You are on page 1of 5

ơiCÁNH ĐÔNG BẤT TẬN - Nguyễn Ngọc Tư

* Hiện thực trong tác phẩm

Là truyện viết ở thời bình nhưng Cánh đồng bất tận lại mở ra nhiều chiều kích hỗn loạnkhó
gọi tên, tựa như chính ta đang thể nghiệm những cuộc chiến chinh của một thời máulửa mà
chiến trận ở đây là thế giới tâm hồn đầy rối ren, phức tạp của con người. Thế giớinhân vật
trong Cánh đồng bất tận quanh đi quẩn lại cũng chỉ “từng ấy mặt người, từng ấydáng điệu” –
nhưng tất cả những số phận ấy, không một ai là bình thường bởi ẩn sâutrong họ là những hố
đen sâu thẳm, mà như chính Nguyễn Ngọc Tư đã nói thì “đầy mờ mịt, chơi vơi và dễ hụt
chân”. Đó là Sương – vũng lầy bất tận của những cô gái vì “cùngđường tuyệt lộ” mà phải bán
rẻ thân mình cho những gã đàn ông cắt cỏ, chăn vịt. Đó là Út Vũ – người đàn ông lấy nỗi đau
của những người phụ nữ khác làm “vết băng bó” cho chính nỗi đau vì bị phụ bạc của mình.
Đó là Điền, là Nương – những đứa trẻ chưa lớn đãphải mang trong mình hình hài của trái tim
chi chít những vết đau vì nỗi cô đơn, lạc lõngngay chính giữa cuộc đời. Và đó còn là vợ của
Út Vũ – nạn nhân của cái đói, cái nghèo,vì những thiếu thốn về tình cảm mà bất đắc dĩ trở
thành kẻ phụ tình. Nguyễn Ngọc Tư không phải là người đầu tiên để mảnh đất miền Tây Nam
Bộ được đứng trên văn đàn nước nhà, cũng không phải là cây bút đầu tiên tái hiện lại cuộc
sống đời thường của những người nông dân bình dị nơi đây; song chính chị lại là người đầu
tiên để nỗi đau của họ được “cất tiếng” trên trang giấy – những tiếng kêu không đầu không
cuối nhưng bi thương, xót xa, như nghẹn đặc nơi cổ họng, như âm thầm nổi giông trong tâm
hồn. Những phận đời éo le ấy tựa như những đôi cánh vô định giữa không trung, cố gắng bay
đi nhưng không tài nào vươn cao hơn được, không tài nào thoát ra khỏi sự an bài của số phận
lênh đênh được. Rốt cuộc, trước mắt họ lại chính là những cánh đồng bất tận –những cánh
đồng không tên không tuổi nhưng là chứng nhân cho muôn vàn bi kịch củanhững kiếp người
mỏi mòn nơi đây

*Gía trị

-Nguyễn Ngọc Tư cất lên tiếng nói cảnh báo rằng con người đang bị lệ thuộc vào hoàn cảnh,lệ
thuộc vào môi trường sống,con người là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh, hoàn cảnh
sống ,khiến con người trở nên khô héo về mặt nhân tính,xói mòn về mặt đạo đức,dẫn đến sự
tha hóa của con người

+ Bi kịch của hoàn cảnh,của đồng tiền đã biến Út Vũ thành một con người khác,từ mội người
sống tình cảm,chăm chút cho gia đình bé nhỏ của mình thành một người lạnh lùng,vô cảm
Những đau khổ cũng từ đây mà vỡ tan ra như những mảnh thủy tinh sáng choang, cứa đến rỉ
máu cuộc đời Út Vũ và cả nhữngngười đàn bà mà Út Vũ gặp về sau. Những cuộc tình ngắn
ngủi, nhanh trong phút chốcnhưng đủ để xiết lòng những kẻ lỡ tin vào “chân lí” của tình yêu.
Út Vũ làm gì trongnhững cuộc yêu ấy? Anh để họ sa vào lưới tình, vừa đủ yêu, vừa đủ đau,
vừa đủ bẽ bàngvà rồi bỏ rơi họ đúng lúc. Anh đối xử với họ như cách mà người vợ cũ đã từng
làmvới anh – một sự trả thù đau đớn, man rợ và phũ phàng đến vô cùng. Út Vũ dập tắt niềmtin
vào tình yêu trong những người đàn bà ấy, nhưng cũng chính dập tắt đi ngọn lửa hivọng về
một mái ấm gia đình trong tâm khảm của Nương và Điền. Ngọn lửa ấy cứ mờdần đi, le lói và
cuối cùng tắt hẳn giữa xa xôi hiu quạnh của những cánh đồng bất tận. Hai đứa trẻ chạnh lòng
nhận ra rằng: cha chúng hành động cũng chẳng khác gì bản năng mộtcon thú – nằm mơ màng
nhấp nháp hương vị miếng mồi sau khi trở về tổ rồi lại tiếp tụcthòm thèm những con mồi tiếp
theo. Đó là một vòng luẩn quẩn đầy tang thương, chếtchóc – cái chết trong chút nhân tính còn
sót lại của một trải tim đã phải chịu quá nhiềuthương tổn của tình yêu

