You are on page 1of 16

I.

NGÂM KHÚC
- khái niệm
- cơ sở hình thành, phát triển
- diễn tiến và vị trí của ngâm khúc
- đặc trưng ndung và NT
- tác phẩm trọng tâm: chinh phụ ngâm khúc
1. khái niệm:
Ngâm khúc (khúc ngâm song thất lục bát) là 1 thể loại trữ tình có quy mô
trường thiên, phản ánh tâm trạng bi kịch của con người, được viết bằng thể thơ
song thất lục bát và ngôn ngữ dân tộc
2. Cơ sở hình thành phát triển

a, cơ sở lịch sử, xã hội:

- Bối cảnh lịch sử có nhiều bất ổn; chính trị khủng hoảng, kinh tế suy sụy đời
sống nhân dân khó khăn
- Thời đại lịch sử cho phép người ta cảm nhận được nỗi đau của mọi kiếp
người trong XH một cách rõ rệt. Con người có nhu cầu giãi bày tâm sự, kể lể
nỗi lòng
 ngâm khúc ra đời đáp ứng những đòi hỏi ấy của con người thời đại.
- ở các đô thị lớn, kinh tế hàng hóa trong bối cảnh hỗn loạn, không bị quản thế
ngặt nghèo đã có những bước phát triển, kéo theo đó là sự xuất hiện của tầng
lớp thị dân: có ý thức cá nhân, quyền sống, quyền tự do hạnh phúc
 nhu cầu đòi hỏi được hình thành
 con người nhận ra sự đối lập giữa hiện thực về khát vọng sống, khát vọng
hạnh phúc của họ. Sự thất vọng, bi quan bao trùm. Ngâm khúc đã khai thác
triệt để tâm trạng này.

b, cơ sở văn hoá, văn học

- sự ra đời và hoàn thiện những thể nghiệm để khẳng định ưu thế của chữ
Nôm trong việc phản ánh những vấn đề thuộc cuộc sống đời thường, đời
sống tâm tư tình cảm của người việt
- sự phát triển của thể loại thơ ca trữ tình, trữ tình thời trung đại, đặc biệt là
những tác phẩm trữ tình, tự tình dài hơn như ca, ngâm , hành văn, khúc
vịnh… chữ Hán, chữ Nôm trong đó có một nhân vật trữ tình tự giãi bày
cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự ra đời và phát triển của ngâm khúc.
- Sự phát triển quan niệm thơ ca: từ thơ nói chí, thể hiện đạo lý sang thơ giãi
bày tình cảm chân thực, những điều tai nghe mắt thấy cũng góp phần cho sự
ra đời of ngâm khúc.
3. Các gia đoạn phát triển của thể ngâm khúc
4. Đặc trưng thể loại:
a. Ngâm khúc đánh dấu khuynh hướng mới của VHTĐ VN
- Đánh dấu khuynh hướng mới của VHTĐ VN đi sâu vào khai thác thế giới
nội tâm con người với những cung bậc cảm xúc phong phú, chân thật.
- Tính tự tình là một trong những đặc trưng nổi bật của ngâm khúc. Tự tình
là kể lể nỗi lòng tình cảm thông qua tâm tư, cảm xúc, hành động của nhân
vật.
- Một số đặc trưng
+ Nhân vật: Kiểu nhân vật độc thoại, tự bộc lộ, phô diễn tâm trạng mình
thông qua dòng độc thoại nội tâm
+ Kết cấu: Theo dòng cảm xúc của nhân vật, quá khứ - hiện tại – tương lai
đồng hiện, soi chiếu lẫn nhau
+ Cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng “tự thương”, than vãn, tự than thân trách
phận
+ Giọng điệu: Than vãn, trần tình, kể lể, giãi bày mang đậm sắc thái buồn
thương, ai oán.
b. Đi sâu vào thế giới nội tâm con người
- Ngâm khúc đánh dấu sự xuất hiện tiếng nói của những con người cá nhân
đòi quyền hạnh phúc trong văn học và tiếng nói đau khổ, bi kịch
+ Nhân vật trong ngâm khúc luôn xuất hiện ở thời điểm hạnh phúc đã mất.
Hình tượng các nhân vật phản ánh bi kịch của số phận con người: bi kịch
hồng nhan bạc mệnh, tài sắc tương đố, bi kịch cuộc đời ngắn ngủi, vô
thường, …
+ Tiếng nói trữ tình chủ đạo trong ngâm khúc không chỉ là lời kể lể, than thở
cho số phận bi thương của con người mà còn là tiếng nói khao khát hạnh
phúc riêng tư, hạnh phúc trần thế.
c. Ngôn ngữ, thể thơ
- Ngôn ngữ: với ngâm khúc, tiếng Việt đã khẳng định được khả năng to lớn
trong việc biểu đạt tâm hồn của con người. Mọi cung bậc cảm xúc, mọi ngóc
ngách trong đời sống tâm tư con người … đều được ngâm khúc biểu đạt
bằng một hệ thống ngôn ngữ giàu âm thanh, màu sắc, nhịp điệu.
+ Ngôn ngữ phong phú, đa dạng, tinh tế, giàu sức biểu cảm khi diễn tả các
cung bậc cảm xúc trong thế giới nội tâm của con người
+ Ngôn ngữ phong phú, sống động và gợi cảm khi miêu tả thiên nhiên, ngoại
hình, ngoại vật.
+ Ngôn ngữ có sự kết hợp hài hoà giữa lớp từ Hán Việt và thuần Việt; giữa
tính chất trang trọng, điển nhã và tính chất đời thường, gần gũi, sinh động.
- Thể thơ:
+ Song thất lục bát là thể thơ có sức mạnh đặc biệt trong việc phô diễn tâm
trạng buồn. Sự lặp lại mang tính chu kỳ của những khổ thơ có cấu trúc giống
nhau lại góp phần diễn tả rất thành công cái miên man, vô tận, dường như
không có điểm dừng của nỗi sầu não của con người
+ Nhạc tính dồi dào, nhịp điệu linh hoạt giúp tác phẩm ngâm khúc có thể
phản ánh được một cách tinh tế những trạng thái tình cảm khác nhau.
+ Mô hình thể thơ song thất lục bát rất phù hợp với phương thức kết cấu
đăng đối, trùng điệp - một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong
ngâm khúc.

