You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ KIM YẾN


22CVH

NGÂM KHÚC, TRUYỆN NÔM, TIỂU THUYẾT


CHƯƠNG HỒI, PHÚ

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

ĐÀ NẴNG – NĂM 2023


NGÂM KHÚC

1. Khái niệm 

Ngâm khúc là bài văn vẫn theo lối cũ, diễn tả nỗi buồn, thường theo thể song thất lục
bát. [1;tr.672]

Ngâm khúc là thể thơ trữ tình, dài hơi, thường được làm theo thể song thất lục bát để
ngâm nga, than vãn nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền đau xót triền
miên day dứt. [2]

Ngâm khúc là một thể loại văn học trung đại Việt Nam, tinh thần bi kịch thể hiện ở chỗ
tìm lại giá trị nhân sinh mà không được, không cam chịu mất mát giá trị mà đành bất lực
và do bất lực mà mà lòng bất lực ngày càng mạnh thêm, day dứt hơn. Có thể nói khúc
ngâm có nhiệm vụ phơi trải lòng đau xót, sầu tủi, tiếc hận của mình. [3]

Ngâm: tiếng than thở, tiếng rên [4;tr.624];

Khúc: bản đàn, bản nhạc [4;tr.506].

Tuy nhiên, có những khúc ngâm không viết bằng thể thơ song thất lục bát và có bài làm
theo thể đó nhưng không phải là ngâm.

Ví dụ: Tác phẩm Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư (tên chữ Nôm:
Khóc Dương Khuê) của tác giả Nguyễn Khuyến thuộc thể loại ngâm khúc, nhưng viết
theo thể ngũ ngôn cổ phong.

VÃN ĐỒNG NIÊN VÂN ĐÌNH TIẾN SĨ DƯƠNG THƯỢNG THƯ

Dĩ hĩ Dương đại niên,

Vân thụ tâm huyền huyền.

Hồi ức đăng khoa hậu,

Dữ quân thần tịch liên.

Tương kính thả tương ái,

Tao phùng như túc duyên.

Hữu thời xuất kinh lộ,

Không san văn lạc tuyền.

Hữu thời thượng cao các,

Ca nhi minh tố huyền.

Hữu thời đối quân ẩm,

Đại bạch phù bát duyên.


Hữu thời dữ luận văn,

Đông bích la giản biên.

Ách vận phùng dương cửu,

Đấu thăng phi tham thiên.

Dư lão công diệc lão,

Giải tổ quy điền viên.

Vãng lai bất sổ đắc,

Nhất ngộ tam niên tiền.

Chấp thủ vấn suy kiện,

Ngữ ngôn thù vị khiên.

Công niên thiểu dư tuế,

Dư bệnh nghi công tiên.

Hốt văn công phó chí,

Kinh khởi hoàng hoàng nhiên.

Dư khởi bất yếm thế,

Nhi công tranh thượng tiên.

Hữu tửu vi thuỳ mãi,

Bất mãi phi vô tiền.

Hữu thi vi thuỳ tả,

Bất tả vi vô tiên.

Trần Phồn tháp bất hạ,

Bá Nha cầm diệc nhiên.

Công ký khí dư khứ,

Dư diệc bất công liên.

Lão nhân khốc vô lệ,

Hà tất cưỡng nhi liên.

2. Sự phát triển của thể loại ngâm khúc ở Việt Nam


2.1. Hoàn cảnh lịch sử hình thành thể loại ngâm khúc

Thế kỉ XVIII, xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng
cả ở Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, ý thức về hệ phong kiến rơi bào hoang mang, bi
quan. Kinh tế sa sút không phanh, xã hội đi xuống, nhiều phong trào quần chúng nổ lên
dữ dội. Trong thế ấy, con người trí thức phong kiến bỗng bị ép vào con đường bế tắc.

Bên cạnh đó, trào lưu về tư tưởng nhân đạo vốn đã hình thành từ những thế kỷ trước
nay được dịp phát triển đến đỉnh cao. Tư tưởng này đề cao quyền sống của cá nhân, đòi
hỏi thời đại phải coi trọng thân phận, hạnh phúc của con người. Thế nhưng, hiện thực
hoàn toàn không đủ sức để đáp ứng, đây chính là mồi lửa dẫn đến bi kịch diễn ra.

Và khi ấy, thế giới tinh thần được nêu cao – Văn học buộc phải thích ứng với tư tưởng
mới – đòi hỏi những kiểu loại mới để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của thời đại. Lúc
bấy giờ, thơ là phương thức trữ tình có thế mạnh nhất để bộc lộ tâm trạng của con
người, nhưng lại không đủ để dung chứa một khối lượng tình cảm mới mẻ và đồ sộ của
nhân dân bấy giờ. Vì lẽ ấy, Ngâm khúc ra đời để đảm nhiệm vai trò này.

2.2. Tiến trình phát triển

Khoảng vào giữa thế kỉ XVIII, Ngâm khúc ra đời. Căn cứ vào sự xuất hiện của tác
phẩm Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn), bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm (Đoàn
Thị Điểm) để khẳng định điều này.

Dần dần, những tác phẩm như Cung oán ngâm khúc, Văn chiêu hồn, Ai tự vãn,... cùng
với các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Gia Thiều, Lê Ngọc Hân, Cao Bá Nhạ, Nguyễn
Du,... đưa thể loại Ngâm khúc đến gần với nhân dân hơn, khẳng định vị thế của nó ở
đương thời. Đây cũng là thời kì hoàn thiện nhất về mặt nội dung, xem như là thời kì
đỉnh cao của Ngâm khúc.

Ngâm khúc dần dần có thể thơ xác định là song thất lục bát (không phải hoàn toàn), vần
và nhịp có niêm luật quy phạm rõ ràng, hình thành một chỉnh thể cho người sáng tác
tuân theo.

Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XIX, hoàn cảnh lịch sử xã hội thay đổi (Pháp xâm lăng),
buộc cái “tôi” cá nhân phải nhường ngai cho cái “ta” đại chúng (đề cao trách nhiệm của
nhân dân đối với đất nước – mang tính giáo dục). Một số thể loại thay thế cho Ngâm
khúc là Hịch, Tế,...

