You are on page 1of 5

Đề bài 1

Lời thơ dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm quen với tâm tư tình cảm của đồng
bào ta xưa kia mà đồng thời sẽ còn giúp ta học được những cách nói năng tài tình chính xác.
Theo tôi, đối với một người Việt Nam mà thiếu những kiến thức này thì có thể xem như là
thiếu một trong những điều cơ bản.
(Hoài Thanh, Một vài suy nghĩ về ca dao, Báo Văn nghệ, số 1,2-1-1982)
Qua một số bài ca dao đã học, đã đọc, anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên

1.Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu ý kiến.
2.Thân bài:
* Giải thích:
– Lời thơ dân gian: Trong văn học dân gian có rất nhiều thể loại tập trung thể hiện đời sống của
người dân xưa. Trong đó, ca dao là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đòi sống nội tâm của
con người. Nói cách khác, ca dao là thơ trữ tình dân gian truyền thống. Lời thơ dân gian là nói
đến ca dao
– Làm quen với tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa kia: Ca dao là tiếng nói tâm hồn sâu lắng,
tha thiết của đồng bào ta xưa kia. Trong ca dao, tất cả những nỗi niềm cảm xúc của nhân dân ta
đều được bộc lộ. Đó là tiếng nói của tình yêu đôi lứa, là những lời than thân trách phận, là tiếng
cười vừa hài hước, vừa sâu cay, là mơ ước, là hi vọng, chờ đợi… Đọc và tìm hiểu ca dao, người
đọc sẽ cảm nhận được tất cả những cung bậc cảm xúc đó trong đời sống tinh thần của người xưa.
– Học được cách nói năng tài tình, chính xác: Trong văn học dân gian cũng như trong ca dao
ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu là lời ăn tiếng nói hằng ngày giản dị, nôm na của những người
lao động. Song cách nói năng ấy không phải không tài tình chính xác. Đó là cách nói xa vời, bay
bổng khi thể hiện một tình yêu thầm kín, là cách nói đầy hình ảnh khi bộc bạch tâm trạng xót xa
cho thân phận nghèo, là cách nói hóm hỉnh khi giễu cợt, đả kích… Cách nói năng đó đã giúp
người đọc ca dao có thêm những kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc.
– Thiếu một trong những điều cơ bản: Điều cơ bản: điều cốt lõi, không thể không có. Văn học
dân gian Việt Nam nói chung và ca dao Việt Nam nói riêng là kho tàng quý báu chứa đựng
những nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của sự hình thành và
phát triển đời sống tinh thần của mỗi con người Việt Nam. Đến với văn học dân gian, đến với ca
dao, mỗi người Việt Nam sẽ được đến với đời sống của chính ông cha, tổ tiên mình. Đó là nền
tảng cơ bản cho sự phát triển mỗi nhân cách.
⇒ Hoài Thanh khẳng định: Ca dao Việt Nam không chỉ giúp mỗi người Việt Nam hiểu được đời
sống tinh thần phong phú, đẹp đẽ của cha ông mình xưa kia mà còn giúp họ có thêm những cách
nói năng giản dị mà chính xác, tài tình khi sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Đó là những kiến thức cốt
lõi không thể thiếu để mỗi con người Việt Nam tự phát triển mình.
* Bàn luận
* Ca dao thể hiện tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa:
– Tình yêu thiên nhiên:
“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng”
– Tình cảm gia đình: tình cảm của con cái đối với cha mẹ, tình cảm vợ chồng, tình cảm anh
em…
“ Có cha có mẹ vẫn hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt dây”
– Tình yêu đôi lứa: Khát vọng hạnh phúc, hôn nhân. Nỗi nhớ nhung da diết. Tấm lòng thuỷ
chung, son sắt:
“Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc như đèn mới khêu”
– Tiếng nói than thân: Xót xa cho thân phận người phụ nữ phải sống phụ thuộc, không được
quyết định hạnh phúc của mình. Lo lắng hạnh phúc tan vỡ do những rào cản của xã hội và sự
mong manh của tình yêu. Đau đớn trước thân phận nhỏ mọn và khát vọng một tâm hồn trong
sạch, cao đẹp:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