5. chinh phụ ngâm:

Trữ tình dài nói lên lời than về số phận, niềm thương cảm số phận của mình, của
nhân vật trữ tình

Nhan đề: chinh phụ ngâm – lời than vãn của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến

Hoàn cảnh sáng tác: bối cảnh Xh: đầu đời Lê Hiến Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa
nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều
trai tráng phải từ giã người thân ra trận. -> cảm động trước nỗi mất mát của con
người, Đặng Trần Côn sáng tác
Giá trị nội dung: tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Thể hiện
khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

Giá trị nghệ thuật: mang đậm tính tượng trưng ước lệ (k chỉ trong sphu ngâm mà ở
hầu hết văn trung đại ngày xưa). Tình cảnh ngụ tình (nổi bật trong tình cảnh lẻ loi
của người chinh phụ). bản dịch đã đưa ngôn ngữ dân tộc lên tầm cao mới, phong
phú, uyển chuyển

PHẦN 2: CHINH PHỤ NGÂM KHÚC


I. Giới thiệu chung
1. Nguyên tác

a) Tác giả

- Tiểu sử: quê quán, năm sinh năm mất – Đặng Trần Côn
- Sự nghiệp sáng tác: tác phẩm nổi tiếng nhất – Chinh phụ ngâm khúc
a) Bản Hán văn
- Quy mô tác phẩm: 483 câu thơ
- Thể thơ: trường đoản cú (thể thơ tự do, câu thơ ngắn – dài khác nhau)
- Thời điểm sáng tác: 1740 - 1742 (?) (thời kì bất ổn)
- Lối thơ: tập cổ
- Giá trị: giá trị hiện thực, giá trị nhân văn – nhân đạo; giá trị nghệ thuật.
2. Bản diễn Nôm hiện hành

a) Tình hình văn bản

- Các bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc


- Bản diễn Nôm hiện hành (thoát li nguyên tác về câu chữ nhưng truyền tải
trọn vẹn nội dung của nguyên tác)
b) Tác giả

