạo hình
tượng.
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ
tình…
2. Ý nghĩa văn bản:
- Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc
của Tổ quốc.
- Thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người
Việt Nam.

You might also like