You are on page 1of 4

Vẻ đẹp của người lái đò Sông Đà trong cảnh vượt thác

Yêu cầu 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Người lái đò sông Đà, yêu
cầu nâng cao
⇒Nguyễn Đình Thi từng viết về Nguyễn Tuân với công việc "Đi tìm cái đẹp và
đi tìm sự thật, nỗi khao khát cái đẹp và khao khát cái thật, lòng yêu cái đẹp và
cái thật với sức mạnh muốn phá hết mọi ràng buộc, khuôn sáo có sẵn". Cả đời
văn nghiệp của Nguyễn Tuân luôn tôn thờ cái đẹp, vì thế mà qua " Người lái đò
Sông Đà", đặc biệt là trong cảnh vượt thác, ta có thể nhìn thấy hình ảnh con
người với vẻ đẹp trí tài, trí dũng, với tay lái ra hoa trên dòng Đà giang. Qua đó,
đoạn trích đã thể hiện một cách sinh động sự tài hoa của tác giả Nguyễn Tuân.
Yêu cầu 2:
*Giới thiệu tác giả tác phẩm:
-Tác giả
+ Con người
° Một trí thức , một nghệ sĩ có bản lĩnh, , nhân cách, giàu lòng tự trọng
và tinh thần dân tộc
°một nhà văn lao động nghệ thuật vô cùng nghiêm túc
+ Phong cách
° NT là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp , khám phá thiên nhiên ở
phương diện văn hóa , thẩm mỹ ;khám phá con người ở phương diện tài
hoa nghệ sĩ
° Ngòi bút NT thường có thói quen tô đậm cái phi thường, xuất chúng ,
gây cảm giác mãnh liệt
-Tác phẩm
+ Xuất xứ : được trích từ tập ký "Sông Đà " xuất bản năm 1960
+ Hoàn cảnh sáng tác : tác phẩm "Người lái đò Sông Đà" và tùy bút "Sông
Đà" là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng của tác giả
năm 1958 ở vùng Tây Bắc
1.LĐ1: Vẻ đẹp dũng
cảm của NLĐSĐ trong thạch trận 1:
- SĐ:
+ Thạch trận: được bày bố công phu chia làm 3 tuyến: tuyến đầu là hàng
tiền vệ có 2 hòn đá để dụ thuyền vào; tuyến giữa là những luồng sóng đánh
khuýp quật vu hồi; tuyến cuối là boong ke chìm pháo đài nổ
● Động từ mạnh: “ nhổm, vỗ”
● Từ láy: ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó
● Nhân hóa “hất hàm khỏi”, “ bệ vệ oai phong lẫm liệt”
+ Sóng nước: “ như thể quân liệu mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc
gối vào hông thuyền” liên tưởng độc đáo
⇒Đá trong lòng sông và sóng phối hợp với nhau tấn công con thuyền
⇒ Con thuyền trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên dữ dội
- NLĐ:
+ Trang bị: con thuyền đuôi én, 2 mái chèo làm vũ khí
+ Bị tấn công, bị thương: mắt “ hoa lên như 1 cửa bể đom đóm rừng ùa
xuống” “ mặt méo bệch đi”=> nỗi đau hiện lên thần sắc=> cố nén vết
thương
⇒Vẻ đẹp của sự dũng cảm vô song của 1 người biết vượt lên nỗi đau, vượt lên
thử thách.
→ nhà văn không giấu được sự cảm phục ngưỡng mộ trước bản lĩnh dũng mãnh
và thái độ bình thản trước nỗi đau của ông đò.
⇒ Liên hệ: Sự dũng cảm kiên cường,biết vượt lên nỗi đau để tiếp tục đương đầu
với sóng gió của ông đò khiến ta có thoáng liên tưởng tới hình tượng ông lão
Santiago trong tiểu thuyết kinh điển “Ông già và biển cả” của Hemingway vượt
qua nỗi đau về thể xác, sự tuyệt vọng trong tinh thần để chế ngự biển cả, câu
được con cá kiếm khổng lồ, kiêu hãnh và đẹp đẽ. Hình tượng của ông đò và ông
lão Santiago cùng sự chiến thắ0ng của lòng dũng cảm minh chứng cho thông
điệp: “ Con người có thể bị hủy diệt nhưng ko thể bị khuất phục”
OR Nếu thơ ca cổ điển viết về hình tượng ông ngư, ông chài đều là những nhàn
sĩ ẩn dật lánh đời thì Nguyễn Tuân với ngòi bút sắc sảo độc đáo cùng cái nhìn
mới mẻ đã khắc họa hình tượng NLDSD là người đứng đầu sóng ngọn
