You are on page 1of 4

ÔN TẬP: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ – Nguyễn Tuân

Đề 1: Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn
“Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Từ đó, nhận xét về quan niệm thẩm mĩ
của nhà văn Nguyễn Tuân

DÀN Ý
I.MB: Nêu vấn đề nghị luận
VD: Nhà văn Pautoppxki từng khẳng định: “ Nhà văn là người dẫn đường đến
xứ sở của cái Đẹp. Bước vào thế giới văn chương nghệ thuật là bước vào thế
giới của cái Đẹp” . Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có 1 lí tưởng riêng. Nếu Thạch Lam
đưa người đọc đến với thế giới của cái đẹp dịu dàng, êm đềm mà u buồn man mác
thì Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ tận hiến suốt đời cho cái Đẹp lại dẫn ta đến với
một thế giới thanh cao, sang trọng , lịch lãm mà cổ kính. Trong thế giới nghệ thuật
độc đáo ấy của NT nổi bật lên vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao – nhân vật
chính trong tp CNTT. Từ đó, ta thấy được quan niệm thẩm mĩ sâu sắc, tiến bộ
của nhà văn Nguyễn Tuân.
II. TB
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Tác giả
“ Nếu tác giả ko có lối đi riêng thì người đó ko bao giờ là nhà văn cả.
Nếu anh ta ko có giọng điệu riêng anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ” ( Sê
khôp). Một nhà văn lớn là nhà văn luôn xây dựng cho mình phong cách sáng tác
độc đáo. + Nguyễn Tuân là một trong những cây bút như thế, ông là một nhà văn
xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam với phong cách tài hoa, uyên bác và
độc đáo,
“ Nguyễn Tuân chính là định nghĩa về người nghệ sĩ”.
+Đồng thời ông cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, suốt
đời tôn thờ và đi tìm cái đẹp, cái thật, tha thiết vun đắp “thiên lương” cho mỗi “cái
tôi” cá nhân nảy nở và phát triển.
- Tập truyện “Vang bóng một thời” và tp CNTT
+ Có thể nói sự nghiệp Nguyễn Tuân sẽ không thể toàn vẹn nếu thiếu đi “Vang
bóng một thời”. Đây là tập truyện ngắn tiêu biểu và kết tinh tài năng của Nguyễn
Tuân trước cách mạng tháng Tám “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn
mĩ” (Nguyễn Đăng Mạnh)
+“Chữ người tử tù” ban đầu tên là “Dòng chữ cuối cùng”, được in trên tạp chí
Tao đàn năm 1938, sau đó được đưa vào in trong tập “Vang bóng một thời”. Trong
truyện ngắn này, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao, một con
người tài hoa, có khí phách và thiên lương trong sáng và hình tượng nhân vật viên
quản ngục, một con người có tâm hồn nghệ sĩ say mê cái đẹp, quý trọng cái tài.
Qua đó mà thể hiện quan niệm về cái Đẹp, khẳng định sự bất tử của cái Đẹp và bộc
lộ thầm kín tấm lòng yêu nước. Tác phẩm không chỉ sâu sắc về nội dung tư tưởng
mà còn rất hấp dẫn về mặt nghệ thuật để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả
1. Phân tích vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao
“ Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái Đẹp” (Nguyễn Đăng Mạnh). Mỗi
tác phẩm của Nguyễn Tuân đều phải xuất sắc, đạt đến trình độ hoàn mỹ và nhân
vật hiện lên trong các tác phẩm của ông phải là hiện thân của cái đẹp.
+Huấn Cao được xây dựng từ một nguyên mẫu lịch sử có thật của thế kỉ XIX. Đó
là Cao Bá Quát, người anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, một nhà thơ,
nhà thư pháp lừng danh một thời. Ông được người đời tôn vinh là thánh “Thần
Siêu, thánh Quát” và hết mực ca ngợi văn chương của ông “Văn như Siêu, Quát vô
tiền Hán”.
+Từ một nhân vật lịch sử trong thế kỉ XIX gắn liền với những giai thoại, những
câu đối có vẻ ngang tàng ngỗ ngược: “Một chiếc cùm lim chân có đế – Ba vòng
xích sắt bước thì vương”…, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên một hình tượng văn học
Huấn Cao đẹp đẽ và đầy bi tráng.
1.1, Trước hết, Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư
pháp.
(tham khảo vở ĐH để phân tích làm rõ luận điểm)
1.2, Không chỉ tài hoa, Huấn Cao còn là trang anh hùng dũng liệt có khí
phách hiên ngang, bất khuất
(tham khảo vở ĐH để phân tích làm rõ luận điểm)

1.3, Tài hoa, khí phách khiến HC được người đời nể phục nhưng ông còn
được ngưỡng mộ, kính trọng bởi ông là người có thiên lương trong sáng, biết
trọng nhân cách nghĩa tình.
(tham khảo vở ĐH để phân tích làm rõ luận điểm)

