You are on page 1of 7

NỘI DUNG MỞ RỘNG CÁC TÁC PHẨM 12

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA


1. Nhận tức của nghệ sĩ Phùng khi phát hiện ra cảnh đắt trời cho: “Cái đẹp chính là đạo
đức”, cái đẹp có thể thanh lọc tâm hồn, khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn, thiện
lương hơn.
- Minh chứng rõ nét về cái đẹp trong sự cảm hóa con người trong “Chữ người tử tù”. Mặc dù
làm nghề cai ngục, hàng ngày phải tiếp xúc với cái xấu, cái ác nhưng trước tài viết chữ đẹp của
Huấn Cao, viên quản ngục vẫn nghiêng mình, coi chữ ông Huấn là một “vật báu”. Bởi vậy quản
ngục đã bất chấp mọi nguy hiểm để xin chữ với tất cả thiện lương của mình. Đúng như Huấn
Cao đã khẳng định: Viên quản ngục chính là một “thanh âm trong trẻo giữa một bản nhạc mà
nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”.
- Dostoiepxki: “Cái đẹp có thể cứu rỗi thế giới”
- Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố
cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và
phong phú hơn”.
=> đứng trước cái đẹp, người ta thường không nghĩ tới cái xấu, cái ác, cái dung tục tầm
thường của cuộc đời mà để cho tâm hồn mình bay bổng, hướng thiện.
2. Phát hiện thứ hai của nghệ sĩ Phùng: => Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà luôn
tồn tại những mặt đối lập giữa cái thiện và ác, xấu và đẹp.( Vấn đề thế sự trong văn học sau
1975)
- liên hệ thơ Nguyễn Trọng Tạo: => Vấn đề thế sự, đời tư, những bức thiết của đời sống đã trở
thành một trong những nội dung lớn trong các sáng tác sau năm 1975. Điều này cũng đã được
nhắc tới trong những vần thơ của Nguyễn Trọng Tạo:
“Tôi sống thời không thể đứng quay lưng
Bao biến động dễ đâu tìm thấy được
Bờ thẳng hơn những cánh đồng hợp tác
Đê sông Hồng sau mùa lũ thêm cao”.
- Có thể nói những câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo và tình huống nghịch lí mà nghệ sĩ Phùng
phát hiện ra đã xé tan lớp sương mù lãng mạn cũng như chất thơ bay bổng trong “bức tranh
mực tàu thời cổ” trc đó đưa con người trở về với hiện thực tàn nhãn, bất hạnh trong cuộc sống
thời hậu chiến.
3. Nhân vật người đàn bà hàng chài
- cách gọi tên của nhân vật người đàn bà hàng chài khiến ta nhớ tới nhân vật thị trong tác phẩm
“Vợ Nhặt”(Kim Lân). Họ dều là những người đàn bà vô danh, nếu nhân vật trong tác phẩm
“Chiếc thuyền ngoài xa” được gọi là “người đàn bà”, “bà”, “mụ”, “mụ rỗ mặt”...thì nhân vật
trong “Vợ Nhặt” được gọi là “thị”, “cô ả”, “người đàn bà”, “nàng dâu mới” ... => qua cách gọi
nhân vật cũng đã thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Họ chính là những con người điển
hình cho thơi đại mà họ đang sống. Thị là điển hình cho số phận nghèo khổ của con người giữa
nạn đói năm 1945 còn người đàn bà làng chài lại chính là điển hình cho những đau khổ, bất
hạnh của những con người thời hậu chiến.
- Tư thế ngồi của người đàn bà khi đến toà án huyện: “Sợ sệt, lúng túng tìm đến một góc
tường để ngồi” gợi liên tưởng đến tư thế “ngồi mớm ở mép giường” khi đợi mẹ chống về của
thị. Cả hai tư thế đều cho thấy trạng thái tâm lí bất an, bất ổn, tự ti, mặc cảm của những con
người nghèo khổ, bất hạnh.
- Vẻ đẹp nhân hậu, bao dung, giàu đức hy sinh của người đan bà hàng chài ít nhiều mang
nét truyền thống trong vẻ đẹp của người phụ nữ VN nói chung. Vẻ đẹp ấy, ta cũng đã được bắt
gặp ở hình ảnh người vợ trong tác phẩm “Thương vợ” của nhà thơ Tú Xương:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
4. Tấm ảnh bộ lịch năm ấy
- Sau khi chỉ ra quan điểm nghệ thuật của NMC, chỉ ra sự tương đồng với quan điểm nghệ thuật
của Nam Cao: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối,
nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những lầm than”.
=> Nghệ thuật phải là cuộc đời và vì cuộc đời.