+Cũng vì hoàn cảnh thiếu thốn,khó khăn,Chính đồng tiền đã làm Vợt Út Vũ thay đổi,chị đánh
đổi những xấp vải bằng cuộc ái ân với người thương lái,vì đồng tiền mà một người mẹ ra đi
bỏ lại những đứa khi chúng còn quá nhỏ .Chúng ngỡ ngàng trước cuộc sống rồi phải mạnh mẽ
để thích nghi như những đứa trẻ mồ côi không có mẹ. Với Điền kí ức về mẹ quá ít nó chẳng
hiểu thương mẹ phải ra sao: “Người ta thương mẹ ra làm sao.

+Vì hoàn cảnh,vì đồng tiền mà Sương kiếm sống bằng nghề buôn hương bán phấn: “ Chị sống
nhờ những món tiền cắm câu đêm đêm”, “ cũng có lúc thu hoạch bất ngờ chị mồi chài được
người đàn ông chơi trò giường chiếu suốt hai ngày đêm,chị được một triệu hai.Đó là vốn vay
xóa đói giảm nghèo..”

+ Xót xa cho cuộc đời điền và Nương,hai nhân vật là hệ quả của những bi kịch xuất phát từ
hoàn cảnh sống,bi kịch của đồng tiền và của những đấng sinh thanh gây ra cho chúng.Trách
làm sao được khi những suy nghĩ, hành động của chúng chính là “sản phẩm” được đúc ra từ
thế giới đầy bất nhân, hỗn loạn và cuồng nộ của người lớn? Nếu không nhìn thấy cảnh ái ân
của má với một người đàn ông khác khi nấp sau kẹt bồ lúa lúc ấu thơ, có lẽ sau nàyĐiền đã
không khước từ bản năng giới tính của mình đến như thế. Còn Nương, niềm tinvào một thứ
tình yêu trong sáng, chân thành còn là gì khi chứng kiến những cuộc tìnhchóng vánh, bạc bẽo
của cha với những người đàn bà khác suốt những năm tháng thiếuniên? Hai đứa trẻ, hai tính
cách khác nhau, nhưng đều chung một số mệnh – số mệnh lênh đênh, côi cút và lạc loài trên
những cánh đồng xa kia.

TƯỚNG VỀ HƯU-Nguyễn Huy Thiệp

Vương Trí Nhàn có nhận xét về Tướng về hưu: “Nhắc tới anh, người ta nhớ Tướng về hưu
gây xôn xao một dạo, bởi cách viết rạch ròi, trần trụi... Bằng một lối kể thâm trầm của một kẻ
vừa trải đời, vừa chán đời và không còn những hy vọng dễ dãi vào đời, trong Tướng về hưu,
tác giả vẽ ra một khung cảnh ở đó, nếp sống thực dụng lan tràn, trở thành một thói quen;
con người lì lợm lâu ngày đến mức mất hết cảm giác về sự lì lợm của chính mình; cái tốt
bé nhỏ như một cái gì trớ trêu rơi rớt lại không được việc gì; lương tri vẫn còn trong mỗi
người nhưng nó chỉ đủ sức làm cho người ta nghẹn ngào khi phải đối mặt với những
cảnh tha hóa, bần cùng...”. Bi kịch cá nhân con người bắt đầu khi thiếu tướng Nguyễn
Thuấn bình lặng trở lại cuộc sống đời thường ở cái tuổi “cổ lai hy” khi “việc lớn trong đời đã
làm xong rồi.Nhưng tướng Thuấn không được “Thảnh thơi thơ túi rượu bầu” của Nguyễn
Công Trứ mà lại nặng trĩu mối u hoài khi cảm thấy mình như lạc loài trong ngôi nhà của
mình. Ông không mang về ánh hào quang của người lính suốt cả đời chinh chiến, không dằn
vặt, hoài niệm về chiến tranh như Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh hay nỗi đau
dằn xé của Lực trong Cỏ Lau của Nguyễn Minh Châu khi ngày trở về thì người vợ thân yêu đã
có chồng khác. Ông trở về sống bên người những người thân của mình. Thế nhưng tại trong
ngôi nhà của mình, ông cảm thấy lạc loài, không hòa nhập được.