– Tiếng cười hài hước: cười để giải trí; cười để chế giễu, tố cáo:
“Chồng người lội suối trèo đèo
Chồng tôi cầm đũa đuổi mèo quanh mâm”
Ca dao giúp học được cách nói năng tài tình chính xác:
+Tài tình:
– Ngôn ngữ trong ca dao vốn giản dị, mộc mạc, đời thường nhưng cũng rất tinh tế, giàu hình ảnh
– Hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi: dải lụa đào, cầu dải yếm, mười tay…
– Biện pháp tu từ nghệ thuật: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp, đối…
+Chính xác:
– Ngôn ngữ phù hợp, hiệu quả trong việc diễn tả những cung bậc khác nhau của tâm tư, tình
cảm.
– Ca dao tình yêu: Ngôn ngữ nhẹ nhàng, bay bổng, đầy tâm trạng.
– Ca dao than thân: Ngôn ngữ lắng đọng, day dứt.
– Ca dao hài hước: Ngôn ngữ hóm hỉnh, giễu cợt, đả kích với việc tạo ra những hình ảnh đối lập,
gây cười.
* Đánh giá chung:
– Ý kiến đánh giá của Hoài Thanh vừa nêu được những nét đẹp của ca dao vừa khẳng định được
ý nghĩa của ca dao trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.
– Từ ý kiến đó, người đọc càng thêm yêu quý, trân trọng kho tàng ca dao và có cái nhìn đúng đắn
về vị trí của nó trong văn học dân tộc và trong đời sống\
ĐỀ 2.
Không gian trong ca dao chủ yếu là không gian trần thế, đời thường, bình dị, phiếm chỉ với
những nhân vật chưa được cá thể hóa, mang tâm trạng, tình cảm chung của nhiều người.
(Dẫn theo Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007)
Bằng những hiểu biết về ca dao trữ tình Việt Nam, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

1.Giải thích
– Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, có thể kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng để diễn tả đời
sống tình cảm, nội tâm của người bình dân.
– Không gian nghệ thuật là một phương diện của thi pháp văn học, nó là hình thức tồn tại của thế
giới nghệ thuật, không có hình tượng nào không có không gian, không có một nhân vật nào
không có một nền cảnh nào đó.
– Nhân vật trữ tình là chủ thể trực tiếp bộc lộ, giãi bày thể hiện nội tâm, cảm xúc, tâm trạng…
=> Nhận định đề cập đến một đặc trưng thi pháp ca dao, đó là không gian đời thường, gắn bó
gần gũi với cuộc sống lao động sinh hoạt hàng ngày của người bình dân Việt Nam xưa, ứng với
không gian ấy, là những nhân vật trữ tình phiếm chỉ, mang tính phổ quát, đại diện cho những
kiểu tâm trạng, cảm xúc…của đời sống nội tâm con người muôn thuở.
2. Bình luận
2.1. Đặc điểm không gian nghệ thuật trong ca dao
a. Các hình thức không gian của ca dao
– Không gian trần thế, đời thường gắn với làng quê, thân thuộc, gần gũi như mái đình, cây đa,
bến nước, dòng sông, con đò…
“Cây đa cũ bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ”
– Không gian gắn với tên đất tên làng, với những địa danh của quê hương đất nước
“Thành Hà Nội năm cửa, chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng”
– Không gian gắn với môi trường lao động, sản xuất…
-> Đó là những không gian mang tính chung chung, phiếm chỉ có thể phù hợp với nỗi lòng, trạng
huống, hoàn cảnh…của nhiều đối tượng khác nhau.
b. Ý nghĩa
– Không gian nghệ thuật ấy thể hiện những đặc trưng hoàn cảnh ra đời của ca dao: nảy sinh từ
cuộc sống lao động hàng ngày của người bình dân; gắn với những cuộc hát giao duyên của
những đôi lứa…
– Không gian nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa: yêu và gắn bó với quê
hương, đất nước; tâm hồn nghệ sĩ biết phát hiện những vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên, của
mảnh đất nơi mình sinh ra…;
-Không gian nghệ thuật thể hiện hồn quê, màu sắc dân tộc, tính chất thuần Việt của ca dao trữ
tình, tạo nên những giá trị thẩm mĩ mang đặc trưng truyền thống, làm tiền đề cho sự phát triển
của nền thơ ca trữ tình của dân tộc…
– Cùng một không gian, sắc cảnh, sự vật… nhưng có thể gắn với nhiều sắc thái tình cảm, cung
bậc nội tâm khác nhau của con người, thể hiện những quan niệm, tư tưởng khác nhau của con
người…Điều này thể hiện ở việc tồn tại các mô típ không gian: bến nước- con đò, thuyền- bến,
muối- gừng, mái đình- cây đa…Rõ ràng có rất nhiều câu dao có sự lặp lại của những hình ảnh
không gian này nhưng ở mỗi câu lại thể hiện những vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo, khác biệt.
2.2. Nhân vật trữ tình trong ca dao
a. Một số đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao
– Nhân vật trữ tình xuất hiện trong những không gian trần thế, bình dị, phiếm chỉ, họ là những
người bình dân trong cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày với những vất vả, lo toan, những
yêu thương, hờn giận, buồn tủi…
– Nhân vật trữ tình đồng thời là chủ thể sáng tạo của ca dao không phải là một nhân vật cá biệt
cụ thể mà là mà nhân vật phiếm chỉ, đại diện cho một kiểu người, kiểu thân phận, kiểu tâm
trạng…Ví dụ: kiểu người phụ nữ bé nhỏ, tội nghiệp là nạn nhân của chế độ phong kiến bất công;
kiểu chàng trai, cô gái lỡ duyên, bi kịch trong tình yêu; những người chồng, người vợ nghĩa tình
sâu nặng; những người nông dân chân lấm tay bùn, nghèo đói nhưng lạc quan,hóm hỉnh,…
b. Ý nghĩa
– Tính phiếm chỉ của nhân vật trữ tình thể hiện một đặc điểm của ca dao nói riêng và văn học
dân gian nói chung, đó là tính tập thể. Ca dao cũng như các thể loại văn học dân gian khác, nó
được ra đời từ môi trường diễn xướng và không phải là sản phẩm của cá thể riêng lẻ mà là của
nhân dân lao động qua nhiều thế hệ. Nó được gọt giũa, sáng tạo, trau chuốt thêm qua nhiều thế
hệ để trở nên hoàn thiện, đẹp đẽ như bây giờ.
– Nhân vật trữ tình với các nét tâm trạng tâm lý, sắc thái cảm xúc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, phẩm
chất, nhân cách… của người bình dân Việt Nam. Ca dao trở thành thơ của vạn nhà, là tấm gương
soi tâm hồn dân tộc chính là vì vậy.
– Nhiều hình tượng nhân vật trong ca dao trở thành điển hình của kiểu nhân vật trữ tình dân gian,
tạo nên đặc trưng giá trị thẩm mĩ mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành chủ đề, chất liệu sáng tác
cho nền thơ trữ tình Việt Nam…
– Thế giới cảm xúc nội tâm vô cùng phong phú tinh vi, cũng đầy bí ẩn nên ca dao không những
khái quát được những kiểu dạng, mô tip tâm lý chung, phổ biến nhất mà còn diễn tả, gọi tên
được những trạng thái xúc cảm mong manh, mơ hồ trong tâm hồn con người, ứng với các tình
huống cụ thể của cuộc sống con người. Điều này làm nên tính khái quát nhưng cũng rất cụ thể,
sinh động của tâm trạng nhân vật trữ tình trong ca dao.
3. Chứng minh

