You are on page 1of 1

Có thể nói, hình ảnh con sông là một trong những đề tài lớn trong văn

chương truyền cảm hứng dữ dội và có sức biểu cảm cao. Chúng ta đã bắt gặp nhiều
hình ảnh con sông trong nhiều tác phẩm như là sông Mã trong bài thơ “Tây Tiến,”
sông Hương xứ Huế trong bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Trong đó có hình
ảnh sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân. Đoạn trích
ở trên, tác giả đã cho ta thấy được cái hung bạo dữ dội, đồng thời cũng cho ta thấy
cái …
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn và đóng góp nhiều cho nền văn học Việt
Nam. Ông luôn muốn thể hiện cái sự tài hoa, uyên bác của ông. Chất tài hoa uyên
bác của ông được thể hiện qua nhiều yếu tố như: khám phá, phát hiện sự vật ở
phương diện mỹ thuật, nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ, áp dụng vốn
tri thức, vốn kiến thức phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau như địa lí, văn
hóa, lịch sử. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là chính là kết quả của chuyến đi gian
nan mà vô cùng phấn khởi của tác giả về miền Tây Bắc đầy hiểm trở để tìm kiếm
vẻ đẹp thiên nhiên và cũng như là tâm hồn của con người lao động và chiến đấu
trên miền núi hùng vĩ và thơ mộng đó. Tác phẩm cũng là một áng văn đẹp, thiết tha
của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ, hào hùng, vừa
trữ tình, thơ mông của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở
miền Tây Bắc.

Qua đoạn trích, ta cũng có thể thấy rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân, nét tài hoa được thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, câu sáng tạo mới mẻ, vốn
từ ngữ phong phú, ngôn ngữ chính xác. Có thể thấy, tác giả đã dùng nhưng biện
pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ…

You might also like