Bi kịch cá nhân con người trong Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp chủ yếu là bi kịch
con người lý tưởng bình đẳng và sự tha hóa trong nếp sống thực dụng của nền kinh tế
thị trường.

Tướng Thuấn là không mang biểu tượng của một thời oanh liệt, của những năm tháng
lặn lội ở chiến trường. Nguyễn Huy Thiệp không miêu tả ông trở về với những huân huy
chương, ông trở về có phần xa lạ đối với mọi người trong nhà. Một cái nhìn tinh tế của đôi
mắt thục dụng trong hiện thực cuộc sống mà người tướng già không kịp nhận ra. Có thể ở nơi
chiến trường ông đã đi qua những cuộc chiến tranh, con người và con người gắn kết nhau
trong tình đồng đội, ít có vụ lợi cá nhân. Nhưng khổ nỗi nơi chiến địa, người ta hy sinh, san sẻ
cho nhau từ vật chất lẫn tinh thần, còn cuộc sống xã hội thì khác hẳn. Chén cơm manh áo đời
thường, sự ti tiện ích kỷ cá nhân. Con người giành giựt nhau trong đời sống kinh tế. Về hưu
không theo kịp với nhịp sống hiện đại, ông bị lạc lõng trước cuộc sống bộn bề, phức tạp, nhố
nhăng trong một xã hội đang chuyển mình từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường. Câu nói "Sao tôi cứ như lạc loài" dường như chứng minh cho nhận định trên

Chỉ trong ba tháng từ ngày về hưu, một con người năng động trở nên thụ động, lầm lũi, có
điều gì đó nghẹn khuất trong lòng tướng Thuấn và trở thành nỗi nhớ rồi là nỗi nhục. Sự cô
đơn của tướng Thuấn chưa hẳn là nỗi buồn nhớ một cái gì đã thuộc về quá khứ, ông trở thành
cô đơn trong chính ngôi nhà mìnhlối tư tưởng của ông cũng không thể tiếp nhận nổi với lối tư
duy của những người mà ông gọi là “một nhà”. Ông cảm thấy buồn lòng, khó chịu khi vợ
mình bị tách biệt với gia đình chỉ vì “Tại mẹ lẫn” – qua sự nhìn nhận của đứa con dâu. Hình
như đồng tiền không nằm trong suy nghĩ của ông. Nhưng oái oăm thay, đồng tiển đã là lẽ sống
của xã hội. Chính vì thế ông không thể chấp nhận việc cô con dâu, một bác sĩ sản khoa hàng
ngày đem các nhau thai nhi bỏ đi, cho vào phích đá đem về nấu lên cho chó, cho lợn ăn chóng
lớn để bán lấy tiền. Ông đã nhìn thấy những mẫu thai nhi bé xíu, có cả những ngón tay nhỏ
hồng hồng trong nồi cám. Đau đớn quá, ông đã bật khóc. Nước mắt của vị tướng về hưu,
người đã từng chôn cất ba nghìn người lại bật khóc vì những sinh linh, những hình hài chưa
kịp hoàn chỉnh của con người đã trở thành thực phẩm cho loài chó, lợn, và chính loài chó lợn
ấy lại nuôi sống con người mang danh phận trí thức. Đúng là bi kịch. Ông đã thốt lên: “Khốn
nạn ! Tao không cần sự giàu có này”. Không phải ông không cần tiền, nhưng kiếm tiền đến
như thế thì đã là một tội ác. Sự lạnh lùng của nền kinh tế thị trường với thế lực đồng tiền
thành tiêu chí đã tạo cho Thủy lạnh lùng đến kinh tởm.