VỢ CHỒNG A PHỦ
1. Danh phận “con dâu gạt nợ” của Mị khiến ta liên tưởng tới thân phân phận “Vợ Nhặt” cuat
thị trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân.
- Đó đều là danh phận của những người vợ, người con dâu bất hạnh. Thế nhưng nếu như cuộc
hôn nhân của Tràng và thị tuy không mâm cao cỗ đầy, tuy rất đỗi kì quặc vè chỉ bằng một lời
chòng ghẹo vu vơ với 4 bát bánh đúc là “nên vợ nên chồng”. Song suy cho cùng cuộc hôn nhân
ấy còn được xuất phát từ sự tự nguyện của người phụ nữ (dẫu là cùng đường) và sự đồng thuận
của người đàn ông (dù rằng sự đồng thuận ấy chỉ là “cái tặc lưỡi: Chậc, kệ”). Thì cuộc hôn
nhân của Mị lại diễn ra do món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ để lại, sự ép gả vô nhân đạo của
gia đình thống lí, do sự lừa lọc của A Sử - người mà sau này Mị phải gọi làm chồng
- Không chỉ vậy, nếu như trong tác phẩm “Vợ Nhặt” chuyện nhặt được vợ của TRàng dù được
diễn ra trong khoảng không gian vẩn lên mùi chết chóc nhưng vẫn ánh lên vẻ đẹp của tình
người, của khát vọng sống, khát vọng hồi sinh. Thì cuộc hôn nhân của Mị tuy diễn ra vào đêm
tình mùa xuân thấm đẫm chất thơ của Tây Bắc nhưng cuộc hôn nhân ấy lại đưa cô vào chốn
“địa ngục trần gian”.
=> có thể thấy, dẫu đều là những con người nghèo khổ, bất hạnh nhưng số phận của Mị có lẽ
còn chua chát, cùng cực hơn thị rất nhiều.
3. Căn buồng Mị nằm. => gian ngục thất tinh thần giam hãm cuộc sống, khóa chặt tuổi xuân
của Mị khiến ta nhớ tới Lầu Ngưng Bích – nơi giam hãm, chôn vùi tuổi thanh xuân của Thúy
Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” – Nguyễn Du:
“Trước lầu ngưng bích khóa xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
- Mặc dù bị giam hãm thế nhưng, nếu TK còn đc giam hãm trong một khoảng không gian rộng
rãi, thoáng đãng, bao la, bát ngát thì Mị lại bị giam hãm trong can phòng chật hẹp, tù túng, nó
đen tối như chính cuộc đời Mị, nó làm Mị dần mất hết những ý niệm về không gian, thời gian
về cả sự giao tiếp với mọi người.
3. Bức tranh thiên nhiên ở Hồng Ngài
- Buổi sớm mùa xuân tinh khôi trong thơ ND:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
- Buổi chiều mùa xuân chứa chan cảm xúc trong thơ Huy Cận
“ Kề bên đường tạnh
Cỏ mọc xanh non
Chiều xuân tươi mạnh
Gió bay vào hồn”
=> Nếu như Huy Cận và ND tập trung miêu tả cảnh ngày xuân với không gian vắng vẻ, thanh
tịnh, tập trung vào vẻ đẹp tinh khôi, tinh khiết, đầy sức sống với sắc xanh là chủ đạo thì mùa
xuân trong “Vợ Chồng A PHủ” lại vừa rực rỡ sắc màu, vừa rộn rã âm thanh.
5. Tiếng sáo đêm xuân
- Ý nghĩa của tiếng sáo: Nhà thơ Herman Hesse đã từng viết:
“Tiếng sao hắt hiu giãi tơ đêm trường
Những bí ẩn sâu xa nơi trần thế
Tháng năm trôi bỗng hiện về lặng lẽ
Tiếng sáo u hoài lòng lữ khách bâng khuâng”
- Vâng! Tâm hồn con người tự muôn đời nay vẫn thường tìm thấy sự đồng điệu trong âm nhạc.
Có lẽ cũng bởi vậy ma đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào dân tộc
Mông ở miền Tây Bắc thì âm thanh tiếng sáo chính là điệu hồn, là tiếng lòng của họ..
- Âm thanh tiếng sáo – âm thanh của sự hồi sinh đã khiến cta liên tưởng tới hình ảnh bát cháo
hành – hương vị của sự thức tỉnh trong tác phẩm “Chí Phèo”( Nam Cao). Nếu bát cháo hành do
