You are on page 1of 73

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

(Trích)
NGUYỄN TUÂN
KHỞI ĐỘNG
Phim tư liệu về hành trình tìm về nguồn Sông Đà
HÌNH THÀNH
KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
Nguyễn Tuân
1. Sinh ra trong một gia đình nhà nho khi
Hán học đã suy tàn
2. Một nhà văn lớn, một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác,
có phong cách nghệ thuật độc đáo

3. Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc


về cái tôi cá nhân

4. Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp,


sáng tạo, tôn vinh cái đẹp.
1910 - 1987
5. Sở trường là tuỳ bút
MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

01 02 03 04

1939 1940 1941 1960


Ngọn đèn Vang bóng Chiếc lư đồng Tùy bút
dầu lạc một thời mắt cua Sông Đà
.
TRƯỚC CÁCH MẠNG SAU CÁCH MẠNG

Một chuyến đi; Vang bóng một thời;


Đường vui; Tình chiến dịch; Sông Đà;
Thiếu quê hương; Chiếc lư đồng mắt
Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…
cua …

chủ nghĩa xê dịch; vẻ đẹp vang bóng Phục vụ sự nghiệp cách mạng, theo
một thời; đời sống trụy lạc sát nhiệm vụ chính trị của đất nước,
ca ngợi con người

Phản đối, bất hòa với xã hội “Tây – Tin yêu, gắn bó với đất nước, cuộc
Tàu nhố nhăng” đời

Phong cách:
NGÔNG
TÙY BÚT SÔNG ĐÀ

Hoàn cảnh sáng tác

Ra đời năm 1960, gồm 15 tuỳ bút, là kết


quả chuyến đi thực tế của tác giả năm 1958
ở vùng Tây Bắc

Xuất xứ
Bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).

Ngôn ngữ

- Phong cảnh Tây Bắc vừa hung bạo hùng vĩ,


vừa thơ mộng trữ tình.
- Con người Tây Bắc dũng cảm, cần cù.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1
2
Hình tượng con sông Đà Hình tượng người lái đò trong cuộc chiến
đấu với con sông Đà hung bạo
1. HÌNH TƯỢNG
CON SÔNG ĐÀ
THẢO LUẬN
NHÓM

NHÓM 4 NHÓM 1
Qua hình tượng sông Đà, Tìm những dẫn chứng tiêu
Nguyễn Tuân thể hiện tình biểu liên quan đến hình ảnh
cảm gì đối với thiên nhiên con sông Đà hung bạo?
đất nước ?

NHÓM 3 NHÓM 2
Cách viết của nhà văn đã Trong thiên tùy bút, tác giả
thay đổi thế nào khi chuyển dùng những biện pháp nghệ
sang biểu hiện sông Đà như thuật nào để khắc họa một
một dòng chảy trữ tình? cách ấn tượng hình ảnh con
sông Đà hung bạo?
a) Lời đề từ
- “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”
(Wladyslaw Broniewski)

=> Cấu trúc cảm thán “Đẹp vậy thay” cùng với “tiếng hát” để ngợi ca
vẻ đẹp trữ tình của dòng sông, của những con người ngày đêm gắn bó
cùng dòng sông với lòng yêu đời, say mê với cuộc sống. Đó cũng là
những xúc cảm dạt dào, dâng trào và tấm lòng của nhà văn đối với con
người Tây Bắc.
- “Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu”
(thơ Nguyễn Quang Bích)
→ Vừa thâu tóm được cái thần của Sông Đà,
vừa gợi được nét riêng, độc đáo, hấp dẫn của
dòng sông: dòng sông đẹp, dòng chảy khác
thường, không chịu uốn mình theo khuôn phép.
→ Nét phong cách trong nghệ thuật:
- Say mê với những vẻ đẹp độc đáo, phi
thường của thiên nhiên, con người.
- Cá tính độc đáo, chất “ngông” trong nghệ
thuật của nhà văn.
- Khám phá những điều mới mẻ, tìm kiếm “thứ
vàng mười đã qua thử lửa”.
b) Một con sông hung bạo, dữ dằn
Lời đề từ

Cảnh đá bờ sông

Sóng gió
Sông Đà hung
bạo, dữ dội
Hút nước sông Đà

Thác nước, trận địa


thác đá
* Cảnh đá bờ sông dựng vách thành
- Hai bên bờ: Đá dựng vách thành, đá thành chẹt lòng
Sông Đà như một cái yết hầu; đang mùa hè mà cũng thấy
lạnh, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.
- Vách đá thành hẹp đến nỗi đứng bên này bờ, nhẹ tay
ném hòn đá qua bên kia vách, có quãng con nai con hổ đã
có lần vọt từ bờ này sang bờ kia.
- Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà
cũng thấy lạnh (ấn tượng về xúc giác); ngóng vọng lên một
khung cửa sổ ... tắt phụt đèn điện (ấn tượng về thị giác).

