You are on page 1of 6

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

(Nguyễn Tuân)
I. Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: Ngột Lôi Quật, Tuấn Thừa Sắc…
- Vị trí: là nhà văn lớn, là hiện tượng độc đáo của làng văn Việt Nam. Ông được mệnh danh là một định nghĩa
về người nghệ sĩ đích thực, được Nguyễn Khải đánh giá là nửa người nửa thần, là người nghệ sĩ suốt đời say
mê kiếm tìm cái đẹp.
- Quá trình sáng tác: hơn nửa thế kỉ cầm bút, sáng tác của NT trải qua 2 giai đoạn:
+ Trước cách mạng tháng 8, Nguyễn Tuân là nhà văn lãng mạn. Tác phẩm của ông xoay quanh 4 đề tài: vang
bóng 1 thời, chủ nghĩa xê dịch, đời sống trụy lạc, thế giới yêu ngôn ma quỷ.
+ Sau cách mạng tháng 8, Nguyễn Tuân lột xác, trở thành nhà văn cách mạng, ông chân thành đem ngòi bút
phục vụ chiến đấu dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị đất nước.
- Phong cách nghệ thuật: Nguyễn Tuân sống là 1 bản gốc và khi vẫy tay chào cõi thực để vào hư (Xuân Diệu)
không để lại bất cứ bản sao nào. Văn của Nguyễn Tuân là thứ văn in đậm bản ngã của tác giả, rất độc đáo sâu
sắc.
+ Tài hoa: tiếp cận cuộc sống ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ

+ Uyên bác: vận dụng tri thức phong phú về nhiều ngành, nhiều lĩnh vực vào sáng tác.
+ Nhà văn của cảm giác mãnh liệt, người luôn săn tìm những cảm giác mạnh, những hơi thở nồng.
2. Vang bóng một thời
- Số lượng: 11 truyện ngắn
- Vị trí: được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đánh giá là một văn phẩm đạt gần đến sự hoàn thiện toàn mĩ.
- Nhân vật: phần lớn là những nho sĩ cuối mùa, những con người tài hoa bất đắc chí, gặp lúc Hán học suy vi,
sống giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng, dù buông xuôi bất lực nhưng vẫn mâu thuẫn, bất hòa sâu sắc với xã hội
đương thời. Họ không a dua theo thời, chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ thiên lương và sự trong sạch cho tâm
hồn. Họ như cố ý lấy cái tài hoa, ngông nghênh của mình để đối lập với xã hội phàm tục, phô diễn lối sống
đẹp như một thái độ phản ứng trật tự xã hội đương thời.
3. Chữ người tử tù
- Vị trí: là thiên truyện ngắn xuất sắc nhất tập truyện VBMT
- Thời gian, hoàn cảnh sáng tác: đăng trên tạp chí Tao đàn năm 1938
- Đề tài: vang bóng một thời: vẻ đẹp quá khứ chỉ còn vang bóng lại
- Nhan đề: lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng -> CNTT
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu… rồi sẽ liệu: Nhận được phiến trát
+ Phần 2: Sớm hôm sau … ân hận suốt đời mất: HC xuất hiện ở đề lao và suốt nửa tháng ở trong buồng tối.
+ Phần 3: Còn lại: Một buổi chiều lạnh và cảnh cho chữ đêm hôm ấy.
- Chủ đề: Thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao với tài hoa lớn, khí phách lớn và thiên
lương cao cả, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm sâu sắc của mình về cái đẹp, cái thiện trong cuộc đời.
II. Đề bài luyện tập
Đề 1: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao
1. MB
- Tác giả, tác phẩm
- Vấn đề nghị luận
2. TB
2.1. Giới thiệu bổ sung
a. Phong cách tác giả
b. Tác phẩm: xuất xứ, thời gian hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, đề tài...
c. Nguyên mẫu nhân vật HC: Cao Bá Quát
- Thời đại: sống ở TKỉ XIX, chế độ phong kiến suy tàn, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi
- Cuộc đời, con người:
+ Cao Bá Quát từng giữ chức giáo thụ ở phủ Quốc Oai - Sơn Tây (tương đương với chức Huấn đạo – một
chức quan trông coi việc học hành, thi cử ở phủ, huyện).
+ Cao Bá Quát vốn là người có khí phách hiên ngang, cuối năm 1854 ông tham gia cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương
chống lại triều đình nhà Nguyễn.