- Quan niệm truyền thống (tục truyền): Đoàn Thị Điểm (ý kiến của nhà nghiên
cứu Vũ Hoạt; hoàn cảnh tương đồng; tài thơ; …)
- Quan niệm khác: Phan Huy Ích (Tân diễn Chinh phụ ngâm khúc thành ngẫu
thuật; bản sao bằng chữ quốc ngữ dòng họ Phan Huy giữ; ngôn ngữ, văn
phong của bản Nôm hiện hành phù hợp với nửa sau thế kỉ XVIII).
- Tạm chấp nhận kết luận: bản diễn Nôm hiện hành là của Đoàn Thị Điểm
II. Tìm hiểu tác phẩm
1. Đề tài và hoàn cảnh sáng tác
1.1. Đề tài
- Không mới (chiến tranh, phụ nữ, …)
- Có mối quan hệ mật thiết với hiện thực lịch sử
1.2. Hoàn cảnh sáng tác
- CPNK được sáng tác trong giai đoạn lịch sử rối ren, biến loạn
- Tình cảnh chia lì, tan vỡ thường thấy trong xã hội
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài bắt nguồn từ: nguồn thi đề, thi liệu truyền thống; hiện thực lịch sử,
trái tim trắc ẩn của các nhà thơ trước số phận đau khổ, bi kịch của con người
- Đề tài phản ánh những vấn đề trong đại của hiện thực lịch sử; cuộc sống và
khát vọng hạnh phúc của con người thời đại.
2. Bố cục tác phẩm
- Câu 1-64: hồi tưởng về khung cảnh ngày biệt li
- Câu 65-377:
+ Câu 65-112: hình dung về cuộc sống của người chinh phu nơi chiến
trường
+ Câu 113-377: người chinh phụ giãi bày nỗi cô đơn, sầu muộn của người
vợ chờ chồng trong thất vọng
- 378-hết: hi vọng về ngày đoàn viên trong khải hoàn
3. Giá trị nội dung
- Là tiếng lòng của người phụ nữ có chồng tòng quân. Toàn bộ khúc ngâm là
lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Điểm nhìn của tác phẩm được đặt về
phía nhân vật, những khái quát tổng kết cũng được rút ra từ chính những
nhận thức của nhân vật.
- Tiếng nói trữ tình trong CPNK là tiếng nói trữ tình nhập vai (mượn giọng/hư
cấu giọng).
- Giá trị khái quát của tác phẩm: CPNK không chỉ phản ánh vấn đề của một cá
nhân, một số phận riêng biệt trong xã hội. Thông qua khúc tâm sự của người
chinh phụ, tác phẩm đề cập đến những vấn đề nhức nhối của thời đại (chiến
tranh) và khái quát những nội dung có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc (số phận,
khát vọng hạnh phúc của con người).
1.1. Chiến tranh (hiện thực) và số phận con người
- Chiến tranh không phải là chủ đề trực tiếp của tác phẩm. Vấn đề trung tâm
CPNK đặt ra là cuộc sống, số phận con người trong bối cảnh loạn li, bất ổn.
- Nhận thức về chiến tranh của người chinh phụ trong tác phẩm không bất
biến mà có sự thay đổi.
+ Chiến tranh là cơ hội con người tìm kiếm hạnh phúc
+ Chiến tranh gắn liền với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người
 Có sự thay đổi, dịch chuyển trong cái nhìn về chiến tranh. Sự dịch chuyển
hết sức tự nhiên, đều xuất phát từ khao khát hạnh phúc.
- Có thể làm rõ hơn bi kịch khổ đau của con người trong chiến tranh, qua:
+ Bi kịch của người chinh phu
+ Bi kịch của người chinh phụ
- Nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn đã chia khúc tâm tình của người chinh
phụ thành các đoạn (ảnh)
1.2. Khát vọng hạnh phúc
a) Hạnh phúc là sự sum vầy đôi lứa
- Tiền đề: chinh phụ chia tay chồng khi tuổi đang còn trẻ (“đương chừng niên
thiếu”). Chính bởi thế, khát khao được yêu đương, khát khao được gần gũi là
những tâm tư rất thực, rất đáng được cảm thông và trân trọng của người phụ
nữ trẻ.
- Biểu hiện:
+ Miêu tả hình ảnh thiên nhiên quấn quýt, khêu gợi, ngầm ẩn hạnh phúc lứa
đôi.
+ Gửi gắm qua những giấc mơ nồng nàn nhục cảm.
+ Xem hạnh phúc lứa đôi là chuẩn mực để định giá giá trị, ý nghĩa của cuộc
sống.
b) Hạnh phúc chỉ có giá trị trong hiện tại khi con người còn tuổi trẻ.
