You are on page 1of 60

I.

TÌM HIỂU CHUNG


1. Tác giả:

 Cây bút hàng đầu của văn xuôi VN hiện đại.

“Người nghệ sĩ suốt đời tôn thờ cái đẹp”.

 Quý trọng nghề nghiệpvà thích chơi “ngông”


bằng văn chương.

 Có lối sống “xê dịch” tự do, phóng túng.


SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC

- Trước Cách mạng: Cái đẹp của một thời “vang bóng”.
- Sau Cách mạng: Tìm kiếm cái đẹp ở cuộc sống đương thời và con người lao
động đời thường.
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT

- Phong cách độc đáo, tài hoa và uyên bác.


+ Luôn nhìn sự vật, hiện tượng ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ và tiếp
cận con người ở góc độ tài hoa, nghệ sĩ.

+ Sở trường về Tùy bút => góp phần đưa thể loại này lên đỉnh cao.

+ Hiểu biết sâu rộng, uyên bác đem đến lượng thông tin phong phú, đa
dạng trên mỗi trang văn.

+ Ngôn từ trau chuốt, gọt giũa công phu, điêu luyện với kho chữ nghĩa
phong phú đồng thời sáng tạo từ mới.
2. Tác phẩm:

a) Xuất xứ:

• Thuộc tập tùy bút “Sông Đà” (1960).

b) Cảm hứng sáng tác:

• Kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc.

• Mục đích: Tìm kiếm “chất vàng mười” ở


thiên nhiên và con người lao động Tây Bắc.
II. ĐỌC HIỂU
1) HÌNH TƯỢNG SÔNG ĐÀ
a) Giới thiệu chung
• Mượn 2 câu thơ chữ Hán => nét ấn tượng, độc đáo của S.Đà:
Chúng điểu giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu
+ Tất cả dòng sông đều chảy theo hướng Đông.
+ Duy chỉ có S.Đà tự tìm một hướng chảy riêng, khác thường :
“độc Bắc lưu”.

• Xuôi theo thủy trình : thượng nguồn - hạ lưu => cảm nhận những vẻ
đẹp khác nhau.

• Nhân cách hóa dòng sông => nhân vật có tính cách, tâm trạng phức tạp:
vừa hung bạo, hiểm ác; vừa trữ tình, nữ tính.
b) Vẻ đẹp của sông Đà  Hùng vĩ, dữ dội, hiểm ác

ĐÁ BỜ SÔNG

NHỮNG QUÃNG MẶT GHỀNH

NHỮNG CÁI HÚT NƯỚC

THÁC NƯỚC

TRÙNG VI THẠCH TRẬN


b)Vẻ đẹp của sông Đà
 Vẻ hung bạo, dữ dội, hiểm ác

“Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là


những cảnh đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ
đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông
như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đó qua
bên kia vách. Có quãng con nai con hổ vọt từ bờ này sang bờ bên
kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng
thấy lạnh, cảm tháy như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng
lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt
phụt đèn điện”
• Cảnh đá bờ sông

- Đá bờ sông dựng vách thành

+ Ẩn dụ “vách thành”: hai bên trùng điệp


những khối đá cao .

+ Thâm nghiêm, bí ẩn, đầy đe dọa hơn.


• Cảnh đá bờ sông

- mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời.

+ Vách đá sừng sững khiến cho ánh


nắng mặt trời không thể xiên qua.

+ Gợi tả gián tiếp độ cao của vách đá.


• Cảnh đá bờ sông - vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu.

+ Tả độ hẹp của lòng sông qua hình ảnh so sánh độc đáo

+ Dòng chảy như bị nghẽn lại, bức bối, ngột ngạt.


“Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng
thấy lạnh, cảm thấy như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên
một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt
đèn điện”
• Cảnh đá bờ sông
- “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm
thấy như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái
tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”

+ Tạo ra tương phản về xúc giác và ấn tượng về thị giác

=> Truyền đến sự tối tăm, lạnh lẽo.

+ Lấy hè phố để gợi ra lòng sông, lấy nhà cao để gợi ra vách đá.

+ Hình ảnh so sánh độc đáo: tăng thêm ấn tượng về độ cao của vách đá
qua cái nhìn chới với của thị giác.
Mặt ghềnh Hát Loóng
“Lại qua quãng mặt ghềnh Hát Lóong dài hàng ngàn cây số.
Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn gùn ghè suốt năm
như đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào qua đây”
• Mặt ghềnh Hát Loóng

- “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” => Hình thức điệp cú pháp liên hồi:

+ nước – đá – sóng : xô đẩy, va đập vào nhau => âm thanh hãi hùng

+ Động từ “xô”: sức mạnh


khủng khiếp của thiên nhiên.
• Mặt ghềnh Hát Loóng:

- “cuồn cuộn gùn ghè suốt năm như đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào qua
đây”.

