You are on page 1of 6

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

_Nguyễn Đình Chiểu_


PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
I. Cuộc đời
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)
- Tên tự: Mạnh Trạch
- Hiệu Trọng Phủ, khi mù lòa có hiệu là Hối Trai (nhà tối)
- Quê quán: mẹ - Gia Định, cha – Thừa Thiên Huế.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho.
- Học hành: được giáo dục theo truyền thống đạo đức của dân tộc và truyền thống của nhà nho
* Quá trình sống
- 1843 đỗ tú tài
- 1846 ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp thì mẹ mất->bỏ thi về chịu tang mẹ->bị mù->học nghề
thuốc->mở trường dạy học, bốc thuốc, làm thơ.
- Thực dân Pháp tìm mọi cách dụ dỗ->NĐC vẫn khảng khái khước từ, giữ trọn tấm lòng thủy
chung với nước với dân.
*Tiểu kết:
- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh:
+ Sớm xa gia đình (xa mẹ, xa em)
+ Mù lòa: sống khoảng 40 năm cuộc đời tăm tối
+ Đường công danh dang dở
+ Đường tình duyên trắc trở
+ Sống trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược
=>Nỗi bất hạnh cá nhân hòa chung với nỗi bất hạnh của dân tộc.
- NĐC là một nhà sư phạm mẫu mực.
- Một thầy lang giàu y đức.
- Ngọn cờ đầu của nền văn học yêu nước chống Pháp.
=>Là một nhà yêu nước, một chiến sĩ.
=>Tấm gương sáng về đạo đức và nghị lực.
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính
*Trước khi thực dân Pháp xâm lược
- Lục Vân Tiên
- Dương Từ - Hà Mậu
*Khi thực dân Pháp xâm lược
- Chạy giăc
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Văn tế Trương Định
- Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh
- Ngư Tiều y thuật vấn đáp…
2. Quan điểm sáng tác
- Dùng văn chương làm vũ khí đấu tranh cho đạo đức, cho chính nghĩa và hạnh phúc của nhân
dân:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
(Dương Từ - Hà Mậu)
=>Văn chương gắn với chức năng giáo huấn đạo lí, chức năng chiến đấu.
3. Nội dung thơ văn
a. Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa
b. Lòng yêu nước, thương dân
=>Văn học ngày càng gắn chặt với lịch sử, với đời sống xã hội.
=>Đánh dấu bước chuyển từ văn học trung đại sang văn học hiện đại.
4. Nghệ thuật thơ văn
- Thơ văn mộc mạc, bình dị mà có sức chinh phục lòng người.
- Sự kết hợp giữa bút pháp lí tưởng hóa và bút pháp hiện thực.
- Đậm đà sắc thái Nam Bộ
- Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng trong văn học dân gian.
III. Tổng kết (sgk/59)
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh ra đời
- Bài văn được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định Đỗ Quang để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh
trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc, đêm 16/12/1861.
->Bài văn là tiếng khóc từ đáy lòng của tác giả và là tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự
hi sinh của những người anh hùng.
2. Thể loại
- Văn tế là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương của tác giả và
người thân đối với người đã mất (đôi khi cũng để tế người sống).