- Quan niệm về hạnh phúc trong CPNK gắn liền với ý thức thời gian và cái
nhìn trân trọng tuổi trẻ
- Thời gian trôi, đồng nghĩa với tuổi trẻ và nhan sắc tàn phai: “Nghĩ nhan sắc
đang chừng hoa nở/Tiếc quang âm lần nữa (?) gieo qua/Nghĩ mệnh bạc tiếc
niên hoa/Gái tơ mấy lúc xảy ra nạ dông”.
- Phủ nhận ý niệm về hạnh phúc trong giấc mộng, trong kiếp lai sinh: “Khi
mơ những tiếc khi tàn/Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không; Đành
muôn kiếm chữ tình là vậy/Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau”
2. Giá trị nghệ thuật
2.1. Bút pháp tượng trưng ước lệ
- Đặc trưng của VHTĐ: hướng đến cái chung, cái phổ biến, khái quát -> diễn
đạt theo những công thức có sẵn, được quan niệm là mẫu mực
- Nguyên tác được viết theo lối tập cổ, sử dụng nhiều thi liệu quen thuộc trong
thơ ca cổ -> chi phối bút phát nghệ thuật, cách sử dụng các chi tiết, hình ảnh.
- Các chi tiết, hình ảnh, các địa danh, không gian, thời gian, hình tượng nhân
vật, … trong tác phẩm không mang ý nghĩa phản ánh trực tiếp hiện thực mà
có tính tượng trưng, ước lệ.
2.2. Kết cấu
- Có sự kết hợp giữa sắp đặt thời gian – không gian độc đáo, mang đặc trưng
của kết cấu nghệ thuật ngâm khúc
+ Kết cấu thời gian: quá khứ - hiện tại – tương lai đồng hiện
+ Kết cấu không gian: kiểu không gian chia cắt, thiếp trong cánh cửa/chàng
ngoài chân mây => miêu tả một cách độc lập, thể hiện sự chia cắt, lẻ loi của
con người
- Bao trùm tác phẩm là kết cấu theo dòng chảy tâm lí nhân vật, trạng thái cảm
xúc không tiếp nối mà trùng điệp, chồng chéo nhau.
2.3. Nghệ thuật phô diễn tình cảm (tâm trạng nhân vật)
- Ngôn ngữ phong phú, giàu sức biểu càm trong việc diễn tả cảm xúc con
người
- Sự kết hợp giữa trữ tình và tự sự
- Tâm trạng hoá các yếu tố: thời gian, thiên nhiên, hành động
+ Thời gian: thời gian hoá tuổi trẻ, thời gian đợi chờ
+ Thiên nhiên: mang hai gương mặt u ấm, lạnh lẽo - nồng nàn, khêu gợi
+ Hành động: mang tính ước lệ, phản ánh tâm tư nhiều hơn cuộc sống
thường nhật của nhân vật
- Xu hướng gia tăng tính đối thoại cho dòng độc thoại nội tâm của nhân vật
TỔNG KẾT:
- Tinh thần chủ đạo:
+ Tiếng nói khao khát hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ,
gắn liền với cái nhìn phủ nhận chiến tranh
- Bút pháp nghệ thuật:
+ Sử dụng ngôn ngữ dân tộc để miêu tả thế giới nội tâm phong phú của con
người cá nhân bắt đầu có ý thức về quyền sống/hạnh phúc của bản thân
Phân tích đoạn ngâm khúc (chụp)
- Nội dung: tâm trạng buồn đau, bi kịch của người chinh phụ, hi vọng rồi thất
vọng, cảm thấy mình lẻ loi, cô độc, vừa nhớ thương vừa oán trách...Đằng
sau tiếng thơ ai oán, não nề là niềm khao khát hạnh phúc, kháo khát được
yêu thương, đoàn tụ cùng chồng. Hình tượng trung tâm: hình tượng tâm
trạng
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ song thất lục bát với nhịp điệu luyến láy
+ Kết cấu trùng điệp: láy từ. láy cấu trúc câu, láy cấu trúc đoạn
+ Bút pháp: tượng trưng ước lệ, tả cảnh ngụ tình
+ Dòng độc thoại nội tâm dưới hình thức giả đối thoại
+ Giọng thơ: chua xót, ai oán
(+ Kết cấu: Dòng chảy thời gian theo mùa, sự luân chuyển giữa các mùa ->
Dòng chảy tâm lí nhân vật: Sự trùng điệp của các trạng thái cảm xúc
+ Ngôn ngữ: Quốc ngữ (Tiếng việt) -> Tâm tư tâm hồn của người phụ nữ
VN.)
 Vừa phản ánh tâm trạng quẩn quanh, bế tắc vừa thể hiện biến động trong
tâm hồn nhân vật (tỉ lệ câu thơ thể hiện hi vọng và thất vọng, câu thơ biểu
đạt trạng thái tâm lí nhân vật,...)