Tóm lại, Ngâm khúc sinh ra để đáp ứng nhu cầu của con người trong tình hình xã hội
cấp thiết, và như một quy luật tất yếu – khi nhu cầu con người bị thay đổi bởi hoàn
cảnh, thì văn học cũng phải tiếp tục đổi mới, Ngâm khúc phải nhường vị trí của mình
cho các thể loại văn học khác là điều đương nhiên.

Nhưng phải khẳng định rằng: Ngâm khúc đã có được một chỉnh thể về cả nội dung lẫn
hình thức trong suốt hơn một thế kỉ hình thành và phát triển, và nó cũng đã trở thành
một thể loại đứng riêng lẻ, có những thành tựu đáng kể.

3. Đặc điểm về nội dung và hình thức

3.1. Đặc điểm về nội dung


Để đáp ứng nhu cầu của thời đại như đã đề cập đến ở phần 2.1, Ngâm khúc tập trung thể
hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Nội dung chính đề cập đến luồng tư tưởng nhân đạo đã manh nha từ nhiều thế kỷ trước:
Thức tỉnh con người thời đại ý thức về giá trị cá nhân, quyền sống, quyền được tồn tại,
yêu đương, được mưu cầu cuộc sống,... Nhưng những khát vọng ấy không được hiện
thực đáp ứng, con người thời đại suy ngẫm, dằn vặt trong đau khổ để đi tìm lời giải đáp
cho nhưng bất hạnh – Đây cũng là lý do vì sao Ngâm khúc lại luôn mang những trạng
thái đau xót, sầu tủi, tiếc hận,...

Nội dung được thể hiện trực tiếp thông qua nhân vật trữ tình – Bộc lộ tâm trạng qua sự
hồi tưởng, bằng hình thức kể, thuật, tả,...vì vậy, những nỗi buồn cứ liên tục trải dài
thành một dòng chảy bi kịch. Từ đây làm nổi bật lên khát vọng sống, khát vọng hạnh
phúc của con người.

Mỗi khúc ngâm như một lời tự bạch, một dòng độc thoại nội tâm của nhân vật trữ tình
mà bản thân hình tượng nhân vật trữ tình là hình tượng bi kịch. Từng khúc ngâm đã xây
dựng nên những hình tượng nhân vật trữ tình với tư cách con người mang trong mình ít
nhiều ý thức cá nhân đang triền miên trải nghiệm tâm trạng đau khổ của bản thân. Từng
mức độ thể hiện có khác nhau, nhưng các tác phẩm đều đã lựa chọn cái tôi nhân vật trữ
tình với những vấn đề riêng tư, những nỗi niềm cá nhân là đối tượng của phản ánh nghệ
thuật. Thành tựu đó khẳng định được giá trị độc đáo, đặc sắc trong bước trưởng thành
của dòng thơ ca trữ tình thời trung đại. [5]

Cảnh ngộ, nỗi đau buồn, sầu hận của con người và người phụ nữ nói riêng là đề tài, là
nguồn cảm hứng mãnh liệt được lựa chọn thể hiện để xây dựng nên các khúc ngâm –
bài ca tâm trạng. Những tác phẩm đầu tiên ở thế kỷ XVIII chính là những tác phẩm xuất
sắc của thể loại cũng là những tác phẩm thành công nhất viết về tâm tình người phụ nữ.
Kết tinh hiện thực, khát vọng thời đại, được tạo dựng bởi tâm hồn, tài năng những nghệ
sĩ lớn, Ngâm khúc trở thành một trong những thể loại xuất sắc viết về đề tài phụ nữ
trong di sản văn học trung đại (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,...). [5]

Qua dòng nội tâm bi kịch của nhân vật trữ tình, Ngâm khúc đã đặt ra nhiều vấn đề có ý
nghĩa xã hội rộng lớn, đặc biệt là khát vọng về quyền sống của con người. Nỗi đau của
cảnh ngộ cùng nỗi đau mất hạnh phúc lứa đôi kết đọng lại thành khối sầu vạn cổ. Và,
mỗi khúc ngâm là một hình tượng nghệ thuật kết tinh giá trị thẩm mĩ, kết tinh giá trị
nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. [5]

3.2. Đặc điểm về hình thức

Ngâm khúc thường được viết bằng thể thơ song thất lục bát, gồm hai câu bảy chữ, tiếp
theo là một câu sáu chữ, kế tiếp là một câu tám chữ, và cứ luân phiên như vậy. Tuy
nhiên, điều đó chưa đủ: Ngâm khúc đã phát triển đến tột độ quan niệm tự tình của thơ
trữ tình trung đại, chính việc kể lể tinh cảm mới tạo khả năng sáng tác được khúc ngâm
dài mà không cần đến cốt truyện. [6]

Giọng điệu bi ai là giọng điệu chính của Ngâm khúc.

Giọng điệu bi ai được thể hiện qua những hình ảnh rất đặc trưng cho nỗi buồn. [6]
Hình tượng con người trong các Ngâm khúc là con người cô đơn, con người hoài niệm
– mộng tưởng và con người nhỏ bé. Ứng với mỗi hình tượng ấy là những khung thời
gian – không gian tương hợp cũng được bao phủ trong một nỗi sầu. Con người cô đơn
bao giờ cũng xuất hiện trong thời gian chiều tối và không gian vắng lặng, con người
hoài niệm – mộng tưởng thường gắn với thời gian quá khứ và không gian của kí ức và
những giấc mơ. Và con người nhỏ bé luôn được đặt trong không gian xa xôi, cách trở
của thiên nhiên và không gian cuộc đời với nhiều sóng gió và hư huyễn. [6]

4. Khảo sát qua tác phẩm Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)

4.1. Nội dung

Tác phẩm Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) mang đậm những đặc trưng về mặt
nội dung của thể ngâm khúc.

