You are on page 1of 3

 Cảnh cho chữ :

1. Cảnh cho chữ được xem là “ Một cảnh tượng xưa nay chưa từng
có” :
- Thời gian : đêm khuya
- Không gian :
+ Trong nhà ngục tối tăm: “Trong một không khí khói tỏa như
đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu…Lửa
đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn
lửa tắt nghe xèo xèo”
-> Trong cái không gian u tối vô tận của nhà lao, ánh lửa cháy
rừng rực mạnh mẽ xua tan đi cái lạnh lẽo tối tăm ấy.
=> Sự đối lập mang ý nghĩa nhân sinh của con người: ánh sáng của
lương trí, thiên lương đã xua tan đi bóng tối của cái tàn bạo, độc ác. Ánh
sáng ấy đã khai tâm, đã cảm hóa con người lầm đường trở về với cuộc
sống lương thiện.
+ “ trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng
nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” – “ Tấm lụa bạch còn nguyên
vẹn lần hồ…mùi thơm của chậu mực”
-> Sự đối lập giữa cái phầm tục, nhơ bẩn và cái đẹp, cái thanh
cao từ màu trắng tinh khôi của tấm lụa cùng mùi thơm từ chậu mực bốc
lên -> Điều khó có thể thấy trong chốn ngục tù.
=> Sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự
nhơ bẩn, giờ đây chỉ còn sự thơm tho và tinh khiết của thiên lương con
người.
- Con người :
+ Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang tô dậm
nét chữ trên tấm lụa trắng tinh trên mảnh ván. -> Từ người
tử tù trở thành người làm chủ
+ “ Người viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm
núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến
lụa óng” -> là người có quyền thế, nhưng không hề ép buộc,
đàn áp Huấn Cao, sự việc diễn ra hoàn toàn tự nguyện, có
phần nhún nhường, khép nép.
-> Không còn tồn tại mối quan hệ xã hội giữa người tử tù và quản
ngục, thơ lại, thay vào đó là mối quan hệ giữa những người yêu, say mê
cái đẹp.
=> Sự trân trọng, say mê trước cái đẹp.
=>Do vậy cảnh cho chữ có ý nghĩa cởi nút, giải tỏa những băn khoăn,
chờ đợi nơi người đọc, từ đó toát lên những giá trị lớn lao của tác phẩm
* Lời khuyên Huấn Cao dành đến viên quản ngục
- Nội dung: “ ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quân nên thay chốn ở
đi….”..
=> Huấn Cao muốn quản ngục tìm về nơi thanh tao để tiếp tục gìn giữ
thiên lương đáng quý.
=>Lời khuyên hay cũng chính là lời khắng định dõng dạc cho 1 chân lí.
Nó càng chứng minh hơn Huấn Cao là 1 ng hết sức trân trọng, nâng niu
cái đẹp một con người biết suy nghĩ và trải nghiệm cuộc đời
- Ý nghĩa:
+ Cái đẹp có thể sản sinh nơi đất chết, nơi ngục từ tối tăm mà tội ác
ngực trị nhưng cái đẹp không thể sống chung với cái xấu. Người ta chỉ
xứng đáng có được và thưởng thức cái đẹp khi giữ trọn được thiên
lương, giữ được bản chất trong sáng. Đó chính là quan niệm nghệ thuật
của NT, như Nguyễn Đăng Mạnh từng viết “ quan niệm thống nhất giữa
tâm và tài, giữa cái đẹp và cái thiện mà ông gọi đó là “ thiên lương”
->Cái đẹp có thể cảm hóa con người.

You might also like