You are on page 1of 5

Đề ra: Cảm nhận vẻ đẹp của ông lái đò trong đoạn văn sau:

“Ông lái đò 2 tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên… những luồng tử đã bỏ hết lại
sau thuyền.”
Bài làm:
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về quê mình thì bắt lên câu hát
Người ta đến hát khi chèo đò vượt thác 
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.”
Lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã gợi tới dòng sông Đà trong thiên tùy bút
“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Tùy bút này là 1 áng văn đẹp đc kết
tinh nên từ tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, say đắm để ca ngợi vẻ đẹp
vừa hung vĩ, hào hùng vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc cũng
như “chất vàng 10” của con người nơi đây. Bằng tình yêu sông núi của con
người tài hoa, sông Đà đc nhà văn phác họa độc đáo với 2 nét tính cách hung
bạo trữ tình. Và đặc biệt hình ảnh ông lái đò nổi bật giữa con sông Đà hùng vĩ
với nét tính cách đầy trí dũng, tài hoa đã để lại 1 ấn tượng sâu sắc trong lòng
người đọc.
“Ông đò 2 tay …những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền.”
        Tùy bút “sông Đà” là thành quả của chuyến đi thực tế gian khổ và hào
hùng của NT đến miền Tây Bắc xa xôi những năm 1958-1960. Chuyến đi
không chỉ nhằm thỏa mãn niềm khao khát xê dịch mà cơ hội để nhà văn tìm
kiếm “chất vàng 10” trong vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc.
NT đã khám phá ra “thứ vàng 10 đã đc thử lửa” trong tâm hồn con người Tây
Bắc trong cuộc sống lđ hằng ngày của họ. Và hình tượng ông lái đò đã được
nhà văn khám phá nhìn nhận ở phương diện tài hoa nghệ sĩ góp phần tạo nên
giá trị độc đáo của tác phẩm.
          Giữa con sông Đà hung bạo hiểm nguy là hình ảnh người lái đò hiện lên
như 1 linh hồn của tác phẩm. Ông lái đò đã 70 tuổi, nhà ở ngã tư con sông sát
tỉnh thuộc Lai Châu Tây Bắc. Làm nghề lái đò dọc đã 10 năm, ông sinh ra và
lớn lên bên bờ sông, con sông đã cung cấp nguồn sống cho ông ngay từ khi
còn để chỏm. Ông có ngoại hình với những tố chất đặc biệt. Cái đầu quắc
thước đặt trên thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng, chất mun. Tay
lêu nghêu, chân khuỳnh khuỳnh, giọng ào ào như tiếng nước mặt ghềnh. "Cặp
mắt tinh anh", trên mặt ông nổi lên một số củ nâu- là những vết thương tích sau
những cuộc vượt thác đc nhà văn gọi 1 cách trân trọng là "huân chương siêu
hạng". Mô tả những đặc điểm này NT đã đưa đến cho người đọc 1 bức phác
thảo chân dung, thể hiện thần thái của người lái đò. Điều qtrong hơn nhà văn
muốn nhấn mạnh đây là con người gắn bó vs nghề suốt từ nhiều năm. 
               NT luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Trước và sau
cách mạng sáng tác của ông đều có sự thống nhất trong cách nhìn con người.
Tuy nhiên trước cách mạng ông hướng tới vẻ đẹp vang bóng 1 thời, còn sau
cách mạng ngòi bút của ông hướng tới con người lđ. Xây dựng vẻ đẹp của
người lái đò sông Đà NT đã miêu tả độc đáo sự trí dũng tài hoa của ông trong
cuộc vượt thác đầy hiểm nguy. 
               Con sông Đà với biết bao nhiêu cạm bẫy hiểm nguy. Muốn bt hay
nắm giữ tường tận đc cạm bẫy đó đôi khi phải đánh đổi cả mạng sống. Sông
Đà với đá bờ sông dựng vách thành với độ cao hun hút chẹt lòng sông như 1
cái yết hầu. Tại mặt ghềnh Hát Lóong dài hàng nghìn cây số nước xô đá, đá xô
sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cx đòi nợ
xuýt bất kì người lái đò nào đi qua quãng đấy. Khủng khiếp nhất là cái hút nước
như cái giếng bê tông đc thả xuống để làm móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh
nên phát ra những âm thanh như "cửa cống cái bị sặc" phát ra tiếng ằng ặc
ghê sợ. Thác nước sông đà như bày sẵn thực trận sẵn sàng đánh tiêu diệt
người lái đò. Tiếng thác nước "nghe như oán trách, như là van xin, như là
khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo'', lúc thì rống lên như một ngàn con trâu
mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre, nứa nổi lửa.
              Hình ảnh người lái đò trên con sông đầy hiểm nguy ấy thế mà lại vô
cùng kiên cường, anh dũng trong cuộc chiến với thác nước sông Đà. “Ông đò
hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình.”