+ Ở Việt Nam thời phong kiến Cao Bá Quát là người đứng đầu môn nghệ thuật thư pháp
+ Cao Bá Quát nổi tiếng là một kẻ sĩ thanh cao:
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
(Cả đời chỉ cúi đầu vái lạy hoa mai)
=> Từ nguyên mẫu, bằng tài năng, cảm xúc, tâm hồn, tình cảm, bút pháp lãng mạn lý tưởng hóa nhà văn xây
dựng rất thành công nhân vật Huấn Cao. -> 1 trong những hình tượng đẹp nhất của đời văn NT.
2.2. Phân tích những đặc điểm của nhân vật
a. Cảnh ngộ Huấn Cao
- Huấn Cao là thủ xướng, là người đứng đầu phong trào đấu tranh chống lại triều đình, bị bắt giam và chịu án
tử hình khi chí lớn chưa thành.
- Nhà văn không trần thuật chi tiết cuộc đời của HC, chỉ tập trung vào khoảng thời gian ngắn, nửa tháng bị
giam trong đề lao tỉnh Sơn, trước khi bị giải về kinh chịu án chém.
=> Điều này dễ làm tác phẩm có âm điệu bi thương, đau buồn nhưng ngòi bút Nguyễn Tuân không sa vào khai
thác yếu tố bi mà làm nổi bật yếu tố hùng, tập trung ngòi bút khắc họa, tôn vinh vẻ đẹp phi thường của con
người phi thường. Nguyễn Tuân đã làm cho vẻ đẹp người tử tù tỏa sáng ngay tại nơi ngục thất tăm tối nhất.
b. Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao
b.1. Huấn Cao – một nghệ sĩ tài hoa
* Khái quát:
- Một trong những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là sự tài hoa. Nhà văn
thường quan sát khám phá con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Nhiều nhân vật chính diện của Nguyễn Tuân thường là những nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình. Nếu
người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà là một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác ghềnh, một tay lái
ra hoa thì Huấn Cao là một nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Thư pháp vốn là một nghệ thuật cổ truyền của
dân tộc ta. Đó là nghệ thuật viết chữ Hán bằng bút lông với mực đen trên giấy gió, giấy bản tạo nên những câu
đối, hoành phi hoặc bức tranh chữ, mỗi nét chữ đều thể hiện tâm hồn và tài hoa của người viết.
- Huấn Cao là nhà nho đồng thời cũng là lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân. Nhấn mạnh vẻ đẹp tài hoa,
nhà văn đặc biệt chú trọng vai trò nhà nho của HC.
* Cụ thể:
- Huấn Cao là nghệ sĩ tài hoa: phong cách nghệ sĩ tài hoa được kết tinh trong hình tượng con chữ. Chữ ông
Huấn đẹp lắm, vuông lắm, đẹp đến mức đã trở thành niềm ao ước khát khao cả đời của viên quản ngục. Có
được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời. Đó là những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những
hoài bão tung hoành của một đời con người. Chữ của Huấn Cao là tài hoa của Huấn Cao, là cả khí phách tâm
hồn ông.
- Nghệ thuật miêu tả cái tài
+ Miêu tả gián tiếp: trước khi Huấn Cao xuất hiện, nhà văn đã cho thấy tài viết chữ qua cuộc đối thoại giữa
viên quản ngục và thầy thơ lại.
/ Tiếp đọc công văn của triều đình thông báo về 6 tên tù án chém, trong đó HC là kẻ nguy hiểm nhất trong
bọn, QN hầu như ko chú ý đến tư cách tử tù mà quan tâm đến tư cách nghệ sĩ của HC. Quản ngục hỏi thầy thơ
lại có phải HC là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó ko? -> mượn
đánh giá của người khác để thăm dò về HC, hỏi ko chỉ xác nhận thông tin mà còn kín đáo thể hiện thái độ
ngưỡng mộ tài năng của HC
/ Thầy thơ lại xác nhận thông tin: HC tử tù chính là HC nghệ sĩ. Đồng thời thẳng thắn bày tỏ thái độ qua lời
khen : Thế ra y văn võ đều có tài cả; Giả thử tôi là đao phủ, phải chém người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng
tiếc. -> Thái đô của quản ngục là mến tài tiếc tài
-> Ý nghĩa của nghệ thuật miêu tả gián tiếp: đúng là văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình, người chưa đến mà tiếng
thơm đã đến trước. Nguyễn Tuân khẳng định, ca ngợi tài hoa của Huấn Cao dưới cái nhìn khách quan của
người khác, làm cho nhân vật trở nên chân thực, đẹp đẽ hơn, tầm vóc hơn. Tài viết chữ của Huấn Cao không
chỉ một người biết mà nhiều người biết, không chỉ nhân dân mà cả những người trong triều đình, đối lập với
Huấn Cao cũng ngưỡng mộ.
