You are on page 1of 9

Nhóm 1:

1. Lê Huỳnh Thanh Bình: 03


2. Vương Đức Hoàng Linh: 15
3. Vũ Mai Phương: 23
4. Nguyễn Phúc Đăng Huy: 11
5. Châu Ngọc Phương Mai: 16
6. Nguyễn Ngọc Minh Nghi: 19
7. Lê Cát Mỹ Trân: 29 (ĐT)
8. Lưu Hoàng Nhật Vĩ: 33

Sự hung bạ o củ a dòng sông Đà


Con sông Đà hùng vĩ, dữ dội, hung bạo: sự hung bạo này thể hiện trên nhiều
phương diện:

 Phương diện thứ nhất: hướng chảy

“Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”.


- Từ lời đề từ của Nguyễn Tuân: mọi dòng sông đều chảy về hướng đông, riêng
chỉ có dòng sông Đà chảy theo hướng Bắc.
 Dòng sông có hướng chảy độc đáo, đi ngược lại với quy luật tự nhiên và
những con sôg khác. Dòng sông Đà cho thấy nó là một dòng sông đầy cá
tính, riêng biệt và có một tính cách độc đáo.

 Phương diện thứ hai: những vách đá bờ sông, sóng gió


- Địa hình sông hiểm trở, khắc nghiệt: đá ở hai bên bờ hiểm trở như thành lũy
của dòng sông, lòng sông hẹp, ở giữa có vách đá chẹt qua như một cái yết hầu;
đến giữa trưa “đúng ngọ” mới có mặt trời cùng với sự so sánh liên tưởng tạt
ngang “cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ...vừa tắt phụt đèn điện”.
 Bằng những nghệ thuật so sánh độc đáo, Nguyễn Tuân đã miêu tả được cho
người đọc thấy được sự nguy hiểm trùng trùng của những vách đá bên bờ

- Ở mặt ghềnh Hát Loóng:


 Diễn tả cảnh sông dữ dội, thô bạo thông qua các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu
trúc “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”; “nước” – “đá” – “sóng” xô vào
nhau dồn dập, cuồn cuộn
 Cách liệt kê tang tiến, điệp liên hoàn một từ “xô” + việc móc nối liên tiếp
các hình ảnh sóng nước tạo ra sự chuyển động trong từng câu chữ. Bằng lối
viết tài hoa, những câu văn diễn đạt theo kiểu móc xích cùng với kết cấu
trùng điệp, từ ngữ táo bạo, mới mẻ đã gợi lên hình ảnh con sông Đà cuồng
nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người

 Phép nhân hóa “luồng gió gùn ghè suốt năm”: nó đòi nợ bất cứ chiếc thuyền
nào đi ngang qua đấy, dù họ tuyệt không có oán thù gì với dòng song hung
bạo này “đòi nợ xuýt”. Nếu người lái mà không có kinh nghiệm hay khinh
suất thì chả mấy chốc mà lật thuyền.
 Nhân hóa con sông như một kẻ đòi nợ thuê hung bạo, dữ dằn. Quang cảnh
sông hùng vĩ, cảnh vật gai góc gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

