You are on page 1of 4

Đề bài: Bàn về thơ, nhà phê bình văn học người Nga Bêlinxki (1811 - 1848) cho rằng:

“Thơ
trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Bài làm
Có ai đã đôi ba lần lướt qua trên những con chữ đầy gai góc những vẫn dư âm đôi chút trầm
buồn của Nam Cao thì không còn gì xa lạ trước từng suy nghĩ của ông: “Nghệ thuật không cần là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia,
thoát ra từ những kiếp sống lầm than.” Cùng quan niệm đó, Tố Hữu với hàng ngàn câu ca trứ danh đã
bộc bạch: “Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học.” Có lẽ vì thế mà văn chương từ
xưa đến nay luôn được xem là nơi để giải bày những tâm sự vốn có dưới cách nhìn thật hoa mĩ. Quả
thật, Bêlinxki đã quả quyết rất đúng đắn: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật.”
Chẳng phải khi không mà Chế Lan Viên đã tự bạch: “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hêt
vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên thơ”. Thơ ca suốt đời luôn mang trong mình
trách nhiệm đi tìm lại giá trị của cuộc sống. Thơ ca chính dựa trên nguyên tác của cuộc đời mà vẽ nên
những bản thảo mơ mộng lòng người. Cuộc đời như dòng sữa tinh khiết cho những đứa trẻ tận hưởng
dưới cái năng trua hè trong vòng tay người mẹ, là nhựa sống chảy quanh co sâu nơi từng lớp của thân
cây, cũng như đó là nơi văn thơ tạo nên những kiệt phẩm với dòng tâm sự tinh túy từ những mảnh đời
“cất lên tiếng thét”. Bằng lời nhận xét đầy quả quyết: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ
thuật”. Với cách sử dụng “trước hết” làm đòn bẫy cho “cuộc đời” càng nhấn mạnh tầm quan trọng của
“người bạn đồng hành” đặc biệt này. Càng phản bác lại những quan niệm lệch lạc của đời rằng: “thơ là
ảo mộng”, “là con mắt mơ hồ của thi sĩ khi sống trong thế giới của riêng mình”. Chính “nghệ thuật” là
“liều thuốc tiên” cứu rỗi những con chữ đầy bi thương bởi cuộc đời nghiệt ngã.
Cuộc sống luôn là nguồn cảm hứng mênh mông bất tận cho người thi sĩ tự do nhặt lấy
những “hạt bụi vàng” mà đính lên bức tranh của mình. Chúng bắt nguồn từ những thứ giản đơn bình dị
nhưng đủ tiêng nói và giá trị vang vọng mãi. Cuộc đời là vòng xoay tàn khốc của thời gian, là những
hiện thực trải ra đầy trước mắt những liệu rằng ta vẫn luôn chiêm nghiệm được tất cả. Bất kể ở đâu, là
ai hay như thế nào thì cuộc đời vẫn tồn tại hai mặt song song của nó. Đã từng có những thời khắc hạnh
phúc mãn nguyện của tuổi trẻ, của tình yêu đôi lưới trong hồn thơ Xuân Diệu:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”.
Những thanh xuân dại khờ, ngây thơ ta sống hết mình với thứ gọi là “tình yêu”, ta say đắm trước
làn tóc dài thướt tha của người, mùi hương thoang thoảng hương bưởi mà muốn níu lại thật lâu.
Nhưng đâu chỉ có thế, cuộc đời chẳng chỉ để ta đắm chìm lại trong những suy tư về ai đó,
những tổn thương, những nhung nhớ trong đêm mơ màng. Mà cuộc đời còn là khi để ta tri ân, bày tỏ
đến với sự sống của mình hôm nay. Để được sống và được khát vọng như bao sinh mệnh vẫn chạy đua
với thời gian hằng ngày là sự kiên cường, bát khuất, đánh đổi của bao anh hùng đi trước,. Những con
người không quản ngại khó, ngại khổ là dấn thân mình chìm trong mưa bom bão đạn. Thế mà lại thật
tươi tỉnh và hào hứng dưới con mắt người chiến sĩ Quang Dũng:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Thơ là đời và ta chẳng thể viết được nhiều hơn những gì ta sống, ta trải qua những gì, đi qua
những chông chênh nào hay tuyệt vọng ra sao. Ta có thể che dấu bởi cảm xúc bên ngoài nhưng nội tâm
bên trong thơ sẽ thể hiện tất. Như cây bút trẻ Thế Lữ với sáng tác đầy tiếng vang- Nhớ rừng đầy uất ức,
tủi nhục của con người mà Hoài Thanh phải công nhận: “Thế Lữ như mộ vị tướng điều khiển đội quân
Việt Ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng lại”:
“Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Có thể nói cuộc đời là mạch sữa ngọt ngào tuôn chảy không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ
khác để nuôi dưỡng thi ca. đến với Chế Lan Viên, một “triết gia thi sĩ”, ta không quên giây phút con
người ấy rơi vào hố sâu tuyệt vọng của sự chán chường:
“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi giữa trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo”
Thơ ca là thế đấy, những con chữ đời thường dựa trên những điều bình thường những dưới
một bộ óc đã đi qua những năm tháng bất thường của cuộc đời. Chúng được viết nên vừa dủ để độc giả
cảm nhận được hết tinh nhụy và còn lưu luyến hương thơm ngào ngạt mãi về sau. Chúng ta luôn đắm
chìm trong hương thơm ngòa ngạt của những búp hoa nở rộ nhưng quên mất rằng trước đó là những
hình hài xấu xí, dị dạng khi chưa hoàn thiện. Văn chương nói chung hay thơ ca nói riêng, suốt đời vẫn
là “người thư ký trung thành của thời đại”- Banlzac, chúng là chiếc bóng luôn dõi theo và ghi dấu mọi
vết tích mà cuộc đời diễn ra. Và người nghệ sĩ, khuất sau những tán lá là “một con chim sơn ca ngồi
trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.”- Selly. Những
nơi họ đi qua là khi mặt đất in hằn dấu chân nặng trĩu của một kiếp người, của sự tàn khốc của thời
gian. Bởi thế, “thơ ca trước hết là cuộc đời.”