+ Nghệ thuật họa vân hiển nguyệt (vẽ mây nảy trăng). Đây là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của văn
chương, Nguyễn Tuân khéo sử dụng làm nổi bật vẻ đẹp tài hoa của nghệ sĩ Huấn Cao. Nhà văn đã họa vân -
xây dựng nhân vật quản ngục với sở nguyện cao quý, với tấm lòng biệt nhỡn liên tài để làm hiển nguyệt - vẻ
đẹp tài hoa của nghệ sĩ Huấn Cao. Hẳn là chữ của Huấn Cao phải đẹp lắm, quý lắm thì quản ngục mới mong
muốn tha thiết có được chữ của ông bất chấp cả lệ tù, phép nước.
/ Đêm hôm trc khi HC xuất hiện: QN đã chăm chiêu suy nghĩ cách để biệt đãi HC, sai ngục tốt quét dọn cái
buồng trong cùng để kín đáo biệt đãi ông Huấn.
/ Sáng hôm sau: ko giở những mánh khóe hành hạ tù nhân như thường lệ mà nhìn 6 tên tù…
/ Mọi cử chỉ, hành động của quản ngục trong nửa tháng HC ở đề lao đều nhất mực lễ phép, thể hiện rõ lòng
kính trọng tài năng, coi chữ của Huấn Cao là một báu vật, mơ ước được sở hữu con chữ đó, nếu không sẽ ân
hận suốt đời.
=> Thái độ, tình cảm của Nguyễn Tuân: trân trọng, ngợi ca ngưỡng mộ người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao nghĩa
là trân trọng ngưỡng mộ những bậc tài hoa, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của ông cha – một nét
văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây là một biểu hiện của tinh thần yêu nc ở Nguyễn Tuân.
b.2. Huấn Cao - người anh hùng có khí phách hiên ngang, bất khuất
* Khái quát: Huấn Cao ko chỉ là một đấng tài hoa cũng là một đấng hào kiệt. Trong con người này có sự kết
hợp đến mức lý tưởng vẻ đẹp của tài năng và dũng khí. Sự kết hợp này đã đã nâng tầm nhân vật, làm hình
tượng nhân vật trở nên đẹp hơn, lớn lao hơn.
* Cụ thể:
- Trước khi bị bắt giam: Huấn Cao là thủ xướng phong trào chống lại triều đình, bị triều đình coi là ngạo
ngược và nguy hiểm nhất. Ông đã dám vì chính nghĩa, vì lí tưởng cao cả mình theo đuổi mà bất bình, đứng lên
chống lại triều đình đã mục ruỗng. Không có khí phách, bản lĩnh không làm được điều đó, Cao Bá Quát xưa
kia cũng vậy.
- Khi bị bắt giam: Bản lĩnh, khí phách của người anh hùng ở Huấn Cao ngời sáng trong mọi hoàn cảnh ko chỉ
lúc còn tự do mà còn khi đã bị giam cầm. Trong cái hoàn cảnh tưởng như con người ta dễ bị yếu mềm nhất,
khuất phục nhất Huấn Cao vẫn hiên ngang bất khuất. Nhà văn đã khắc họa làm nổi bật vẻ đẹp này của nhân
vật bằng bút pháp trực tiếp thông qua ngôn ngữ và hành động.
+ Buổi sớm hôm đến trại giam tỉnh Sơn: Huấn Cao xuất hiện trực tiếp lần đầu tiên với hình ảnh là một phạm
nhân cùng với năm phạm nhân khác mang chung một chiếc gông dài 8 thước, nặng đến 7-8 tạ. Trước mặt,
xung quanh Huấn Cao là quan quân cai quản đề lao, tay sai của triều đình phong kiến.