Chưa nói đến nội dung mà chỉ xét trên nhan đề: “oán” [ 怨: oán trách, giận] – Đã thấy
được rõ niềm ai oán, chưa rõ là vì gì, nhưng nỗi lòng muốn than van đã tự mình bộc
bạch ra hết.

Những dòng chữ đầu của bài ngâm khúc:

“Trải vách quế gió vàng hiu hắt

Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng

Oán chi những khác tiêu phòng,

Mà xui phận bạc nằm trong má đào!

Duyên đã may cớ sao lại rủi?

Nghĩ nguồn cơn dở dói sao đang?

Vì đâu nên nỗi dở dang,

Nghĩ mình, mình lại thêm thương nỗi mình!”

“Cung oán” ở đây là nói về nỗi oán hận, sầu thương, là tiếng lòng của những người
cung nữ phải chịu chế độ cung tần tàn nhẫn mà phải chôn mình suốt đời trong “vách
quế gió vàng”. Nghe thì sung sướng, giàu sang, nhưng chỉ những người phụ nữ này mới
rõ được họ phải chịu đựng cảnh chờ đợi, tuyệt vọng, và hàng tá những thứ cảm xúc
ngổn ngang khác.

Trong những câu song thất lục bát đầu tiên, người cung nữ nói đến những thứ xung
quanh mình, cảm xúc dường như là ruồng thả, là chấp nhận, cho rằng mọi thứ chỉ là
“xui”. Nhưng ngay sau đó, cái không cam lòng lại nỗi dậy, đặt cho chính bản thân
những câu hỏi oái ăm: Thứ ân đức gần Vua rõ là may, thế cớ sao bây giờ lại là rủi? Thế
cớ sao mọi thứ lại dở dang? Càng nghĩ lại càng tự thương, nhưng lại chẳng biết làm gì!
Đấy là sự bất lực đến cùng kiệt, là sự tự ý thức được hoàn cảnh nhưng lại bế tắc không
có đường thoát – Tất cả những điều ấy dường như tạo nên một tiếng hót choáng ngợp
thê lương – tiếng hót trong chiếc lồng son vô vọng.

Tiếp với mạch cảm xúc ấy là:

“Trộm nhớ thuở gây hình tạo hóa,

Vẻ phù dung một đóa khoe tươi;

Nhụy hoa chưa mỉm miệng cười,

Gấm nàng Ban đã lạt mùi thu dung.

Áng đào kiểm đâm bông não chúng,

Khóe thu ba dợn sóng khuynh thành.

Bóng gương lấp ló trong mành,

Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa!

Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn,

Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa!

Hương trời đắm nguyệt say hoa,

Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.

Câu cẩm tú đàn anh họ Lý,

Nét đan thanh bậc chị chàng Vương.

Cờ tiên rượu thánh ai đang,

Lưu Linh, Đế Thích là làng tri âm.

Cầm điếm nguyệt, phỏng tầm Tư Mã,

Địch lầu thu, đọ gã Tiêu lang.

Dẫu mà tay múa miệng xang,

Thiên tiên cũng xếp nghê thường trong trăng.”

Chủ thể trữ tình đi ngược về thuở trước, ở cái thời “gây hình tạo hóa”, để nhìn lại
khoảng thời gian quá khứ, khi xuân xanh vẫn còn và tuổi trẻ vẫn đương, nhìn lại người
con gái cầm kỳ thi họa hoàn mỹ. Là cảm giác hoài niệm, tiếc nuối về một thời dĩ vãng
chỉ còn qua lời kể, chỉ còn trong kí ức. Người cung nữ ở đây dường như hòa mình vào
dòng thời gian chảy ngược, đưa nàng trở về thuở thiếu thời, như một cách chối bỏ thực
tại, như một cách tự an ủi chính mình.

“Bướm ong càng xao xác ngoài hiên.

Tai nghe nhưng mắt chưa nhìn,

Bệnh Tề Tuyên đã nổi lên đùng đùng.

Hoa xuân nọ còn phong nộn nhị,

Nguyệt thu kia chưa hé hàn quang.

Hồng lâu còn khoá then sương,

Thâm khuê còn giấm mùi hương khuynh thành.

Làng cung kiếm rắp ranh bắn sẻ,

Khách công hầu gấm ghé mong sao.

Vườn xuân bướm hãy còn rào,

Thấy hoa mà chẳng lối vào tìm hương.

Gan chẳng đá khôn đường há chuyển,

Mặt phàm kia dễ đến Thiên Thai?

Hương trời sá động trần ai,

Dẫu vàng nghìn lạng dễ cười một khi.”

Nhưng cũng vì cái cầm kỳ thi họa vang danh ấy, mà đưa đến phận đời cô tuyệt vọng nơi
cung cấm của người cung nữ. Khi mà nàng bị đấng quân vương nhìn trúng, chôn mình
nơi gấm vóc lụa là. Thế nhưng, nghìn vàng nào có dễ đổi lấy một nụ cười.

“Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng,

Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền.

Lạnh lùng thay giấc cô miên!

Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.

Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ

Mặt buồn trông trôn cửa nghiêm lâu,

Một mình đứng tủi ngồi sầu,


Đã than với nguyệt, lại rầu với hoa!”

Nỗi bất hạnh khi phòng đơn gối chiếc, nỗi mong đợi bất kể “ngày”, “đêm” trong vô
vọng của người cung nữ. Nỗi buồn ấy in hằn lên cử chỉ, hiện ra trong nét mặt, cô đơn
vẫn hoàn cô đơn, chỉ có thể than thân trách phận với những vật chết xung quanh như
một cách tự thõa lòng.

“Đêm năm canh lần nương vách quế,

Cái buồn này ai dễ giết nhau?

Giết nhau bằng cái lưu cầu

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa?”

