You are on page 1of 10

Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ


Trích tùy bút Nguyễn
Tuân

Nguyễn Tuân từng là một nhà duy mỹ và là môn đệ trung thành của thuyết Nghệ
thuật vị nghệ thuật . Yêu chủ nghĩa xê dịch và luôn khát khao khám phá, NT rất sợ
mình của ngày hôm nay lặp lại mình của ngày hôm qua nên mỗi trang văn của NT
là một sáng tạo độc đáo của “ bậc thầy phù thủy trong nghệ thuật ngôn từ”.

Đêm sông Đà là lạ gió vùng cao

Mây cũng lạ, chỉ vầng trăng quen biết

Bóng tối thì thào chưa dứt lời tiễn biệt

Với hoàng hôn trên sóng nước trôi êm

Nơi sông Đà chảy tràn vào đất Việt


Con sông thơ mộng và dữ dội đã trở thành dòng chảy huyền thoại của mảnh đất
Tây Bắc và người lái đò trong cuộc chiến với thác lũ đã trở thành dũng sĩ – nghệ sĩ
nhờ ngòi bút uyên bác, tài hoa của nhà văn .

NT là một nghệ sĩ say mê cái đẹp và suốt đời đi tìm cái đẹp. Đến với TB trong
chuyến đi thực tế năm 1958, nhà văn đã tìm thấy vẻ đẹp độc đáo, đầy tiềm năng
của sông Đà; đồng thời phát hiện tài trí tuyệt vời của những con người lao động
vùng cao.

PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ

Ơi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền, vượt thác

Giáo viên: Võ Thị Thu Cúc


Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi…

( Nguyễn Khoa Điềm )

Mỗi dòng sông là một dòng văn hóa của quê hương. Nó chở nặng phù sa và mang
trong từng con sóng một câu chuyện kể thì thầm về đất nước, con người; tiếng thác
âm vang như hơi thở núi rừng khát vọng; đá cuội thượng nguồn ngàn năm kiêu
hãnh giữa thiên nhiên…

Cội nguồn:

Trăm năm tính cuộc vuông tròn


Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông
( Nguyễn Du )

Dưới ngòi bút của NT, một loạt những hình ảnh nhân hóa, so sánh thú vị đã làm
dậy sóng dòng sông kiêu hùng. Con sông Đà hiện ra lắm lúc gào thét, cau có, mang
diện mạo hung tợn và tâm địa xảo quyệt như thứ “kẻ thù số một”của con người;
lắm lúc lại dịu dàng, lững lờ mang thương nhớ như “người tình nhân chưa quen
biết”.

Thế nhưng con sông này lại có một cội nguồn đơn giản. Nó bắt nguồn từ dãy núi
Ngụy Bảo, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, còn có tên là Lý Tiên ( hay Ly
Tiên ), do hai nhánh sông A Mặc Giang và Bả Biên Giang hợp thành. Nơi đầu tiên
sông Đà chảy vào đất Việt là huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu nên người Thái ở
đây còn gọi sông Đà là Nậm Tè. Sông Đà còn được biết là sông Bờ, phụ lưu lớn
nhất của sông Hồng, diện tích lưu vực là 52.900 km2 mang lại tiềm năng tài
nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm và các hệ sinh thái đặc trưng…

Điểm độc đáo của sông Đà chính là đoạn từ hồ Hòa Bình nó chảy ngược về phía
bắc, hội ngộ với sông Hồng. Vì vậy nó hiện ra ngạo nghễ, bất kham giữa núi rừng
Tây Bắc và giữa những trang văn sống động của NT.