++ Lời nói: Rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên rồi. Phải dỗ gông đi. Dù là tử tù nhưng Huấn Cao không chút run rẩy, sợ
sệt, khúm núm, ngược lại rất điềm tĩnh, chủ động. Lời Huấn Cao nói với mấy người bạn tù rất dứt khoát,
không chút do dự, như một mệnh lệnh. HC coi lũ quan quân triều đình trước mặt mình còn không bằng lũ rệp,
thể hiện rõ thái độ coi thường, khinh bỉ.
++ Hành động dỗ gông: Nguyễn Tuân đã sáng tạo được nhiều chi tiết đắt trong Chữ người tử tù, một trong
những chi tiết đắt phải kể đến là chi tiết dỗ gông: Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc
mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái.
/ Từ lạnh lùng: trực tiếp chỉ rõ cái thái độ của Huấn Cao khi hành động, con người này không thèm để ý đến
câu nói đùa ác ý, thực chất là dọa nạt của tên lính áp giải, ông nói là làm một cách quyết đoán, thản nhiên. Đây
là biểu hiện của bản lĩnh hiên ngang bất khuất. Dù phải vào đề lao, mất tự do về thể xác nhưng Huấn Cao vẫn
tự do tuyệt đối về tinh thần
/ Nói như thầy Chu Văn Sơn: Chỉ cần một chi tiết dỗ gông thôi lập tức khí phách phi thường của Huấn Cao đã
hiển hiện, đã hằn lên như một ấn tượng. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân lại chọn để Huấn Cao xuất
hiện lần đầu trong thiên truyện bằng chi tiết ấy. Ấy là hành động biểu tượng của tự do. Huấn Cao đã cho thấy
việc gì ông muốn làm là làm và hoàn toàn có thể làm được.
+ Suốt nửa tháng ở trong buồng tối: đó là những ngày cuối cùng của tử tù trước khi ra pháp trường nhận án
chém. Đây là khoảng thời gian căng thẳng, nặng nề và đáng sợ nhất. Nhưng với Huấn Cao, nhà giam và án tử
cũng chẳng có gì đáng sợ. Huấn Cao vẫn thể hiện rõ bản lĩnh và khí phách hiên ngang.
++ Hành động: ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng
sinh bình lúc chưa bị giam cầm.
-> Hai chữ thản nhiên cùng sắc thái với hai chữ lạnh lùng đã bắt trúng cái thần thái của người anh hùng hiên
ngang, kiêu bạc. Nhà tù chỉ giam cầm được thể xác, còn tinh thần Huấn Cao vẫn hoàn toàn là người tự do.
++ Lời nói – câu trả lời quản ngục của Huấn Cao:
/ Quản ngục đang nắm trong tay quyền sinh quyền sát, quyền đc hành hạ phạm nhân còn Huấn Cao là một
phạm nhân, tử tù.
/ Quản ngục hỏi phạm nhân bằng những lời lẽ đầy kính trọng lễ phép, gọi là ngài xưng tôi với thiện ý rõ ràng
muốn châm chước ít nhiều, biệt đãi Huấn Cao, cố gắng chu tất bằng tất cả khả năng của mình để HC đỡ khổ
trong những ngày cuối đời nhưng phạm nhân lại trả lời bằng một câu khinh bỉ và ra lệnh quản ngục không
được phép đặt chân vào buồng giam của mình: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có 1 điều. Là nhà ngươi
đừng đặt chân vào đây.
=> Lời nói ngắn gọn, ngữ điệu dứt khoát, khẩu khí ngang tàn của người anh hùng
=> Tỏ rõ thái độ khinh bạc đến điều dẫu biết rất có thể phải chịu những trận lôi đình báo thù và những thủ
đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục. Đến cái chết chém ông còn chẳng sợ nữa huống chi mấy trò thị oai của
tên tiểu lại giữ tù.
=> Huấn Cao có thái độ như vậy với quản ngục vì ông xếp quản ngục vào hàng ngũ quan lại thối nát của triều
đình, chưa biết sở nguyện cao quý của quản ngục. Ông nghĩ con người này lại có âm mưu gì hèn hạ đen tối.
Huấn Cao chưa biết quản ngục là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn
loạn xô bồ.