Đến đây, người cung nữ đã sụp đổ hoàn toàn về cả tinh thần lẫn thể giác. Vì nàng bị
“giết” – bị giết bởi cái “u sầu”, bị đày đọa bởi một trạng thái cảm xúc trong thời gian
dài. Và buồn cười thay, điều khó tin ấy lại có thật: Cô đơn đến chết – “độc chưa”.
Không biết là người cung nữ tự thốt lên, hay là tác giả đắm mình quá đỗi để không thể
ngăn được cảm xúc ứa trào mà phải nổi giận. Ba câu thơ điệp lại ba từ “giết nhau” đay
nghiến những kẻ đã tạo ra cái chết cả thể xác lẫn tinh thần cho những người cung nữ.

Dễ thấy, trong 356 câu thơ, cảm xúc của chủ thể trữ tình liên tục trải dài và chuyển biến
từ thể này sang thể khác, từ đau buồn đến oán giận, từ hoài niệm đến hối hận, tất cả đều
được lột tả tỉ mỉ trở thành một dòng chảy bi kịch. Qua đó thể hiện khát vọng sống, khát
vọng hạnh phúc, khát vọng được tự do của người cung nữ.

4.2. Hình thức

- Cung oán ngâm khúc được viết với thể song thất lục bát – thể phổ biến nhất của ngâm
khúc.

- Tác phẩm mang giọng điệu bi ai, thể hiện qua rất nhiều câu “oán”, và những câu hỏi tu
từ:

“Oán chi những khác tiêu phòng,

Mà xui phận bạc nằm trong má đào!

Duyên đã may cớ sao lại rủi?

Nghĩ nguồn cơn dở dói sao đang?

Vì đâu nên nỗi dở dang,

Nghĩ mình, mình lại thêm thương nỗi mình!”

Hay:
“Đêm năm canh lần nương vách quế,

Cái buồn này ai dễ giết nhau?

Giết nhau bằng cái lưu cầu

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa?”

- Xuyên suốt tác phẩm sử dụng rất nhiều hình ảnh, điển tích, điển cố để diễn tả cảm xúc
(nỗi buồn) của chủ thể trữ tình, như:

“Bãi bể nương dâu” để chỉ sự thay đổi nhiểu lần của trần thế.

“Bể khổ” và “bến mê” để chỉ sự khốn khổ, cùng đường lạc lối.

Vế đối “ngày sáu khắc” với “đêm năm canh” để chỉ sợ chờ đợi trong vô vọng của người
cung nữ.

“Đã than với nguyệt, lại rầu với hoa!” – “Nguyệt” và “hoa” để chỉ người phụ nữ, như
vậy ở đây có thể hiểu là nhân vật đang tự than với chính mình.

“Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng!”

Người cung nữ ví mình như hoa, ví vua như bướm. Sự thờ ơ của bướm đối với hoa làm
phai đi sắc đẹp vốn có, khiến hoa ngày càng chết dần chết mòn – Người cung nữ cũng
vậy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

[2] Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

[3] Nhiều tác giả (2004), Từ điển thuật ngữ văn học (bộ mới), NXB Thế giới

[4] Nguyễn Văn Khôn (1959), Hán Việt từ điển, NXB Khai trí, Sài Gòn.

[5] Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang, Vũ Thanh (2011), Giáo trình văn học trung đại
Việt Nam (Tập 2), NXB Giáo dục Việt Nam

