You are on page 1of 7

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

(Nguyễn Tuân)
I: Vài nét về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:
+ Vị trí:
– Một nhà văn lớn, một định nghĩa về người nghệ sĩ.
+ Phong cách nghệ thuật:
– Tài hoa: dựng người, nhìn cuộc đời bằng con mắt của người nghệ sĩ / dựng cảnh / sử dụng ngôn từ.
– Độc đáo: không lặp lại, ngông.
– Uyên bác: ở nhiều lĩnh vực khác nhau
2. Tác phẩm:
+ Xuất xứ: Vang bóng một thời - 1940.
– Bất mãn với hiện thực, chạy trốn về quá khứ, tìm về những điều truyền thống ~ sự tương đồng của
Nguyễn Tuân với Vũ Đình Liên.
+ Nhan đề: Dòng chữ cuối cùng → Chữ người tử tù.
+ Nghệ thuật thư pháp:
– Nghệ thuật viết chữ hán - thứ chữ tượng hình, giàu ý nghĩa vào loại bậc nhất chữ tượng hình của
nhân loại.
– Trong cảm hứng sáng tạo đặc biệt, những con chữ hiện lên với nét đậm nhạt mềm mại hay sắc nét,
rắn rỏi hay bay lượn.
➔ Người xem như được chiêm ngưỡng một tác phẩm hội hoạ.
– Những con chữ được sáng tạo trong nghệ thuật thư pháp không chỉ có giá trị tạo hình mà chứa đựng
trong chữ còn là ý nghĩa của chữ, văn hoá và quan điểm của người xưa về nhân sinh.
– Chính vì vậy chữ in đậm cá tính nhân cách của người viết. Chơi chữ trở thành thú vui cao sang của
bậc tao nhân mặc khách, những người có học hành, có khiếu thẩm mỹ, biết thưởng thức cái đẹp của
chữ và cái sâu của nghĩa.
➔ Thư pháp trở thành một bộ môn nghệ thuật được lưu truyền muôn đời.
– Vấn đề trong truyện:
+ Tình huống truyện.
+ Vẻ đẹp: Huấn Cao.
+ Vẻ đẹp: viên quản ngục.
+ Cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay.
II: Tình huống truyện.
1. Tình huống truyện:
+ Khái niệm:
– Mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi
trường sống. Quá đó nhân vật bộc lộ tâm trạng, tính cảnh hay thân phận, góp phần thể hiện sâu sắc tư
tưởng tác phẩm.
– Nguyễn Minh Châu: "Là cái tình thế xảy ra truyện, là khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra đậm
đặc, là khoảnh khắc chứa đựng cả một cuộc đời người."
+ Tình huống đặc biệt:
• Cuộc gặp đầy éo le giữa Huấn Cao (người huấn đạo họ Cao) và quản ngục.
• Đây là tình huống đầy oái oăm:
+) Không gian gặp gỡ đặc biệt:
– Không gian nhà tù, không phải là nơi lý tưởng cho những cuộc hạnh ngộ.
– Nhà tù là nơi gặp gỡ ngoài ý muốn, trái khoái, bất đắc dĩ.
+) Thời gian:
– Những ngày cuối cùng trong cuộc đời người tử tù trước khi Huấn Cao ra pháp trường lĩnh án.
➔ Tăng phần kịch tính cho câu truyện.
+) Thân phận éo le:
– Xét trên bình diện xã hội họ là hai kẻ đối đầu.
° Một bên là Huấn Cao - được xây dựng từ nguyên mẫu là Cao Bá Quát, một tử tù lĩnh trọng án, theo
cách nhìn nhận phong kiến bị coi là một tên giặc cỏ, chống lại triều đình. Dám cầm đầu cuộc khởi
nghĩa, chống lại triều đình mà ông căm ghét
° Một bên lại là quản ngục - quan của triều đình, viên quan đại diện quyền lực cho bộ máy của triều
đình đó.