+ Khi nhận được tin sáng sớm ngày mai bị đưa vào kinh xử trảm, trong khi quản ngục tái nhợt người đi thì HC
vẫn bình tĩnh, thản nhiên, ko chút lo lắng sợ hãi cho mình, vẫn mỉm cười và chỉ quan tâm đến sở nguyện của
quản ngục, sắp xếp cho chữ quản ngục trước khi chết.
b.3. Huấn Cao – con người có thiên lương trong sáng
Khái quát:
- Nếu chỉ có vẻ đẹp tài hoa và khí phách không thôi Huấn Cao sẽ là một con người khiếm khuyết, Huấn Cao
đáng quý bởi phong cách tài hoa của người nghệ sĩ, khí phách của người anh hùng, đáng tâm hơn nữa là cái
tâm trong sáng, thiên lương. Cái tâm trong sáng làm nhân vật hiện lên một cách toàn diện, toàn mĩ đẹp lí
tưởng. Những gì đẹp đẽ tinh hoa con người hội tụ ở HCao.
- Cái tâm trong sáng của Huấn Cao được thể hiện qua việc cho chữ nhất là cho chữ viên quản ngục.
Cụ thể:
* Việc cho chữ
- Chữ thì quý thực, ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta
cũng mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân ta thôi.
=> Với HC, chữ không phải món hàng để trao đổi, mua bán mà là món quà tặng cho người tri kỉ
=> Lời nói của Huấn Cao sáng lên cái tâm trong sáng của ông. Vàng ngọc hay quyền thế những thứ rất dễ cám
dỗ con người nhưng cũng không đủ khả năng lay chuyển Huấn Cao khiến ông mềm lòng. Đây là cái tâm trong
sáng của người quân tử, là nhân cách của đấng trượng phu.
Phú quý bất năng dâm
Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất
Thử chi vị đại trượng phu
(Mạnh Tử)
Dịch nghĩa :
Giàu sang không thể cám dỗ
Nghèo khó không thể chuyển lay
Quyền uy không thể khuất phục
Đây là nhân cách quân tử, đấng thượng phu
=> Nhân cách của Huấn Cao xét cho cùng cũng chính là thái độ coi thường tiền bạc và quyền lực phi nghĩa,
khinh bỉ cái xấu cái ác trong xã hội.
* Lí do/Việc Huấn Cao cho chữ quản ngục
Nếu thuở ban đầu Huấn Cao không cần giấu thái độ khinh bỉ đối với quản ngục thì khi biết sở nguy ện
cao quý, tâm sự kín đáo của viên quản ngục, Huấn Cao lại bị xúc động thốt lên những lời rất chân tình: Ta
cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có
những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.
- Huấn Cao cảm động, coi trọng sở nguyện cao quý, tấm lòng biệt nhỡn thiên tài, tâm hồn biết yêu, biết quý,
trân trọng cái đẹp. Ông không ngờ rằng bên trong những con người là công cụ tội ác lại là những tấm lòng đẹp
đẽ như thế. Một Huấn Cao đến cái cảnh chết chém cũng không sợ, không bao giờ bị mềm lòng người khác,
vậy mà lại sợ việc phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. May thay ông không phải ân hận suốt đời vì chót phụ
lòng người.
- Huấn Cao cho chữ quản ngục: quản ngục là người thứ tư và cũng là người cuối cùng có được chữ của Huấn
Cao. Quản ngục là một ngoại lệ, vinh dự sánh cùng ba người bạn thân của Huấn Cao. Xét trên bình diện xã
hội, Huấn Cao và quản ngục đối địch nhau nhưng xét trên bình diện nghệ thuật và cái đẹp, họ trở thành những
người bạn tri kỉ của nhau. Từ cách xưng hô của HC cũng thay đổi, từ nhà ngươi lạnh lùng xa cách, HC gọi
quản ngục là thầy Quản đầy trân trọng và quyết định cho chữ. Huấn Cao cho chữ không phải vàng ngọc hay
quyền thế mà vì biết vì cảm một tấm lòng trong thiên hạ. Cho chữ quản ngục là dùng tấm lòng đáp lại tấm
lòng. Phải chăng Nguyễn Tuân cho rằng chỉ có tấm lòng mới dễ khiến con người ta mềm lòng? Vàng ngọc hay
quyền thế không có ý nghĩa với người anh hùng Huấn Cao, chỉ có tấm lòng quản ngục mới làm HC cảm động
vì vậy HC đã sẵn lòng cho chữ.
* Vẻ đẹp của Huấn Cao trong cảnh cho chữ
Khái quát: Cảnh cho chữ là 1 cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Huấn Cao hiện lên đã ngời sáng nhất trong
cảnh cho chữ, đây là nơi hội tụ tài hoa, khí phách, thiên lương cao cả của ông.
