You are on page 1of 7

∾ Trường THPT Chuyên Bắc Ninh ∾

CHUYÊN ĐỀ: NỖI ƯU TƯ THẾ SỰ TRONG


THƠ NGUYỄN TRÃI

SƯU TẦM VÀ BIÊN TẬP: TỔ 3 LỚP 10 VĂN 2


CHUYÊN ĐỀ NỖI ƯU TƯ THẾ SỰ TRONG THƠ NGUYỄN
TRÃI.
_TỔ 3 - 10 VĂN 2_

I. Giới thiệu về tác gia Nguyễn Trãi


- Nguyễn Trãi - Bậc đại anh hùng dân tộc, nhân vật toàn tài số 1 của lịch sử Việt Nam. Ở
Nguyễn Trãi có 1 nhà chính trị, 1 nhà quân sự, 1 nhà ngoại giao, 1 nhà văn, 1 nhà thơ mang
tầm cỡ kiệt xuất vĩ đại.
- Nói đến sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng nhận xét rằng: “Nguyễn
Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại
lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lý tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc,
là tinh hoa của dân tộc.”
- Nguyễn Trãi đã là hiện thân cho một bước phát triển nhảy vọt kỳ diệu và trở thành người
mở đầu cho nền văn học cận - hiện đại của Việt Nam. Một vĩ nhân như thế không phải chỉ
của riêng về một thời đại hay một dân tộc mà là của toàn nhân loại.

II.Nỗi ưu tư thế sự
1. Khái niệm
Nỗi ưu tư thế sự nghĩa là nỗi lo nghĩ sâu sắc, kín đáo về việc đời. Người nghệ sĩ luôn suy tư,
trăn trở, chiêm nghiệm về nhân tình thế thái, họ đặt ra những vấn đề về tương lai, thực tại
ngang trái, bất công của loài người, sự biến chất về nhân cách, suy đồi về đạo đức.. Họ xót
thương cho những số phận bất hạnh, bất mãn trước thực tại đổi trắng thay đen, bất công,
ngang trái… nhưng không biết giãi bày cùng ai chỉ có thể gửi nỗi niềm ấy vào trong văn
chương để kiếm tìm sự đồng cảm. Từ đó, người nghệ sĩ bộc lộ suy nghĩ, nỗi lo và mong
muốn đối với cuộc đời, con người, thời đại.

2.Nỗi ưu tư thế sự trong văn học trung đại


a) Giải thích: Nỗi niềm ưu tư thế sự của các nhà thơ trung đại, có lẽ là những trăn trở suy tư
mà các tác giả muốn sẻ chia cùng người đọc. Nhân thế rộng mà rất hẹp. Rộng để thấy sự nhỏ
bé mong manh của phận người, hẹp vì không dung chứa nổi những khát khao chính đáng cho
từng cá nhân. Tự sự thế kỷ XV – XVII tuy chưa nói hết bi kịch của “thập loại chúng sinh”
nhưng cũng đã phác họa những đau khổ có tính chất phổ biến của kiếp người trong nhiều mối
quan hệ, chung quy đều gói gọn trong cõi nhân sinh vô thường, đầy bất trắc. Cảm hứng nhân
văn, nhân đạo sâu sắc có lẽ kết tụ đầy đủ nhất ở mảng chủ đề thế sự - đời tư, qua thế giới
nhân vật có số phận bi kịch. Dưới cái nhìn chịu sự chi phối của thế giới quan và nhân sinh
quan Nho – Phật – Lão cùng tín ngưỡng người Việt, văn học thế kỷ XV – XVII đã phần nào
khái quát được bức tranh đời sống xã hội cũng như bộc lộc tư tưởng, tình cảm của các tác giả.

b) Nỗi ưu tư thế sự trong thơ văn của một số tác giả trung đại

Trước thế sự rối ren và sự nổi chìm của số phận, thơ chữ Hán của Nguyễn Du bộc lộ phần sâu
kín trong tâm tư, tình cảm của một con người “thương đời” mà không “cứu được đời”...

+ Bài thơ “Quỳnh Hải nguyên tiêu” của ông thể hiện nỗi đau buồn vì hoàn cảnh gia đình tan
tác cũng là sự phản ánh xã hội tao loạn lúc bấy giờ:

“Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán

Bạch đầu đa hận tuế thời thiên.”

(Ở Hồng Lĩnh không có nhà, anh em tan tác

Đầu bạc thường bực vì ngày tháng trôi mau).