– Xét trên bình diện nghệ thuật họ lại là những người tri kỷ:
° Huấn Cao tài ba, khí phách thiên lương trong sáng, ngục quan lại là người ngưỡng mộ khí phách và
tài hoa ấy. Huấn Cao chỉ biết cúi đầu trước thiên lương cao khiết của con người thì ngục quan lại là
một tấm lòng trong thiên hạ.
° Người nào cũng có phẩm chất cao quý mà người khác khao khát ngưỡng mộ.
– Cảnh ngộ của ngục quan càng éo le hơn khi ông phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn, nghiệt ngã:
° Nếu như ông lựa chọn làm tròn chức phận thì phải chà đạp lên lòng tri kỷ. Và ngược lại nếu chọn
đạo tri kỷ, thì phải phớt lờ chức phận quan lại của mình, phớt lờ chính cái quyền lợi và sự an nguy
tính mạng và cuối cùng, cái đẹp đã chiến thắng
➔ Như vậy, TH truyện đã làm đẹp nhân cách viên quản ngục.
– Cuộc gặp mặt ngang trái, bởi thực tế đây là cuộc gặp gỡ của hai loại tù nhân. Huấn Cao là một tử tù
theo nghĩa đen, còn ngục quan cũng là một tù nhân mang án chung thân. Ngục quan bên ngoài là một
viên quan của triều đình, đại diện cho giai cấp thống trị, nhưng bên trong lại tôn thờ những giá trị cao
quý đối lập với triều đình ấy. Vì vậy ngục quan bị cầm tù trong chính môi trường sống của mình.
– Huấn Cao bị cầm tù nhân thân- nhà tù hữu hình, người quản ngục bị cầm tù về mặt nhân cách - một
nhà tù vô hình. Thoát khỏi nhà tù hữu hình đã khó, thoát khỏi nhà tù vô hình còn khó hơn gấp bội
phần. Quả là một cuộc gặp gỡ vô cùng éo le và ngang trái.
+ Diễn biến:
– Lúc đầu, mối quan hệ giữa ngục quan và Huấn Cao là mqh đối địch. Về sau khi đã nhận thấy "một
tấm lòng trong thiên hạ" của ngục quan thì mqh giữa họ đã trở thành tri kỷ. Khát khao ánh sáng của
chữ nghĩa đã khiến cho ngục quan bất chấp tính mạng của mình để xin chữ Huấn Cao. Tấm lòng ấy đã
chinh phục khoảng cách vượt sâu giữa hai con người, đã xoay chuyển mqh giữa hai nhân vật, xúc
động trước tấm lòng thuần khiết của ngục quan, Huấn Cao đã mang cái tài, cái tâm của mình ra để đáp
đền. Sự xúc động của Huấn Cao không chỉ đơn thuần là sự xúc động trước tâm điền trong sáng của
cảnh ngục mà còn là sự xúc động trước cái đẹp mà ông suốt đời kiếm tìm và tôn thờ nên ông đã cầm
bút viết như một hành vi sáng tạo cái đẹp. Như vậy cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật từ cuộc kỳ ngộ đã
trở thành cuộc hạnh ngộ, ngục quan đã hoàn thành tâm nguyện của mình và đáng quý hơn ông đã
được Huấn Cao cứu thoát ra khỏi nhà tù vô hình. Còn Huấn Cao trước lúc ra pháp trường lại bất ngờ
thấy được một đoá hoa mai, lại có thêm một tri kỷ trong cuộc đời đầy ô trọc.
+ Ý nghĩa:
– Qua tình huống đặc sắc, tác giả đã thể hiện quan niệm của mình về cái đẹp. Cái đẹp là bất diệt dù
thực tế có hắc ám đến đâu cũng không thể tiêu diệt được cái đẹp.
Tư tưởng nhân văn, sâu sắc của thiên truyện.
– Thể hiện một niềm tin mãnh liệt của tác giả rằng cái đẹp có sức mạnh cải hoá, thanh lọc cuộc đời.