- Nội dung:
+ Kể về cuộc đời người quá cố;
+ Bộc lộ tình cảm, thái độ của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.
3. Vị trí và giá trị tác phẩm
- VTNSCG nằm trong giai đoạn sáng tác thứ 2 - thuộc bộ phận văn thơ yêu nước của NĐC.
- Tác phẩm là thành tựu xuất sắc của NĐC, của thể loại văn tế, mở đầu dòng văn học yêu nước
chống Pháp bằng chữ Nôm nửa sau thế kỉ XIX.
- Tác phẩm đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, người nông dân chống ngoại
xâm chiếm lĩnh trọn vẹn một tác phẩm văn chương, với vóc dáng đích thực của mình và được
ngợi ca như những người anh hùng của thời đại->chứa đựng âm hưởng bi hùng.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Lung khởi (2 câu đầu): Khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định ý nghĩa
cái chết bất tử của người nông dân nghĩa sĩ
- Mở đầu bằng “Hỡi ôi!” – tiếng than quen thuộc của văn tế, gợi cảm giác đau đớn tột độ, khôn
nguôi.
- Câu văn tứ tự đã dựng nên khung cảnh bão táp của thời đại cùng chân dung tinh thần của người
nghĩa binh Cần Giuộc:
“súng giặc đất rền” >< “lòng dân trời tỏ”
->Nghệ thuật: đối
+ “súng giặc”: đất nước lâm nguy, giặc ồ ạt xâm lược bằng vũ khí tối tân
+ “lòng dân trời tỏ”: tấm lòng yêu nước, ý chí xả thân vì nước của người nghĩa sĩ đã thấu tận trời
cao, tỏa sáng rực rỡ.
->Bằng những từ ngữ chỉ không gian vũ trụ rộng lớn “đất >< trời”, động từ gợi sự khuếch tán âm
thanh, ánh sáng “rền, tỏ”, câu văn đã khắc họa chân thực bối cảnh bão táp, tình thế căng thẳng
trong những ngày đầu Pháp xâm lược. Đồng thời khẳng định chỉ có lòng dân mạnh mẽ mới đối
chọi lại được vũ khí sắt thép của kẻ thù.
->Câu chủ đề của bài văn tế, tập trung khắc họa tấm lòng của những người nghĩa sĩ trước vận
mệnh lịch sử.
- Với nghệ thuật đối, so sánh, ở câu tiếp theo tác giả đã đề cao sự hi sinh, khẳng định ý nghĩa cái
chết bất tử của người nghĩa sĩ.
+ “Mười năm công vỡ ruộng”: không ai biết đến
+ “Một trận nghĩa đánh Tây…”: để lại tiếng thơm muôn đời
->Trong hoàn cảnh đen tối của đất nước, tấm lòng yêu nước của người nghĩa sĩ – nông dân càng
sáng ngời bởi nhận thức “nước mất nhà tan” và quan niệm sống chết cao cả: chết vì nghĩa, tiếng
thơm còn vang vọng mãi.
=>Hai câu văn đã tạo nên một bệ đỡ hoành tráng để tác giả đi sâu khắc hoạ vẻ đẹp của bức
tượng đài về người nông dân - nghĩa sĩ Cần Giuộc.
1. Thích thực (từ câu 3 – câu 15): Cuộc đời và cảnh chiến đấu anh dũng của người nghĩa sĩ
a. Tái hiện hình ảnh người nông dân trước trận đánh Tây (c3 - 5)
Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó.
+ “cui cút”: gợi ra cuộc sống lam lũ, lầm lũi, cần mẫn, thầm lặng, đơn độc, tội nghiệp.
+ “toan lo nghèo khó”: quanh năm làm ăn vất vả mà vẫn lo đói, lo rách.
->Khẳng định đó là những người nông dân thuần túy, bản chất hiền lành, làm ăn vất vả quanh
năm mà vẫn nghèo khổ, lo toan suốt đời, tầm nhìn quẩn quanh, hạn hẹp bên lũy tre làng.
“Chưa quen…chưa từng ngó.”
- Nghệ thuật đối lập, liệt kê:
Cái không biết Cái biết, quen