[6] Đàm Thị Thu Hương (2021), “Giọng điệu nghệ thuật trong thể loại ngâm khúc”,
Link truy cập: http://thanhdiavietnamhoc.com/giong-dieu-nghe-thuat-trong-the-loai-
ngam-khuc, Ngày truy cập: 15/03/2023
TRUYỆN NÔM
1. Khái niệm
Về khái niệm truyện nôm, có khá nhiều nhận định về thể loại này.
Trong “Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm” của tác giả Đặng Thanh Lê đã ghi rằng:
“Truyện Nôm nằm trong hệ thống tác phẩm phản ánh cuộc sống bằng phương thức tự
sự (phân biệt với các tác phẩm phản ánh cuộc sống bằng phương thức trữ tình kiểu
chinh phụ ngâm, cung vãn ngâm khúc và các thể loại khác như ca dao, đường luật) có
nghĩa là phản ánh cuộc sống xã hội thông qua trình bày miêu tả có tính chất hoàn
chỉnh vận mệnh một nhân vật và trên cơ sở đó, sự phát triển có tính chất hoàn chỉnh
vận mệnh một nhân vật và trên cơ sở đó, sự phát triển có tính chất hoàn chỉnh của
một tính chất hoàn chỉnh của một tính cách nhân vật và trên cơ sở đó sự phát triển có
tính chất hoàn chỉnh của một tính cách nhân vật (trong mối quan hệ với nhiều vận
mệnh nhiều tính cách nhân vật khác).”
Trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam tập 2 của tác giả Đinh Thị Khang lại có viết:
“ Truyện Nôm là một loại hình tự sự bằng thơ dùng văn tự Nôm Đường luật. Nhưng
phổ biến các tác phẩm viết bằng thể thơ được gọi là truyện Nôm.”
2. Phân loại
Cũng giống như khái niệm truyện Nôm, cách phân loại cũng có nhiều ý kiến khác
nhau. Nhìn chung, có các cách chia sau: Truyện Nôm hữu danh và truyện Nôm
khuyết danh hoặc Truyện nôm bình dân và truyện Nôm bác học.
Về phân loại người ta chia truyện nôm bình dân truyện nôm bác học (truyện nôm nhân
văn) 2 loại này về cơ bản phần lớn ứng với khái niệm truyện nôm khuyết danh và
truyện nôm có tên tác giả. Mặc dù giữa 2 truyện nôm có nhiều mối quan hệ sâu sắc,
song việc phân loại như vậy là phù hợp thực tế và thuận lợi cho việc nghiên cứu.
Truyện Nôm khuyết danh phần lớn sử dụng cốt truyên dân gian, hãn hữu sử dụng cốt
truyện nước ngoài. Phần lớn truyện Nôm có tên tác giả, bác học vay mượn cốt truyện
Trung Quốc hoặc tự sáng tác. Do truyện khuyết danh có khi vì chưa tìm ra tên tác giả,
cho nên đúng hơn nên phân loại truyện Nôm thành bình dân và bác học.
3. Đặc điểm
Về nguồn gốc đề tài, truyện Nôm dựa vào 3 nhóm chính sau:
+ Nguồn gốc đề tài từ các câu truyện cổ dân gian như: Thạch Sanh, Tống Trân -Cúc
Hoa,...chiếm tỷ lệ khá lớn.
+ Nguồn gốc từ các truyện cổ Trung Quốc như: Truyện Kiều, Phan Trân,... Tuy nhiên
dưới sự ảnh hưởng của tinh thần dân tộc, của quan điểm nhân dân, các tác giả đi sau
đã tiếp thu trên cơ sở đóng góp phần sáng tạo để dân tộc hóa, hiện thực hóa những đề
tài có tính chất lịch sử kia.
+ Nguồn gốc từ hiện thực đời sống, hiện thực lịch sử. Có thể kể đến tác phẩm Ông
Ninh cổ truyện và Chúa Thao cổ truyện nói về việc chiến tranh Trịnh - Nguyễn và
Trịnh - Mạc. Tuy nguồn này chiếm không nhiều, nhưng lại có giá trị về nhiều mặt.
Về chủ dề của các tác phẩm, thời kỳ đầu các tác phẩm viết chủ yếu về tình yêu đôi
lứa, cũng như về chủ đề bảo vệ tình yêu chung thủy, bảo về hạnh phúc gia đình. Hầu
hết truyện Nôm đều lấy con người làm đề tài áp bức, nhất là người phụ nữ được lấy
làm mối quan hệ để lý giải các vấn đề xã hội đặt ra với xã hội đương thời. Vì vậy mà,
trong các tác phẩm truyện Nôm lúc bấy giờ bao giờ ta cũng thấy có những tư tưởng
xã hội lúc bấy giờ: Mối quan hệ giữa Vua - Tôi, Cha - con,... trong xã hội phong kiến;
tố cáo ách áp bức, bốc lột,... đã chà đạp lên người phụ nữ, tôn vinh những phẩm chất
tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Ở giai đoạn sau, truyện Nôm lại đi phản ánh
cuộc sống, sự đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội.
Về phần kết cấu, có thể nói truyện Nôm có đi theo 1 mô hình chung đó là “gặp gỡ -
tai ương - đoàn tụ”. Trong đó, phần “tai ương” được xem như phần thân bài vậy, đây
là đoạn chứa những tình tiết cao trào nhất trong một bài truyện.
Về ngôn ngữ, truyện Nôm được sáng tác bằng chữ Nôm. Ngôn ngữ tác phẩm thường
rất bình dị, mộc mạc. Tuy nhiên, trong tác phẩm vẫn sẽ có một số chổ vẫn dùng chữ
Hán, điển cố.
4. Sự phát triển của truyện Nôm ở Việt Nam
Theo một số ghi chép của Đại Việt Sử ký Toàn thư, thì từ thời nhà Trần, chữ Nôm đã
được sử dụng vào sáng tác văn học, có thể kể đến như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ
Cố, Chu Văn An và đặc biệt là Hồ Quý Ly với việc cải cách của ông đã đưa văn học
chữ Nôm phát triển. Đến thế kỉ XV, chữ Nôm được sử dụng rộng rãi trong hầu khắp
các lĩnh vực, dẫn tới các tác phẩm văn học chữ Nôm cũng phát triển theo. Các tác giả
tiêu biểu của thời đại này là Nguyễn Trãi với tác phẩm “Quốc âm thi tập” gồm 250
bài thơ Nôm, Lê Thánh Tông có tác phẩm “Hồng Đức quốc âm thi tập” gồm 300 bài
thơ Nôm. Đến thế kỉ XVI- XVIII, văn học chữ Nôm phát triển với nhiều thể loại khác
nhau. Ngoài thơ ra còn có các thể loại như phú, văn, diễn ca lịch sử, văn xuôi Nôm,....
Văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn , khoảng thế kỉ XIV thì những tác phẩm văn học
viết bằng chữ Nôm đã chính thức tham gia vào đời sống văn học dân tộc. Chữ Nôm
trong mấy thế kỷ đầu được sử dụng để viết các thể loại vay mượn như thơ Đường luật,
phú, đó là áp lực khó tránh được khỏi của hệ thống thể loại văn học chữ Hán. Nhưng
chữ Nôm đã mở đường cho các thể văn, thơ dân gian đi vào văn học triết làm thành
những thể loại có tính dân tộc đặc thù mà giới nghiên cứu từ lâu đã khẳng định: ngâm
khúc, truyện thơ, hát nói,…Sự xuất hiện của chữ Nôm tạo điều kiện cho các thể loại kể
cả thể loại vay mượn được viết bằng tiếng Việt. Chữ Nôm là cơ sở để các tác giả Việt
Nam thí nghiệm, tìm tòi các thể loại văn học Nôm thuần túy Việt Nam. Các chức năng
của của hệ thống thể loại văn học trung đại vẫn tiếp tục tồn tại mãi tới thế kỷ XIX,
sang đầu thế kỷ XX.
5. Ví dụ
Truyện Kiều là một trong những kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại,
kết tinh nhiều giá trị vĩnh cửu. Truyện được sáng tác bởi Nguyễn Du – đại thi hào của
dân tộc.
Nguyễn Du dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, đời
Thanh ở Trung Quốc để sáng tạo ra Truyện Kiều. Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát,
là kiệt tác số một của nền thơ ca cổ điển Việt Nam.
Cốt truyện xoay quanh câu chuyện về một gia đình sống ở đời Minh, Trung Quốc.
Vào thời kì đó, có gia đình Vương viên ngoại sinh thành được ba người con: Thúy
Kiều, Thúy Vân, Vương Quan. Hai chị em Kiều nhan sắc tuyệt trần, riêng Kiều còn
có tài thi họa, ca, ngâm. Nhân ngày hội Đạp Thanh, ba chị em Kiều đi chơi xuân, gặp
một văn nhân tên là Kim Trọng. Kim – Kiều “tình trong như đã mặt ngoài còn e”.
Kim Trọng tìm cách gặp gỡ Kiều, nhờ cành kim thoa mà hai người ước hẹn, thề
nguyền dưới trăng: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Khi Kim Trọng về
Liễu Dương để tang chú, gia đình Kiều gặp tai ương, Kiều phải bán mình cho Mã
Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Nàng trao duyên cho Thúy Vân rồi theo họ Mã về
Lâm Truy. Kiều mắc lừa Sở Khanh, bị Tú Bà bán vào lầu xanh lần thứ nhất. Kiều
được Thúc Sinh chuộc ra lấy làm vợ lẻ. Hoạn Thư đánh ghen. Kiều bỏ trốn khỏi nhà
Hoạn Thư, lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều vào lầu xanh lần thứ hai tại Châu
Thai. Kiều được Từ Hải chuộc, lấy Từ Hải và trở thành mệnh phụ phu nhân. Kiều báo
ân báo oán. Kiều và Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải bị giết chết, Kiều bị ép lấy
viên thổ quan, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được cứu thoát rồi đi
tu.