2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao:
a) Nguyên mẫu:
– Nguyên mẫu của Huấn Cao là Cao Bá Quát - một nhân vật lẫy lừng trong lịch sử, lung linh trong
huyền thoại. Cao Bá Quát đứng về phía nhân dân lao động chống lại triều đình nhà Nguyễn. Trong
huyền thoại, người ta đã phong Cao Bá Quát lên làm bậc thần, bậc thánh - những người có khả năng
siêu việt (Thần Siêu - Thánh Quát).
b) Đề tài của Nguyễn Tuân trước CMT8.
– Trước Cách mạng, sáng tác của Nguyễn Tuân chủ yếu xoay quanh ba đề tài: “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ
đẹp “vang bóng một thời” và đời sống trụy lạc.
+ Quan niệm về cái đẹp chỉ có trong quá khứ gọi là "vang bóng một thời" và tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở
những con người xuất chúng, thuộc thời trước còn vương sót lại (Nguyễn Tuân gọi là "sinh lầm thế
kỷ", bơ vơ lạc lõng trong thời hiện đại).
+ Tìm cảm giác mạnh ở quá khứ "vang bóng một thời", ở chủ nghĩa xê dịch, ở đời sống trụy lạc.
+ Sử dụng thể văn tùy bút, thiên về diễn tả nội tâm của cái tôi chủ quan.
- Sau Cách mạng:
+ Không đối lập quá khứ với hiện tại. Cái đẹp có cả ở quá khứ, hiện tại và tương lại và tài hoa có ở cá
nhân đại chúng.
+ Tìm những hiện tượng gây cảm giác mạnh ở những phong cảnh đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên đất
nước và những thành tích của nhân dân trong chiến đấu và xây dựng.
+ Vẫn dùng thể văn tùy bút nhưng có pha chút kí với bút pháp hướng ngoại, để phản ánh hiện thực,
ghi chép thành tích chiến đấu, xây dựng của nhân dân.
c) cách giới thiệu nhân vật Huấn Cao:
– Nguyễn Tuân đã giới thiệu nhân vật của mình bằng cách rất đặc biệt, nhà văn không để nhân vật
xuất hiện một cách trực diện mà xuất hiện một cách gián tiếp qua cuộc trò chuyện của viên quản ngục
và thầy thơ lại.
– Theo quan điểm chính thống của giai cấp thống trị, Huấn Cao được coi là một tên giặc cỏ. Nhân vật
được nhìn qua nhãn quan của những kẻ đối nghịch, nhưng không vì thế mà vẻ đẹp của Huấn Cao bị
bóp méo.
– Khi chưa biết Huấn Cao là người như thế nào, nhưng qua thái độ ngưỡng mộ dè dặt, tiếc nuối của
quản ngục và thơ lại cũng đủ cho người đọc thấy Huấn Cao là một nhân vật đặc biệt, phi thường, là
một người văn võ toàn tài.
– Nhân vật còn được giới thiệu gián tiếp qua ngôn ngữ miêu tả của tác giả: ông miêu tả thế giới ngoại
cảnh - đó là hình ảnh của một ngôi sao Hôm nhấp nháy, một ngôi sao chính vị đang muốn từ biệt phía
chân trời không định. Đây chính là hình ảnh ẩn dụ để chỉ Huấn Cao. Ngôi sao đó ở vị trí trung tâm,
nhỏ, sáng nhưng xa xôi, không đủ sức làm sáng cả bầu trời đêm đen cũng giống như Huấn Cao, một
kẻ sĩ tài năng khí phách nhưng chưa đủ sức chống lại cả một tập đoàn phong kiến đương thời. Qua
hình ảnh ẩn dụ, tác giả đã thể hiện thái độ khâm phục, không dấu giếm của mình dành cho nhân vật.