cung ngựa ruộng trâu


trường nhung làng bộ

tập khiên, súng, việc cuốc, cày,


mác, cờ bừa, cấy
->Tác giả nhấn mạnh việc quen (đồng ruộng) và chưa quen (chiến trận, quân sự) của người nông
dân để tạo ra sự đối lập nhằm tôn cao tầm vóc của người anh hùng trong đoạn sau.
b. Chuyển biến về tình cảm, nhận thức – lòng căm thù giặc (câu 6 – 9)
- Về tình cảm:
Câu 6 – đối + so sánh:
- “Phập phồng”: lo âu
- “Trông tin quan như trời hạn trông mưa”: hi vọng->trông đợi mòn mỏi vào thái độ và hành
động đánh giặc cứu dân của triều đình nhưng tuyệt vọng (so sánh theo lối nói của nông dân)
- “Tiếng phong hạc” (thính giác) + “Mùi tinh chiên vấy vá” (khứu giác - mùi vị khó chịu - gây
nhức nhối, căm hận cho con người)->“ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”: căm ghét quân giặc
Câu 7 – đối + phép thậm xưng:
- “Trắng lốp” >< “đen xì”->màu sắc đối lập gay gắt->Kẻ thù ngang nhiên hoành hành.
- “Muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ”->thái độ căm thù giặc mãnh liệt, sẵn sàng bùng nổ bằng
hành động->Lối nói của nông dân Nam Bộ: mộc mạc, bộc trực, nhưng rất mạnh mẽ, dứt khoát.
- Về nhận thức:
Câu 8 – đối + ước lệ tượng trưng:
- Ý thức trách nhiệm đối với xứ sở:
“Một mối…đồ sộ”><“Há để…đuổi hươu”
+ “Mối xa thư đồ sộ”: ý thức về đất nước thống nhất không thể chia cắt.
+ “há để ai chém rắn đuổi hươu”: Xác định trách nhiệm của bản thân với đất nước.
+ “Hai vầng nhật nguyệt chói lòa”: ánh sáng rực trời của chính nghĩa, lẽ phải.
+ “lũ treo dê bán chó”: bộ mặt của bọn cướp nước và bán nước.
->Nhận thức đẹp đẽ, sâu sắc về Tổ quốc bằng điển tích, ngôn ngữ ước lệ, hình ảnh tráng lệ kết
hợp cùng các hư từ “há để, đâu dung” làm cho câu văn đượm vẻ trang trọng như một lời tuyên
ngôn chính trị, khẳng định ý thức độc lập dân tộc và tinh thần trách nhiệm của người nông dân
với Tổ quốc.
- Về hành động:
Câu 9 – đối + ước lệ:
- “Nào đợi” >< “chẳng thèm”->Tự nguyện
- “xin ra sức đoạn kình” >< “dốc ra tay bộ hổ”->Sẵn sàng, quyết tâm đánh giặc.
->Người nông dân vốn hiền lành trầm tĩnh đã có bước chuyển biến quyết định trong tư tưởng:
không thụ động trông đợi triều đình mà kiên quyết tự mình đứng lên giết giặc cứu nước.
=>Những bước chuyển biến được miêu tả rất chân thực, sinh động, hợp lí, gần gũi với cách
suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân.
c. Tinh thần chiến đấu anh dũng, hiên ngang, bất khuất (câu 10 – 15)
* Cơ sở của khí thế chiến đấu
- chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ: lòng mến nghĩa
* Điều kiện chiến đấu
- Thiếu tập tành về cơ ngũ “chẳng phải quân cơ quân vệ”, “chẳng qua là dân ấp, dân lân”
- Thiếu binh thư, binh pháp: “nào đời tập rèn”, “không chờ bày bố”
- Thiếu mọi thứ trang bị: bao tấu, bầu ngòi, dao tu, nón gõ mà “ngoài cật” chỉ có “manh áo vải”,
chiến đấu chỉ bằng “ngọn tầm vông, lưỡi dao phay”->Vũ khí thô sơ, thiếu thốn, trái ngược với kẻ
thù.
- Trang bị của địch: tàu sắt, tàu đồng, đan nhỏ, đạn to
->Tương quan lực lượng chênh lệch.
->Họ vào trận với những gì hôm qua dùng trong sinh hoạt, sản xuất->Hình ảnh đội quân áo vải
được khắc họa hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực
* Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận đánh
- Hình tượng những người anh hùng được khắc nổi trên nền một trận công đồn đầy khí thế tiến
công:
+ Tư thế hiên ngang, dũng cảm, xông lên như vũ bão:
 “đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào”->vào đồn giặc như chỗ không người, lẫm liệt đầy ý chí
quyết thắng.
 “liều mình như chẳng có”->tinh thần quả cảm không sợ hi sinh.
+ Khí thế sôi nổi, hào hùng, hò reo, náo động: “đâm ngang, chém ngược”, “hè trước, ó sau”
- Những động từ chỉ hành động mạnh mẽ xuất hiện với mật độ cao, nhịp độ khẩn trương sôi nổi