II. TRUYỆN NÔM


- khái niệm, phân loại truyện nôm
- cơ sở hình thành, phát triển
- diễn tiến và vị trí
- đặc trưng ndung và nghthuat
- tác phẩm trọng tâm: đoạn trường tân thanh, lục vân tiên
1. Khái niệm:
- Truyện Nôm là thể loại tự sự bằng thơ, có cốt truyện hoàn chỉnh và nhân
vật với cuộc đời, số phận riêng, được viết bằng chữ Nôm và thể thơ lục bát
là chủ yếu.
- Truyện Nôm từ trước đến nay có nhiều tên gọi khác nhau: truyện Nôm,
truyện thơ Nôm, truyện dài, truyện thơ, truyện diễn ca, truyện ngâm, truyện
dài Việt Nam, trường thiên tiểu thuyết, …
2. Quá trình hình thành, phát triển

2.1. Cơ sở hình thành


a) Cở sở lịch sử, xã hội
- Sự khủng haongr xã hội => sự rạn nứt của quan niệm chính thống, đưa văn
học đến gần hơn với hiện thực
- Bối cảnh xã hội với những điều kiện thuận lợi cho ý thức cá nhân được nảy
nở, phát triển.
- Sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp trong đó có nghề in và nghề
làm giấy là một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề vật chất cho sự
in ấn, truyền bá truyện Nôm đến được với đông đảo người đọc.
b) Cơ sở văn hoá, văn học
- Sự khởi sắc của văn hoá truyền thống dân tộc.
- Sự du nhập sách vở nước ngoài, đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ.
- Truyền thống tự sự trong văn học Việt Nam
- Thể thơ lục bát và khả năng ứng dụng trong tự sự
2.2. Quá trình phát triển