→ Nghệ thuật ẩn dụ, so sánh độc đáo kết hợp với cấu trúc câu trùng điệp ùng những
liên tưởng, tưởng tượng phong phú, chính xác, bất ngờ, ... gợi tả độ hẹp đến nghẹt thở
của lòng sông; độ cao hun hút, thăm thẳm của vách đá; không khí âm u, lạnh lẽo, hàm
chứa sức mạnh đe dọa rất hùng vĩ, hiểm trở, hoang dại của Sông Đà.
* Sóng gió sông Đà
- Mặt ghềnh Hát Loóng “dài hàng cây số, nước xô đá,
đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt
năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt” → Câu văn có kết cấu
trùng điệp, sử dụng liên tiếp các thanh sắc kết hợp với
động từ “xô” được điệp lại trong cả ba vế câu để diễn tả sự
chuyển động của sóng to, gió lớn, tạo nên những ấn tượng
khủng khiếp của những con sóng gió như chồm lên, gối
vào nhau tạo nên sức mạnh khủng khiếp nơi ghềnh thác
Sông Đà.
- Vì vậy khi qua “quãng này mà khinh suất tay lái thì
cũng dễ bị lật ngửa bụng thuyền ra”→ Sông Đà tạo nên
mối đe dọa với bất cứ người lái đò nào qua đây.
* Hút nước trên sông
- So sánh: Hút nước “giống như cái giếng bê
tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng
cầu” cứ xoáy tít tận đáy.

- Liên tưởng so sánh: Đi thuyền qua dòng sông


quãng này như đi trên quãng đường mượn cạp
ra ngoài bờ vực, nếu không vững tay lái thuyền
sẽ bị hút vào những cái hút nước và “trồng ngay
cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi
ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới
thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới” → sự nguy
hiểm, rủi ro, bấp bênh → sức mạnh hùng vĩ,
ghê tợn của Sông Đà, như một cái bẫy khổng lồ
đang giăng mắc trên sông.
* Thác nước

oán trách, van xin, khiêu


khích, gằn, chế nhạo, rống

Rống lên như một con trâu


mộng, đang lồng lên giữa rừng
vầu, tre, nứa đang nổ lửa

So sánh: lửa - nước,


rừng - thác.

Tạo nên sự hùng tráng dữ dội, trắc trở khôn


lường của tự nhiên → Biểu tượng về vẻ đẹp
hùng vĩ của thiên nhiên đất nước.
Sự quan sát tinh tường;
Liên tưởng, tưởng tượng;
Am hiểu nhiều lĩnh vực;
Thủ pháp so sánh, nhân hóa…

Sông Đà

Hung bạo, dữ dằn


Hùng vĩ, tràn đầy như thủy quái đang
sức sống quẫy mình, kẻ thù số
một của con người.
- Sông Đà “thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một” sẵn
sàng dìm chết con thuyền.
=> Khung cảnh Sông Đà giống như sa bàn khổng lồ, một trận đồ thiên la
địa võng thách đố, khủng bố tinh thần người lái đò làm nghề sông nước.
Sông Đà có vẻ đẹp hoang dại, hùng vĩ và “chất vàng ” chính là tiềm năng
thủy điện to lớn của Sông Đà. Khi nghĩ đến những “tuyếc-bin thủy điện”,
có lẽ nhà văn đã cảm nhận được vị trí, vai trò của Đà giang trong sự nghiệp
xây dựng đất nước.
b) Một con sông trữ tình, thơ mộng
Lời đề từ

Từ trên cao nhìn


xuống
Sông Đà trữ tình,
thơ mộng
Từ rừng ra sông

Từ thuyền trên
sông
, thơ mộng
* Từ trên cao nhìn xuống
Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một
áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn
hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở
hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn
cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân

- So sánh như sợi dây thừng ngoằn ngoèo.


- Nhân hóa: Con song Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình …
-> Dáng vẻ mềm mại, huyền ảo, gợi cảm, quyến rũ, thi vị nên thơ.
+ Mùa xuân xanh ngọc
bích;
- Màu nước
Sông Đà: biến
đổi theo mùa + Mùa thu lừ lừ chín đỏ
với vẻ đẹp rất
riêng
+ Khẳng định chưa bao
giờ là dòng sông Đen
* Từ rừng ra sông Đà
Nước: Sông Đà gợi nhớ trò -> vẻ đẹp hồn nhiên
chơi con trẻ và trong sáng

Nắng Sông Đà: gợi nhớ đến -> vẻ đẹp nên thơ,
thế giới của Đường thi thi vị.