Kim Trọng trở lại vườn Thúy, kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và Vương Quan
thi đỗ được bổ làm quan. Cả gia đình qua sống Tiền Đường may mắn gặp vãi Giác
Duyên, tìm đến ngôi chùa Kiều đi tu. Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau
15 năm trời lưu biệt.
Truyện có giá trị nội dung hết sức sâu sắc. Đó là giá trị tố cáo hiện thực, lêu án xã hội
phong kiến thối nát, những thế lực hắc ám tàn bạo, dã man đã chà đạp lên quyền sống
và hạnh phúc con người như bọn quan lại tham ô thối nát, bọn buôn thịt bán người,
bọn ma cô lưu manh tàn ác; lên án mặt trái của đồng tiền hôi tanh…
Giá trị nhân đạo của truyện thể hiện ở việc xót thương cho nỗi đau khổ của con người
tài sắc bị dập vùi, nói lên ước mơ về hạnh phúc, tự do và công bằng, đề cao quyền
sống của con người…
Nguyễn Du còn thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tạo ra những mẫu
người với những tính cách tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác… trong xã
hội phong kiến suy tàn, thối nát. Bên cạnh đó là nghe thuật tự sự hấp dẫn, cảm động,
tạo ra những tình huống, những bi kịch. Lúc miêu tả, lúc tả cảnh ngụ tình, lúc đôi
thoại, câu chuyện về nàng Kiều diễn biến qua trên ba nghìn câu thơ liền mạch.
Trong ngôn ngữ thi ca, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bác học, sử
dụng điển tích, thi liệu văn học cổ Trung Hoa với ca dao, tục ngữ, thành ngữ… nâng
lên thành một ngôn ngữ văn chương trong sáng, trau chuốt, mượt mà, mẫu mực. Cho
đến nay chưa có nhà thơ Việt Nam nào viết thơ lục bát trên ba nghìn câu hay bằng
Nguyễn Du - Truyện Kiều xứng đáng là “tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
(Tố Hữu).
Truyện Kiều đã được nhiều độc giả trong và ngoài nước biết đến, nó được liệt vào
hàng những tác phẩm còn sống mãi với thời gian và tên tuổi của Nguyễn Du vì thế
mà cũng không còn giới hạn ở trong nước nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Đặng Thanh Lê, Truyện kiều và thể loại Truyện Nôm, NXB khoa học xã hội 1979.
[2] Đinh Thị Khang, Văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam 2012.
[3] Trần Đình Sử, Thi pháp văn học trung đại việt nam, NXB Đại học Quốc Gia Hà
Nội.
TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI
1. Khái niệm
“Tiểu thuyết chương hồi là hình thức chủ yếu của tiểu thuyết trường thiên cổ đại
Trung Quốc. Đặc điểm là dùng tiêu mục để phân hồi, câu chuyện liên tiếp, mạch lạc,
chỉnh tề. Thoại bản của người đời Tống là cuốn Đại cương tam tạng thủ kinh chi thoại
đã hội đủ hình thức ban đầu. Tiểu thuyết trường thiên 2 đòi Minh Thanh đã sử dụng
phổ biến hình thức này.” Trích trong Từ hải văn học phân sách.
2. Đặc điểm
Đầu tiên là sự phân hồi trong các tác phẩm, đây được xem như là đặc trưng rõ ràng
nhất. Hồi là bộ phận của cấu trúc, đoạn là bộ phận của cốt truyện bao gồm những tình
tiết được phát triển, thúc đẩy.
Trong các tác phẩm tiểu thuyết chương hồi thường hay sử dụng ngôi thứ 3 để kể, chỉ
có ngôn ngữ và sự kiện chứ không miêu tả tâm lý.
Thứ hai đó là có các tình tiết phức tạp, phong phú. Nhờ vào đó mà câu chuyện trở nên
dài, dễ chia hồi hơn. Có thể thấy các cuốn tiểu thuyết chương hồi phần lớn đều có trật
tự thời gian nhất định. Trong tiểu thuyết chương hồi đều có chu kỳ: thịnh rồi đến suy,
hợp lại phân, phân lại hợp. Ví dụ điển hình nhất đó chính là tác phẩm Tam quốc diễn
nghĩa với việc kể lại phần lịch sử 100 năm.
Cách kể chuyện cũng có những lưu ý như phải thuyết minh đủ tình tiết câu truyện, thể
hiện thái độ, cử chỉ phù hợp, ngôn ngữ tự thuyết cũng nên được sử dụng nhiều.
3. Sự phát triển ở Việt Nam
Tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của nước ta đó là tác phẩm Nam triều công nghiệp
diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm. Đặc điểm của thể loại này đó là thường chia làm
các hồi, mở đầu hồi là câu đối thâu tóm toàn bộ nội dung của cả hồi, cuối mỗi hồi bao
giờ cũng có câu “ muốn biết sự việc ra sao, xin xem hồi sau phân giải.” Tác phẩm
Nam triều công nghiệp diên chí đã mở đầu cho tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam
trung đại, đặt cho toàn bộ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nói chung.
4. Ví dụ:
Đại Việt sử ký toàn thư, đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử viết bằng Hán văn
của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền
thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà
Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu,
niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Đây là bộ
chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử
quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.
Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua
Lê Thánh Tông, biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam
trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Hoàn
thành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479), bộ sử mới của Ngô Sĩ Liên gồm 15
quyển, ghi lại lịch sử Việt Nam từ một thời điểm huyền thoại là năm 2879 TCN đến
năm 1427 (khi nhà Hậu Lê được thành lập) và mang tên Đại Việt sử ký toàn thư. Sau
đó, dù đã hoàn thành, Đại Việt sử ký toàn thư lại không được khắc in để ban hành rộng
rãi mà tiếp tục được nhiều đời sử quan trong Quốc sử quán sửa đổi, bổ sung và phát
triển thêm. Khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1663 - 1671) đời vua Lê Huyền Tông, chúa
Trịnh Tạc hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Phạm Công Trứ,
sửa chữa bộ quốc sử của Ngô Sĩ Liên, đồng thời sai biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ
năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ đến năm 1662 đời vua Lê Thần Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử
của nhóm Phạm Công Trứ, gồm 23 quyển, được đem khắc in để phát hành nhưng công
việc chưa xong, phải bỏ dở. Khoảng niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) đời vua Lê Hy
Tông, chúa Trịnh Căn lại hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Lê
Hy, tiếp tục khảo đính bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, đồng thời biên soạn tiếp lịch
sử Việt Nam từ năm 1663 đời vua Lê Huyền Tông đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông
nhà Hậu Lê. Bộ quốc sử này lấy tên là Đại Việt sử ký toàn thư, theo đúng tên mà sử
gia Ngô Sĩ Liên cách đó gần hai thế kỷ đã đặt cho bộ sử của ông, gồm 25 quyển, được
khắc in toàn bộ và phát hành thành công vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm
thứ 18 đời vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697.
Sau khi xuất bản, Đại Việt sử ký toàn thư tiếp tục được tái bản bởi các hiệu in của
chính quyền và tư nhân, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới, trong nhiều
thế kỷ sau. Nửa cuối thế kỷ 20, ở Việt Nam xuất hiện các bản dịch Đại Việt sử ký toàn
thư ra chữ quốc ngữ, phổ biến nhất là bản dịch dựa trên cơ sở bản in Nội các quan bản
- hiện đang lưu giữ tại thư viện Viện Viễn Đông Bác cổ ở Paris, do Nhà Xuất bản
Khoa học Xã hội phát hành lần đầu năm 1993.
Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến
ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là kho tư liệu phong phú
không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã
hội khác và cũng là một bộ sử có giá trị văn học. Các bộ quốc sử sau này của Việt
Nam như Đại Việt sử ký tiền biên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều
được biên soạn dựa trên cơ sở của Đại Việt sử ký toàn thư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Thị Khang, Văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam 2012.
PHÚ

