You are on page 1of 4

CA DAO

1, Khái niệm

Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo
một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.

Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài
hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.

2, Đặc điểm

Nội dung

Ca dao diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng và tình cảm của người dân trong các mối quan hệ
như: tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, gia đình, đất nước… Ngoài ra ca dao còn phản ánh
lịch sử và các phong tục tập quán truyền thống của người dân Việt.

Trong đó, chủ đề chính của ca dao là tiếng hát than thân, lời ca yêu thương tình nghĩa được
cất lên từ cuộc đời đầy cay đắng, xót xa nhưng đằm thấm ân tình của của người Việt Nam.

Nghệ thuật

Ca dao là những lời thơ ngắn gọn, được viết bằng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể nên rất
dễ ghi nhớ

Ngôn ngữ giản dị, quen thuộc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày

Giàu hình ảnh ẩn dụ so sánh

Cách diễn đạt mang đậm sắc thái dân gian

Cấu trúc được chia thành 3 loại phổ biến sau: ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định; cấu trúc
theo lối phô diễn về thiên nhiên và cấu trúc theo lối đối thoại

3, Phân loại

Kho tàng ca dao Việt Nam rất đa dạng và chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như sau:

a, Đồng dao

Là thơ ca dân gian truyền miệng gắn liền với công việc và các trò chơi của trẻ em.

Ví dụ:

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm…

b, Ca dao lao động

Được sáng tác trong quá trình lao động sản xuất của nhân dân; đúc kết nhiều kinh nghiệm
sống của cha ông ta.

Ví dụ:

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

c, Ca dao ru con

Hầu hết những bài hát ru con ngày nay đều là những câu ca dao có sẵn.

Ví dụ:

Ru con con ngủ cho say

Để u dệt vải cho thầy nhuộm nâu

d, Ca dao về các lễ nghi và phong tục

Thể hiện hình thức sinh hoạt tôn giáo của người dân.

Ví dụ:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

e, Ca dao hài hước, bông đùa, trào phúng:

Những câu ca dao dí dỏm, hài hước, bông đùa thể hiện tinh thần lạc quan vượt qua mọi khó
khăn của cuộc sống. Ngược lại những câu ca dao châm biếm, trào phúng sẽ lên án, phê phán
thói hư tật xấu của con người.

4. Vai trò của ca dao trong cuộc sống

-Ca dao có thể nói, là tiếng nói đầu tiên của "cây đàn tâm hồn" con người kể từ khi con người
bước ra khỏi bóng tối của đời sống nguyên thủy, biết mở rộng tâm hồn, lắng nghe tiếng vọng
của đời và cất lên những lời thì thầm của trái tim biết buồn vui, yêu ghét...

- Ca dao còn dạy chúng ta nhiều bài học về cuộc sống.

+ Ca dao dạy ta biết yêu lao động, trân quý sức lao động của con người:

"Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.


Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần."

+ Ca dao dạy ta biết yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng."

+ Ca dao còn dạy chúng ta biết yêu thương quý trọng gia đình, quý trọng những tình cảm
thiêng liêng, cao cả mà gần gũi, ấm áp:

"Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ, kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

+ Ca dao dạy chúng ta biết thủy chung, son sắt trong tình yêu:

"Muối ba năm muối đang còn mặn,

Gừng chin tháng gừng hãy còn cay.

Đôi ta nghĩa nặng tình dày,

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa."

+ Ca dao còn bồi dưỡng cho chúng ta nhiều bài học quý báu về cách đối nhân, xử thế, về ý
chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống:

" Chớ than phận khó ai ơi!

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây."

Như vậy, ca dao có vai trò vô cùng quan trọng lời ăn tiếng nói, trong việc giáo dục tư tưởng,
tình cảm, đạo đức.. cho con người góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện nhân cách con
người, rèn luyện, bồi đắp những tư tưởng, tình cảm, lối sống cao đẹp, lành mạnh.

CA DAO TRỮ TÌNH

1,khái niệm:

-Ca dao trữ tình: Đây là loại ca dao do cảm xúc tạo thành; chủ yếu được dùng để bộc lộ tâm
trạng, tình cảm, ký thác tâm sự của chủ thể. 

2,đặc điểm

a,nội dung
-là tiếng hát của tình yêu ,tiếng hát của người phụ nữ đau khổ nhưng giàu tinh thần hi sinh và
đấu tranh trong quan hệ gia đình,của người nông dân trong lao động

- ca dao về tình yêu nam nữ là bộ phận phong phú nhất,nói đếntình yêu nam nữ hay các cuộc
gặp gỡ của trai gái

- phản ánh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

-lấy đề tài trong đời sống xã hội là những tâm trạng đau khổ,uất ức,thái độ phản kháng của
nhân dân lao động bị đè nặng dưới ách thống trị nặng nề của giai cấp địa chủ và phong kiến

b,nghệ thuật

-Trong ca dao trữ tình, những phương thức diễn đạt được sử dụng nhiều nhất là thể phú, thể
hứng và thể tỉ.

-Ngoài ba phương thức diễn đạt phú, hứng và tỉ, ta còn thấy lắm bài ca dao có chung một lối
kết cấu theo trình tự thu hẹp dần đối tượng về điểm kết.

-Ca dao trữ tình còn hay sử dụng tới phương thức diễn đạt độc đáo nữa là lối trình bầy gián
tiếp qua từ ngữ, sự việc mà chúng ta phải dựa vào ý tứ của bài ca dao mới suy ra được chủ ý
của tác giả

-Ngôn từ trong ca dao tuy giản dị, rất ít từ Hán, ngay từ Hán Việt cũng không có mấy, nhưng
lại rất nhiều từ biểu cảm, gợi thanh, gợi hình, gợi sắc

-Ca dao trữ tình rất giàu nhạc tính, khi nhẹ nhàng êm ái, khi thanh thoát lâng lâng, khi uyển
chuyển dìu dặt, khi rền rĩ thiết tha

You might also like