Thị Nở mang đến đã nhắc nhở Chí về một thời quá khứ đau đớn với nỗi bất hạnh khi bị ruồng
bỏ, thôi thúc Chí phản kháng với hiện thực để hoàn lương. Thì âm thanh tiếng sao lại khiến Mị
thổn thức về một thời quá khứ đã qua đi, tiếng sáo gọi về thanh xuân tươi đẹp nhất, thôi thúc
Mị sửa soạn đi chơi và rồi ngay cả khi bị trói đứng, âm thanh tiếng sáo vẫn chập chờn trong đầu
người đàn bà bất hạnh ấy. Có thể nói, trong cuộc sống đôi khi những âm thanh, những hương vị
vô cùng giản dị đời thg nhưng cũng đủ khiến cho người ta khôn nguôi khắc khoải về một thời
đã xa. Tiếng sáo đêm xuân chính là một trong những âm thanh có sức lay động lòng người như
thế.
5. Khát vọng của Mị trong đêm tình mùa xuân (Khi bị trói đứng) – khát vọng sống của nhân vật
Liên trong “hai đứa trẻ” – Thạch Lam
- Mị: bị trói đứng nhưng vẫn im lặng và dường như không biết mình đang bị trói, Mị quên hết
những đau đớn về thể xác, trái tim Mị vẫn theo âm thanh tiếng sáo vọng lại từ xa, tâm hồn Mị
vẫn đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.
- Liên: Là một cô gái sống trong đói khổ nhưng tâm hồn vẫn luôn hướng về cuộc sống tươi đẹp,
luôn khát khao hướng về phía rực rỡ ánh sáng, rộn rả âm thanh, chờ đợi con tàu từ Hn về với
niềm tin về một thế giới khác tươi đẹp hơn, đáng sống hơn.
=> Suy cho cùng, dù trong bất kì hoàn cảnh nào thì lòng ham sống, khát vọng hướng về một
cuộc sống sáng tươi vẫn luôn là khát vọng lớn lao nhất trong cuộc đời của mỗi con người.
6. Ý nghĩ : “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứu không buồn
nhứo lại nữa”
- Bài thơ “CHọn” – Văn Cao
“Giữa sự sống và sự chết
Tôi chọn sự sống
Để bảo vệ sự sống
Tôi chọn sự Chết”
=> Suy cho cùng, muốn chết tức là còn muốn được sống nhưng phải sống một cuộc sống cho
đáng sống.
7.Sự hồi sinh (sức sống tiềm tàng) của Mị
“ Nhưng điều kì lạ là dẫu cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức
sống con người. Lay lắt, đói khổ, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt” (cảm nghĩ về
truyện “VCAP” – tô hoài .
8. Kết thúc của Tp
- hành động cắt dây trói cứu A Phủ và bỏ trốn của Mị khiến ta liên tưởng đến hành động giết
Bá Kiến rồi tự xác của Chí Phèo. Cả hai hành động đều thể hiện sự thcuws tỉnh, hồi sinh sức
sống tiềm tàng của người dân lao động bị áp bức, tố cáo xh đương thời. Tuy nhiên hành động
của nhân vật Mị thẻ hiện sự tiến bộ trong nhận thức của người nông dân miền núi, họ không
cam chịu cuộc sống nô lệ nữa mà sẵn sàng vùng lên giải phóng đồng loại, giải phóng chính
mình để tự làmm chủ cuộc đời. Còn hành động giết Bá Kiến của Chí Phèo lại thể hiện sự bế
tắc, luẩn quẩn trong cuộc đời, số phận của người nông dân lao động trc CMT8/1945.
- Kết thúc của VCAP đồng thời cũng nhắc người đọc nhớ đến kết thúc trong tác phẩm VN. Cả
hai tác phẩm đều đã mở ra một tương lai tươi sáng cho người nông dân, đều đã hướng họ tới
nah sáng của niềm tin, lòng lạc quan. Bởi lẽ cả TH và KL đều là những nhà văn CM. Họ được
lí tưởng cộng sản soi sáng nên nhìn thấy được sức mạnh tiềm tàng trong những người nông dân
lao động, họ cũng đã nhìn được hướng đi, hướng giải phóng cho người nông dân. Đây chính là
nét mới mẻ trong nhận thức tư tưởng của TH và KL so với các nhà văn thời kì trc đó.