Chúng thủy giai đông tẩu

Đà giang độc bắc lưu

Sông Đà hung bạo, hiểm trở trong mối hận thù truyền kiếp với con người từ
thời Sơn Tinh, Thủy Tinh:

Giáo viên: Võ Thị Thu Cúc


Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12

1.Hình ảnh vách đá:Chắn ngang tầm nhìn là hình ảnh vách đá sừng sững trên
sông Đà, nó “ chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu…mặt sông chỗ ấy chỉ
đúng ngọ mới thấy mặt trời.” Quãng sông hẹp đến độ phải là loại thuyền then
đuôi én mới qua được. Ấn tượng nhất là “ ngồi trong khoang đò qua quãng ấy,
đang giữa mùa hè mà cũng thấy lạnh”. NT không chỉ tả mà còn gợi lên cả cảm
giác ớn lạnh trước cái âm u, hiểm trở của thiên nhiên, làm ta liên tưởng đến những
câu thơ của Đỗ Phủ đời Đường:

Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm


Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

2. Sóng trên sông Đà không phải lúc nào cũng nhàn nhã gợi thi hứng để lòng
người còn kịp chắp bút mà gửi một nỗi niềm cố quận:

Lòng quê dờn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

( Huy Cận )

Sóng ở đây tung bọt “ trắng xóa cả một chân trời đá” với “ dài hàng cây số
nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt
năm…”. Cấu trúc trùng điệp của câu văn cùng động từ mạnh gợi hình ảnh những
con sóng cuồng nộ nối tiếp nhau “ như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá
trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền…”. Sóng trên sông Đà ở quãng này
không bắt đầu một tình yêu như trong thơ của Xuân Quỳnh:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau.

Mà nó bắt nguồn từ món nợ xuýt. Cũng bởi năm xưa do Thủy Tinh chậm bước, để
nàng Mị Nương phải khóc suốt bao đời:

Anh đã chậm

Mà em thì quá vội

Giáo viên: Võ Thị Thu Cúc


Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12

Thủy Tinh ơi, xe đã thắng ngựa rồi

Nước mắt em xin hóa thành con nướ

Hòa vào sông anh lấp lánh mặt trời.

( Lời Mị Nương - Đào Phong Lan )

3/ Những cái xoáy hút nước: Mối hờn ghen, hậm hực của sông Đà không thể
nào hóa giải được nên nó quyết giăng bẫy trên sông rình bắt cho được kẻ thù
truyền kiếp của mình. Những cái hút nước chỉ chực chờ “ nhiều bè gỗ rừng đi
nghênh ngang vô ý là những giếng hút ấy nó lôi tuột xuống… Nước ở đây thở
và kêu như của cống cái bị sặc”.

4/ Thác nước hùng vĩ: Dòng sông ấy, sóng nước ấy, thì ắt phải có những thác
ghềnh độc hiểm.

Vó ngựa phi qua đèo Khau Cả

Ngắm sông Đà đổ thác réo sôi.

Con sông Đà bấy giờ dùng đến âm thanh để hù dọa con người: “Còn xa lắm mới
đến cái thác dưới. Nhưng đã nghe tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên.
Tiếng thác nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là
khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”. Nhà văn đã kỳ công khi mô phỏng từng
cung bậc âm thanh của tiếng thác nước. Nó biến hóa quỷ quyệt, ma quái giữa chốn
rừng thiêng. Đột ngột “ nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang
lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa”. Tài hoa mà độc đáo chính là ở chỗ
NT đã đem cái dữ dội của nước để so sánh với cái dữ dội của lửa.

5/ Đáng sợ nữa là thạch trận sông Đà. NT không dùng từ đá ngầm mà là “ thạch
trận”, tức trận pháp bày bằng đá mai phục từ ngàn năm trong lòng sông. Sông Đà
đã giao việc cho mỗi hòn. Bằng nghệ thuật nhân hóa , so sánh, nhà văn như thổi
hồn vào đá, dựng nó “ nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền, mặt hòn đá nào trông cũng
ngỗ ngược. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền
phải xưng tên tuổi trước khi vào giao chiến”. Ra con sông không chỉ hung ác mà
cả đám lâu la của nó cũng xấc xược, ngang ngạnh. NT đã gọi nơi đây là “ cửa ải
nước đủ tướng dữ quân tợn”. Nhà văn đã tách tính từ dữ tợn ra để gây ấn tượng
mạnh đối với người đọc. ( Có thể tả sơ lược 3 vòng thạch trận )

Giáo viên: Võ Thị Thu Cúc


Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12

Vòng trận thạch thứ nhất: Con sông ngạo nghễ bày thiên la địa võng: “Vòng đầu
vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập
lờ phía tả ngạn sông”. Sóng nước thì hùng hổ “ như thể quân liều mạng vào sát
nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền…”.