gió,mang vẻ đẹp anh hùng, người chủ động dũng cảm trong công cuộc xây dựng
đất nước.
2. LĐ2: Vẻ đẹp bản lĩnh, trí tuệ của NLĐSĐ trong thạch trận 2:
- SĐ: “tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh bố trí lệch sang bờ hữu ngạn…., “thủy
quân xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử”, “ không ngớt khiêu khích”
- NLĐSĐ:
+Liệt kê cùng 1 loạt các ĐT mạnh “ nắm chặt”, “ghì cương lái”, “phóng
nhanh vào cửa sinh”, “ lái miết 1 đường chéo”, “cưỡi lên thác SĐ.. cưỡi đến
cùng như là cưỡi hổ”
⇒ NT đã sd những động từ mạnh nối tiếp nhau gợi lên hành động liên tục dồn
dập quyết đoán của ông đò để làm nổi bật vẻ đẹp của sự bản lĩnh như dũng
tướng chế ngự con thác của ông đò. Trong cuồn cuộn thác ghềnh những con
sóng dữ sông ĐÀ, NT khám phá và làm ngời lên chất vàng mười của con người
nơi đây.
+ Chiến đấu vs thần sông thần đá, NT ko chỉ cho ta thấy dồn dập quyết
đoán, mà còn là sự thuần thục chính xác, điêu luyện trong hành động bởi ông đã
nắm chắc binh pháp, thuộc quy luật phục kích : “ông vẫn nhớ mặt bọn này, đứa
thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ô đè sấn lên chặt đôi ra”
⇒Vẻ đẹp của trí tuệ ngời sáng qua sự: khôn khéo linh hoạt khi đối phó với sông
nước dữ tợn, cho ta thấy những biến pháp kỳ diệu của 1 tay lái ra hoa - thậm chí
1 mk chiến thắng cả sự hung bạo của thiên nhiên, Người lái đò của Nguyễn
Tuân không có phép màu. Ông đâu có đôi cánh tay Hec-quyn nào để sánh được
với sức lực của Thuỷ Tinh. Nhưng ông “đã nắm chắc binh pháp của thần sông,
thần đá” - sức mạnh của bản lĩnh, trí tuệ dù đơn độc đối mặt vs sóng dữ nhưng
vẫn giành chiến thắng chinh phục thần sông thần đá,được đưa lên đến hàng oai
linh tối thượng. Hình ảnh NLD mang phẩm chất anh hùng mang cả tài lẫn trí chỉ
với cây chèo trong tay mà có thể phá thành vượt ải như những dũng tướng
bách thắng chống lại thiên nhiên. Một cảm hứng hào hùng đã khiến ngòi bút
Nguyễn Tuân tả một cuộc vượt thác sông Đà vẫn diễn ra tái hiện thành một trận
đánh biến ảo, hấp dẫn, một khúc hát ca ngợi chiến công của một bậc anh hùng
=>>Qua bức chiến trận hào hùng, ngôn ngữ Nguyễn Tuân ca ngợi ko chỉ riêng
ông đò mà những cả con người lao động nói chung trong tư thế ngự trị thiên
nhiên để góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội, lm giàu đẹp Tổ Quốc
3. LĐ3: Vẻ đẹp tài hoa của NLĐSĐ trong thạch trận 3
- SĐ: bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống nằm ở giữa, những cánh
cửa đá khép mở lúc ẩn lúc hiện
- NLĐSĐ: đôi tay điêu luyện vút vào cửa sống : “ phóng thẳng thuyền, chọc
thủng cửa giữa, vút quan cổng đá cánh mở cánh khép”
+ câu văn ngắn, nhịp nhanh: “ Vút, vút cửa ngoài cửa trong, lại cửa trong
*cùng…” cùng hình ảnh so sánh: “ thuyền như mũi tên tre xuyên nhanh
qua hơi nước”
⇒ Động tác khéo léo, thuần thục của ng lái đò được hiện lên sống động. Con
thuyền dưới bàn tay ng lái đò giống như cây cọ dưới bàn tay người nghệ sĩ đang
phác vẽ nét bút linh động trên sông nước Đà Giang.
⇒Tài năng ấy đã bao hàm cả trí tuệ, trải nghiệm, sức mạnh thể lực, trình độ điêu
luyện và bản lĩnh kiên cường .Vận dụng vốn kiến thức liên ngành của quân
sự,võ thuật Nguyễn Tuân đã biến cảnh vượt thác của con người lđ Tây Bắc trở
thành một trận đánh đầy biến ảo . Chiến thắng ở thạch trận 3 chính là chiến
thắng của tài hoa.