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ


1. Cảm hứng về hình ảnh sông Đà trong các tác phẩm thơ văn : Sông Đà đã trở thành niềm
thương, nỗi nhớ trong lòng các nhà văn, nhà thơ từ xưa đến nay:
“Sông chảy qua lòng, vang lên tiếng hát
Dòng Đà giang là lạ gió vùng cao
Mây cũng lạ, riêng tình người gần gũi
Nhớ hương đêm thoang thoảng gió đi về”
=> Có thể thấy, sông Đà không chỉ lần đầu tiên đi vào các trang thơ, trang văm thế nhưng với
mỗi người nghẹ sĩ, hình ảnh sông Đà lại được khám phá với những góc nhìn riêng, vẻ đẹp
riêng.
2. Khái quat về vẻ đẹp của sông Đà
- Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri vô giác mà là
một sinh thể có hành động, có cá tính, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức
tạp. Nó có 2 nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả đã nói: “Hung bạo và trữ tình”.” –
Nguyễn Đăng Mạnh
- “ NT luôn lục lọi tới tận cùng kiệt kho ấn tượng ăm ắp này để tìm cho được một cách nói có
thể làm kinh động tâm trí con người”.
3. Sự hung bạo của sông Đà
- Mặt ghềnh Hát Loóng : “lại có những....tóm dc qua đấy”. Liên hệ với sông Hương ở thượng
nguồn trong ADDTCDS: dòng sông như “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng
cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như con lốc vào những đáy vực bí
ẩn”. Cả 2 tác giả đều sử dụng những câu văn có cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập với nhiều thanh
trắc, từ ngữ trùng điệp kết hợp với đó là các biện pháp nhân hóa, so sánh đã giúp người đọc
hình dung rõ nét sự hùng vĩ, dữ dội của 2 dòng sông quê hương.
- Thác nước sông Đà:
+ NT như một nhà thám hiểm – du lịch đi xa biết nhiều, đến sơn cùng thủy tận cho ta biết Ly
Tiên và Bả Biên Giang là hai cái tên xa xưa của Đà giang. ông kể cho ta biết rằng sông Đà hung
bạo có hàng trăm con thác dữ với cái tên là lạ hay hay: thác Em, thác Giăng, Mỏ Tôm, Mỏ
Năng, suối Hoa, Hót Gió, Hát Loóng,... Đó chính là những cạm bẫy luôn rình rập và sẵn sàng
ăn chết bất kì cái thuyền nào tóm được qua đó. Sự chất chồng, liên tiếp ấy của thác dữ đã từng
đi vào câu ca xưa:
“Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh”
+ Âm thanh nước thác sông Đà “rống lên như tiếng của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn
giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lứa cùng vùng vẫy với đàn
trâu da cháy bùng bùng”. Bằng NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, NT đã đem hai sự vật tưởng
như trái ngược nhau như “nước” với “lửa”, “sông” với “rừng” để so sánh rồi lại nhập chúng
làm một tạo nên những liên tưởng độc đáo. Chi tiết này khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của
Nguyễn Quang Bích:
“ Nước sôi sùng sục ngàn trâu rống
Đá mọc lô xô tựa mũi tên”
- Thạch Trận
+ Trong VHVN đã có những câu thơ miêu tả sự hung bạo của các dòng sông như:
“ Bát ngát sóng kình muôn dặm” (Phú sông Bạch Đằng – Trương hán Siêu)