+ Từ láy “gùn ghè” (sáng tạo ngôn từc): sự lì lợm, thách đố, đe dọa của
dòng sông.

+ Hình ảnh so sánh mang sắc thái nhân hóa : S.Đà hung hãn hơn trong
sức mạnh vô lí của nó.
• Những cái hút nước ở Tà Mường Vát:
- So sánh “giếng bê tông”: hút nước lớn, sâu hoắm.

- Âm thanh rùng rợn, kinh hãi: nước ở đây thở và kêu “ặc ặc như cửa cống
cái bị sặc, như vừa rót dầu sôi vào”
• Những cái hút nước ở Tà Mường Vát:

- So sánh chiếc thuyền với ô tô, đoạn sông có những cái hút nước với “quãng
đường mượn cạp ra ngoài bờ vực.

=> Tay lái điêu luyện, nhanh nhẹn


như “ô tô sang số nhấn ga” mới
có thể thoát chết được.
• Những cái hút nước ở Tà Mường Vát:
- Hình dung : bè gỗ lớn đi ngang qua => bị lôi tụt xuống
con thuyền không may => bị trồng cây chuối ngược
và đánh tan xác.
• Những cái hút nước ở Tà Mường Vát:
- Vận dụng cả kiến thức của lĩnh vực điện ảnh => cảm giác chân thực, sống
động, cảnh tượng diễn ra như thật.
• Những thác nước:
- Miêu tả âm thanh khác nhau => lại dùng từ ngữ của cảm xúc và thái độ
con người: oán trách, van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo…

+ S.Đà mang một tâm hồn đa cảm, nhưng


vẫn đầy thách thức .

+ Các từ ngữ được sắp xếp theo trình tự


tăng dần về âm lượng lẫn cảm xúc.

=> Con thác lớn và hung dữ.


“tiếng nước réo” mà như:

“tiếng rống của một ngàn con


trâu mộng đang lồng lộn giữa
rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa,
đang phá tuông rừng lửa, rừng
lửa cùng gầm thét với đàn trâu
da cháy bùng bùng”.
• Những thác nước:
- tiếng nước réo mà như “tiếng rống của ngàn con trâu mộng đang lồng lộn
giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng
gầm thét với đàn da trâu cháy bùng bùng”.

+ Lối so sánh lạ cùng trường liên tưởng độc đáo

+ Câu văn trùng điệp + nhịp văn ngắn, dồn dập, căng thẳng

+ Những từ ngữ cực tả trạng thái : “rống, lồng lộn, nổ lửa, phá toang,
gầm thét…”

=> Cảnh hỗn loạn của đàn trâu mộng đang bỏ chạy tìm lối thoát giữa
biển lửa trong không khí quay cuồng, bỏng rát như trận động đất.
• Những thác nước:

+ Câu văn đầy ắp những hình ảnh dữ dội => lấy rừng để tả sông, dùng lửa
để tả nước – 2 sự vật vốn tương phản nhau.

=> Thác nước như loài vật hoang dã, man


dại đầy hung hãn.
Những trùng vi thạch trận
NƯỚC ĐÁ

Hiệp sức lại tạo nên binh hùng tướng mạnh, lũ giặc
hung hăng, mưu mô
- Đá mai phục sẵn => nhổm cả dậy để vồ lấy
thuyền.
- Mỗi hòn mang diện mạo khác nhau nhưng
đều nham hiểm.

- Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn


ngang trên sông đòi ăn chết con thuyền.

- Nước thác reo hò làm thanh viện, ùa


vào mà bẽ gãy cán chèo + xô ra bám lấy
bụng và hông thuyền, có lúc đội cả
thuyền lên.
- Nước bám lấy thuyền như đô vật túm
thắt lưng ông lái đò lật ngửa mình ra
và tung ra miếng đòn hiểm ác.
- Bày ra 3 vòng vây:
+ Vòng 1: 4 cửa tử, 1 cửa sinh ở phía
tả ngạn.

+ Vòng 2: tăng thêm nhiều cửa tử , cửa


sinh chuyển sang hữu ngạn.