Vòng thứ hai: gay cấn và nguy hiểm hơn, con sông“tăng thêm nhiều cửa tử để
đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn.”

Vòng thứ ba: “bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng
ba này là ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác”

Chốt ý: NT đã vận dụng vốn kiến thức phong phú của những lĩnh vực nào? Ngôn
ngữ độc đáo, sáng tạo. Bằng vào nghệ thuật nào, nhà văn đã làm cho con sông Đà
hiện ra vừa có diện mạo hung tợn, vừa có tâm địa xảo quyệt. Con sông ngạo nghễ
giữa TB như một nét vẽ độc đáo cho bản đồ sông núi quê hương.

Sông Đà thơ mộng, gợi cảm, lững lờ mang thương nhớ:

Ơi thác Chiến có xuôi thuyền đuôi én

Bản Pha Khinh ai đó hẹn ta về…

1/Nhìn từ trên cao nhìn xuống, sông Đà hiện ra duyên dáng như một người thiếu
nữ TB: “ Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân
tóc ẩn hiện trong mây trời TB bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn
mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Phép điệp và nhịp văn liên tiếp làm bừng lên
vẻ đẹp mềm mại và tràn đầy sức sống. Điệp ngữ “tuôn dài” vừa gợi hình vừa gợi
cảm. Dòng sông hóa nàng thiếu nữ duyên dáng say mê giữa đất trời Tây Bắc. Và
hình ảnh độc đáo mù khói núi Mèo càng làm cho bức tranh dòng sông thêm huyền
ảo, lung linh. Cụm từ “ áng tóc trữ tình” như một sáng tạo độc đáo của nhà văn,
gợi tính nữ mềm mại, thơ mộng, gợi cả nỗi xuyến xao của lòng người. Hình ảnh đó
cứ thấp thoáng, cứ ẩn hiện như mê hoặc.

Tác giả còn tinh ý khi phát hiện ra nước sông Đà thay đổi theo từng mùa: “ Mùa
xuân dòng xanh ngọc bích.Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt
một người bầm đi vì rượu bữa”. Hình ảnh so sánh độc đáo cho người đọc cảm
nhận sắc thái của con sông. Nhà văn đã cải chính cho sông Đà: nước sông Đà chưa
bao giờ đen dù thực dân Pháp gọi sông Đà là sông Đen ( Rivière Noire ).

Giáo viên: Võ Thị Thu Cúc


Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12

2/Từ chân núi nhìn ra mới thấy sông Đà gợi cảm: “ Bờ sông Đà, bãi sông Đà,
chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà”. Dải sông lóe lên màu nắng Đường thi “
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” đã làm lòng người đầm đầm ấm ấm như gặp
lại một cố nhân. Để rồi “ trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa
dầm, vui như nối lại giấc chiêm bao đứt quãng”. Chưa ở đâu ta thấy cái kiểu so
sánh độc đáo như của NT: lấy những cái vốn đối lập nhau: mưa - nắng, vui –
buồn, hi vọng – thất vọng để làm rõ nghĩa cho nhau.

3/ Đi thuyền trên sông Đà để thấy cảnh lặng lờ đẹp thơ mộng: “ Thuyền tôi trôi
trên sông Đà” . Câu văn toàn thanh bằng gợi cái êm ả của dòng nước thanh bình
như đang xuôi chèo lạc vào cõi thiên thai: Dải sông Đà bọt nước lênh bênh /
Bao nhiêu cảnh, bấy nhiêu tình… ( Tản Đà )

Cảnh ven sông hiện ra đẹp như tranh :“ Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn
búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm… Đàn cá dầm
xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi.”. Và để đưa người đọc
vào điệp trùng liên tưởng, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật so sánh bất ngờ: “ Bờ
sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ
tích tuổi xưa”. Thoắt từ bờ tiền sử, người đọc chìm vào không gian cổ tích mộng
mơ, rồi từ cõi hoang dại của ngàn năm trước, lòng ta đang hồn nhiên chợt giật
mình tỉnh giấc trước khát vọng kiến thiết quê hương trong một tiếng còi xúp- lê
vọng về từ tương lai.