⇒Liên hệ: Nếu như trước cách mạng, ngòi bút của Nguyễn Tuân quay trở về
tìm kiếm vẻ đẹp của một thời đã qua nay chỉ còn là "vang bóng" bên trong lớp
người đặc tuyển ví như những con người tài hoa với thói quen, cung cách sinh
hoạt, những kiểu ăn chơi cầu kỳ, phong lưu, đài các (thú chơi lan, chơi cúc,
uống rượu “thạch lan hương”, đánh bạc bằng thơ, hát ả đào trên sông Hương, trà
đạo… của những ông Nghè, ông Cống, ông Tú) hay vẻ đẹp của sự tài hoa, khí
phách hiên ngang, bất khuất và thiên lương trong sáng ở tử tù Huấn Cao… thì
giờ đây, ngòi bút của Nguyễn Tuân đã về gần hơn với cuộc đời, khám phá và
khẳng định vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ ấy ở cả những con người lao động đời
thường, ngay trong đại chúng nhân dân.

5.. Nhận xét nâng cao:


- Cách cảm nhận: phát hiện và khẳng định phẩm chất anh hùng và nghệ sĩ
ngay trong người lao động đời thường(vẻ đẹp dũng cảm, bản lĩnh, trí tuệ,
giàu kinh nghiệm, đặc biệt là phẩm chất tài hoa)
- Cách thể hiện:
+ ngôn ngữ: Từ vựng phong phú, giàu có, có khả năng sáng tạo ra những
từ ngữ mới, làm phong phú thêm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc
+ ngữ pháp: cách tổ chức câu văn linh hoạt như có “khớp xương có duỗi
nhịp nhàng”. Khi là những câu văn dài nhiều vế diễn tả cái trùng trùng
lớp lớp những thạch trận, khi lại là những câu văn ngắn với nhịp nhanh
tái hiện hành động nhanh mạnh, dứt khoát của người lái đò
+ hình ảnh diễn đạt: liên tưởng phóng khoáng, mới mẻ, sáng tạo ra những
hình ảnh mới lạ cuốn hút⇒ thể hiện trong những câu văn so sánh độc đáo
⇒ Liên hệ PCNT của Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân cho rằng:“Nghề văn là nghề
của chữ… Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa sinh sự để sự sinh.” Trong đoạn trích
miêu tả vẻ đẹp của NLĐSĐ trong cảnh vượt thác với vốn ngôn ngữ phong phú,
giàu có, sinh động cùng những liên tưởng độc đáo mới mẻ, nhà văn thực đã chơi
“một lối độc tấu” trong nghệ thuật, đúng như Tố Hữu đã từng nhận xét, Nguyễn
Tuân thực là “chuyên viên cao cấp tiếng Việt", là "người thợ kim hoàn của chữ”
Yêu cầu 3: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

You might also like