+ Vòng 3: bên phải bên trái đều là


luồng chết, luồng sống ở chặng ba lại ở
ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác.

=> Con sông vô cùng nham hiểm, xảo quyệt, là thứ kẻ thù số 1 của con người.

=> Huy động tri thức thể thao, võ thuật, quân sự, bóng đá… + những liên
tưởng, so sánh, nhân hóa + câu văn dài ngắn, đan xen đầy tính tạo hình.
 Vẻ thơ mộng, trữ tình, nữ tính:
• Dây thừng ngoằn ngoèo
- S.Đà uốn lượn, quanh co, vòng vèo tạo nên đường nét => hùng vĩ + gợi cảm

- Con sông còn có tính cách đỏng


đảnh, kiêu kì : đời đời kiếp kiếp làm
mình làm mẩy, giận dỗi vô tội vạ .
“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc
chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo
tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”
• Áng tóc trữ tình
“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời
Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”

- Câu văn dài, chỉ có 1 dấu ngắt duy nhất + điệp ngữ “tuôn dài”: gợi tả
sinh động độ dài bất tận của dòng sông.
- Câu văn là lớp lớp hình ảnh vừa chồng chất vừa bao gộp vào nhau nhờ
vào các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
+ Vẻ đẹp mềm mại, thướt tha, kiều diễm như người con gái khi được
liên tưởng với “áng tóc trữ tình”.
+ Nhận thêm vào dòng chảy : nét thơ mộng, huyền ảo của “mây trời
Tây Bắc”, sự tươi tắn, rực rỡ của “hoa ban, hoa gạo” và cái ấm áp,
gần gũi của “mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.

+ Phép so sánh giàu chất thơ, chất họa.


Mùa xuân nước sông Đà “xanh màu
ngọc bích” chứ không phải là màu
xanh canh hến của sông Lô, sông Gâm

Mùa thu thì nước sông Đà “lừ lừ chín


đỏ như da mặt một người bầm đi vì
rượu bữa, cái màu đỏ giận dữ ở một
người bất mãn bực bội gì”
• Sắc nước sông Đà

- Sắc nước với những đổi thay kì diệu qua mùa xuân và mùa thu.

+ Mùa xuân nước sông Đà “xanh màu ngọc bích”

=> Màu xanh trong trẻo, thuần khiết,


ánh biếc và tràn đầy nhựa sống.
• Sắc nước sông Đà

+ So sánh “xanh màu ngọc bích” của sông Đà không phải là màu xanh
canh hến của sông Lô, sông Gâm.

=> Tri thức uyên bác + sự thiên


vị của một niềm yêu.
• Sắc nước sông Đà

- Mùa thu: nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ”

+ Màu đỏ phù sa nồng nàn, đằm thắm => tô điểm thêm cho vẻ thơ mộng.

+ Hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ: “như da


mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giẫn dữ ở một người bất mãn, bực bội
gì mỗi độ thu về”

=> Màu đỏ bầm mang dáng hình của kẻ say,


tính cách thất thường, gắt gỏng.
• Sắc nước sông Đà

- Còn khẳng định: “Chưa hề bao giờ thấy dòng sông Đà đen như TD
Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tàu vào”

=> Lên tiếng thanh minh bởi bao


đời S.Đà vẫn xanh một màu của
mây trời lẫn với nước.
• Gợi cảm như cố nhân
- Cái tình mà NT dành cho S.Đà đó là tình cố nhân.

- Gặp lại dòng sông, nhìn thấy nắng trên sông “loang loáng như trẻ con
nghích chiếu gương vào mắt”.

- Còn cảm nhận “miếng sáng ấy lóe lên


một màu nắng tháng ba Đường thi”.

=> Nét nên thơ, thi vị của sông Đà đẹp


tựa như câu thơ Đường thi.
• Gợi cảm như cố nhân

- Ngày tái ngộ, niềm vui vỡ òa “như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”,
niềm hạnh phúc ấy hiếm hoi như thể “nối lại giấc chiêm bao đứt quãng”.

- Cái tình sâu nặng đến mức có cảm


giác “đằm đằm, ấm ấm” : lắng dịu,
nồng nàn yêu thương.
• Cổ kính, hoang sơ
- Quãng sông mặt nước “lặng tờ”, êm đềm, không chút xao động.
- Hình dung “hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê quãng sông này vẫn lặng
tờ đến thế mà thôi”.

=> Sự êm ả, vắng lặng hiện lên trong


không gian + thăm thẳm, xa xăm
của thời gian.