1. Khái niệm

Theo “Thi pháp văn học Trung Đại Việt Nam” của Trần Đình Sử: Phú là một thể loại
văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi. Phủ được tiếp nhận tử truyền thống
Trung Hoa và được Việt Hoá suốt thời kỳ Văn học Trung Đại Việt Nam. Phú thịnh
hành và phát triển nhất ở thế kỉ XIII – thế kỉ XIV.

Theo “Việt-Hán văn khảo” của Phan Kế Bính: phú là một lối văn vịnh, hoặc lấy một
câu trong sách, hoặc lấy cảnh gì, ý gì, điển tích gì làm đầu bài.

Theo “Việt Nam Văn học sử yếu” của Dương Quảng Hàm: Phú có nghĩa đen là bày tỏ,
mô tả là một thể văn đề tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình

Theo "Quốc văn cụ thể” của Ưu Thiên Bùi Kỉ: Phú là lối văn vần cũng phát nguyên tự
cố thi. Chữ phú cũng lấy trong ba chữ "phú tỉ hứng”, cho nên Ban Cố đời Hán cắt
nghĩa phú có nói rằng: “Cố thi chi lưu: một dòng của cố thi. Song vì cách đặt câu khác
hẳn với thơ, cho nên thành ra một lối văn riêng”

Tóm lại, phú là 1 thể văn chương cổ của Việt Nam, được xuất phát từ Trung Hoa. Phú
theo nghĩa đen chủ yếu là thể văn tả cảnh, nhưng từ cái ý chính tả ngoại cảnh, 1 bài
phú thường liên kết với nội tâm để tả tình. Đến thời nhà Trần, phú trở thành thể loại
khá thông dụng. Phú ban đầu là thủ pháp trong lục nghệ của văn chương nhà Nho,
gồm phú, tỉ, hứng có tính chất phong, nhã, tụng. Thể loại phổ biến ở nước ta nhất là
Đường phú.

Phú có thể chia thảnh 2 loại là phú cổ thể và phú cận thể.

2. Diện mạo của thể phú ở Việt Nam

Ngay từ những thế kỷ trước công nguyên, thể phú đã trở thành một phương tiện biểu
đạt quan trọng trong đời sống tình cảm của người Trung Quốc. Từ cái nôi văn hóa này,
phú đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nền văn học khác như Việt Nam, Nhật Bản, Triều
Tiên.

Ở Việt Nam sách “Hoàng Việt văn hải” của Lê Quý Đôn, Theo Phan Huy Chú cho biết
có tuyển các thể loại chiếu, sách, phú, tụng, tự, ký, minh, văn tế, chế, sách biểu, khải,
tản văn, biểu, tấu, công văn. Đặc biệt ngoài thơ phú, được yêu thích vào khoảng TK
XIV – TK XV đã có sự thay đổi về kết cấu, như kết thành một chùm phú mà phú
Trung Quốc không có

Ở Việt Nam các tác gia Hán Nôm sử dụng thể phú từ rất sớm. Bài phú ”Bạch Vân
chiếu xuân hải phú” của Khương Công Phụ được coi là tác phẩm văn học thành văn
trong dòng văn chữ hán xuất hiện sớm nhất ở nước ta.