a. Giai đoạn thế kỷ XVI – XVII: giai đoạn hình thành và khẳng định sự có
mặt của thể loại truyện Nôm trong đời sống văn học dân tộc
- Ở giai đoạn này, có sự xuất hiện song song 2 loại hình truyện Nôm: Thứ
nhất, những tác phẩm dùng thơ Đường luật làm phương thức tự sự: Vương
Tường, Tô Công phụng sứ, Lâm Tuyền kì ngộ, Tam Quốc thi. Thứ hai,
những tác phẩm sử dụng thể thơ lục bát để kể chuyện như: Quan âm tống tứ
bản hạnh, Địa Tạng bản hạnh, Liễu Hạnh công chia diễn âm, Ông Ninh cổ
truyện,...
- Phần lớn những tác phẩm hiện còn đều không có tên tác giả (khuyết danh)
Truyện Nôm tập trung vào 3 chủ đề chính: tôn giáo (tuyên truyền, lý giải các
triết lý, luận thuyết tôn giáo thông qua cuộc đời, số phận các nhân vật), lịch
sử (kể về cuộc đời, số phận các nhân vật lịch sử), đời tư thế sự (phản ánh
hiện thực cuộc sống đời thường của con người với những mối quan hệ xã
hội: vợ chồng, mẹ con, vua tôi,...). Trong đó, truyện Nôm thể hiện chủ đề
tôn giáo - lịch sử chiếm ưu thế. Số lượng các truyện nôm thế kỷ XVI – XVII
còn lại đến ngày nay không nhiều.
b. Giai đoạn thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX: Truyện Nôm phát triển rực
rỡ, các nhà nghiên cứu gọi thế kỷ XVIII là “thế kỷ truyện Nôm”
+ Dòng truyện Nôm Đường luật ít xuất hiện
+ Hình thức thể thơ lục bát dần đi vào quy chuẩn
+ Đề tài trung tâm: cuộc sống hôn nhân gia đình và tình yêu tự do
+ Xuất hiện những tác phẩm sớm nhất có tên tác giả
 Thế kỉ XVIII - nửa đầu XIX là giai đoạn truyện Nôm khẳng định được
sức mạnh loại thể, đóng góp to lớn vào thành tựu của văn học trung đại
VN, cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
c. Giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu XX
- Truyện Nôm vẫn tiếp tục có mặt với những tác phẩm như: Giai nhân kì ngộ
(Phan Chu Trinh), U tình lục (Hồ Biểu Chánh),...nhưng vị trí của thể loại đã
có những thay đổi,
- Sự ra đời của văn xuôi quốc ngữ cùng với những nhu cầu của thời đại lịch sử
- thời đại chống ngoại xâm đòi hỏi các tác giả tìm đến những thể loại phù
hợp hơn: thơ Đường luật Hán và Nôm, hịch, văn tế, vè,...
3. Đặc điểm nội dung, nghệ thuật:
3.1. Nội dung:
- Truyện Nôm bao quát được phạm vi hiện thực cuộc sống rộng lớn; thể hiện
được những vấn đề cốt yếu của con người và XH đương thời
- Chủ đề trong truyện nôm rất phong phú và đa dạng, hướng con người đến
niềm tin tôn giáo, ca ngợi những tấm gương đạo đức, những người anh
hùng, tinh thần yêu nước. Tuy nhiên nổi bật nhất là vấn đề con người, thân
phận và hạnh phúc của con người (đặc biệt là người phụ nữ) tình yêu và tự
do, khẳng định cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc con người.
 Tiếng nói của khát vọng dân chủ trong tình yêu đôi lứa
- Chủ đề này tập trung ở nhóm TN bác học, lấy đề tài cốt truyện từ tiểu thuyết
TQ đặc biệt là nhóm tiểu thuyết tài tử giai nhân.
- Mô hình chung: Nhân vật xuất thân từ tầng lớp quý tộc mang đầy đủ giá trị
sắc – tài – tình. Mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật thường bắt nguông
từ những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên. Trong tác phẩm, nhân vật nam luôn là
người chủ động
 Khuynh hướng chung, ngợi ca tình yêu tự do
 Tiếng nói đấu tranh bảo vệ phẩm giá con người và hạnh phúc gia đình
- Tập trung ở nhóm Truyện nôm bình dân, viết về đề tài hôn nhân và gia đình.
- Mô hình chung của các tác phậm: xoay quanh cuộc sống gia đình của các
nhân vật gặp nhiều trắc trở bởi sự ngăn cản của các thế lực bạo tàn. Cuối
cùng nhờ sự kiên trinh của các cô gái và sự thành đạt của các chàng trai mà
những oan tình khổ đau được giải quyết, học được đoàn tụ, hưởng hạnh
phúc trọn vẹn.
 Khát vọng bảo vệ phẩn giá, giá trị con người, bảo vệ hạnh phúc gia đình
gắn liền với đó công lý được thực thi là nội dung chủ đạo trong các
truyện kể và người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc thực
hiện khát vọng này.
3.2. Nghệ thuật:
a. Kết cấu:
Kết cấu truyện nôm về cơ bản có thể khái quát theo mô hình
Giới thiệu - gặp gỡ - tai biến – đoàn tụ
- Giới thiệu: phần mở đầu ở các tác phẩm có chức năng cung cấp những thông
tin cho người đọc về bối cảnh lịch sử XH, quê quán, gia thế các nhân vật
trung tâm
- Gặp gỡ: gặp gỡ ở truyện nôm là sự kiện đặc biệt quan trọng có liên quan
chặt chẽ đến việc phản ánh thể hiện số phận tính cách nhân vật. Cách xây
dựng sự kiện gặp gỡ có mqh mật thiết với tư tưởng chủ đề tác phẩm: chủ đề
tình yêu–chủ đề hạnh phúc gia đình.
- Tai biến, để khắc họa sự kiện chia ly, các truyện nôm thường dựng lên nhiều
khó khăn trắc trở trong cuộc đời nhân vật. Nó vừa phản ánh được sự khốc
liệt của hiện thực những gian nan, thử thách con người phải đối mặt vừa có ý
nghĩa trong việc phát triển cốt truyện, phát triển số phận và tính cách nhân
vật, sự kiện tai biến được tập trung vào miêu tả ở cả 2 nhóm truyện nôm về
đề tài tình yêu và đề tài hạnh phúc gia đình
- Đoàn tụ: sự kiện đoàn tụ thường được thể hiện ở các truyện nôm gắn với 1
kết thúc có hậu: con người trải qua những thử thách cuối cùng đã tìm lại
được hạnh phúc mà mình mong đợi. Mô típ kết thúc có hậu ở đây được ảnh
hưởng từ:
+ Những cốt truyện sẵn có
+ Quan niệm nhân sinh của người VN, thiện luôn thắng ác, người tốt luôn
được đền đáp xứng đáng.
+ Quan niệm thẩm mỹ của người trung đại về tính chu kỳ, lặp lại của vạn vật
trong vũ trụ nhưng không phải sự lặp lại nguyên vẹn mà theo chiều hướng
tốt đẹp hơn. Kết thúc viên mãn cho số phận con người là sự hoàn trả lại danh
giá cho họ
b. Nhân vật
 Nhóm truyện nôm bình dân
- Thế giới nhân vật có sự tương đồng với mô hình thế giới nhân vật trong
truyện cổ tích.
- Nhân vật chính diện: nhân vật chính trong các tác phẩm bao giờ cũng là
nhân vật chính diện. Nhóm nhân vật này thường được xây dựng theo những
khuôn mẫu nhất định.
- Nhân vật phản diện: thế lực bạo tàn gây nên cảnh chia lìa, cách biệt cho
những cặp đôi nam nữ. Về cơ bản tính cá thể của các nhân vật chưa được thể
hiện rõ.
- Nhân vật trung gian (nhân vật phù trợ) có mặt không thường xuyên liên tục
 Nhóm truyện nôm bác học
- Nhân vật chính diện: vẫn được xây dựng theo khuôn mẫu có sẵn (xuất thân
quý tộc, có ngoại hình, phẩm chất, tính cách, đời sống nội tâm, có khát
vọng). Sắc – tài – tình

