You are on page 1of 2

Cảnh cho chữ

1. Hoàn cảnh dẫn đến việc cho chữ

Viên quản ngục một người tử tế, biết quý trọng người tài và cũng vô cùng yêu cái đẹp.
Mặc dù làm nghề cai ngục nhưng ông vẫn mong muốn xin được chữ Huấn Cao. Ông
cũng vô cùng nể phục trước tài năng đức độ của người tử tù vì vậy nên đã nhờ thầy thơ
chuyển lời. Huấn Cao sau khi tỏ rõ được tâm tình vị quản ngục đã vô cùng cảm phục
trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài nên ông quyết định cho chữ.

2. Hoàn cảnh diễn ra việc cho chữ

Thời gian: Vào đêm trước ngày thi hành án của Huấn Cao khi “chỉ còn vẳng có tiếng
mõ trên vọng canh “
Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn
Không gian: Trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất
bừa bãi phân chuột phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà.
Người cho chữ: Huấn Cao- người tử tù sắp chịu án chém, bị mất tự do.
“Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa
trắng tinh…”
Người nhận chữ: viên quản ngục- một người nắm quyền cai quản tù nhân trong tay.
Hành động sau khi cho chữ:
+ Huấn Cao khuyên nhủ viên quản ngục hãy tìm nghề khác, làm nghề nào để có thể
trở về với sự thiện lương vốn có.
+Vái lạy người tử tù, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm
cho nghẹn ngào.
Kết thúc với câu nói của vị quản ngục: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”
->Câu nói này đã thể hiện được sự giác ngộ của vị quản ngục trước lời khuyên của kẻ
tử tù trước ngày đi về cõi chết. Vị anh hùng phản loạn ấy đã giúp cho một tâm hồn nô
lệ bị giam cầm nơi chốn tù đày tối tăm tìm được ánh sáng, kẻ lạc lối kia giờ đây đã
thấy được con đường đúng đắn để trở về với cuộc sống thiện lương. Chỉ với một câu
nói đó thôi, đã làm bật lên được sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện trước những cám
dỗ xấu xa trong tâm hồn mỗi con người

=>Tác giả đã xây dựng những cặp hình ảnh đối lập: trong cảnh có sự đối lập giữa cảnh
vật, đồ vật, màu sắc, âm thanh, mùi vị...một cách gay gắt để làm nổi bật bức tranh bi
hùng, đó là sự đối lập giữa: Ánh sáng - bóng tối, cái thiện- cái ác, cái đẹp- cái xấu xa,
cái cao cả- cái thấp hèn, tự do- ràng buộc, thơm tho (mùi mực)- ẩm mốc (mùi nhà
giam phân chuột, phân gián)

=> Khung cảnh xưa nay chưa từng có vì:


+ Không gian cho chữ khác lạ. Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có
không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại
diễn ra nơi cái ác ngự trị.
+ Người nghệ sĩ khi tập trung sáng tạo ra nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí,
thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm
sau.
+ Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở
vị thế cao hơn có quyền cho hay không cho chữ.
+Người cho chữ mặc dù bị cùm gông nhưng vẫn ung dung, tự tại, oai phong phóng bút
với những nét bút đẹp tuyệt trần. Trong khi đó, viên quản ngục và thầy thơ lại cúi đầu
đón nhận như một đặc ân từ tử tù.
+Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ đã được khắc họa
đậm nét trong cảnh cho chữ và những con người trong cảnh ấy. Nêu bật sự chiến thắng
của cái đẹp, cái thiện, của thiên lương con người: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

3. Ý nghĩa cảnh cho chữ

+ Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục

+ Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.

+ Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó thể hiện quan niệm
thẩm mĩ của Nguyễn Tuân rằng, những ai yêu cái đẹp, biết trân quý cái đẹp đều có bản
tính thiện lương. Có thể có người do hoàn cảnh xô đẩy mà rơi vào cảnh bùn nhơ nhưng
tâm hồn họ vẫn trong sáng, tốt bụng. Và theo nhà văn, cái đẹp có thể gột rửa và làm
sạch tâm hồn con người.

- Thể hiện được chủ đề của tác phẩm: sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối,
của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác...

- Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con
người trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù bậc nhất.

You might also like