You are on page 1of 2

Mở bài:

Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng NT là một nghệ sĩ mang trong
mình cái tôi tài hoa, uyên bác. Đó là bởi lối chơi độc tấu của người nghệ sĩ, vốn
là của những cảm giác mãnh liệt, phi thường. Chính điều ấy đã tạo nên một tác
phẩm bút kí đặc sắc “ nlđsđ”. NT đã dùng ngòi bút tài hoa của mình để cảm
nhận vẻ đẹp của sông đà như một kỳ quan của tạo hóa một công trình tuyệt mĩ
của thiên nhiên. Nguyễn Tuân còn tự coi mình là người đi tìm cái thứ vàng 10
của màu sắc núi rừng Tây Bắc - cái thứ vàng 10 mang sẵn trong tâm trí tất cả
những cng đang nhiệt tinh gắn bó với công cuộc xây dựng Tây Bắc thêm sáng
sủa, đc vui mà bền vững. Đoạn trích trên thể hiện lại khung cảnh ông đò vượt
trùng vây đầu tiên và thứ hai ( thứ hi và ba), thông qua vẻ đẹp của ông lão lái đò
trong cuộc đối đầu với kẻ thù số một mang tâm địa xảo quyệt, nham hiểm để
khắc họa rõ nét hơn bao h hết “ chất vàng 10 “ của những cng lao động nơi
miền Tây Bắc.
Tác phẩm "Người lái đò Sông Đà" trích trong "Tùy bút Sông Đà" (1960). Đây
là kết quả chuyến đi thực tế đến với Tây Bắc năm 1958 để kiếm tìm "chất vàng"
của thiên nhiên và chất vàng mười trong tâm hồn con người. Tác phẩm là lời
ngợi ca về vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của đất nước đồng thời vẻ đẹp của những
con người lao động vùng Tây Bắc cx được tác giả miêu tả thông qua hình tượng
người lái đò. đoạn trích trên là ” thước phim sống động” ghi lại những chặng
thử thách đầu tiên(Cuối) trong công cuộc chinh phục thiên nhiên – công cuộc
vượt thác của ông đò. Qua đó hình tượng ông đò với vẻ đẹp trí dũng tài hoa,
kinh nghiệm dày dặn và trí nhớ phi thường đã trở thành điểm sáng cho cả tác
phẩm.
Người lái đò Sông Đà trước hết là một ông già bảy mươi tuổi đã giành một phần
lớn cuộc đời mình cho nghề lái đò dọc trên sông Đà. Đó là một người lái đò lão
luyện: ” Trên dòng sông Đà ông xuôi, ông ngược hơn 100 lần rồi, chính tay giữ
lái đò sáu chục lần” trong thời gian hơn chục năm làm nghề lái đò cái nghề đầy
nguy hiểm và gian khổ này. Đây là một con người từng trải, hiểu biết, rất thành
thạo trong nghề lái đò và đã đạt đến trình độ ” Bằng cách lấy mắt và nhớ tỷ mỉ
như đóng đinh vào tất cả những luông nước của tất cả những con thác hiểm
trở”. Nguyễn Tuân đã bày tỏ sự khâm phục của mình đối với con người này ”
sông Đà đối với ông lái đò ấy như một thiên anh hùng mà ông đã thuộc cả đến
dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng”. Dưới ngòi bút độc
đáo của NT, ông đò lai châu ấy bỗng trở thành người anh hùng trên mặt trận
sông nước và người nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác băng ghềnh.
Đánh giá:
Người lái đò sông Đà là một tác phẩm giàu chất thông tin thời sự. Tác giả đã
huy động vốn tri thức chuyên môn của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác
nhau qua đó cho thấy sự tài hoa uyên bác vốn có trong phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân. Bên cạnh đó, khi nhắc đến bậc thầy phù thủy NT ta không thể
không nhắc tới ngón chơi động từ mạnh, hệ thống ngôn từ phong phú, tinh tế,
hiện đại, giàu cảm xúc đc kết hợp nhuần nhuyễn với những hình ảnh so sánh
liên tưởng, tưởng tượng độc đáo bất ngờ và thú vị. Tác phẩm không chỉ thành
công khắc họa vẻ đẹp của sông Đà hùng vĩ, hoang dã mà còn làm nổi bật lên
hình tượng người lái đò Lai Châu vốn là biểu tượng cho những tầng lớp lao
động bình thường, tuy không “vang bóng một thời” nhưng lại có sức mạnh phi
thường.
Kết bài
Tônxtôi có nói rằng: Khi một nhà văn mới xuất hiện, câu đầu tiên mà tôi hỏi
anh ta là, anh đã mang được gì mới cho văn học. Nguyễn Tuân không phải là
một nhà văn mới, nhưng những đóng góp của ông cho nền văn học cách mạng
còn non trẻ là những đóng góp của kẻ mở đường. Ông đã đặt niềm sáng cho
một dòng tùy bút mà sau nay sẽ tuôn chảy bất tận - dòng tùy bút mà cảm hứng
trữ tình chủ yếu là ngợi ca đất nước, con người Việt Nam. Và chính ông với
với Sông Đà, đã chứng minh rằng, có một vẻ đẹp chính ở những nơi những con
người giản dị, bình tâm. Có một thứ chủ nghĩa anh hùng nơi những cuộc sống
đời thường. Họ góp phần tạo nên vẻ hoành tráng, sự đa dạng của nghĩa anh
hùng Việt Nam thời đại mới, nói như Nguyễn Khoa Điềm trong trường ca "Mặt
đường khát vọng":

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.

You might also like