Nho giáo Truyện nôm

Đạo đức Con người lý tưởng Ngoại hình, tài năng,


nhu cầu, t/c
- Nhóm nhân vật phản diện: không thực sự đông đúc như ở nhóm truyện Nôm
bình dân; có sự xuất hiện khá nhiều bức chân dung sống động, mang dấu ấn
hiện thực rõ nét.
- Nhân vật trung gian: xuất hiện bình dân, đóng vai trò kết nối quan hệ giữa
các nhân vật chính
c. Ngôn ngữ, thể thơ
 Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ miêu tả kể chuyện:
+ ở truyện nôm bình dân ngôn ngữ miêu tả không chiếm vị trí quan trọng,
ngôn ngữ kể còn chưa được gọt dũa
+ ở truyện nôm bác học, bên cạnh 1 số tp ngôn ngữ Hán Việt vẫn còn chiếm
tỉ lệ cao, chưa được xử lí một cách nhuần nhuyễn, nhiều truyện thơ có ngôn
ngữ kể đạt đến trình độ tinh tế, gợi cảm.
- Ngôn ngữ nhân vật: ngôn ngữ đối thoại đóng vai trò quan trọng trong cách
biểu đạt t/c nhân vật, nội dung tư tưởng tác phẩm và thúc đẩy diễn tiến câu
chuyện phát triển. Các tác giả truyện nôm đã chú ý đến hệ ngôn ngữ phù hợp
với từng loại hình nhân vật.
 Thể thơ
- Thể thơ lục bát đến truyện nôm đã phát huy được sở trường kể chuyện. Hình
thức vận dụng thể lục bát để kể chuyện. Hình thức vận dụng thể lục bát để
kể chuyện khá đa dạng. Kể chuyện hoàn toàn = lục bát (Đoạn trường tân
thanh), lục bát kết hợp với thơ Đường (Hoa tiêu), lục bát kết hợp với văn
biền ngẫu ( Quan âm thị kính),…
- Thể thơ lục bát không chỉ có thế mạnh khi tự sự mà còn tinh tế, giàu cảm
xúc khi trữ tình.

TỔNG KẾT
- Nội dung: giá trị hiện thực và nhân đạo
- NT: kết hợp những thành tựu của văn học dân gian (đề tài, thể thơ, chất liệu
thơ) và những thành tựu của văn học viết (đề tài, chất liệu, tư duy nghệ
thuật, … của văn học viết dân tộc, văn học Trung hoa…)
- Truyện nôm là thể loại văn học lớn dùng ngôn ngữ dân tộc kể chuyện và tả
tình. Đây là thể loại có vị trí hàng đầu trong nền VHTĐ VNvề quy mô, số
lượng giá trị nội dung cũng như thành tựu nghệ thuật
III. TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI
- khái niệm, phân loại
- cơ sở hình thành, phát triển
- diễn tiến và vị trí
- đặc trưng ndung và nghthuat
- tác phẩm trọng tâm: hoàng lê nhất thống chí