- Hoàn cảnh cho chữ:
+ Xin chữ, cho chữ là một nét đẹp văn hóa. Cảnh cho chữ thông thường diễn ra ở nơi thư phòng thanh tịnh
sạch sẽ, khi con người thảnh thơi tràn đầy cảm hứng, không phải bận tâm điều gì.
+ Cảnh cho chữ của Huấn Cao:
++ Thời gian: đêm trước ngày Huấn Cao lên pháp trường chịu án chém
++ Không gian: buồng giam của tử tù, một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi
phân chuột, phân gián. Trong không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng ngọn đuôc soi tỏ diện mạo hình
dáng con người.
=> Hoàn cảnh cho chữ đặc biệt, có một không hai đó làm nổi bật vẻ đẹp của HC
- Chữ HC: những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của 1đời con người ->
đẹp đẽ, cứng cáp, bay bổng, gửi gắm hoài bão lớn lao…
- Tư thế:
+ Tư thế của một tử tù đang sáng tạo cái đẹp: Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét
chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván.
+ Người tử tù với tư thế đường hoàng, đĩnh đạc làm chủ chốn ngục tù: Thay bút con, đề xong lạc khoản ông
Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo.
=> Một tử tù hoàn toàn mất tự do về thân thể nhưng lại tự do hoàn toàn về mặt tư tưởng, tự do để sáng tạo, tự
do để làm chủ cuộc sống.=> Khí phách hiên ngang
- Lời khuyên của Huấn Cao:
+ Nội dung lời khuyên: Huấn Cao khuyên quản ngục nên thay đổi chốn ở, tìm về nhà quê mà ở, thoát khỏi cái
nghề này rồi hãy nghĩ đến việc chơi chữ.
+ Lý giải:
++ Nơi này: lẫn lộn, hàng ngày phải chứng kiến những tàn nhẫn lừa lọc, một bản đàn mà nhạc luật hỗn loạn xô
bồ, nơi có cái ác, cái xấu.
++ Nghề này: không có thiên lương, chỉ là công cụ của tội ác, thường dở những mánh khóe hành hạ phạm
nhân.
=> Nơi này, nghề này khiến con người khó giữ được thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất
cả đời lương thiện. Huấn Cao đặc biệt quan tâm đến thiên lương, tâm hồn quản ngục, ông mong muốn tấm
lòng đẹp đẽ không bị mất đi giữa cuộc đời vì nó rất đáng quý. Đây là lời khuyên chân thành, lời khuyên của
con người luôn luôn hướng tới cái thiện, cái đẹp.
=> Đây là những lời trăn trối cuối cùng của đời người nhưng HC không dùng để nói về những sở nguyện chưa
thành của mình mà cố gắng dành lời khuyên tâm huyết vào việc cảm hóa, làm thay đổi một con người. Không
chỉ xả thân, hy sinh vì nghĩa lớn, quyền lợi chung của nhân dân, Huấn Cao còn quan tâm đến số phận một con
người cụ thể. Trên đường đi đến cái chết, Huấn Cao đã kịp ươm mầm cho một sự sống mới được hồi sinh.
Cho đến tận khi chết, Huấn Cao vẫn sống vì người khác, nghĩ cho người khác.
+ Những quan niệm triết lí sâu sắc của Nguyễn Tuân gửi gắm vào lời khuyên của Huấn Cao:
++ Dù hiện thực có xấu xa tàn bạo cái đẹp vẫn sinh sôi nảy nở, vẫn chiến thắng, cái đẹp có thể sản sinh từ nơi
cái xấu cái ác ngự trị nhưng nó không thể ở chung lẫn lôn với cái xấu, cái ác. Nguyễn Tuân không chấp nhận
cái tài cái đẹp chung sống với cái xấu xa “Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét
vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”.
++ Người chơi chữ: chơi chữ là một thú vui tao nhã, thanh cao. Muốn chơi chữ con người phải giữ cho mình
cái tâm trong sáng, con người không thể vừa yêu cái đẹp vừa làm điều ác. Muốn chăm lo cái đẹp thì trước hết
phải giữ được cái thiện bởi thế Nguyễn Tuân mới để Huấn Cao khuyên quản ngục nên tìm về nhà quê mà ở,
hãy thoát khỏi cái nghề này đi thì hẵng nghĩ tới việc chơi chữ.