- Hay trong thơ của Nguyễn Khuyến, ông thể hiện nỗi trăn trở, suy tư trước đời sống khổ sở,
vất vả nhân dân

“Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.”

(Chốn quê)

- Hay như nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, lựa chọn lối sống ẩn dật, an nhàn trước xã hội loạn
lạc

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu đến cội cây ta hãy uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

(Cảnh nhàn)

III NỖI ƯU TƯ THẾ SỰ TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI


* Nguyễn Trãi suốt đời mang mối “ưu dân, ái quốc” nên luôn trĩu nặng suy tư
trước thế sự đen bạc, ông cay đắng, thất vọng, đau đớn trước thực tại đầy bất công,
ngang trái.

“ Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết


Bui một lòng người cực hiểm thay”
( Mạn thuật – bài 4-Quốc âm thi tập )

Hay
“Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng
Hoa thì hay héo , cỏ thường tươi “
( Tự thuật , bài 9 – Quốc âm thi tập )

Câu thơ có dáng dấp tục ngữ . Lối viết này ta gặp rất nhiều “ ở thế nhiều phen thấy khóc
cười”, “ hoa thì hay héo cỏ thường tươi “=> tô đậm cho âm điệu của nó trầm uất , nội dung
là vạch ra cái trớ trêu, phi lí, đen bạc của cuộc đời
Ngặt một nỗi, càng yêu đời, yêu nước, thương dân Nguyễn Trãi càng mang nặng nỗi niềm
trăn trở về cuộc sống, về lẽ đời, về con người. Bất mãn với triều chính, Nguyễn Trãi tìm đến
với thơ ca để bày tỏ lòng mình, bày tỏ những nhận thức sâu cay về thế sự:

“Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc


Cho hay đường lợi cực quanh co.”

(Ngôn chí, bài 19).

- Nỗi lòng của Nguyễn Trãi trước thực tại bất hạnh, đau đớn của nhân dân.
+ Nguyễn Trãi đau đớn khi chứng kiến nghịch cảnh éo le của xã hội:

“Làm người mựa cậy khi quyền thế


Có thuở bàn cờ tốt đuổi xe”
(Trần tình, bài 8)

+ Từ nỗi đau trước thói đời đen bạc, nhà thơ khao khát sự hoàn thiện của con người và mơ ước
về một xã hội thái bình, thịnh trị:

“Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn


Dường ấy ta đã phỉ sở nguyền”
(Tự thán, bài 4)

+ Và cũng như bao nhà Nho hành đạo khác, khi khát vọng xả thân thực hiện lý tưởng “trí quân
trạch dân” không thực hiện được. Tận sâu trong tâm hồn thi nhân luôn mang nặng một nỗi
niềm canh cánh:

“Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng


Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
(Bảo kính cảnh giới, số 43).
+ Niềm trăn trở lo lắng cho dân, làm sao cho nhân dân “đủ khắp” mọi nơi trên đất nước được
ấm no, hạnh phúc là khao khát, là tâm nguyện suốt đời của Nguyễn Trãi. Dù nuôi chí xả thân
thực hiện lý tưởng suốt cả cuộc đời, Ức Trai vẫn không dễ bề thực hiện, không thể gánh vác
một mình, rất cần sự đồng tâm giúp sức của triều chính. Vì thế, gặp buổi triều đại nhiễu
nhương, lòng người cạn hẹp, nhà thơ canh cánh khôn nguôi một nỗi tiếc đời, tiếc mình không
còn đấng minh quân để thờ phụng.

-Nỗi niềm trăn trở về lẽ “xuất - xử” của Nguyễn Trãi


Trong cuộc sống, đôi khi con người phải đứng trước sự lựa chọn sống còn. Suốt cuộc đời
Nguyễn Trãi đã đấu tranh giữa việc làm quan hay lui về ở ẩn. Làm quan là sở nguyện, ở ẩn chỉ
là thất thời. Thân một nơi mà tâm một nẻo. Quốc âm thi tập là khúc tâm ca của Nguyễn Trãi
mà mỗi bài thơ như một lát cắt tâm trạng đầy day dứt: “Lấy đâu xuất xử trọn hai bề/Được thú
làm quan mất thú quê”. Lúc làm quan thì mong về kết bạn với viên hạc: “Non quê ngày nọ
chiêm bao thấy/Viên hạc chăng hờn lại những thương”, khi về kết bạn với mây ngàn, chim núi,
trong tâm can của Nguyễn Trãi lại canh cánh mối lo dân nước: “Thức nằm nghĩ ngợi còn mường
tượng/Lá chưa ai quét cửa thông”. Làm quan trong triều mà hữu danh vô khả dụng “Triều quan
chẳng phải ẩn chẳng phải” nên Nguyễn Trãi đành “Tham nhàn lánh đến giang san”. Tuy thân
“xuất” thế mà tâm luôn “nhập” thế, nên dù đã quyết treo ấn từ quan, nhưng khi vua Lê Thái
Tông vời ra làm quan, Ức Trai tiên sinh lại một lần nữa hăm hở, phơi phới nguyện một lòng
giúp “Rày mừng thiên hạ hai của/Tể tướng hiền tài chúa thánh minh”. Nguyễn Trãi là một nhà
Nho, khát khao hành đạo giúp đời trong ông luôn cháy bỏng, nhưng thế cuộc đôi khi làm khó
khiến ông phải buông bỏ chí nguyện. Trong lẽ ứng biến “xuất – xử”, ta nhận thấy quyết tâm
đeo đuổi suốt một đời sở nguyện “trí quân trạch dân” của vị quan họ Nguyễn.

