You are on page 1of 5

PHIẾU HỌC TẬP CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ – NGUYỄN TUÂN

Phiếu số 1: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao


a. Một nghệ sĩ tài hoa chân chính
- Tài của HC được miêu tả gián tiếp:

+ Qua cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại:
Viên quản ngục nhận được phiến trát có ghi tên sáu tên tù án chém, trong đó
có Huấn Cao – người được khen tài viết chữ rất nhanh và đẹp. Viên quản ngục bảo
thầy thơ lại quét dọn lại cái buồng trong cùng để cầm giữ Huấn Cao. Quản ngục và
thơ lại cảm thấy tiếc một người nhiều tài như Huấn Cao lại phải chết.

 Cho thấy Huấn Cao là 1 nghệ sĩ tài hoa và có khí phách anh hùng
+ Qua suy nghĩ, cảm xúc của quản ngục về chữ của ông HC:
- Quản ngục trước kia là người đèn sách bồi đắp “thiên lương” nảy nở tốt đẹp ⇒
ông ta yêu đến say mê cái đẹp

- Khát khao cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối”
do chính tay Huấn Cao viết.

-Sự khát khao và niềm trân trọng cái đẹp trong quản ngục mãnh liệt, ông có thể bất
chấp cả tính mạng và địa vị, mong sao có được mấy chữ của ông Huấn.

 Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ,
của người anh hung tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

b. Có nhân cách cao thượng:

- Ý thức của ông trong việc sử dụng cái tài của mình :
Coi thường của cải vật chất của Huấn Cao: "Ta nhất sinh không vì vàng bạc hay
quyền quý mà ép mình phải viết chữ bao giờ"
Thái độ khinh bạc, coi thường quyền lực: Dưới mặt Huấn Cao, bọn lính coi ngục
chỉ là là lũ tiểu nhân đang thị oai nên thờ ơ, coi thường. Thản nhiên trước thái độ
biệt đã của viên quản ngục, trả lời quản ngục trả lời: "Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ
muốn một điều. Là nhà ngươi đừng bước chân vào đây nữa", chấp nhận mọi sự trả
thù

- Biết quí cái đẹp trong tâm hồn người khác


Bước chuyể’n trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục:
+ Ban đầu,
 Khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân tỏ ra
khinh biệt

+ Sau khi cho chữ quản ngục


Khi nhận ra tấm lòng quản ngục Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi
quản ngục là tri âm tri kỉ

Trân trọng thiên lương của người khác: "Nào ta có biết, người như thầy quản đây
lại có sở nguyện cao đẹp như thế. Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong
thiên hạ".

- Người hướng thiện: "Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi...".

=> Huấn Cao - một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên
ngang bất khuất.

Đây là quan niệm thẩm mĩ tiến bộ. Qua đó bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của
nhà văn Nguyễn Tuân.

c. Một trang anh hùng có khí phách hiên ngang bất khuất
- Trước khi bị bắt giam: Tử tù Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa
chống lại triều đình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù.
- Khi xuất hiện ở trại giam tỉnh Sơn, Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên
quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên
quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao.
- Những ngày trong đề lao: Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi
hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi
bị xử chém. Trong đêm đó, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên
tấm lụa bạch còn viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau
khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương"
trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn "Kẻ mê
muội này xin bái lĩnh"

Phiếu số 2: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật quản ngục


a. Diện mạo, ngoại hình
Một người tuổi trung niên, khuôn mặt như mặt ao
Viên quản ngục là một người điềm đạm, phúc hậu

b. Hoàn cảnh sống và nghề nghiệp

c. Phẩm chất
- Người có tâm hồn nghệ sĩ, biết say mê cái đẹp và quý trọng người tài, có bản lĩnh,
dũng cảm.

- Có long khâm phục, Biết kính phục khí phách, nhân cách cao cả Huấn Cao

- Là con người hướng thiện, tâm hồn trong sang


 Một con người “sống gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

d. Cách nhìn nhận, đánh giá của người kể’ chuyện.


là tiếng nói của thiên lương, của tinh thần dân tộc, là biểu hiện của sự “yêu mến và
than tiếc những cái đã qua và có sức làm sống lại một thời xưa cũ”.
Vẻ đẹp trong con người viên quản ngục cũng sáng lấp lánh. Cánh cửa nhà tù không
thể nào cướp đi cái thiên lương trong sáng cùng sở nguyện cao quý của ông.
Chuyện kết thúc cũng là lúc viên quản ngục tay nải về quê sống với thiên lương
trong sáng của mình.