⇒Với cách giới thiệu đặc biệt của tác giả, giống như việc ngắm nhìn cái đẹp từ xa khiến cho người
đọc càng háo hức kiếm tìm, khái phá. Huấn Cao bước vào trang văn của Nguyễn Tuân như một hình
tượng tuyệt mỹ. Đây cũng là nhân vật đẹp nhất trong đời văn của ông.
d) Vẻ đẹp của nhân vật:
➢ Vẻ đẹp tài hoa của người nghệ sĩ trong nghệ thuật viết thư pháp:
+ Nghệ thuật thư pháp:
– Nghệ thuật viết chữ hán với tính chất tượng hình với nhiều tầng bậc ý nghĩa đã khiến người xưa đưa
nó lên thành một môn NT, thú vui tao nhã của nhà Nho tài tử. Vẻ đẹp của chữ toát ra từ hình thức,
đường nét cho đến nội dung, ý nghĩa. Người viết chữ là người nghệ sĩ không chỉ thể hiện tài hoa rắn
rỏi mềm mại mà còn gửi trong đó là hoài bão tâm nguyện khát vọng. Do vậy, chiêm ngưỡng chữ là
chiêm ngưỡng vẻ đẹp tài hoa tâm hồn khí phách.
– Tài năng qua NT viết thư pháp của Huấn Cao được giới thiệu qua nhiều cách.
● Lời đồn:
– Khi HC chưa xuất hiện nhưng danh tiếng và tài năng của ông đã lan toả khắp vùng, đã vượt qua
khỏi hàng rào dây thép gai và cánh cổng lạnh ngắt của nhà tù để vào tận ngục thấy tối tăm trong sự
ngờ ngợ của viên quản ngục: "Người mà khắp vùng tỉnh Sơn La đều biết tới với tài viết chữ rất nhanh
và đẹp."
– Bình sinh ông mới viết có 3 tác phẩm, hai bức tứ bình và một bộ trung đường cho ba người bạn thân
vậy mà cả vùng tỉnh Sơn đã biết tới tài viết chữ nhanh và đẹp của ông. Viết chữ nhanh chứng tỏ người
viết phải là người có học vấn uyên bác, bởi chữ Hán là loại chữ biểu ý nên chứa đựng trong chữ
không chỉ có ý nghĩa của chữ mà còn ẩn trong đó vấn đề văn hoá, quan niệm nhân sinh của người xưa.
– Huấn Cao không chỉ viết chữ nhanh mà còn viết chữ đẹp, điều này cho thấy tài năng nghệ thuật của
ông bởi mỗi con chữ là một tác phẩm nghệ thuật. Lời đồn đã nhấn mạnh vào học vấn uyên bác và tài
năng nghệ sĩ của nhân vật.
– Tài viết chữ của HC còn ở trong những lời ca ngợi và mong mỏi khát khao của viên quản ngục : “
chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm. có được chữ ông Huấn mà treo …” Chữ ông HC quý giá vì nó đẹp
và càng quý giá hơn khi kết tụ tinh hoa và tâm huyết của người cầm bút thể hiện nhân cách cao khiết
và cả những hoài bão tung hoành của cả đời người.
– Chính tài năng siêu việt, phi thường của Huấn Cao là nguyên nhân dẫn đến thái độ, xúc cảm của
viên quản ngục: đó là những băn khoăn, tính toán, trăn trở, biệt đãi, nhẫn nhục, những khổ đau hoảng
hốt, những hy vọng, tuyệt vọng và cả sự thành kính của quản ngục khi có một ông Huấn trong tay
mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào để xin được chữ. Vì vậy ngục quan tái nhợt người
đi, như mất hồn khi nhận công văn chỉ sớm mai thôi sẽ dải ông Huấn vào kinh lĩnh án, quản ngục đã
bất chấp nguy hiểm để bộc lộ nỗi lòng, vứt bỏ sự thận trọng vốn có để vào phòng giam xin chữ tử tù.
Như vậy tài năng của HC đã khiến cho chữ của ông còn quý giá hơn mạng sống con người.