 Phương diện thứ ba: những xoáy hút nước


- Ở Tà Mường Vát:
 Những “chướng ngại vật” chắn giữa dòng sông: những cái hút nước
giống như cái giếng bê tông
 Hình ảnh nhân hóa có phần dữ tợn – khắc họa sắc thái dữ dội của những
cái xoáy hút nước “nước ở đây thở và kêu như của cống cái bị sặc”; ba
biện pháp tu từ trừng điệp: nhân hóa “nước” thành sinh thể “thở và kêu”,
so sánh với “cửa cống cái” – được nhân hóa: “bị sặc”
 “Không thuyền nào dám mon men đến gần … quãng đường mượn cạp ra
ngoài bờ vực” – dòng sông Đà khủng khiếp đến mức nào mà bất cứ ai lái
đò cũng mong e sợ, cũng chèo nhanh cho qua kẻo bị dòng sông “nuốt
chửng”
 Tác giả ví sông Đà như “giếng sâu – những cái giếng sâu nước ặc ặc lên
như rót dầu sôi vào” – hình ảnh so sánh ghê rợn, chấn động lòng người,
như là dầu sôi lửa bỏng chứ chẳng phải là một dòng sông bình thường.
 Các động từ mạnh như “lôi tuột, vụt biến, dìm, tan xác” càng nhấn mạnh
thêm sự táo bạo, hung tợn của dòng sông: chỉ cần vô ý một chút là sẽ bị
nó lôi xuống và dìm đi dưới đáy sông, đến mươi phút sau mới nổi lên mà
thấy được vài mảnh xác vụn.
 Một lần nữa, Nguyễn Tuân sử dụng sự so sánh liên tưởng tạt ngang “ tôi
sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn...một cột nước cao
đến vài sải.” để diễn tả,gợi lên cận cảnh những chi tiết, cụ thể hóa hình
ảnh của những xoáy nước dữ tợn, có thể nuốt chửng mọi thứ.
 Khung cảnh được cảm nhận bằng nhiều giác quan như thị giác, thính giác
và những kiến thức về vật lý, giao thông vận tải kết hợp với sự liên tưởng,
tưởng tượng của tác giả - dòng nước Sông Đà trở thành một sinh vật, một
kẻ thù của người đi trên sông luôn chực chờ bắt lấy chiếc thuyền nào qua
đấy.

 Phương diện thứ tư: âm thanh thác đá


- Ban đầu, “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì..., giọng gằn mà chế
nhạo.”: những âm thanh của thiên nhiên cất lên như đang “oán trách”, “van
xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo”, rồi âm thanh bất ngờ bật lên dữ dội, được
phóng to hết cỡ => thét lên khúc nhạc của thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của
một cơn man dại: “Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang
lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa
cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”
 Sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của hàng ngàn con trâu mộng
rống lên trong sự sợ hãi, tuyệt vọng giữa biển rừng tre nứa đang nổ lửa
không khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa
ở thời tiền sử. Hơn thế nữa, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật, khuếch đại
những âm thanh đó lên bằng cách lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông.
 Câu văn giàu tính tạo hình: sóng thác gầm thét dữ dội, nước đập mạnh
bạo, tung tóe liên hồi như rừng lửa phừng phừng cháy.