Vẻ đẹp của bờ bãi: gợi nhớ


khu vườn cổ tích thuở xưa
-> vẻ đẹp ngỡ ngàng

Hình ảnh so sánh:


.“vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”
.“vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”
=> Sông Đà là người bạn thân thiết, gắn bó, tri kỉ => Vẻ đẹp của
một cố nhân (mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh
lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng
thác lũ ngay đấy).
* Từ thuyền trên sông
- Vẻ đẹp của sự vắng vẻ,
tĩnh lặng: “cảnh ven
sông lặng tờ…lặng tờ
đến thế mà thôi”
./ “nương ngô nhú lên mấy lá ngô
non đầu mùa”.
- Vẻ đẹp tươi mới, tràn ./ “cỏ gianh đồi núi đang ra
đầy sức sống. những búp nõn”
./ “đàn hươu cúi đầu ngốn búp
cỏ gianh đẫm sương đêm”
- Vẻ đẹp hoang sơ cổ
kính: “bờ sông hoang -> Nhịp điệu êm ả, gợi vẻ đẹp mềm mại, yên ả. Câu văn
dại… thuở xưa” đẫm chất thơ, làm nên sức hấp dẫn riêng cho dòng
sông.
=> VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI TÌNH NHÂN
NHẬN XÉT VỀ NGHỆ THUẬT
,

1 Giọng văn trữ tình,


liên tưởng

2 So sánh độc đáo,


câu văn mềm mại

Nguyễn Tuân đã tạo nên những


3 trang viết tài hoa, những vẻ đẹp
tuyệt mĩ
- Tình yêu, niềm say mê về thiên nhiên
đất nước.
- Thiên nhiên và con người có mối quan
hệ gắn bó.

Qua cách Nguyễn


Tuân miêu tả dòng
- Quan niệm
Sông Đà,về
emcáicảm
đẹp.
- nhận
Lòng được
yêu nước
điều gì về
con người ông?
2. HÌNH TƯỢNG
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
THẢO LUẬN
NHÓM

NHÓM 4 NHÓM 1
Hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Tìm những dẫn chứng tiêu biểu liên
của Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây quan đến hình ảnh ông đò có vẻ
Bắc quý như vàng nhưng con người đẹp là người giàu trải nghiệm?
Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng
mười của đất nước ta?

NHÓM 3 NHÓM 2
Tìm những dẫn chứng tiêu biểu liên Tìm và phân tích dẫn chứng tiêu
quan đến hình ảnh ông đò có vẻ biểu diễn tả cuộc chiến giữa người
đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ? và sông qua 3 vòng trùng vi?
Bối cảnh ông đò xuất hiện
- Đó là một không gian của thác
ghềnh hiểm trở, của sóng gió cuồn cuộn
thét gào với hàng cây số nước xô đá, đá
xô sóng, sóng xô gió… một không gian
của những hút nước ghê rợn, những thác
đá dữ dằn, hiểm ác, của đá dựng vách
thành bí ẩn thâm nghiêm.
-> nền thiên nhiên dữ dội, kì vĩ, một
không gian hào tráng, lớn lao xứng đáng
với sự xuất hiện của người anh hùng
sông nước.
2.
a) Lai lịch, ngoại hình và nghề nghiệp
=> Bức chân dung của lái đò không chỉ
hình dáng bề ngoài mà cả nội tâm, phong
thái của một người lao động có tâm hồn,
có trí tuệ, sinh ra từ sông nước, gắn bó và
yêu quý nghề nghiệp.
b) Người lái đò tài - trí - dũng
Sông Đà Người lái đò

Bình tĩnh,dũng cảm, kiên cường với sức chịu đựng phi thường
Vượt trùng vi thạch trận sông Đà
Vòng 2
Sông Đà Ông lái đò
Thêm nhiều cửa tử, cửa sinh Nắm lấy cái bờm sóng đúng luồng,
duy nhất đổi sang hữu ngạn ghì cương lái, phóng nhanh vào của
sinh…
Dòng thác hùm beo hồng hộc tế Rảo bơi chèo, đè sấn lên cửa
mạnh đá, mở đường tiến