++ Quan niệm của Nguyễn Tuân gặp gỡ với ông cha ta “gần mực thì đen” Nguyễn Tuân lo lắng nếu con người
sống trong môi trường hoàn cảnh đầy cái xấu cái ác, làm cái nghề không có thiên lương rồi thiên lương cũng
mờ cũng mất. Ông muốn níu giữ cái đẹp trong tâm hồn con người.
=> Cảnh cho chữ kết tụ để tỏa sáng vẻ đẹp Huấn Cao, tâm tư tình cảm sâu sắc của Nguyễn Tuân về cái đẹp cái
thiện.
1.2 Nghệ thuật xây dựng cái đẹp, cái thiện:
- Nghệ thuật sáng tạo tình huống truyện độc đáo (tham khảo đề phân tích tình huống truyện)
- Ngòi bút miêu tả gián tiếp và trực tiếp:
+ Miêu tả gián tiếp qua lời quản ngục và thầy thơ lạ.
+ Miêu tả trực tiếp hành động, cử chỉ, tư thế, lời nói.
- Bút pháp họa vân hiện nguyệt.
- Nghệ thuật đối: thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của văn học lãng mạn: Đối giữa cảnh ngộ, thân phận
với vẻ đẹp, tư thế của Huấn Cao với quản ngục, thầy thơ lạ.
- Chi tiết miêu tả: Nguyễn Tuân sáng tạo được nhiều chi tiết đắt, giàu ý nghĩa khắc đậm ấn tượng về
nhân vật.
- Nghệ thuật trần thuật: tự nhiên, hấp dẫn, tạo không khí cổ xưa
- Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa.
 Nhận xét chung:
- Ý nghĩa nhân vật Huấn Cao:
+ Huấn Cao biểu tượng cho cái đẹp: cũng như những nhà văn lãng mạn tìm kiếm những giá trị cao đẹp
trong cảnh đời tầm thường, khám phá những cái cao cả trong số phận bị ruồng bỏ, chà đạp. Nếu Thạch
Lam tìm ra hi vọng sống mãnh liệt nơi phố huyện nghèo thì Nguyễn Tuân tìm thấy sự tỏa sáng của
quản ngục trong ngục tối. Nguyễn Tuân thực hiện hành trình kiếm tìm tôn vinh cái đẹp.
+ Những quan niệm mang tính triết lí sâu sắc: xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao nhà văn gửi
gắm nhiều quan niệm triết lí sâu sắc:
++ Người nghệ sĩ chân chính không phải chỉ có tài năng mà còn cần cái tâm trong sáng. Tài và tâm sẽ
làm nên giá trị đích thực của người nghệ sĩ.
++ Mối quan hệ giữa cái tài, cái đẹp, giữa cái tâm, cái thiện: đi liền nhau, thống nhất, không tách rời.
Cái tài, cái đẹp thực sự có giá trị khi có cái tâm, cái thiện đi cùng.
++ Cách sống: không cúi đầu trước vàng ngọc quyền thế và rất cần những cái cúi đầu trước hoa mai,
cần phải biết mềm lòng trước tấm lòng.
 “Chữ người tử tù” với hình tượng Huấn Cao là minh chứng cho thấy Nguyễn Tuân không phải nhà
văn của quan điểm duy nghĩ chỉ coi trọng vẻ đẹp hình thức.
- Thái độ tình cảm của tác giả: ca ngợi, trân trọng, cảm phục. Ca ngợi Huấn Cao Nguyễn Tuân đã thể
hiện lòng yêu nước mình: trân trọng cảm phục sâu xa đối với những ngành anh hùng xả thân vì nghĩa
lớn, trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông.

Đề 2: Phân tích cảnh cho chữ để cmr đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có/ Phân tích vẻ đẹp
của nhân vật HC trong cảnh cho chữ
Hướng dẫn cách làm
1. MB:
- Tác giả, tp
- Vấn đề nghị luận
2. TB
2.1. Giới thiệu bổ sung
2.2. Phân tích
a. Sơ lược về nhân vật HC (Tóm tắt đoạn trước): HC là nhân vật trung tâm của tác phẩm; nguyên mẫu; vẻ
đẹp: tài hoa, khí phách, thiên lương …(không phân tích)
b. Phân tích cụ thể (như trên – b4 – Đề 1)
2.3. Đánh giá chung
- Nghệ thuật
- Nội dung/Vai trò ý nghĩa của nhân vật

Đề bổ sung: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong đoạn văn sau:

You might also like