“Ngạc chặt, kình băm non lởm chởm


Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng” ( Cửa biển Bạch Đằng – Nguyễn Trãi)
Song sự gập ghềnh, lởm chởm ấy mới chỉ tôn tại ở thể tĩnh. Còn trong tác phẩm này all mọi thứ
đều chuyễn động, náo động. Người đọc như được tác giả đặt lên con thuyền đang vun vút,
phăng phăng xuống dòng thác để cảm nhận sự hung bạo của dòng sông.
5. Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà
“Dải sông Đà bọt nước lênh đênh
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”
( Tản Đà)
- vẻ đẹp duyên dáng của sông Đà ( điểm nhìn không gian): “con sông Đà tuôn dài tuôn dài, tuôn
dài như một áng tóc trữ tình..nương xuân” gợi liên tưởng tới vẻ đẹp mềm mại, nữ tính của Sông
Hương: “Sông Hương chuyển dòng một cách liên tục...vòng qua những khúc quanh...uốn mình
theo những đường cong thật mềm..”; dòng sông mềm như tấm lụa..”
=> cả hai đều là những dòng sông uốn lượn, quanh co bất tận, êm đềm nơi hạ nguồn. Qua đó
cũng cho thấy sự thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ, các nhà văn như đã “đề thơ vào sông nước”
khiến cả hai dòng sông lúc này được hiện lên với tất cả vẻ tuyêt mĩ vốn có của mình.
- màu nước sông Đà có sự thay đổi theo mùa thể hiện hai nét tính cách đối lập của dòng sông:
Trong cái hùng vĩ, dữ dội vẫn có nét thơ mộng, trữ tình ấy cũng vẫn ẩn chứa vẻ dữ dằn, nguy
hiểm, cuồng loạn của một dòng sông: “Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”. Đó cũng chính
là hai nét tính cách đối lập làm nên vẻ đẹp đầy cá tính của sông Đà trong thơ Quang Lâm:
“Đẹp ngàn đời biển trời sông bát ngát
Cá đầm xanh, anh vũ nhảy theo mùa
Khi mùa lũ thác reo gầm dữ dội
Thu chớm lạnh sóng nước lặng lờ trôi”.
(Nhớ sông Đà)
- Tình cảm của tác giả dành cho sông Đà qua câu văn: “Chao ôi, trông con sông như thấy nắng
giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng...” khiến ta liên tưởng tới nỗi
nhớ sông Đà bằng cả trái tim, bằng cả tấm lòng khi phải xa cách của Quang Lâm:
“Lòng ở đây nhưng người không ở lại
Nhớ sông Đà bằng trọn cả con tim”
(Nhớ sông Đà)
6. Hình ảnh người lái đò sông Đà
- Sự tinh thạo trong nghề nghiệp: Ông Đò hiểu sông Đà một cách tường tận như đóng đanh vào
lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở.. Phải chăng chính vẻ đẹp của
ông lái đò trong thiên tùy bút này đã gợi cảm hứng để Vũ Quần Phương viết nên những dòng
thơ mộc mạc:
“ Tôi thuộc ngầm thuộc đá
Tôi thuộc lũ thuộc dòng
...
Sống cuộc đời sông nước
Tôi lấy nước làm nhà
Nước là bầu là bạn
Tôi nhìn nươc trên sông
Gắng hiểu lòng dưới đáy”
(Với sông Đà)
- Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò khiến ta liên tưởng tới vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của nhân
vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Thế nhưng, nếu như trong
các sáng tác trước CMT8 Nguyễn Tuân mải mê đi tìm cái đẹp, tìm những con người tài hoa,
xuất chúng trong quá khứ “vang bóng một thời” thì giờ đây ông đã tìm thấy được vẻ đẹp tài hoa
nghệ sĩ ở ngay trong những con người lao động bình dị, trong chính cuộc sống thường ngày của
họ.
Nhận định văn học
1. “Phê phán cái ác, cái xấu là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn chân chính” ( văn xuối,
truyện và kí, giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm)
2. “ Nhà văn tồn tạo ở trên đời trước hết là để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những
con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường...Nhà
văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”.
3. “ Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”
4. “truyện hay đến một mức nào đó thì sẽ thành thơ”
5. “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”
6. “Mỗi bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có khả năng làm sống dậy trong lòng
người đọc những liên tưởng phong phú” (tây tiến, VB)
7. “Những chữ xác xơ nhất mà ta đã nói đến cạn cùng, mất sạch tính chất hình tượng đối với
chúng ta nhưng những chữ ấy trong thơ văn lại sáng lấp lánh, lại kêu ròn tỏa hương”