1.4 . Vẻ đẹp của Huấn Cao kết tinh trong cảnh cho chữ
“Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái
đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và
thưởng thức.” (Thạch Lam). Nguyễn Tuân quả thực là một tài năng bậc thầy khi
ông đã thực hiện đúng thiên chức của một nhà văn khi để vẻ đẹp của nhân vật
Huấn Cao kết tinh, lắng đọng trong cảnh cho chữ
(tham khảo vở ĐH để phân tích làm rõ luận điểm)
1.5 Nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp nhân vật
“ Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là một phát minh về hình thức và một khám
phá về nội dung” ( Leonop). Bên cạnh những khám phá về vẻ đẹp của hình tượng
HC, đoạn trích/ tác phẩm còn cho thấy những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng
và khắc họa nhân vật
(tham khảo vở ĐH để phân tích làm rõ luận điểm)
-> “ Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy , nó đòi hỏi người viết phải
có phong cách nổi bật, tức là phải có nét gì đó rất riêng , rất mới lạ thể hiện
trong tác phẩm của mình.’’ Bởi thế nhà văn lớn phải là “nhà phong cách lớn”.
Nếu không có phong cách nghệ thuật thì ko thể k/định đc năng lực sáng tạo của
người cầm bút . Victo Huygo đã từng nói “Cái bình thường là cái chết của nghệ
thuật”, hay I van Tuocghenhep từng khẳng định: “Cái quan trọng trong tài năng
văn học và tôi nghĩ rằng trong bất kì tài năng nào là cái mà tôi muốn gọi là
tiếng nói của riêng mình”. Nguyễn Tuân là người ngay từ khi bước vào con
đường nghệ thuật đã có chung quan điểm với những người đi trước và thể hiện
được dấu ấn riêng trong phong cách sáng tác của mình.

2.Từ đó, nhận xét về quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân
(tham khảo đề cương vế phụ của tp CNTT để làm rõ luận điểm)

*Đánh giá chung


Như ta đã biết “Hình tượng văn học không chỉ là một thế giới sống mà
còn là một thế giới biết nói”. Thông qua hình tượng nhân vật, nhà văn muốn đối
thoại với người đọc các vấn đề về cuộc sống, con người.
- Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” là một hình tượng văn học hoàn mĩ,
đẹp đẽ bậc nhất trong nền văn học dân tộc. Huấn Cao tượng trưng cho cái đẹp
của khí phách, của tài hoa hòa hợp với thiên lương trong sáng. Xây dựng hình
tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng một
chân dung nghệ thuật điển hình, lí tưởng về cái đẹp.
- Qua hình tượng HC nhà văn gửi gắm quan niệm về cái Đẹp, khẳng định sự bất
tử của cái Đẹp. Nhà văn quan niệm, cái đẹp bao giờ cũng phải đi cùng cái thiện và
người nghệ sĩ say mê cái đẹp trước hết phải có thiên lương trong sáng. Ông có
niềm tin vào sức mạnh của cái đẹp và cái thiện, khẳng định cái đẹp và cái thiện sẽ
luôn chiến thắng, tỏa sáng.
- Hơn nữa, thông qua nhân vật Huấn Cao, tác giả đã kín đáo thể hiện tinh thần yêu
nước. Bởi tác phẩm không chỉ tôn vinh một trang anh hùng dũng liệt mà còn tôn
vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, gián tiếp ca ngợi những người
anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, sẵn sàng hi sinh vì đất nước.
III. Kết luận
VD : Sê-đrin từng nói: “Văn học nằm ngoài những định luật của sự băng
hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Tác phẩm văn học đã ghi nhận
những sáng tạo của người nghệ sĩ và khẳng định nó bằng những giá trị bất tử của
mình. Truyện ngắn CNTT của Nguyễn Tuân chính là một minh chứng tiêu biểu
cho quan điểm đó. Bằng việc xây dựng thành công hình tượng Huấn Cao, Nguyễn
Tuân đã ghim lại trong lòng người đọc ấn tượng về một nhà văn có phong cách tài
hoa, uyên bác, độc đáo. Trải qua bao năm tháng, tác phẩm Nguyễn Tuân vẫn
trường tồn cùng năm tháng và sống mãi trong lòng bạn đọc bao thế hệ. Đọc văn
ông, ta thấy trân trọng hơn vẻ đẹp của những con người tài hoa, nghệ sĩ, có thiên
lương trong sáng thêm trân trọng tài năng và nhân cách cao đẹp của một người
nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp.

Lưu ý : Nếu đề hỏi vào hình tượng viên quản ngục và cảnh cho chữ:cách làm
tương tự nhưng phải phù hợp với yêu cầu đề
+ vận dụng sáng tạo khung dàn ý: Mở bài- Thân bài ( giới thiệu chung, hệ
thống luận điểm, đánh giá chung)- Kết bài như trên
+Vẫn trích nguyên các nhận định lí luận ở đề Huấn Cao vào vị trí: giới
thiệu chung, bắt đầu phân tích hình tượng/cảnh cho chữ, phần nghệ thuật,
đánh giá …

You might also like