*Trước thế sự đen bạc, Nguyễn Trãi lựa chọn quan niệm sống thanh cao, cứng cỏi,
kiêu hãnh như cây tùng, cây mai.
- Tâm thái của Nguyễn Trãi khi đứng trước danh lợi
+ Công danh vốn là tiêu đích của các trang nam nhi thời phong kiến. Vốn dòng dõi thế phiệt,
ra vào chốn quan trường từ nhỏ nhưng Nguyễn Trãi nhận thấy:“Hiểm hóc cửa quyền chăng
đụt lẩn”, với những âm mưu, thủ đoạn khó lường:“Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc/Cho hay
đường lợi cực quanh co”. Trước chức vị của mình, Nguyễn Trãi vừa nhận thấy trách nhiệm to
lớn mà mình phải gánh vác, vừa lo trước nguy cơ để đất nước lỡ vận: “Dưới triều Trần, vua,
quan lại và các tướng lĩnh mặc sức hưởng thụ không đoái hoài đến dân chúng vi phạm đạo của
nhà cầm quyền nên trời đã mượn tay họ Hồ truất ngôi… và, tuy ta lấy đại nghĩa mà được lòng
người, nhưng cũng bởi trời chán ghét mà phó thác cho ta vậy” “Một con người đã“Say hết tấc
lòng hồng hộc”, cả cuộc đời “xốc xốc nẻo tam cương” như Nguyễn Trãi rồi cũng có lúc chua
chát thốt lên“Cửa quyền hiểm hóc ngại thồn chân”. Bỏ hết mối lo cho sự hiểm nguy của mình
để cống hiến cho dân cho nước mà liều thân bền chí:“Chí cũ ta liều nhiều sự hóc”. Tấm lòng
ấy của Nguyễn Trãi có ai thấu, để rồi chính ông cũng phải than thở: “Nước chẳng còn có Sử
Ngư”. Nguyễn Trãi mang nỗi “ta oán” của những kẻ đem lòng “trúc thông” phải ở lẫn chốn
“xô bồ”. Càng bước sâu trên đường danh, càng thấy những ngặt nghèo:“Dưới công danh đeo
khổ nhục/Trong dại dột có phong ba”. Đi hết quãng đời đầy vinh quang nhưng cũng không ít
phen khổ nhục, Nguyễn Trãi thấy công danh như cái lụy phải mang:“Khỏi quyền đã kẻo lụy
chưng danh”. Một đời phụng sự lòng “trung” mà cuối cùng lại “thác bởi danh”. Bay hết biển
danh bằng sải cánh của chim bằng để rồi lại chết bởi chính cái danh ấy và cả dòng họ của ông
cũng gánh mối họa lây với án oan Lệ Chi Viên trải khắp ba đời.