⇒ Trong một xã hội Đông - Tây bát nháo, khi cái cũ chưa suy hẳn và cái mới chưa kịp thay thế,
Nguyễn Tuân đã thể hiện tâm thế bất hoà bất mãn bất lực với thực tại. Việc xây dựng nhân vật với tài
năng siêu việt về thú chơi cổ truyền chính là cách nhà văn bày tỏ nỗi hối tiếc về QK vàng son đã qua
nay chỉ còn dư âm. Điều đó cũng thể hiện lòng yêu nước kín đáo của một người tri thức nặng lòng với
đất nước non sông.
➢ Vẻ đẹp khí phách hiên ngang, một trang anh hùng nghĩa liệt.
– Theo công văn nhận tù, HC là người đứng đầu bọn phản nghịch chống lại triều đình. Nhìn ở góc độ
nhân dân, HC chính là đấng trượng phu, chọc trời khuấy nước, là con người dũng cảm, ngang tàng,
dám đứng lên chống lại cả thể chế xã hội tàn bạo bất công.
~ liên hệ Từ Hải:
– Cái độc đáo của Nguyễn Tuân: Huấn Cao là một trang anh hùng nghĩa liệt, được đặt vào bối cảnh
lao tù. Dù được đặt trong hoàn cảnh ấy, những hình ảnh nhân vật vẫn nổi bật với khí phách hiên
ngang, lẫm liệt.
– Ngay cả khi chưa đặt chân đến chốn ngục tù, HC đã được biết đến là người văn võ toàn tài. bên
cạnh tài viết chữ đẹp, HC còn có tài bẻ khoá vượt ngục khiến cho giai cấp thống trị phải dè chừng.
– Khi đặt chân đến nhà giam, Huấn Cao gây ấn tượng mạnh qua hành động rỗ gông: "Huấn Cao lạnh
lùng..đánh khuỳnh một cái."
⇒ Hành động cho thấy thái độ ngạo nghễ của một thủ xướng ngang ngược, ngang tàng. Nét mặt lạnh
lùng, cử chỉ mạnh mẽ, âm thanh của đầu chiếc gông đập xuống nền đá và cả trận mưa rệp trên nền đá
xanh là những chi tiết đầy ấn tượng khắc hoạ hình ảnh một người anh hùng cổ đeo gông nhưng hoàn
toàn tự do. Huấn Cao có thể làm bất cứ điều gì ông muốn mà không thèm đếm xỉa đến thái độ của
ngục quan, không cam chịu cảnh tù đày áp bức, muốn bứt phá gông cùm, thoát khỏi cảnh tù đày, nô
lệ.
– Trong suốt nửa tháng trời tại trại giam, Huấn Cao không một chút khiếp sợ, lo lắng trước cách cư xử
của quản ngục. Huấn Cao có ngạc nhiên nhưng vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó là một việc vẫn
làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. Không những thế, nhận biệt đãi mà ông vẫn khinh
bạc đến kiều, ông không quan tâm đến bất kì ẩn ý giấu bên trong hành động của ngục quan và càng
không thèm quan tâm đến những trò tiểu nhân, thị oai, những trận tra tấn của lũ người quai quắt có thể
đến với mình. Câu nói : "Ngươi hỏi ta muốn gì..đặt chân vào đây" thể hiện một khí phách ngang tàng
trước cường quyền bạo ngược, lời tuyên bố dõng dạc đó đủ thấy HC đã bỏ ngoài tất cả những sợ hãi,
lo âu và càng không để tâm người mình đang đối đầu là kẻ đang nắm quyền, nắm giữ sự sống. Trong
con người tử tù, thể hiện đúng tinh thần uy vũ, bất lăng khuất, không thể giàn ép, bạo lực không thể
đánh gục người tù. Dẫu có ngày mai phải ra pháp trường, phải đối đầu với cái chết, HC vẫn giữ khí
chất của người anh hùng, hùm thiêng sa cơ nhưng không hề đớn hèn.
➢ Vẻ đẹp của thiên lương trong sáng:
– Nếu tài hoa khí phách của HC được người đời nể trọng, quý trọng. Song có lẽ ông sẽ không thể
được yêu quý nếu thiếu đi tấm lòng nhân hậu, không biết trọng nghĩa trọng tình. Chính vì vậy vẻ đẹp
rực rỡ trong hình tượng HC là vẻ đẹp của thiên lương trong sáng, vững lành.