Bước đi một vòng quanh cuộc sống ta có, vốn dĩ tất cả chẳng phải “màu hồng” như trong tưởng
tượng. Thế nên, thơ ca sẽ thật tàn khốc và thô kệch nếu như chỉ để nguyện vẹn bóng hình của cuộc đời,
mà người nghệ sĩ phải là cây bút vẽ thêm những hình hài hài hòa cho bố cục méo xệch đó. Vì thế mới
nói, “sau đó mới là nghệ thuật”. Thơ là chính là tình cảm của con người, tâm hồn nhạy cảm của người
cầm viết, chính khi trải qua hết những đau thương của cuộc đời, họ càng thêm am hiểu mà biết chữa
lành tâm hồn bằng tiếng thơ êm đẹp và dịu nhẹ. “Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên.” (Pu-skin),
nghệ thuật chẳng phải những thứ “lơ tơ mơ”, chúng cũng xuất phát từ hiện thực nhưng được linh hoạt
để hồn người thảnh thơi mà thưởng thức những nốt nhạc du dương. Sẽ ra sao nếu nhứ Truyện Kiều
không có một đại thi hào uyên bác như Nguyễn Du, với những vần thơ đầy chua ngoa, xót thương.
Nhưng mấy ai đọc vào đã cảm nhận ngay đươc nỗi lòng bi thương của tác giả khi được bao bọc bởi lớp
“nghệ thuật” tráng lệ bên ngoài. Và nếu như “những hạt ngọc rơi xuống bản thảo”- Tô Hoài không rơi
xuống mảnh đất cằn cõi thì liệu rằng nơi đó có trở thành mảnh đất xa xỉ, hoa lệ trong mắt người đời để
Xuân Diệu từng ca ngợi: “Truyện Kiều là một tiếng khóc vĩ đại… Nguyễn Du đã nhìn thấy, đã cảm
xúc, đã tổng kết hàng vạn vạn đâu khổ của người đời dưới chế độ phong kiến suy đồi.” Với cái tài khi
ẩn ý từ ngữ, cho họ nhìn lấy cái vẻ ngoài thật mĩ miều nhưng ẩn ý lại phản ánh rõ thực tế xót xa:
“Nổi danh tài sắc một thì
Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh.
Kiếp hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.”
Bắt nguồn từ cuộc sống, qua lăng kính cảm nhận của thi nhân, thơ ca lại trở về với đời, tạo
dòng chảy trong trái tim người thưởng thức. Thư ca mang đến cho con người những gì? Thơ ca phải
chăng chỉ để giết thời gian hoặc làm cho người ta bị mê hoặc? Thơ ca chân chính không phải là một
loại hình nghệ thuật mang tính chất giải trí đơn thuần. Song hành cùng người bạn cốt văn chương, thơ
ca mở ra những ngả đường hướng triệu triệu con người tới cõi chân- thiện –mĩ. Thơ ca đích thực phải
là thơ ca khơi dậy những rung động sâu sắc trong tâm hồn con người, làm phong phú thế giới cảm xúc
của con người, khiến con người vươn tới ước mơ sống tốt hơn, đẹp hơn. Nhà thơ Thanh Hải đến phút