3. Phiếu số 3: Phân tích Cảnh cho chữ - “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

a. Không gian, địa điểm: Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong cảnh
u ám của ngục tối. Bối cảnh được khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi
của dán, chuột…

b. Thời gian: Tình huống cho chữ diễn ra hết sức tự nhiên trong thời gian giữa
đêm nhưng lại là thời gian cuối cùng của một con người tài hoa, ban đêm
trước khi Huấn Cao bị đưa ra bắn

c. Con người:
- Người cho chữ ( tư thế, thái độ, lời lẽ):
vốn là người có tâm hồn phóng khoáng, thích tự do và chán ghét những kẻ nhũng
nhiễu nhân dân. Ông còn là người nghệ sĩ tài năng yêu thích cái đẹp và luôn giữ
gìn thiên lương trong sáng. Huấn Cao cũng có nguyên tắc riêng của mình, ông viết
chữ nổi tiếng nhưng chỉ cho những người ông quý, không bao giờ cúi đầu trước uy
quyền và đồng tiền.
ban đầu Huấn Cao không nhận ra tấm lòng của viên quản ngục nhưng sau đó người
tử tù không thể từ chối mong muốn chính đáng của một người biệt nhỡn liên tài.
Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối
cùng của mình cho người khác.

- Người nhận chữ( tư thế, thái độ, lời lẽ): một người có thiên lương, biết quý trọng
người hiền và yêu cái đẹp nhưng lại làm nghề quản ngục. Khao khát được chữ của
Huấn Cao treo trong nhà là khao khát lớn đời ông. Kẻ xin chữ lẻ ra là người có
quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn, tư thế khúm núm, bị động
d. Ý nghĩa của cảnh cho chữ

- Về nhân vật: Tâm hồn họ đẹp đến bao nhiêu thì khung cảnh xung quanh lại đối
lập bấy nhiêu. Hai hình ảnh đối lập những hành động trái ngược. Đáng lẽ quản
ngục là người sai khiến tử tù chỉ có thể nghe theo. Thế nhưng quản ngục lại hết sức
tôn trọng và xin Huấn Cao ban cho mình ân huệ cuối cùng trước khi bị xử tử.

- Về tư tưởng, chủ đề: Mỗi hình ảnh, mỗi diễn biến đều thể hiện rõ sự tương phản
và người đọc cũng nhận ra được. Hai con người 2 hoàn cảnh sống khác nhau lại
hội ngộ chốn ngục tù. Bản thân họ mang trong mình tâm hồn lương thiện. Chính sự
lương thiện đến đẹp toàn diện đó cũng là lời tố cáo cho chế độ cường quyền tàn
bạo.

- Quan niệm của nhà văn về ý nghĩa, giá trị và sức mạnh của cái Đẹp trong cuộc đời:
đã thể hiện trọn vẹn quan niệm cái đẹp của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng
Tám. Cái đẹp đối lập vối thực tại tầm thường giả trá, cái đẹp của những con người
phản ứng thực tại xã hội đương thời. Và Nguyễn Tuân cũng đã đem lại cho người
đọc thú thưởng thức văn hoá rất đặc sắc trong nét chữ tài hoa. Tài hoa ấy, tấm lòng
ấy cũng là của chính Nguyễn Tuân muốn gửi gắm lại cho cuộc đời này.

Phiếu số 4:
1 . Sức hấp dẫn của truyện ngắn hiện đại
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình
- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, độc đáo
+ Cảnh cho chữ
+ Sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập, cách khắc họa nhân vật theo bút
pháp lãng mạn, làm nổi bật gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, lí
tưởng và hiện thực
- Cái “ngông” nghệ thuật của Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuấn tài hoa ở cách thức nhìn
nhận và phản ánh con người của mình, “ngông” trong lối biểu hiện khác đời khác
người. Từ đề tài, nhân vật đến cách thể hiện đều gây bất ngờ, rất độc đáo và giàu
sang tạo.
2. Yêu cầu khi đọc hiểu truyện hiện đại:
cái này khó quá khum bít làm 

You might also like