 Phương diện thứ năm: trận địa thác đá


Tái hiện lại cảnh vượt thác qua ba vòng trận địa ngàn năm hiểm trở của con sông
này.
- Tiếng nước thác đủ làm người chưa giao chiến (người lái đò qua sông Đà) đã
phải run tay chồn gối: “…tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Cách miêu
tả “như là… rồi lại như là…”: rất rõ ràng mà như cũng rất mơ hồ.
- Qua được trận hò reo của sóng thác là đến trận thủy chiến:
 Bằng thủ pháp nhân hóa, người đọc nhận ra từng sắc diện người trong
những hình thù đá vô tri. Nguyễn Tuân đã dùng sức mạnh điêu khắc của
ngôn từ để thổi hồn vào từng thớ đá: "Cả một chân trời đá" mặt hòn nào
trông cũng "ngỗ ngược", "nhăn nhúm", "méo mó" => Những hòn đá vô
tri vô giác nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Tuân chúng mang vẻ du côn
của thiên nhiên hoang dại và hung dữ.
Tuy nhiên, để thấy hết cái dữ dội của Sông Đà, phải cùng ông bước
vào trận thủy chiến với cả một đội quân hùng hậu, đông đảo, dữ dằn,
hung hãn của sông gồm có lực lượng: đá hậu, đá tướng, đá tiền vệ với
nhiều thủ đoạn nham hiểm. Chúng giăng sẵn trận đồ bát quái với ba trùng
vi, tập đoàn cửa sinh cửa từ, hệ thống boong-ke, pháo đài đá chìm nổi, lộ
diện hay giấu mặt…
 Trùng vi thứ nhất: đòi hỏi một sức bền vô cùng lớn của người lái đò.
o Bắt đầu vào cửa trận, Sông Đà dàn sẵn quân mai phục: “Đá ở đây từ ngàn
năm vẫn mai phục hết trong lòng sông…”
o “Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo
mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”: diện mạo của đá cũng kì dị như diện
mạo con sông
o Thấy sự dàn xếp của con sông: đá nổi đứng thành ba hàng chặn ngang
trên sông, quyết một mất một còn với con thuyền đơn độc.
o Chiến thuật của Sông Đà tinh vi: có chặn trực diện, có mai phục và rồi có
cả quân tiên phong, hàng tiền vệ: “…có hai hòn canh một cửa đá trông
như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương
đi vào sâu nữa.”
Tuyến 1: “Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông
đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc…”
Vào sâu hơn quân lực được bố trí ở tuyến ba: “boong-ke chìm và pháo
đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến
trên…”. “đòi ăn chết”, “phải đánh tan” – những từ sắc thái khẳng
định, quyết tâm hạ gục con thuyền
Sóng thác đánh đến những ngón đòn hiểm độc nhất: “đòn âm”, “vu
hồi”, “vô sở bất chí”; liên tiếp đánh vào hạ bộ, như “thúc gối vào bụng
và hông thuyền”, “lại đòi lật ngửa người ông đò ra” => quyết tâm
đánh gục người lái đò và con thuyền bạo gan dám đi vào lãnh địa của
nó.
 Trùng vi thứ hai: cần sự nhanh chóng và chính xác
o “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố
trí lệch qua bờ hữu ngạn.”: cửa sinh lại nằm bên bờ hữu ngạn - ngược lại
với cửa sinh của trùng vi thứ nhất.
o Dòng thác Sông Đà liên tưởng với loài thú dữ: “Dòng thác hùm beo hồng
hộc tế mạnh trên sông đá.”. Cách so sánh luồng thác với “hùm beo” và
nhân hóa “hồng hộc tế mạnh: như một con thủy quái thực sự, hung bạo
và ghê sợ.
o Gần đến cửa sinh: “Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền
xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử.”
o Ông đò vượt qua vòng thứ hai: con sông bày tỏ sự thất vọng não nề: “…
cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất
vọng…
 Cuối cùng là trùng vi thứ ba: thách thức tốc độ và sự linh hoạt của người
lái đò
o Trùng vi: “Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả.”: bố trí cửa
tử xung quanh con thuyền
o Muốn vượt trận phải lái thẳng một đường về phía trước bởi “Cái luồng
sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác.” - cửa
sinh được bố trí ở giữa.
o Cửa đá cánh mở, cánh khép: vừa thắng vượt được tốc độ của dòng thác,
vừa điều khiển con thuyền tránh những cổng đá cứ thế nhô ra liên tiếp ở
giữa lòng sông. => Sông Đà: là một thứ kẻ thù hung bạo và nhiều mưu
mô mà chỉ có những người thật sự là nghệ sĩ trong việc lái đò mới có thể
chiến thắng nó.
Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận: có 3 vòng: vòng 1 có 4 cửa tử, 1
cửa sinh (ở tả ngạn); vòng 2 có nhiều cửa tử, 1 cửa tử (bờ hữu ngạn); vòng 3 có
ít cửa, 1 cửa sinh (giữa).
Hàng loạt so sánh, liên tưởng, tưởng tượng rất kì lạ, bất ngờ, không thể nào
đoán trước: ùng lửa để tả nước, lấy hình ảnh “ô tô sang số ấn ga” trên “quãng
đường mượn cạp ra ngoài bờ vực” ví von với cách chèo thuyền.
Sóng thác sông Đà mang vẻ đẹp hùng vĩ, hung bạo và đôi khi đến khốc liệt của
thiên nhiên hoang dã. Sông Đà như Cổ Loa thành của tự nhiên không chỉ làm
người sợ hãi mà còn khiến ta đôi khi phải kính cẩn rùng mình.

Nguồn: Mạng – Nguyễn Hà Lâm Thy

You might also like