Trong bài bút ký này ông lái đò là một anh hùng đang cưỡi sóng đạp gió. Nhà
văn đã dụng công mô tả cuộc chiến giữa ông lái đò và dòng sông, thoạt đầu thế
và lực hai bên không cân sức, ông lái đò cô độc giữa trùng vi thạch trận của
sông Đà đã dàn sẵn. Mặt nước “hò la”, “vây quanh”, ùa vào “bẻ gãy” cán chèo
võ khí trên tay ông đò. Sóng nước như thể quân liều mạng xông vào mà “đá
trái”, mà “thúc gối” vào bụng, vào hông thuyền để hòng đội thuyền lên, lật ngửa
bụng thuyền ra giữa vang trời thác réo thanh la não bạt. Mặt sông trong tích tắc
đã lòa lên ánh sáng như cửa bể rừng đom đóm ùa ra châm lửa cho đầu ngọn
sóng làm cho cuộc chiến thêm phần kịch tính, hấp dẫn hơn. Các luồng sóng thi
nhau đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh vào chỗ dễ tổn thương nhất của con
người. Các viên tướng đá đứa thì đe dọa, đứa ẩn nấp mai phục nơi hiểm yếu,
đứa có vẻ hiền lành nhưng thực tâm cố nhữ ông đò vào giữa trận đồ bát quái,
một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy, nuốt lấy con đò độc mộc mong manh.
Miêu tả hình ảnh ông lái đò trong cuộc vượt thác NT đã khéo léo sự dụng biện
pháp tu từ so sánh, nhân hóa khiến cho sự hiểm nguy và khó khăn của hành
trình vượt thác đc tăng lên.  Hình ảnh ông lái đò thật nhỏ bé trước cơn cuồng
nộ dữ dội của đá, của thác sông Đà. Đôi chân ông kẹp chặt cuống lái mặt “méo
bệch” hẳn đi do cố nén vết thương. Ông tỏ ra tỉnh táo, bình tĩnh chỉ huy con
thuyền thoát hiểm.
               "Như một hạt giống vô hình tư tưởng gieo vào tâm hồn nghệ sĩ và từ
mảnh đời màu mỡ ấy nó triển khai thành một hình thức xác định thành các hình
tượng nghệ thuật đầy vẻ đẹp và sức sống". Xây dựng nhân vật người lái đò
nhà văn đã khéo léo đưa ra những nét tính cách hết sức độc đáo và đặc biệt
ông lái đò như một viên tướng tỉnh táo chỉ huy con thuyền chiến đấu trên con
sông đà đầy hiểm nguy. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá
thác nhưng con thuyền 6 bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo
của người cầm lái. Thạch trận đồ hung bạo của sông Đà không sao cản được
con đò nhỏ Bởi ta nhé điêu luyện của Ông Lái Đò. Bằng kinh nghiệm và sự
nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá ông lái đò như một trung tướng
bình tĩnh dũng cảm xông vào giữa thế trận thác đá sông Đà. Ông hạ quyết tâm
"cưỡi lên thác sông đà phải cưới đến cùng như là cưỡi Hổ." Từng đường đi
nước bước của những hòn đá thác nước đều đã nằm gọn trong lòng bàn tay
ông lái đò. Ông bình tĩnh chỉ huy con thuyền vượt thác một cách tỉnh táo và
nhanh gọn. Và ông đã thành công phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ
nhất. 

     Tuy vậy, không một phút nghỉ tay nghỉ mắt ông phải phá luôn vòng vây thứ
hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đò dường như đã hiểu biết tường tận về
con sông này ông nắm chắc hết binh pháp của thần sông thần đá. Với thâm
niên 10 năm từng xuôi ngược biết bao nhiêu lần trên sông Đà ông lái đò hiểu
tính nết của con sông như lòng bàn tay là người có trí nhớ tuyệt vời ông dùng
mắt thường để ghi dấu từng con thác từng xoáy nước hiểm trở ông thuộc lòng
từng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu xuống dòng. Ông đó đã thuộc
hết những quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Thế nên dũng
cảm và linh hoạt ông đò rảo nhanh tay chèo có lúc tránh những tảng đá ngầm
có lúc đè sấn lên để mở đường tiến.  Vốn nắm chắc binh pháp nên ông đò đã
nắm chặt lấy cái bờm sóng đúng luôn rồi ông đò ghì cương lại bám chắc lấy
luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh mà lại miết một đường chéo
về cửa đá ấy. Ông đột nhập vào đúng cửa sinh đi theo luồng sinh và đánh thóc
ra đúng cửa sinh làm cho đối phương phải tan tành thế trận. " thuyền ông như
một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước vừa xuyên vừa tự động lái được,
lượn đc." 