Vào thời Lý, cùng với sự phát triển của chữ Hán đã xuất hiện thêm nhiều bài phú hán
nhưng đều bị thất truyền.
Thời Trần, đến Trần Anh Tông,Phú Hán trở thành một môn thi bắt buộc trong các kỳ
thi. Nguồn cảm xúc của các tác gia thời kì này chính là sự phát triển của nước ta về
mọi mặt như kinh tế, chính trị, xã hội và khí thế hào hùng chống quân Nguyên xâm
lược. Lê Quý Đôn viết: “ Văn thể phú về triều nhà Trần, phần nhiều khôi kì hùng vĩ,
lưu loát đẹp đẽ”

Văn học Việt Nam đã vận dụng lời ăn tiếng nói của mình để viết phú, tạo nên một thể
đặc sắc với chất liệu đặc biệt là phú Nôm.

3. Đặc trưng

3.1. Về hình thức

Theo "Viêt-Hán văn khảo” của Phan Kế Bính ( trang 23): phú là một lối văn vịnh,
hoặc lấy một câu trong sách, hoặc lấy cảnh gì, ý gì, điển tích gi làm đầu bài. Hạn độ 5,
6 vần hoặc 7, 8 vẫn, tuỳ lúc ra lấy vẫn gi thì phải làm văn ấy và cử phải theo vần trong
thứ tự mà làm. Lúc ra để có phóng vận, hoặc không bắt theo thứ tự thì mới được ý
mình, muốn làm vần gì, hoặc muốn để vần gì trước sau cũng được. Có khi làm từ đầu
đến cuối một vẫn cũng được.

Phú cũng có bố cục, gồm phần khai, phần thừa, có tả thực, nghị luận, kết

Trong thể Đường phú, cách đặt câu gồm 2 câu, 4 chữ đối nhau- tức là bát tự

2 câu đối nhau, mỗi câu 5 chữ trở lên- tức là song quan

2 câu làm 1 vế trên, đối với 2 câu vế dưới- tức là cách cú

3,4 câu 1 vế trên, đối với 3,4 câu ở vế dưới gọi là hạc tất

Tiếp đến là sự xuất hiện của những chùm phú trong văn học Việt Nam. Những chùm
phú này có tên giống nhau, nhưng tác giả lại khác nhau. Đó là trường hợp của “Phú
con ngựa lá” của Nguyễn Phi Khanh và Đoàn Xuân Lỗi, cùng với các bài “Phú núi Chi
Linh” của Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Trịnh Thuần Du.

Ngoài ra, hiện tượng song ngữ cũng xuất hiện ở thể loại phú. Các tác giả như Mạc
Đĩnh Chi, Trần Nhân Tông, Lí Đạo Tái bên cạnh các tác phẩm chữ Hán cũng có các
bài phú Nôm.

3.2. Về nội dung

Theo quan điểm của Trần Đình Sử trong “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” thì:
“Tính nội dung của thể phú thể hiện ở cách sử dụng. Tinh chất chung của phú là ca
ngợi. Có hai loại phú là phú phúng gián và phú tỏ chỉ. Trong các tác phẩm phú cổ và
phú đời Hán, phú phúng gián là thể loại viết cho vua, ngợi ca cuộc sống vương giả, để
ngụ ý khen chê kín đáo. Tính chất tán tụng đã làm cho bài phú dễ dàng trở thành phù
phiếm. Nhưng phú còn là lối văn thể hiện tài tử dồi dào, hào hoa của người làm, tú
khẩu, cẩm tâm, phun châu nhả ngọc, cho nên, dù có phù phiếm cũng tỏ ra hứng thú
thẩm mỹ một thời"
Đặc trưng tiêu biểu của phù là tính chất tán tụng. Phú gồm 2 loại là phú phúng gián và
phú tỏ chí. Phú phúng gián có nội dung đa dạng, có thể là nói lên tâm tư của nhân dân
thông qua ý phúng gián như trong tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán
Siêu, khuyên dùng đức trị nước trong tác phẩm “Trảm xà kiếm phú” của Sử Hy Nhan,
khuyên bậc đế vương trọng dụng nhân tài, liêm chính như trong “Ngọc tỉnh liêm phú”
của Mạc Đĩnh Chi.

Có thể nói rằng, tất cả nội dung miêu tả và tự sự của bài phú là để phục vụ cho tính
chất triết lý, nghệ thuật. Nội dung triết lý có thể nằm ở cuối bài, hoặc phủ toàn bài.

4. Kết luận

Phú tuy là 1 thể loại được xuất phát từ Trung Hoa nhưng bằng sự sáng tạo của mình thì
nhân dân ta đã làm phong phú thể loại phú. Những điểm sáng tạo này đã làm nên đặc
trưng của thể loại phú của văn học nước ta thời kì trung đại. Phú đóng một vai trò nhất
định cho kho tàng văn học nước ta, cung cấp thêm cho con cháu đởi sau hiểu biết thêm
về 1 thởi đại oai hùng của dân tộc, biết thêm nhiều tri thức, quan niệm, sự tài năng về
mọi mặt của ông cha ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Thi pháp văn học trung đại Việt Nam của Trần Đình Sử, trang 65, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội, 2005)

[1]. Phan Kế Bình (1938), Viêt-Hán văn khảo, NXB Nam Ký

[2]. Ưu Thiên Bùi Kỉ (1950), Quốc văn cụ thể, NXB Tân Việt

[3]. Dương Quảng Hàm (1951), Việt Nam văn học sử yếu (tái bản lần 2), Bộ Quốc gia
Giáo dục

[4]. Đinh Gia Khánh (1976), Hợp tuyển văn thơ Việt Nam (tập 2), NXB Văn hóa

[5]. Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội

[6]. Viện Văn học (1978), Thơ văn Lý Trần (tập III), NXB Khoa học xã hội

[7]. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội

You might also like