● Huấn Cao là một kẻ sĩ, một bậc đại trí, đại dũng, không bao giờ bị lung lay quyền uy phi
nghĩa và đồng tiền phản tục:
– Chính ông đã khẳng định: "Ta nhất sinh….viết câu đối bao giờ" Đó là câu nói thể hiện ý thức sâu
sắc của một người nghệ sĩ về thiên chức và phẩm giá của mình, lời khẳng định của HC cho thấy tiết
tháo trong sạch, kiên cường của một nhà nho tài tử, coi thường những cám dỗ vật chất lẫn sức mạnh
cường quyền.
– Hơn nữa, với HC chữ còn thể hiện hoài bão tung hoành của cả một đời người, chữ là nơi gửi gắm
cái tâm, cái trí, cái tình của mình. Nên chữ chỉ có thể chia sẻ với những người tri kỷ, những người có
thể cảm nhận được vẻ đẹp của chữ và sự sâu sắc của nghĩa. Vậy nên ông mới chỉ cho chữ ba người
bạn tri kỷ, chính ông cũng tự nhận mình là khoảnh, ông ít chịu cho chữ ai bao giờ "tính ông vốn
khoảnh,.." Đó là cái "khoảnh" thể hiện sự quý trọng bạn bè, trân trọng cái đẹp, cái tài hoa .
– Đáng quý hơn, HC không chỉ trọng thiên lương của mình mà còn trọng thiên lương của kẻ khác cho
dù kẻ đó đứng ở hàng ngũ kẻ thù. Điều này thể hiện qua thái độ đối xử chân tình mà ông dành cho
quản tù. Khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục, ông khinh bỉ đến điều, coi thường ra mặt nhưng khi đã
hiểu sở nguyện cao quý của ngục quan, cái khao khát ánh sáng chữ nghĩa ông đã cảm mến và trân
trọng vô cùng.
– Con người đứng trên mọi sự sống chết ở đời, con người luôn cao ngạo ngang tàng coi thường vàng
ngọc và quyền thế đã thốt lên những lời ân hận "thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên
hạ" Vẻ đẹp của HC đã được nâng lên rất nhiều khi ông không chỉ có tài hoa khí phách mà còn có tấm
lòng yêu mến cái thiện, trân trọng thiên lương của con người. Chính vì vậy, từ vị trí kẻ thù, HC giờ
đây đã coi quản ngục là tri kỷ, đã bằng lòng viết chữ tặng ông.
– Không chỉ cho chữ, HC còn tặng quản ngục những lời khuyên, đã giúp quản ngục thoát khỏi ra nhà
tù vô hình đang giam hãm mình.
Nhận xét:
– Trong cảnh cho chữ cuối cùng của thiên truyện đã hội tụ toàn bộ ba vẻ đẹp của HC khiến nvat hiện
lên lung linh hơn bao giờ hết. Đó là hình ảnh của một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng
vẫn ngạo nghễ, uy nghi, dậm tô từng nét chữ. Đó không phải là tư thế của một kẻ tử tù mà là tư thế
của một người nghệ sĩ chân chính, của một trang anh hùng nghĩa liệt làm chủ lao tù. Cảnh cho chữ
cũng kết tụ tài năng và bản lĩnh phi thường của HC. Trong khoảnh khắc ấy, HC hiện lên thật đẹp với
vai trò của người hướng thiện, hướng đạo cho kẻ mê muội. Lời khuyên chân tình của ông đã khẳng
định sức mạnh của cái đẹp, của thiên lương và cái đẹp của NT đã xoá bỏ mọi khoảng cách, đưa con
người đến với nhau trong vẻ đẹp của chân - thiện - mỹ.
e) Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
– Huấn Cao được xây dựng với bút pháp nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng, là kết tinh của những phẩm
chất phi thường, trác việt, là sự tổng hòa của các vẻ đẹp nhân - trí - dũng.