                 Ông lái đò là 1 tay lái ra hoa tuyệt vời, là người trí dũng tài hoa trong
nghệ thuật vượt thác qua ghềnh. Cuộc vượt thác của ông lái đò là một cuộc vật
lộn giữa con người nhỏ bé với thế lực khắc nghiệt của tự nhiên đó là một cuộc
chiến đấu không cân sức nhưng cuối cùng con người đã chiến thắng và trở
thành nhân vật chính trong bảng trường ta về sức mạnh và tài nghệ của người
lao động. Kiến thức quân sự võ thuật Binh Pháp lại một lần nữa được Nguyễn
Tuân dùng triệt để sáng tạo giúp tác giả mô tả trận chiến giữa ông lái đò với
thác đá sông Đà. Cuộc chiến ấy gợi lên trong trí tưởng tượng của người đọc về
một trận đánh biến ảo hấp dẫn trong đó nổi bật giữa sự hung bạo nham hiểm
của con sông là hình ảnh uy nghi lồng lộn của con người trong tư thế chinh
phục chiến thắng tự nhiên bất tự nhiên phải tỏa ra nguồn sống để nuôi dưỡng
con người.
             "Công việc của nhà văn là phát hiện ra những cái đẹp ở chỗ k ai ngờ
tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp sự vật, để cho người đọc một bài học trong
cách nhìn và thưởng thức". Tác giả đã miêu tả con sông Đà bằng những ví
von, so sánh, liên tưởng độc đáo thú vị bất ngờ, sử dụng phép nhân hóa tài
tình.Từ ngữ trong bài tùy bút thật phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có
sức gợi cảm cao. Câu văn của NT rất đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc
hối hả, lúc gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo in
đậm dấu ấn riêng. Nguyễn Tuân còn vận dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác
nhau: hội họa , văn chương, điện ảnh, địa lý, lịch sử, quân sự, võ thuật.
           Công trình nghệ thuật “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân
đã tập trung ca ngợi sự giàu có diễm lệ và hào hùng, hùng vĩ của thiên nhiên
Tây Bắc, ca ngợi vẻ đẹp của con người Tây Bắc – những con người tài hoa
dũng cảm ngày đêm chinh phục thác dữ sông Đà để tìm ra nguồn thủy điện làm
giàu cho đất nước. Đó là thứ vàng mười đã được thử lửa. Tác phẩm cũng
chính là bản trường ca lãng mạn đậm chất trữ tình về đất nước và con người
trong cuộc sống mới. Từ đó làm bật lên vẻ đẹp của con sông Đà với hai nét
tính cách hung bạo và trữ tình.
Đằng sau bức họa về người lái đò sông Đàtrí dũng tìa hoa, là cái
nhìn đầy mới mẻ, mang tính phát hiện của Nguyễn Tuân đối với người lao
động trong cuộc sống mới. Nguyễn Tuân luôn đi tìm cảm giác mới lạ độc đáo
trong sự nghiệp hành văn của mình. Ông nhìn nhận khám phá con người ở
phương diện tài hoa nghệ sĩ, khai thác những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý trong
những con người bình thường. Đó là những con người lao động vô danh mà
đầy chất tài hoa nghệ sĩ, những con người thầm lặng đóng góp sức mạnh trong
việc xây dựng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình phát triển của
văn học, mỗi nhà văn phải luôn đi tìm phong cách mới lạ, độc đáo và Nguyễn
Tuân đã đem cái nhìn lạc quan đầy tin tưởng với người lao động, con người ở
tư thế đẹp đẽ làm chủ cuộc sống. Đọc những trang văn của Nguyễn Tuân,
chúng ta luôn bắt gặp hình ảnh con người mang vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ, từ
Huấn Cao, viên quản ngục và người lái đò vượt thác. Cái đẹp luôn ẩn tang
trong từng nhân vật của ông. Họ mang những nét đẹp phẩm chất anh hùng
trong cuộc sống người lao động hằng ngày, tâm hồn phong phú và cao đẹp.
Bên trong những câu văn tài hoa uyên bác là cái nhìn đầy thán phục, ca ngợi
vẻ đẹp giản dị đời thường của người dân lao động trong cuộc sống mới, đặc
biệt là con người Tây Bắc. Đó là phẩm chất của “thứ vàng 10 đã đc thử lửa”.
Qua việc xây dựng hình tượng ông lái đò thể hiện cái nhìn mới mẻ, độc đáo
của mình đối với người lao động, Nguyễn Tuân một lần nữa khẳng định đc tà
năng phong cách nghệ thuật của mình.
                 "Đọc người Lái Đò Sông Đà ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của
một tài năng của một đấng pháp công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ… khi 
gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên
như một trẻ thơ những trang viết những câu văn Nguyễn Tuân mang hơi thở
ấm nóng của cuộc đời chúng ta không có đa dạng…". Cảnh vật và cuộc sống
của bất cứ vùng đất nào khi được chọn lựa trở thành đối tượng thì bút của
Nguyễn Tuân nó y hệt một viên ngọc. Hạt ngọc này được một người nặng hôn
với sông núi nước non cộng với sự tài hoa được mệnh danh là nhà kỹ thuật
ngôn từ những nhận xét tinh tế mài dũa, tỉa tót. Chúng trở thành những địa
chính những nơi chốn đáng tự hào của tổ quốc đất nước Việt Nam. Tùy bút
"sông Đà" với "Người lái đò sông Đà" chính là một trong những hạt ngọc đó
một hạt ngọc Tây Bắc giàu có về Tài Nguyên với sự bài trí tuyệt vời núi sông
diễm lệ, hoa trời, đá, thác.
            

You might also like