 Chốt ý: Tài hoa và uyên bác trong từng câu chữ, độc đáo và sáng tạo trong
từng biện pháp tu từ, NT quả thật là một “ nhà thơ bị đóng đinh trên cây thập
tự của văn xuôi”. Trang văn NT đã dệt nên dòng sông thơ thương nhớ như
lời “Tiễn dặn người yêu” : “Chừng nào sông Đà cạn bằng chiếc đũa thì hãy
quên”. Lời hẹn ấy cũng là lời hẹn tình yêu của tác giả đối với TB và với
sông núi quê hương.

----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------

PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Ông lái đò hiện lên trong hình ảnh của một người lao động bình thường mà rất
đỗi phi thường

Giáo viên: Võ Thị Thu Cúc


Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12

1. Lai lịch:Ông lái đò sinh ở Lai Châu, làm nghề chèo đò dọc Sông Đà đã
mười năm liền. Ông là hình ảnh của những người lao động miền cao TB. Với tâm
hồn phóng khoáng như mây trời, bản lĩnh cao vời vợi như núi, họ lấy lao động làm
niềm vui, lấy khó khăn, thử thách làm cản hứng. Đối với ông “ chèo đò trên khúc
sông bằng phẳng, nó dại chân dại tay, dễ buồn ngủ”. Công việc mưu sinh nhọc
nhằn như một cuộc chiến sinh tử với thiên nhiên đã được miêu tả thành nghệ thuật
vượt thác leo ghềnh.

2. Ngoại hình: đã gần bảy mươi tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, dẻo dai. Hình
ảnh của ông in đậm dấu ấn nghề nghiệp: Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân lúc
nào cũng khuỳnh khuỳnh, giọng nói ào ào như tiếng mặt nước ghềnh sông. Nhỡi
giới ông vòi vọi như lúc nào cũng trông một cái bến xa trong sương mù.

3. Ông đò đã thể hiện trí dũng phi thường, phong cách tài hoa trong nghệ
thuật vượt thác leo ghềnh:

- Cuộc chiến với thác nước sông Đà là một cuộc chiến không cân sức bởi một bên
là thiên nhiên hung dữ cuồng nộ, còn một bên là con người bé nhỏ, con thuyền đơn
độc, mái chèo mỏng manh.
* Vòng trận thạch thứ nhất: Con sông ngạo nghễ bày thiên la địa võng:
“Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa
sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông”. Sóng nước thì hùng hổ “ như thể quân liều
mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền…”.

Có lúc “cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Dù bị
thương giữa trận địa sóng nước vang trời thanh la não bạt nhưng ông vẫn dũng
cảm:“ cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch
đi”. Ông đò đã bình tĩnh đưa con thuyền thoát hiểm: “trên cái thuyền sáu bơi
chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái…” . NT
không dùng từ “ méo xệch” để diễn tả nỗi đau mà là “ méo bệch” khi con sông
đánh đến miếng đòn hiểm độc, sóng nước đã làm da người bợt bạc đi. Giữa cuộc
chiến sinh tử với sóng nước, ông đã thể hiện sự gan dạ, quyết đoán của một viên
dũng tướng.

* Vòng thứ hai: gay cấn và nguy hiểm hơn, con sông“tăng thêm nhiều cửa tử
để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn…”

Giáo viên: Võ Thị Thu Cúc


Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12

Không một phút nghỉ tay, nghỉ mắt, ông đò đổi chiến thuật: “ Ông đò ghì cương
lái. Bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh”. Với kinh
nghiệm nhà nghề, ông biết “cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là
cưỡi hổ.”. Đối với ông, chèo đò trên sông Đà là phải luôn mắt luôn tay luôn chân
luôn gân và cả luôn tim.