cuối đời trên giường bệnh vẫn khát khao cống hiến cho đời những giọt xuân trong trẻo:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.”
(Mùa xuân nho nhỏ)
Đứng dưới góc độ của người khách được thưởng thức những áng thơ kiệt phẩm của dòng
xoáy văn chương. Bản thân ta cũng sẽ cảm nhận được lấy đôi phần tâm tình chất chứa của người nghệ
sĩ dưới tầng lớp nghệ thuật che lấp cuộc đời đau thương. Thơ ca chỉ thật sự hoàn hảo khi chúng là sự
kết hợp giữa “cuộc đời” và “nghệ thuật”, mặt khác, nếu như chúng chỉ toát lên được những vẻ đẹp tẻ
nhạt bên ngoài mà tâm hồn sáo rỗng thì cũng thật thi vị. Ngược lại, cũng như chỉ có lời văn khô cằn,
gai góc đọng lại nơi tâm trí thứ suy nghĩ tiêu cực của xã hội thì hồn ta sẽ không khi nào phảng phất
theo được bản chất thật sự của văn học- chữa lành những vết xước lâu ngày.
Bước khỏi con đường kín chật hẹp trong khuôn khổ của thơ ca, quả thật nhà phê bình Văn
học Biêlinxki thật sự rất đúng đắn: “Thơ ca trước hết là cuộc đời, sau đó mơi là nghệ thuật.” Có người
dùng cả đời để chạy đua theo tiêu chuẩn về cái đẹp những đâu biết rằng sâu trong tâm hồn đôi khi đã là
một rừng hoa nở rộ chưa được tìm thấy. Cũng có lúc, họ săm soi kiếm tìm để đối phó rồi e dè, sợ hãi
trước mớ hỗn độn của cuộc sống. Để làm gì, người ơi? Tại sao ta phải vạch ra ranh giới rõ ràng giữa
“cuộc đời” và “nghệ thuật” khi ta có thể cùng lúc chung hòa để trở thành món quà tuyệt vời mà thượng
đế đã ban tặng. Đó chính là mục đích mà thơ ca ra đời, tạo ra vẻ đẹp thầm lặng với “tiếng thơ” vang âm
ngàn đời.

NHẬN XÉT CHUNG:


- Em cần xem lại thao tác làm bài NLVH gồm các bước trong phần thân bài: giải thích, bàn
luận, chứng minh, mở rộng (bàn luận và chứng minh em có thể gộp chung)
- Phần chứng minh không ổn, em cần chọn lại tác phẩm, viết theo tiến trình văn học, mỗi giai
đoạn nên lấy một tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn đó (như trung đại thì có thể lấy Truyện Kiều
hoặc thơ Hồ Xuân Hương), đi từ văn học VN sang văn học nước ngoài. Hơn nữa em cần xem
lại phần phân tích dẫn chứng để làm sao cho bám đề, phải biết lảy đoạn đặc sắc để chứng minh.
- Kiến thức lí luận văn học còn nông, em cần xem lại kỹ và sâu hơn kiến thức nhé (phần đặc
trưng thơ, đặc trưng văn học)
- Vẫn còn văn nói trong bài viết, xem lại cách diễn đạt để văn mượt hơn

You might also like