1. khái niệm:
- tiểu thuyết chương hồi là thuật ngữ chỉ hình thức văn xuôi tự sự chữ hán có
quy mô lớn trong VHTĐ VN. Tiểu thuyết CH có nguồn gốc từ TQ, cấu trúc
có nhiều hồi, mỗi hồi kể 1 câu chuyện nhỏ tương đối hoàn chỉnh, đầu hồi có
đề mục tóm tắt nội dung được trình bày.
2. Cơ sở hình thành, phát triển
 Cơ sở hiện thực lịch sử

Nhu cầu phản ánh hiện thực với những biến động lịch sử đòi hỏi những thể loại có
quy mô lớn, bao quát được bức tranh lịch sử ở phạm vi rộng, theo sát các sự kiện,
biến cố trong đời sống XH.

 Cơ sở văn hóa văn học


- TTCH VN hình thành trên cơ sở kế thừa chất liệu nghệ thuật kinh nghiệm, kỹ
thuật của văn xuôi tự sự dân tộc đặc biệt là loại hình tự sự lịch sử (bao gồm cả
những tác phẩm mang màu sắc huyền thoại lịch sử và ghi chép lịch sử; tiếp
nhận hình mẫu nhân vật, hệ thống sự kiện và lối viết).
- Kế thừa thành tựu của TTCH TQ.
+ TTCH TQ là loại hình tiểu thuyết bạch thoại, manh nha từ thời Tống, chính
thức có mặt và hình thành dưới thời Minh Thanh
+ Bắt nguồn từ các thoại bản (bản kể) do cách thuyết thoại nhân (nghệ nhân kể
chuyện) sử dụng
+ động lực phát triển: sự phát triển của các đô thị, sự xuất hiện của tầng lớp thị
dân cùng những nhu cầu thẩm mĩ giới
+ Đề tài: lịch sử, thế sự, tài tử - giai nhân, thần quái…
+ Thành tựu mà các nhà TTCH VN tiếp nhận: kết cấu chương hồi, thủ pháp
xây dựng nhân vật; thủ pháp kể chuyện, ngôn ngữ
3. Một số nét riêng của TTCH VN
- Không bắt nguồn từ thoại bản, bởi vậy, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của
VHDG, tính chất thông tục mời nhạt hơn so với TTCH TQ, tính giao thoa
giữa văn và sử, văn học nghệ thuật và văn học chức năng lớn.
- Chủ yếu là khai hóa đề tài lịch sử: không chỉ là lịch sử quá khứ mà còn
phản ánh lịch sử đương thời, bản thân người viết là chứng nhân lịch sử cũng
là nhân vật trong truyện kể -> màu sắc thế sự giảm và tính thời sự đậm nét.
- Một số tiểu thuyết đã phá bỏ lối kể chuyện theo trật tự thời gian tuyến tính.
Còn ở TTCH có sự that đổi cho thấy cách tiếp cận hiện thực lịch sử chủ
động và linh hoạt của người viết.
 Đánh dấu bước phát triển của văn xuôi tự sự trung đại cả trên phương
diện quy mô phản ánh và tư duy nghệ thuật.
4. Đặc điểm nội dung nghệ thuật
- Nội dung:
+chủ ý là đề tài lịch sử, đề tài thế sự, đời tư tương đối mờ nhạt.
+ Thường khai thác lịch sử đương thời -> tính thời sự đậm nét
+ mang sắc thái hài hước, trào phúng
- Nghệ thuật:
+ Viết bằng chữ Hán văn ngôn đặc điểm nổi bật là hành văn súc tích,
dòng chữ chọn lọc, diễn đạt cầu kỳ, ý tứ sâu xa . P/c trang trọng, bác học.
+ chịu ảnh hưởng đậm nét của lối viết sử: tái hiện sự kiện lịch sử theo trật
tự thời gian, hàm ý khen chê trong lối viết.
+ Chịu ảnh hưởng rõ nét của TTCH TQ: kết cấu chương hồi cấu trúc mỗi
hồi, cách dẫn truyện bằng những cụm từ “nói về”, “lại nói” ngôn ngữ,
cách tiếp cận chi tiết nghệ thuật, mô típ nghệ thuật
+ mang những dâu ấn riêng, thể hiện sự sáng tạo của các nhà văn việt
nam trên các phương diện như thời gian tự sự nghệ thuật miêu tả nhân
vật, giọng điệu trào phúng.
5. Hoàng lê nhất thống chí.

You might also like