-Thế giới con người trong bi kịch của Nguyễn Huy Thiệp còn là những toan tính nhỏ nhen
ích kỷ của nếp sống thực dụng. Một lối sống phi đạo đức, thiếu nhân tính đã len vào tâm hồn
sơ cứng của một bộ phận người mà vẫn tồn tại, thậm chí còn có thế lực trong gia đình. Ngay
cả vấn đề tình yêu, hôn nhân. Cô cháu dâu là một cô giáo mầm non, con gái ông vụ phó lại
sinh sau đám cưới mười ngày. Cô con dâu là bác sĩ sản khoa đã nhận định “Chuyện ấy là
chuyện thường. Bây giờ làm gì còn có trinh nữ. Con làm ở bệnh viện sản con biết”. “Chữ trinh
đáng giá nghìn vàng” của cụ Tố Như xem ra không có giá trị với thì hiện tại. Con người sống
bằng bản năng, bằng sự thõa mãn dục vọng, xem thường giá trị đạo lý. Người ta quan hệ rồi
lại từ chối trách nhiệm, lại phá thai, lại quan hệ… cái vòng lẫn quẫn ấy đã cung cấp nguồn
dinh dưỡng cho chó, lợn… Đó có cũng là bi kịch con người. Ông Càng chán ghét hơn với cái
sự nhu nhược của thằng con trai. Ông nhận ra một sự thật cay đắng rằng “Đàn ông thằng nào
có tâm thì nhục… tâm càng lớn càng nhục”.

Sự cô đơn, lạc lõng của ông Thuần xuất phát từ sự mâu thuẫn của lý tưởng cao đẹp một
thời và sự thật trần trụi của một thời đại mới. Một người như ông, từng được đặt trong “bầu
không khí vô trùng” của thời trước chắc chắn không đủ sức đề kháng để đối chọi với sự thật
của thời này. Ông Thuấn từ người lính trong chiến tranh khi trở về với đời sống dường như
bước vào một cuộc sống khác với hai bàn tay trắng. Giữa một cái thế giới mới rối rắm, xấu xí,
méo mó về nhân hình nhân tính đã khiến ông trở nên hoang mang, choáng ngợp. Càng ở lâu
ông càng không thể thấm thía nổi cái lối sống toàn điều đen tối đang cuồn cuộn sóng ngầm ấy.
Ông quyết định trở lại chiến trường. Và ông hi sinh. Cuối cùng, ông Thuấn cũng có thể thoát
ra khỏi cái thế giới lạ lẫm và đi đến nơi thuộc về mình, làm những điều phù hợp với lí tưởng
sống của bản thân và kết thúc cuộc đời mình bằng sự trong sạch cuối cùng.

Đọc Tướng về hưu, Đặng Anh Đào đánh giá: “Tử và sinh, tình yêu và cái chết, đám
cưới và đám ma… Một truyện ngắn mà đã dựng lại cả sơ đồ của tiểu thuyết và truyện kể từ
khi ra đời. Chuyện nuôi chó và nuôi vẹt, vấn đề “trinh nữ” trong xã hội này, thế nào là đạo
đức và bóc lột, một cô gái dở hơi, những lá thư “giới thiệu”, trí thức hay lao động chân tay,
cuộc sống làng xã hay sự cô đơn… Tất cả những chuyện đó đều là những chuyện nhỏ nhặt,
không phải là phổ biến, nhiều khi rất độc đáo (cả những cái đít chum, cả thuốc lá galăng nữa)
nhưng đều là những tín hiệu thức tỉnh sự chú ý của người đọc. Chúng nhấp nháy báo hiệu một
điều gì đó, khi từ miệng một đứa trẻ thốt ra cái câu: “Có phải ngậm miệng ăn tiền không hở
bố?” (Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, tr.24).

“Cuộc sống càng khắc nghiệt, hiện thực càng ghê gớm, miếng ăn manh áo trở thành vấn
đề riết róng thì văn học càng phải nâng đỡ con người ta, nó đòi hỏi trí tưởng tượng, đòi hỏi
con người phải bứt phá” (Nguyễn Thị Minh Thái). Sự bứt phá của nhà văn ở điểm nhìn
thấy được những hạn chế Nguyễn Huy những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tha
hóa một tầng lớp xả hội cuốn theo đồng tiền. Thiệp đã tìm thấy những cái hữu hình lẫn
vô hình, cái mâu thuẫn giữa chân giá trị và cái giả dối cứ đan xen nhau, nếu không có
đôi mắt tinh tường khó phân biệt chân giả. Bi kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp vừa xót xa, vừa ngậm ngùi, vừa bùng cháy dữ dội.

You might also like