- Càng về xuôi “tịnh không một bóng


người” => bao bọc bởi một lớp
không khí từ ngàn đời nay không hề
thay đổi.
• Cổ kính, hoang sơ

- Hình ảnh so sánh độc đáo, giàu chất thơ: “Bờ sông hoang dại như một bờ
tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.

=> Đẩy S.Đà trôi xa vào miền mộng ảo,


thế giới cổ tích huyền thoại.
• Trẻ trung, tràn đầy sức sống

- Không gian tràn ngập sắc xanh : “Nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu
mùa. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn
búp cỏ gianh đẫm sương đêm”.

=> Sông Đà đang khoác lên mình


“chiếc áo” xanh tươi, tràn trề
nhựa sống.
• Trẻ trung, tràn đầy sức sống

- “Khát thèm” một âm vang của thời đại: “thấy thèm được giật mình vì một
tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái
– Lai Châu’’.

=> Say mê với cuộc sống đương thời.


• Trẻ trung, tràn đầy sức sống

- “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi
sương?”.
=> “Tiếng còi sương” : âm thanh trong tâm tưởng nhưng lại nói lên một ước
vọng được hòa vào không khí hồ hởi xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc.
• Dòng sông trôi đi với bao thương nhớ

- Đưa vào câu thơ của Tản Đà : “ Dải sông Đà bọt nước lên đênh - Bao
nhiêu cảnh bấy nhiêu tình.”

+ Tăng thêm chất thơ, chất mộng.

+ Dậy lên hơi thở nồng ấm, quấn quýt của tình người khi con sông được
ví “như người tình nhân chưa quen biết”.

- Nhân cách hóa dòng sông “nhớ thương hòn đá thác” đang “lắng nghe
giọng nói êm êm của người xuôi”

=> NT như đang thương nhớ, lắng nghe những tâm tình của cuộc sống.
 KẾT LUẬN:

• Dưới ngòi bút tài hoa, uyên bác của NT vẻ đẹp hoang dại mà thơ mộng,
bí hiểm mà diễm lệ của dòng sông mới thực sự hiện ra nổi hình, nổi sắc,
mới trở nên có hồn.

• NT đã khám phá S. Đà – ở phương diện văn hóa thẩm mĩ và miêu tả


bằng kho từ ngữ giàu có, mới mẻ. Dù là trước hay sau Cách mạng, NT
vẫn là người nghệ sĩ đi tìm “cái đẹp”.

• Qua việc ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp sông Đà – “chất vàng mười” của thiên
nhiên Tây Bắc, nhà văn đã thể hiện được sự gắn bó, niềm tự hào và
tình yêu dành cho quê hương đất nước.
2. HÌNH TƯỢNG ÔNG LÁI ĐÒ
a) Giới thiệu chung về ông lái đò:

• Người lao động đời thường, vô danh.

• Quê ở Lai Châu đã 70 tuổi =>


làm nghề chở đò xuôi ngược
sông Đà lâu năm.

• Vẻ ngoài đầy phong sương, in


hằn mùi sông nước Tây Bắc.
b) Vẻ đẹp phẩm chất:

b1. Giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về từng ngõ ngách trên S.Đà:

“Ông đò nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã
thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi cửa ải nước” .

- Gắn bó cả cuộc đời mình với vùng sông nước => dày dặn kinh
nghiệm.

- Nhớ tỉ mỉ từng vị trí sắp đặt của đá, từng luồng nước của tất cả
những con thác hiểm trở .
b) Vẻ đẹp phẩm chất:

b2. Trí dũng song toàn như một vị tướng tài ba, lão luyện trong nghệ
thuật cầm quân:

• Cuộc thủy chiến khốc liệt để giành lấy sự sống => tôi luyện thêm sự
tài trí, dũng cảm và tài hoa, lão luyện ở ông đò.

• Tập trung miêu tả cuộc vượt thác của “người anh hùng sông nước”
vượt qua 3 vòng vây một cách ngoạn mục:
 Vòng vây 1:

• Con sông tấn công liên tục, phủ đầu => ông đò hoàn toàn bị động, ko
kịp trở tay mà chỉ có thể phòng ngự.

• Bị đánh trúng đòn hiểm độc nhất mặt


ông “méo bệch đi”.

=> Gương mặt biến dạng, trắng bệch vì


đau đớn tột cùng.
 Vòng vây 1:

• Chúng “tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác”
=> uy hiếp tinh thần đối thủ + mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một
cửa sinh duy nhất, nằm lập lờ phía tả ngạn sông.