4.Bình luận, mở rộng vấn đề


– Không gian nghệ thuật trong ca dao không chỉ là bối cảnh, phông nền để nhân vật xuất hiện mà
có khi còn hiện lên như những khách thể thẩm mĩ với những vẻ đẹp tự nhiên, sinh động được
những người nghệ sĩ bình dân khám phá, phát hiện…
– Không gian không chỉ phản ánh thế giới hiện thực, môi trường hoàn cảnh sống mà còn là
không gian tâm tưởng tưởng tượng, phi hiện thực được sáng tạo nhằm thể hiện một quan niệm,
tình cảm nào đó của nhân dân…
– Mặc dù tồn tại những kiểu tâm trạng, cảm xúc chung chung, phổ biến nhưng với tài năng, sự
sáng tạo, tài hoa của người nghệ sĩ bình dân, nên ca dao vẫn tồn tại nhiều vẻ đẹp độc đáo riêng
biệt. Ví dụ có hàng trăm câu ca dao diễn tả những trạng thái tâm lý rất quen thuộc phổ quát như
nỗi tương tư, hay tỏ tình trong tình yêu, nhưng câu nào cũng có vẻ đẹp riêng, không trộn lẫn…
– Mỗi không gian nghệ thuật ứng với một kiểu nhân vật khác nhau. Không gian nghệ thuật trần
thế, bình dị gắn với nhân vật là những người lao động bình dân, chân lấm tay bùn; không gian
phiếm chỉ ứng với nhân vật chưa được cá thể hóa, mang tình cảm, tâm trạng chung của nhiều
người…

You might also like