VIỆT BẮC
1, NHẬN ĐỊNH
- “Tố Hữu là một nghệ sĩ nhân dân”
- “TH đã đưa chính trị lên đến trình độ rất đỗi trữ tình”
-“dùng thơ ca để diễn đạt số phận dân tộc mình”
- “Tôi phải lòng đất nước mình, nhân dân mình nên viết về đất nước, nhân dân như viết về
người mình yêu”

ĐẤT NƯỚC
1. NHẬN ĐỊNH
- “Điều may mắn với tôi là đc sống trong những tháng năm hào hùng của dân tộc để hiểu nước,
hiểu người và hiểu cả mình hơn...” (NKD)

TÂY TIẾN
NHẬN ĐỊNH
- Quang Dũng : “Nhà thơ mang trong mình dòng máu lãng du bậc nhất của thi đàn đất Việt thế
kỉ XX”
- “Cô phong trong trường thơ kháng chiến
- “Tây tiến”: “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiệt của thơ ca kháng chiến”
- “tượng đài bất tử về người lính vô danh”
-“đọc bài thơ ta có cảm giác như đang ngậm nhạc trong miệng”

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ


1, NHẬN ĐỊNH
- “ông vua tùy bút”
- “bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ”
-“Ngẫm không biết đến chừng nào mới có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là
một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song
mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng”.
VỢ NHẶT
1, NHẬN ĐỊNH
- “tôi không tin Nguyễn Tuân viết chữ người tử tù, Kim lân viết về “làng” và “vợ nhặt”. Đó là
thần viết, thần mượn tay người để viết nen những trang bất hủ”
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
1, NHẬN ĐỊNH
“Ngòi bút vàng của sân khấu VN”

“Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”
- Voltare-
Thật vậy, thơ ca đi sâu vào tâm hồn con người với những hi vọng và thất vọng, đau thương và
hạnh phúc, hiện thực và ước mơ, tình yêu và khát vọng,...tất cả đều tạo nên chất men để say
lòng người. Mỗi vần thơ tuy ngắn nhưng lại chứa đựng những giọt ngọc trong cuộc sống. Có
những tác phẩm đã ra đời qua bao thế hệ, vẫn hiên ngang trường tồn theo sự băng hoại của thời
gian. Bài thơ “Đất Nước của NKD là một thi phẩm như vậy. Không chỉ thăng hoa trên thi đàn
dân tộc, bài thơ còn để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc về một Đất Nước bình dị, thân
thuộc qua cảm nhận mới mẻ của của thơ.
NKD là nhà thơ tiêu biểu trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, dồn nén cảm
xúc

You might also like