Nước xiết, mạnh, muốn níu kéo


con thuyền lọt vào tập đoàn cửa Những luồng tử bỏ lại hết sau
tử thuyền

Nham hiểm, xảo Chủ động, bản


quyệt lĩnh
Vượt trùng vi thạch trận sông Đà
Vòng 3
Sông Đà Ông lái đò

Cả hai bên đều là luồng chết Thuyền vút qua cổng đá

Cửa sinh duy nhất Thuyền như mũi tên tre


lọt vào giữa bãi đá xuyên nhanh qua hơi nước,
hậu vệ vừa xuyên vừa lái lượn

Hiểm nguy tột độ


Tỉnh táo, mau
lẹ, mạnh mẽ,
khéo léo
c) Người lái đò giản dị,
khiêm nhường
 Tâm hồn bình dị đời thường, khiêm nhường  Người anh hùng không chỉ trong
chiến đấu mà trong cả cuộc sống lao động thường ngày.
III. TỔNG KẾT
- Tác phẩm: Ngợi ca vẻ đẹp vừa kì
vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng
của thiên nhiên và nhất là của con
người lao động bình dị ở miền Tây
Bắc
- Tác giả Nguyễn Tuân:
+ Tình yêu đất nước say đắm, thiết
tha.
+ Lao động nghệ thuật nghiêm túc,
cần cù, công phu.
+ Tài hoa, uyên bác trong việc dùng
chữ nghĩa.
1. Nghệ thuật
Nhân hóa, so sánh, liên tưởng độc đáo, sáng tạo.

Tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất.
Sử dụng ngôn ngữ miêu tả cá tính, giàu cảm xúc, giàu chất tạo hình.

2. Nội dung

Ngợi ca vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên
nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

Thể hiện lòng yêu nước thiết tha, lao động nghệ thuật nghiêm túc,
công phu; tài hoa, uyên bác trong việc dùng chữ nghĩa của tác giả.
LUYỆN TẬP
Người lái đò
Sông Đà

Em hãy trả lời đúng các câu hỏi sau để giúp


người lái đò vượt qua những hiểm nguy
trên con sông
Câu 1: Đọc câu thơ của nhà thơ
Nguyễn Quang Bích trong phần đề
từ?

Chúng thủy giai đông tẩu


Đà giang độc bắc lưu
Câu 2: Điền từ còn thiếu vào câu sau:
“Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài
hàng cây số …. cuồn cuộn luồng gió gùn ghè
suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ suýt bất cứ
người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy”

Nước xô đá, đá xô sóng,


sóng xô gió
Câu 3: Những cái hút nước trên
sông Đà được Nguyễn Tuân so sánh
với hình ảnh nào?

Cái giếng bê tông


Câu 4: Liệt ít nhất 2 từ mà Nguyễn
Tuân dùng để miêu tả về những hòn đá
trên sông Đà?

ngỗ ngược, nhăn nhúm,


méo mó…
Câu 5: Ở “trùng vi thạch trận thứ
nhất”, cửa tử được bố trí ở đâu?

Lập lờ bên phí tả ngạn/


phía tả ngạn
Câu 6: Điền từ còn thiếu vào câu
sau: “Cưỡi thác lên sông Đà, phải
cưỡi đến cùng như là …”

Cưỡi hổ
Câu 7: Ở “trùng vi thạch trận” thứ
3, cửa tử bố trí ở đâu?

Bên trái, bên phải


Câu 8:
“Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”
giúp em liên tưởng đến câu chuyện nào?

Sơn Tinh, Thủy Tinh


Câu 9: Nước sông Đà vào mùa thu và
mùa xuân được miêu tả như thế nào?

Màu xuân màu xanh ngọc


bích - Mùa thu màu lừ lừ chín
đỏ…
Câu 10: Nguyễn Tuân đã vận dụng
tri thức của những lĩnh vực nào để
viết về con sông Đà?

Lịch sử, địa lí, phim ảnh,


quân sự, thể thao…
VẬN DỤNG
(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc
ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn
cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân
bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng
nước Sông Đà.   Mùa xuân dòng   xanh ngọc bích, chứ  nước Sông Đà không
xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ
lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ
ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)
(Trích Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính là gì?
2. Nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên ?
3. Câu văn Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, … cuồn cuộn mù
khói núi Mèo đốt nương xuân sử dụng biện pháp tu từ về từ như thế nào ? Việc phối
thanh có gì đặc biệt ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ và việc phối thanh đó ?
TÌM TÒI, MỞ RỘNG
01 Học bài cũ

02 Làm phần bài tập vào vở


HƯỚNG DẪN
TỰ HỌC Sưu tầm các thế loại
03 khác viết về sông Đà

04 Soạn bài:

You might also like