“đánh, đốt, chém, đáp, lướt, xô, xông vào”, các từ ngữ bắt chéo “đâm ngang, chém ngược, hè
trước ó sau”->làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh.
- Lập được những chiến công vang dội: “mã tà ma ní hồn kinh”, “đốt xong nhà dạy đạo”; “chém
rớt đầu quan hai nọ”
* Nghệ thuật:
- Nhịp điệu dồn dập của các câu văn đã tạo nên khúc tráng ca khắc họa tinh thần và khí thế chiến
đấu bốc cao ngùn ngụt của người nông dân nghĩa sĩ.
- Sử dụng từ ngữ mộc mạc, giản dị mang đậm màu sắc Nam Bộ->chân thực
- Ngôn ngữ góc cạnh, chính xác.
- Hình ảnh so sánh, động từ mạnh, phép đối được sử dụng đậm đặc, triệt để->gợi ra khí thế tấn
công như thác đổ, xả thân vì nghĩa lớn quên mình.
=>Đây là bức tranh sử thi hoành tráng, hào hùng: cuộc chiến đấu không cân sức nhưng vô
cùng anh dũng của các nghĩa sĩ. Tinh thần ở đây chính là yếu tố quyết định. Trước Nguyễn
Đình Chiểu chưa bao giờ người đọc được chiêm ngưỡng một bức tượng đài nghệ thuật về
người nông dân hoành tráng và sinh động đến thế.
3. Ai vãn (từ câu 16 – 28): Sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của
người nghĩa sĩ
a. Nỗi xót thương đối với người nghĩa sĩ
- Thán từ “ôi; ôi thôi thôi”->biểu hiện nỗi đau đớn, thương tiếc vô cùng.
- Nỗi tiếc hận trước sự ra đi đột ngột của người nghĩa sĩ “đâu biết”, “nào hay”.
- “Những lăm…vội bỏ”: khẳng định sự hi sinh đầy cao cả thiêng liêng “nào đợi gươm hùm treo
mộ”
- Đây không phải nỗi đau của một người, mà chất chứa hàng trăm, hàng nghìn nỗi đau của nhân
dân: non sông, đất trời, mẹ già, vợ yếu, đồng bào,…
+ Nỗi đau như xé lòng của người mẹ già “…khóc trẻ”
+ Nỗi bơ vơ, mất nơi nương tựa của những người vợ trẻ “chạy tìm chồng”.
+ Tố cáo triều đình vô trách nhiệm, họ không đáng mà phải chết “Chẳng phải án cướp, án gian…
đáng số”
+ “Tấc đất… mắc mớ chi ông cha nó”, “vì ai…vì ai”: căm thù quân giặc sâu sắc
+ Câu hỏi “ai cứu…con đỏ”: câu hỏi lớn của thời đại, hướng về vận mệnh Tổ quốc.
=>Tiếng khóc lớn, tiếng khóc vĩ đại của nhà thơ cũng như nhân dân Nam Bộ.
b. Niềm cảm phục trước cái chết vẻ vang của người nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Khẳng định tham gia nghĩa quân vì lòng yêu nước (Câu 19)
- “Sống làm chi…”: phủ nhận lối sống cam chịu đầu hàng, làm tay sai cho giặc->lấy cái chết để
làm rạng ngời một chân lí cao đẹp của thời đại: Chết vinh còn hơn sống nhục (câu 22, 23)
- “Ngàn năm tiết rỡ…danh thơm đồn...đình miếu để thờ…muôn đời ai cũng mộ”: ngợi ca công
đức theo hướng vĩnh viễn hoá, đời đời được nhân dân ngưỡng mộ, tổ quốc ghi công (câu 26, 28).
=>Tiếng khóc của NĐC đau thương mà không hề bi luỵ bởi nó tràn đầy lòng tự hào, kính
phục, ngợi ca, khích lệ lòng căm thù và ý chí tiếp nối sự nghiệp dở dang của nghĩa sĩ.
4. Kết (câu 29 – 30): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ
- “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc…; sống thờ vua, thác cũng thờ vua…”: ca ngợi tinh thần
chiến đấu đến cùng và tư tưởng trung quân của nghĩa sĩ.
- Bày tỏ mối cảm thương sâu nặng với người anh hùng, mời gọi linh hồn các nghĩa sĩ linh thiêng
về chứng giám (câu 30).
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.
- Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm và hiện ra với
tất cả vẻ đẹp vốn có của họ.
2. Nghệ thuật
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp trữ tình và hiện thực.
- Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu, các vế đối nhau hô ứng cân xứng.
- Giọng văn bi tráng, thống thiết, cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt.
- Ngôn ngữ giản dị, dân dã được chọn lọc tinh tế, có sức biểu cảm lớn và giá trị thẩm mĩ cao.

You might also like