• Ko hề sợ hãi, “cố nén vết thương, hai


chân kẹp chặt lấy cuống lái, bình tĩnh
chỉ huy” => khéo léo đưa con thuyền
an toàn vượt qua.
 Vòng vây 2:

• Từ thế bị động chuyển sang chủ động tấn công. Cuộc chiến khó khăn,
kịch tính hơn nhưng ko làm ông nao núng.

• Chúng tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào + đổi luôn
vị trí phục kích khi cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn =>
ko thể làm khó ông đò.

• Ông nhận ra : “cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là
cưỡi hổ”.

• Dòng thác “đang hồng hộc tế mạnh” => nước phóng nhanh tạo ra
dòng chảy xiết.
 Vòng vây 2:

• Như một dũng tướng tài ba tả xung hữu đột : “nắm chắc bờm
sóng…ghì cương lái…phóng nhanh vào cửa sinh” với tốc độ mau lẹ

• Nó xua “bốn năm bọn thủy quân bên bờ trái xô ra định níu chiếc
thuyền vào tập đoàn cửa tử” => Ông “nhớ mặt từng đứa” đưa ra cách
ứng phó linh hoạt, uyển chuyển: “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo
lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”

=> Đánh sập được vòng vây 2, khiến chúng thua cuộc với vẻ mặt “tiu
nghỉu, xanh lè, thất vọng”.
 Vòng vây 3:

• Con sông càng tỏ rõ sự nguy hiểm, thâm độc khi tạo ra thế trận “tiến
thoái lưỡng nan” => ông đò khó lòng xoay sở bởi bên trái, bên phải
đều là luồng chết.

• Ẩn dụ “cổng đá cánh mở cánh khép” : mặt trận đá trùng điệp, với


bức tường phòng ngự vững chắc của “lũ đá hậu vệ”

=> Ông đò nhận thấy không còn cách nào khác, chỉ có thể “phóng
thẳng thuyền, chọc thủng luồng sinh duy nhất ở ngay bọn đá hậu vệ
đang trấn giữ”.
 Vòng vây 3:

• Dùng chiến thuật “đánh thần tốc”, biến chiếc thuyền sáu bơi chèo
thành “mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”, còn ông giống như
một cung thủ.

=> Hình ảnh con thuyền lao vút qua khe hẹp như bay trong làn hơi
nước được miêu tả trong những câu văn ngắn + động từ, danh từ nối
tiếp: “Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng” => sự điêu
luyện của ông đò.

• Tốc độ phi thường của con thuyền + bàn tay khéo léo “vừa lái vừa
xuyên, vừa lượn được” của một “tay lái ra hoa” đã giúp ông đò
vượt qua vòng vây một cách phi thường.
b3. Con người tài hoa mang cốt cách nghệ sĩ.

“Nhà đò dừng chân trong một hang núi, đốt lửa, nướng ống cơm lam”

=> Bình thản, thư thái thưởng lãm


những thú vui dung dị, mang đậm
bản sắc và hương vị quê hương.
“ bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa
khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng”.

=> Gác lại mọi giao tranh, hơn


thua chỉ còn lại là những câu
chuyện đời thường.

• Mỗi ngày tự mình “giành lấy sự


sống từ tay những con thác dữ”.

=> Với họ đó là chuyện rất bình thường, quen thuộc, không có gì


đáng nhớ.
• Cuộc vượt thác như một cuộc trình diễn nghệ thuật – nghệ thuật
vượt thác leo ghềnh

=> Một tay lái điêu luyện, uyển chuyển.


Trên dòng sông hung bạo ấy nổi bật hình
ảnh ông lái đò với sự tự do, phóng
khoáng, tài tử.
 KẾT LUẬN

• Người lái đò hiện lên với tư thế kì vĩ và mang vẻ đẹp tráng lệ, anh
dũng => bản “anh hùng ca” về con người lao động bình thường mà
rất đỗi phi thường.
• “Củ nâu” (vết thâm) để lại trên ngực ông lái đò được NT ví như “tấm
huy chương siêu hạng” mà thiên nhiên đã ban tặng cho người anh
hùng trên sông nước.

• Quan niệm mới về chủ nghĩa anh hùng: không chỉ có trong công cuộc
chiến đấu bảo vệ tổ quốc mà họ còn là những con người vô danh đang
âm thầm góp sức mình vào công cuộc kiến thiết đất nước.

You might also like