You are on page 1of 3

Người Lái Đò Sông Đà - Nguyễn Tuân

I/ Tìm hiểu chung


1/ Tác giả
-Trước cách mạng Nguyễn Tuân là một nhà văn lãng mạn
- Phong cách viết tài hoa, độc đáo, uyên bác .
2/ Tác phẩm
a/ Xuất xứ:
Người Lái Đò Sông Đà in trong tập Sông Đà 1960
b/ Hoàn cảnh sáng tác:
Người lái đò Sông Đà là kết quả thu hoạch được trong chuyến đi thực tế gian khổ hào hứng
đến miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của tổ quốc năm 1958.
II/ Đọc hiểu văn bản
1/ Hình tượng con Sông Đà: có hai nét tính cách
a/ Sông Đà hung bạo, hùng vĩ, dữ dằn hiểm ác
* Cảnh đá bờ sông:
- “dựng vách thành”, “lúc đúng Ngọ mới thấy mặt trời”  tối tăm, lạnh lẽo âm u, nhỏ hẹp .
- Nghệ thuật so sánh : “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu”, “có chỗ con
nai, con hổ có thể nhảy từ bờ này sang bờ kia”, nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia nhỏ hẹp
nước chảy siết, sức chảy ghê gớm, mạnh, dữ dội, mối đe dọa cho con người.
- Hình ảnh liên tưởng ngồi trong khoang đò, đi ngang qua, mùa hè mà cũng thấy lạnh 
tối tăm, lạnh lẽo, nhỏ hẹp.
 Cảnh đá bờ sông hùng vĩ hiểm trở gợi sức chạy dữ dằn của thác lũ
*Cảnh mặt ghềnh Hát Loóng
- Nghệ thuật nhân hóa: dòng sông như kẻ chuyên đòi nợ thuê:
+ Dữ dằn,gắt gao: “cuồn cuộn luồng gió gùng ghè suốt năm như đòi nợ xúyt”
+ Đòi nợ vô lý bất cứ người lái đò nào đi qua đây.
+ Tàn độc, độc ác: đòi nợ bằng tính mạng của con người
 Tính cách hung dữ tàn bạo.
- Điệp từ, điệp ngữ ,điệp cấu trúc: “nước xô đá, đã xô sóng, sóng xô gió: nhiều thanh trắc liên
tiếp nhịp điệu khẩn trương có sự kết hợp giữa nước, đá, sóng, gió  nước mạnh, đá to,
sóng lớn, gió dữ hợp sức lại để đe dọa người lái đò.
- Nhịp ngắn, nhịp dài : sự chuyển động ngày càng lớn, càng nguy hiểm thực sự là mối
nguy hiểm.
*Những cái hút nước
Xoáy tít đáy lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu .
- So sánh “như cái giếng bê tông thả xuống sông chuẩn bị làm móng cầu”, nước ặc ặc lên như
vừa rót dầu sôi vào” .
- Nhân hóa: “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”.
- Những cái thuyền sơ ý bị cái hút hút xuống thuyền trồng cây chuối ngược và bị đánh tan xác
 Cường điệu mạnh mẽ, khủng khiếp, gây hậu quả khôn lường cho con người.

*Cảnh thác nước Sông Đà


- Âm thanh: rất phong phú
+ Xa: tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên như oán trách van xin như là khiêu khích
giọng gằn mà chế nhạo cung bậc nỉ non, gọi sự tò mò.
+ Gần: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre
nứa nổ lửa, đang phá tan rưng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da trái bùng bùng”.
Sự kết hợp của âm thanh rừng vầu, rừng tre nứa nổi lửa và tiếng một ngàn con trâu mộng
đang bị cháy tìm đường thoát thân kết hợp với vế câu dài  âm thanh được phóng to hết cỡ
thác, nước ở đỉnh điểm của sự phấn khích mang dại, rất khủng khiếp.
- Cảnh đá và trùng vi thạch trận
+ Thạch trận thứ nhất
@/ Đá bày ra năm cửa trận: 4 cửa tử và một cửa sinh nằm “lập lờ” phía tả ngạn có: hàng
tiền vệ, trung vệ, hậu vệ.
@/ Nước thác hò la vang dội để uy hiếp đối phương.
+Thạch trận thứ hai
@/ Đá tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lệch qua bờ hữu ngạn, nhưng thằng đá tướng đứng ở
giữa cửa sinh.
@/ Nước thác :”dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá  tốc độ chảy mạnh
mẽ và kết hợp bốn năm bọn thủy quân .
+ Thạch trận thứ ba:
Bên phải, bên trái đều là luồng chết, luồng sinh nằm ở giữa ngay sau bọn đá hậu vệ, cánh mở
cánh khép.
con sông đà rất khôn ngoan nham hiểm hung ác  Đối tượng nguy hiểm

Sơ kết :
- Nghệ thuật: những ví von so sánh, liên tưởng tưởng tượng độc đáo bất ngờ thú vị, từ ngữ
phong phú giàu hình ảnh, có sức gợi cảm cao, câu văn đa dạng nhiều tầng, giàu nhịp điệu.
- Nội dung: con sông Đà hùng vĩ hung bạo như một hung thần, “con sông thành ra diện mạo
và tâm địa một thứ kẻ thù số một”
b/ Sông Đà trữ tình thơ mộng :
* Cái nhìn từ trên cao: mang vẻ đẹp của một mỹ nhân
- Hình dáng: so sánh
+ Như sợi dây thừng ngoăng ngoèo Vẽ đẹp hiền hòa
+ Như một áng tóc trữ tình: đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa
ban hoa gạo tháng hai và cuồng cuộng mù khối núi mèo đốt nương xuân  câu văn dài tạo vẻ
đẹp nên thơ của áng tóc mềm mạ,i bồng bềnh.
 Nhỏ nhắn, xinh xắn, yêu kiều, rực rỡ, mờ ảo.
-Về màu sắc: nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng
+ Mùa xuân: nước sông đà có màu xanh ngọc bích vẻ đẹp xanh trong, một vẻ đẹp đặc biệt
không trộn lẫn
+ Mùa thu: nước chuyển sang màu đỏ “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bằm đi vì rượu
bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội vì mỗi độ thu về” nghệ thuật so
sánh  màu của phù sa trù phú.

You might also like