– So sánh Huấn Cao với các nhân vật khác trong truyện Vang bóng một thời:
+) thái độ với xã hội: giữ vững thiên lương trong sáng, duy trì những truyền thống của dân tộc.
+) Nhân vật Huấn Cao cũng giống những nv trong Vang bóng một thời, cũng là nho sĩ và hơn hết ông
là một ng nghệ sĩ.
+) Vẻ đẹp của HC không chỉ là sự kết hợp vẻ đẹp tâm của tài mà còn là vẻ đẹp của khí phách, nvat
khác không có dũng khí để dám đứng lên chống lại cả triều đình mà họ căm ghét, chống lại cả một
thời đại tây ta lẫn lộn, nhố nhăng.
– Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã bộc lộ quan điểm của mình về cái đẹp: đó là cái tài phải
đi liền với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau.
– Tác giả đã đặt nvat vào một tình huống éo le, ngang trái, đó là hoàn cảnh đề lao, những ngày cuối
cùng của cuộc đời tử tù. Hoàn cảnh đặc biệt càng làm nổi bật vẻ đẹp của HC.
– Cách xây dựng nhân vật của tác giả thật độc đáo, Huấn Cao là nhân vật trung tâm, nhưng tác giả
miêu tả trực tiếp không nhiều, cũng không chú trọng miêu tả chi tiết ngoại hình hay xuất thân mà chủ
yếu tập trung khắc họa những phẩm chất của một con người lý tưởng một cách gián tiếp. Đây chính là
biện pháp vẽ mây nảy trăng, một trong những đặc điểm của ngòi bút lãng mạn.
– Sử dụng ngôn ngữ rất cổ kính tạo không khí cổ xưa cho thiên truyện, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp
mang tính huyền thoại của nhân vật.
3: Hình tượng nhân vật viên quản ngục:
a) Cách giới thiệu nhân vật:
+ Viên quản ngục được giới thiệu một cách trực tiếp.
+ Môi trường sống:
– Sống trong một môi trường hỗn độn, xô bồ, nơi con người sống trong lừa lọc, đề lao. Ngục quan là
người đứng đầu nhà tù, có chức phận coi giữ, có nhiệm vụ giáo dục tù nhân.
⇒ Nhân vật nằm trong bộ máy chính quyền tàn bạo, trong hoàn cảnh ngự trị của cái xấu và cái ác.
– Để thực hiện chức phận của mình, thường quan coi ngục phải giở những trò tiểu nhân, thị oai, để
hành hạ, đày ải tù nhân. Như vậy, ra oai, cậy quyền, hành hạ tù nhân chính là bản chất của bọn tiểu lại
giữ ngục.
+ Bên cạnh việc giới thiệu môi trường sống, Nguyễn Tuân còn miêu tả chi tiết hoàn cảnh làm việc của
quản ngục:
– Không gian làm việc của quản ngục được Nguyễn Tuân miêu tả một cách cụ thể, đặc biệt là hình
ảnh của chiếc án thư cũ đã vàng đã nhợt, son đã mờ… được nhắc tới hai lần cùng chi tiết miêu tả quản
ngục đầu đã điểm hoa râm, râu… gợi cho người đọc cảm giác xót xa. Bởi con người này đã phải gắn
bó nơi đây gần hết cuộc đời. Công việc xấu xa, độc ác đã giam cầm chính cuộc đời lương thiện của
ông. Trong cái nơi tối tăm, dơ dáy ấy, quản ngục luôn thấy mình cô độc, chia sẻ cùng ông đêm nay chỉ
là những đồ vật cũ kỹ, tàn tạ cùng ngọn đèn leo lét mà thôi.
+ Ngoại hình dáng vẻ của viên quản ngục:
– Đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu: ta thấy rằng viên quản ngục là một con người đã trải qua gần
hết cuộc đời, giàu kinh nghiệm sống.
