You are on page 1of 3

Vì sao Cảnh cho chữ là cảnh tượng trước nay chưa từng có?

+ Thời gian: tình huống cho chữ diễn ra hết sức tự nhiên trong thời gian giữa
đêm nhưng lại là thời gian cuối cùng của một con người tài hoa
+ Không gian: Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn tả trong cảnh u ám
của ngục tối. Bối cảnh được khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của gián,
chuột. Ngục tù vốn là nơi tâm tối nhất, nơi mà cái xấu, cái ác các trị vì giờ
đây trở thành mảnh đất cho sự sống và cái đẹp nảy mầm
+ Con người: Một người ngồi viết còn hai người đợi, không phải là sự giám
sát của những người lính tàn độc đối với tù nhân mà giống như hai người học
trò đang đợi thầy cho chữ
=> Bút pháp dựng cảnh độc đáo
=> Khoảnh khắc cái đẹp thăng hoa từ vùng tối chật hẹp ẩm ướt

Phân tích chi tiết của viên quản ngục & ông Huấn Cao:
- Ông Huấn Cao:
Trước khi cho chữ:
- “Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” và
“Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ binh và một bức trung đường cho ba
người bạn thân của ta thôi”  trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ người tri
kỉ.
- Cảm nhận được “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “sở thích cao quý”
của viên quản ngục  Chỉ cho chữ người biết trân trọng cái tài, quý cái đẹp.
- “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”  Sự trân
trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách đẹp.
=> Một nhân cách, một thiện lương cao cả của Huấn Cao
=> Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp
và cái thiện không thể tách rời nhau

Cái xấu xa của ngục tù >< vẻ đẹp nhân tính thiêng liêng
- Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thực sự thoải mái về tâm lý,
thể xác: Hình ảnh Huấn Cao: “cổ đeo gông, chân vướng xiền, đang dậm tô
nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”
- Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử
tù lại có vị thế cao hơn có quyền hay không cho chữ
- Huấn Cao bị kiềm hãm mà ung dung, đĩnh đạc, như làm chủ ngục tù. Ngược
lại vốn là những kẻ có uy quyền, lại hoàn toàn tự do thì đứng “khúm núm, cất
những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”
=> Bút pháp tương phản lãng mạn để dựng cảnh sự người
- Giây phút cuối cùng của người tử tù không phải là than thở mà con người
ấy vẫn dành cho cái đẹp
=> Chính vẻ đẹp đảo ngược giữa người tử tù và viên quản ngục đã xóa
đi khoảng cách giữa chiếc phụ để ba cái đầu người trở thành sự cảm hóa kì
diệu
- Con chữ bay bổng trên dải lụa bạch như tượng trưng cho tấm lòng trong
trắng của ông. Đó còn là lý tưởng phi thường, tâm huyết mà ông muốn thể
hiện qua tài nghệ của mình.
- Trong giây phút cuối, Huấn Cao đã di nguyện cho người ở lại lòng yêu mến
cái đẹp, không chỉ là cái đẹp trong nét chữ mà còn là nét đẹp thoát bay trong
tâm hồn từ thiên lương trong sáng
- Cái chết của Huấn Cao làm hồi sinh thiên lương của quan ngục => một cái
chết không vô nghĩa
- Con chữ đã lật đổ bóng tối, tội ác xấu xa để từ đó cái đẹp phát huy sức
mạnh. Chính cái đẹp đã đẩy hai con người hoàn toàn khác biệt, tưởng chừng
xa lạ ấy trở thành tri kỉ. Họ đều là những người nghệ sĩ, biết yêu và coi trọng
cái đẹp. 
- Viên quản ngục:
+ Trước khi cho chữ:
Ông Huấn Cao sai hắn đi lấy đồ để cho chữ
 Lụa, mực, bút để viết và để cho ngục quan
 Bó đuốc để soi sáng nơi ngục tù tăm tối
Quản ngục tỏ ra bất ngờ trước sự đồng ý của ông ấy trong khi trước đó còn
nói ra những lời khinh bạc mình
 Tấm lòng ngục quan và ước muốn lưu giữ cái đẹp của hắn làm ông ấy
cảm động
+ Trong khi cho chữ:
Mỗi chữ được viết ra, viên quản ngục vội lấy từng đồng kẽm đánh dấu ô chữ
đặt trên phiến lụa
Khói đuốc làm cho cay mắt nhưng vẫn kiên nhẫn chờ đợi mà không bỏ đi nơi
khác rồi quay lại khi ông viết xong
 Nội tâm của quản ngục hồi hộp mong chờ vào khoảnh khắc ông Huấn
Cao hoàn thành
 Nghệ thuật tương phản được tác giả nhắc đến: vội vã đặt từng đồng
kẽm >< kiên nhẫn đợi dù bị khói đuốc làm cay mắt
+ Sau khi cho chữ:
Nhận được phiến lụa với chữ của Huấn Cao và lời khuyên của ông ấy về sự
nguy hiểm trong ngục tù nhem nhuốc
 Nhận được không chỉ một mà hai món quà từ tên tử tù trước mặt mình
 Món quà thứ hai có vẻ còn đáng giá hơn là chữ của ông Huấn Cao
Cảm động đến độ hai hàng nước mắt chảy ra và nghẹn ngào thốt lên câu cảm
tạ với tên tù nhân
 Kẻ có tâm hồn nghệ sĩ mang bi kịch của kẻ lạc lối lại được người được
gọi là có suy nghĩ phản loạn ở thời đó chỉ dạy
 Sự hiền lành của viên quản ngục được ông Huấn Cao nhìn ra và muốn
bảo toàn
 Truyện ngắn đề cao về con người không bị hoàn cảnh đen tối làm tha
hoá bản chất thiện lương vốn có của con người

You might also like