- Nhưng thác nước và đá đâu có dễ dàng buông tha cho người lái đò. Bằng
mưu trí thông minh,“ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi
chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến.” Sông Đà đối
với ông như một bản trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc nằm lòng đến từng
dấu chấm than, từng đoạn xuống dòng. Ông quen thuộc với sông Đà như thuộc
lòng tay . Ông dùng mắt mà nhớ như đóng đanh vào lòng những luồng nước lạch
nước của con thác hiểm trở.
- Đoạn văn ngắn với mạch văn nhanh, nhiều động từ liên tiếp cùng phép nhân
hóa đã gợi lại không khí sử thi hào hùng trong khúc ca vượt biển của người hùng
thành Tơ- roa, khi Uy-lít- xơ đưa con thuyền vượt qua khoảng biển hẹp bị chắn
giữa 2 con quái thạch Karip và Xila.
-
* Vòng thứ ba: Dù bị thua hai trận liên tiếp, con sông gian hiểm vẫn không
ngớt khiêu khích: “bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở
chặng ba này là ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác”. Ông đò đã linh hoạt
khi xử lý tình huống, tay chèo khéo léo “cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa
giữa đó… thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên
vừa tự động lái được, lượn được…” Với hình ảnh đó, Nguyễn Tuân đã gọi ông đò
là “tay lái ra hoa”trên dòng sông Đà.

Bằng từ ngữ tinh tế, bút pháp nhân hóa tài tình, kiến thức uyên bác, Nguyễn Tuân đã
miêu tả người lái đò điều khiển con thuyền vượt thác có dáng vóc oai phong hào
hùng như một viên dũng tướng đang tả xung hữu đột giữa trận tiền. Ông vừa có tư
thế của một anh hùng lao động vừa có phẩm chất của một nghệ sĩ tài hoa, tài
tử. Nguyễn Tuân đã cho ta thấy chính sự ngoan cường, thông minh, ý chí quyết
tâm và nhất là kinh nghiệm đò giang đã giúp con người chinh phục dòng sông
hung hãn. Ông xứng đáng là người anh hùng trên mặt trận lao động sản xuất và

Giáo viên: Võ Thị Thu Cúc


Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12

mỗi vết thương bầm như củ ấu nâu trên người ông đẹp như một chiếc huân chương
siêu hạng.

4.Ông lái đò – một người lao động có tâm hồn đẹp trong cuộc sống sinh
hoạt đời thường:

- Cuộc sống đối với ông rất đỗi bình dị. Sau cuộc vượt thác sinh tử: “Đêm ấy nhà đò
đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm
xanh… Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua…”.
Đối với người đọc, trang văn của NT là một cuộc chiến sinh tử hồi hộp, quyết liệt, gay
cấn đến nghẹt thở để rồi vỡ òa ra trong chiến thắng vẻ vang của con người, nhưng đối
với người lái đò, đó chỉ là một công việc mưu sinh «  ngày nào cũng giành lấy cái sống
từ tay những cái thác ».
- Ông yêu quý và gắn bó với quê hương. Đi thuyền trên sông Đà, ông buộc chiếc
bu gà trống vào đuôi thuyền, sáng sáng nghe tiếng gà gáy cho đỡ nhớ ruộng nương
bản mường mình...
Với cuộc sống bình dị, chan hòa, hình ảnh ông lái đò chính là “thứ vàng mười đã
qua thử lửa”- những con người âm thầm góp phần xây dựng quê hương.

Qua hình tượng người lái đò, ngòi bút tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân đã:
- Ca ngợi những người lao động bình thường mà anh hùng, tài năng.
- Tôn vinh sự chiến thắng của con người trong cuộc chinh phục thiên nhiên.
- Bày tỏ quan niệm về giá trị con người: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu,
người nghệ sĩ không chỉ có trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn có trong cuộc sống lao
động thường ngày.

Giáo viên: Võ Thị Thu Cúc


Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12

Giáo viên: Võ Thị Thu Cúc

You might also like