– Nguyễn Tuân đã đặc tả gương mặt của viên quản ngục với hai sắc độ khác nhau: gương mặt đang
nghĩ ngợi với những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự và gương mặt như mặt nước ao xuân,
bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ. Trong cái nhìn tư lự của quản ngục, hình ảnh ngôi sao chính vị nhấp
nháy trên bầu trời như có sự liên hệ với người tù kia. Có lẽ, sự ngưỡng mộ nể trọng tử tù được thể
hiện rất rõ qua nét mặt với suy nghĩ làm sao để HC đỡ cực trong những ngày tháng cuối của cuộc
đời.Và khi gương mặt ấy đã không còn nữa, chỉ còn mặt nước ao xuân lặng lẽ, có lẽ đó là khi quản
ngục đã tìm ra cách để biệt đãi Huấn Cao. Gương mặt ấy càng cho thấy quản ngục luôn là người phải
sống hai vai trong cuộc đời: ban ngày là một quản ngục đáng chán, mẫn cán với những việc đáng
khinh, còn ban đêm lại trở về với những suy tư trăn trở.
b) Vẻ đẹp của nhân vật:
➢ Vẻ đẹp của một con người có tâm hồn nghệ sĩ, say mê cái đẹp:
– Đây là nhân vật thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: nhà văn luôn khám phá con
người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Tuy chỉ là người coi tù lại sống trong môi trường của cái ác và
cái xấu, là nơi của lừa lọc, của những trò tiểu nhân, thị oai nhưng quản ngục lại được khám phá, miêu
tả trong vẻ đẹp của một con người có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu cái đẹp, biết trọng cái tài.
– Khi nghe tên Huấn Cao sắp đến trong đoàn tử tù, ngục quan đã thăm dò thơ lại một cách thận trọng,
về một người có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp. Như vậy, người đọc thấy rằng điều quan trọng đầu
tiên trong ấn tượng quản ngục về Huấn Cao là viết chữ. Ông không quan tâm người tử tù về quan
điểm chính trị hay sự nguy hiểm mà quan tâm trước tiên là từ phương diện tài hoa.
– Ngục quan từ lâu đã có sở nguyện được treo ở nhà riêng của mình đôi câu đối do tay ông Huấn Cao
viết, một gã tiểu lại giữ tù nhưng luôn khao khát, mong mỏi ánh sáng của chữ nghĩa thánh hiền, luôn
mong ước được chiêm ngưỡng chữ của ông Huấn Cao. Hơn nữa, quản ngục còn coi đó là một vật báu
ở đời.
– Chính sở nguyện ấy đã tách quản ngục ra khỏi môi trường tầm thường mà y đang sống, thể hiện
nhân cách thanh sạch, cao quý của một nhà nho.
– Tâm hồn nghệ sĩ, say mê cái đẹp còn được thể hiện qua nỗi mong mỏi được xin chữ Huấn Cao, qua
sự khổ tâm khi có Huấn Cao trong tay mà không đủ can đảm để giáp mặt và cả cảm giác bồn chồn, sợ
hãi nếu mai mốt ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin chữ thì ân hận suốt đời. Tất cả những nỗi
niềm day dứt, khổ sở, lo lắng ấy thể hiện sự trân trọng, kính mến vô cùng của quản ngục với cái đẹp,
cái tài.
➢ Nếu như Huấn Cao nổi bật với vẻ đẹp của trang anh hùng khí phách hiên ngang, thì quản
ngục cũng là một người đầy dũng cảm, biết cúi đầu trước cái đẹp, là một con người có tấm
lòng "biệt nhỡn liên tài"
– Viên quản ngục có sở ng
đảo lộn trật tự của nhà tù, biến tù nhân thành thần tượng để mà cung phụng, trực tiếp ảnh hưởng đến
công việc và cả mạng sống của y.
– Trong suốt nửa tháng, chỉ duy nhất một lần viên quản ngục bước vào phòng giam Huấn Cao
4: Cảnh cho chữ:
a) vai trò của cảnh cho chữ đối với cốt truyện:
– Cảnh cho chữ là chặng mở nút trên dòng kịch tính của truyện: đặt

You might also like