- Nguyễn Trãi đứng trước chuyện thị phi, được mất


+ Bậc “công thần khai quốc” như Nguyễn Trãi từng “nếm mật nằm gai” giữa tháng ngày
khổ ải “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” tưởng không gì có thể phai nhạt tình quân thân,
huynh đệ tựa cốt nhục, nhưng những toan tính, sự phản trắc, thậm chí là tính mạng được định
bán bằng gian trá, tiền quan. Với ông “miệng thế” hiểm ác, “lòng người” quanh co: “Miệng
thế nhọn hơn chông mác nhọn/Lòng người quanh nữa nước non quanh”. Thị phi là thứ có
thừa trong thế cảnh quan trường ngặt những đua tranh. Nguyễn Trãi đã có cách ứng xử của
riêng mình, coi như mắt chưa hề thấy, tai chưa hề nghe thì mọi sự là không:“Sự thế dữ lành
ai hỏi đến/Bảo rằng ông đã điếc hai tai”. Thật khó để tìm ra cách ứng xử khi phải đối mặt
với những thị phi trong cuộc sống và im lặng luôn là giải pháp tối ưu: “Hễ tiếng dữ lành tai
quản đắp/Cầu ai khen lẫn lệ ai chê”. Nguyễn Trãi thấy mình cao quý như “sen”, sáng trong
như “ngọc”, chịu “lửa” như “vàng”: “Ngọc lành nào có tơ vện/Vàng thật âu chi lửa thiêu”
Thấp thoáng đâu đó trong suy nghĩ của Nguyễn Trãi quan niệm “vô thường” của nhà Phật:
trọn đời cứ mải đua tranh nhưng khi “Mình thác thì nên mọi của tan”. Biết vậy nên hãy lo
giữ nếp thanh sạch:“Phú quý lòng hơn phú quý danh”. Có thể tư tưởng của Nguyễn Trãi
không cầu thị, nhưng trong hoàn cảnh tưởng như đã “trói” chân tay thì ông có thể làm gì
khác. Ngẫm cho cùng, trước những thị phi và được mất, Nguyễn Trãi vẫn vững tâm: khi được
sủng ái có ngôi cao chức cả Nguyễn Trãi một lòng trung quân ái quốc, khi thất thế lui mình
về ở ẩn cũng vẫn canh cánh một niềm quân thân “chẳng khứng nguôi, đó là lẽ sống thiết
tường đã đạt đến đức nhân.

- Nguyễn Trãi với lối sống trung dung


+ "Trung dung" là một học thuyết của Nho giáo đề cao cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn
luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở theo “nhân, nghĩa, lễ,
trí, tín” cho thành người quân tử. Nguyễn Trãi vận dụng thuyết trung dung của Nho giáo trong
lối sống của chính mình. Đó là cách sinh hoạt vừa phải, đúng mức, nhưng cũng chẳng hà tiện,
ky cóp: “Có thì ăn mặc, chớ lo toan”, nhưng cũng không được xa hoa phung phí, “Áo mặc miễn
là cho ấm cật/Cơm ăn chẳng lọ kén mùi ngon”. Từ thuyết trung dung của đạo Nho, Nguyễn
Trãi cũng đã tìm ra triết lý ứng xử với con người “Ngâm kíp thắm thì phai lại kíp/Yêu nhau
chẳng đã đạo thường thường” và phương châm cho chính mình trên hành trình nhân sinh đầy
hiểm hóc, tránh xa cám dỗ, cạm bẫy đầy chông mác của cuộc đời “Bền đạo trung dung chẳng
thủa tàng/Màng chi phú quý nhọc khoe khoang”…
+ Trong mọi hoàn cảnh, mọi mối quan hệ, Nguyễn Trãi đều vuông mình trong đạo trung dung,
mặc sự sang hèn, yêu ghét, khen chê. Phép trung dung đã giúp Nguyễn Trãi sống đúng đạo,
thấy lợi không tham, thấy khó chẳng nản, không có niềm tây riêng, không phân biệt thân sơ,
cao thấp… đứng giữa đời mà đạt thế “tâm không”.

IV. Đánh giá, mở rộng


- Nguyễn Trãi dùng thơ văn thể hiện nỗi ưu tư, cảm hứng thế sự tự tình, nói lên nỗi lòng của
mình. Qua đó ta thấy được những giá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc nơi văn chương ông.
- Với Nguyễn Trãi thơ văn không phải là thứ thơ dĩ ngôn chí, phải tuân theo những khuôn
mẫu, chuẩn mực nhất định mà thơ là nơi để ông gửi gắm cảm xúc, cất lên tiếng nói cá nhân.
Đó là những tiếng nói hiếm hoi, mới mẻ thậm chí là lạc điệu. Đó là tiếng nói thể hiện gái trị
nhân bản của văn học dù chưa trực tiếp nhưng đã có sự manh nha.
- Nguyễn Trãi là một nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng lớn có những suy nghĩ tiến bộ, vượt bậc
so với thời đại. Phải đến mãi sau nay người ta mới tìm được những con người dám bước ra
khỏi những chuẩn mực phong kiến như Nguyễn Trãi, ta có thể kể đến Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm,.... Có thể nói Nguyễn Trãi chính lả người khởi đầu, khơi nguồn
cảm hứng cho các thi nhân sau này.

You might also like