You are on page 1of 4

Nhà văn Nguyễn Khải nhận xét: " Là học trò của cụ Nguyễn Tuân, tôi vẫn không

tin
Nguyễn Tuân viết " Chữ người tử tù" cũng như Kim Lân viết "Làng" và "Vợ nhặt".
Đó không phải là người viết mà là thần viết. Thần mượn tay người để viết nên
những trang bất hủ". Xét riêng truyện ngắn "Vợ nhặt", Kim Lân quả xứng với lời
khen đó. Thiên truyện về cái đói, cái chết mà làm lộ ra sự sống, lộ ra chất người kì
diệu. Tư tưởng nhân văn sâu sắc đó không phải là truyện ngắn ồn ào mà được
diễn đạt thấm thía qua nghệ thuật văn xuôi đặc sắc đã đưa Kim Lân vào hàng
những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học hiện đại
“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm
than” – Nam Cao. Thật vậy, phàm đã là nghệ thuật thì phải phán ánh những hiện
thực ngoài kia một cách chân thực nhất. Được nhắc đến như một cây bút chuyên
viết truyện ngắn, Kim Lân (1920-2007) rất có duyên viết về con người và làng quê
Việt Nam, nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Dù viết về phong tục hay con người,
trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống con người của làng
quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời, thật thà, chất phác mà thông
minh, hóm hỉnh, tài hoa. “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân in trong
tập “Con chó xấu xí” (1962). Tiền thân của truyện ngắn là tiểu thuyết “Xóm ngụ
cư” được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và bị thất lạc bản
thảo. Sau khi hòa bình lập lại, ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện
ngắn này. Truyện là bài ca về tình người, về lòng lạc quan và niềm khát sống mãnh
liệt của những con người sống trong tận cùng của đói khổ. Trong đó hình ảnh bà
Cụ Tứ đã để lại trong người đọc ấn tượng về tình người sâu sắc đặc biệt ở chi tiết
giọt nước mắt - đó là một chi tiết đắt giá trong truyện ngắn.
Bà cụ Tứ là mẹ của anh cu Tràng. Trong tác phẩm, bà xuất hiện trước người đọc
trong bóng hoàng hôn tê tái, người mẹ nghèo khổ "húng hắng ho" chẳng khác nào
một cái bóng đi vào ngõ. Trước mái tranh đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn
nhổn những búi cỏ dại. Nhà văn đặt nhân vật vào hoàn cảnh bất ngờ đó là việc đứa
con trai đưa một người đàn bà về nhà làm vợ vào giữa ngày đói khủng khiếp và cái
chết đang rình rập gõ cửa từng nhà. Viết về bà cụ Tứ nhà văn đi sâu vào phân tích
tâm lý và tấm lòng nhân ái đáng quí đáng trọng của bà đối với các con.
Cũng như mọi người trong xóm ngụ cư, lúc đầu bà rất ngạc nhiên và không thể
hiểu nổi điều gì xảy ra. Thấy Tràng ra đón từ ngoài ngõ lại reo lên như một đứa trẻ
vồn vã khác thường. Tâm trạng bà cụ Tứ trở nên phấp phỏng, có cái gì đấy bất
thường đang chờ đợi bà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, càng ngạc nhiên hơn.
Kim Lân đã chọn ngôn ngữ độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng bà cụ: "Quái sao
lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu
giường con trai mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục
mà. Ai thế nhỉ?" Cho đến khi nghe Tràng phân trần cắt nghĩa, bà cụ mới hiểu.
Lòng bà ngổn ngang những lo âu, tủi cực, xót thương lẫn vui mừng. "Bà lão cúi
đầu nín lặng". Trong lòng bà đầy những ám ảnh của một dĩ vãng nặng trĩu những
đắng cay. Bà nghĩ đến ông lão, đến đứa con Út, đến cuộc đời cơ cực dài dằng dặc
của mình mà thương, mà tủi cực xót xa: "Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho
con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này.
Còn mình thì…" Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai hàng nước mắt. Nạn
đói đang đe dọa, con có vợ bà lo lắng thự
Từ xót xa, mặc cảm, lo lắng bà nghĩ tới cái may của gia đình. Bà xót thương người
đàn bà lạ. Lòng người mẹ nghèo nhân hậu thấu hiểu cảnh ngộ người con gái xa lạ
bỗng trở thành con dâu của mình. "Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này,
người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được.." Nghĩ thế bà vui
trong lòng, cử chỉ của bà dịu dàng âu yếm. Bà gọi người đàn bà xa lạ là "con" xưng
hô "u" một cách chân tình: "Thôi thì các con phải duyên kiếp với nhau u cũng
mừng lòng". Với bổn phận làm mẹ, bà ao ước có được "dăm ba mâm" trước cúng
tổ tiên sau mời làng xóm. Có thể nói bà là người suy nghĩ trước sau song cái khó
bó cái khôn, ao ước giản dị ấy không thể thực hiện vì quá nghèo. Tuy đã mừng
lòng chấp thuận, nỗi buồn tủi và thương lo cho con của bà cụ Tứ vẫn rất dữ dội. Bà
cụ Tứ buồn vì con có vợ khi gia cảnh nghèo khó đến một mâm cơm cúng tổ tiên
cũng không có. Chuyện trăm năm của đời người mà đơn giản đến xót xa, tội
nghiệp. Càng tủi phận bao nhiêu, bà cụ lại càng thương con bấy nhiêu. Bà cụ nói
với các các con “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá, không biết nó có nuôi
nổi nhau qua trận đói này không”. Bà lão miên man nghĩ đến đời ông lão và đời
mình, rồi lại lo cho tương lai các con. Bà thở nhẹ ra một hơi dài, bóng tối trùm lấy
hai con mắt… lòng bà cụ cũng tối sầm lại vì những ý nghĩ u ám khổ đau. Bà lão
nghẹn lời, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Trong suốt tác phẩm, đây là lần
cuối cùng bà cụ Tứ rơi nước mắt. Dòng nước mắt ấy là điều đại diện cho một tấm
lòng nhân ái, yêu thương con, cùng đó là tình hữu ái giai cấp, một sự cảm thông
với người Vợ nhặt. Hơn ai hết, là một người từng trải, cụ hiểu hơn ai hết những
khó khăn của cuộc sống gia đình, đặc biệt là khi đói khát đang hoành hành, mạng
người như sợi tóc mỏng manh. Giọt nước mắt của cụ là niềm đớn đau khôn tả, nỗi
lòng đắng cay, qua đó còn tố cáo tội ác chiến tranh đã khiến cho bao cảnh gia đình
đầy ngang trái. Lẽ ra trong cảnh gia đình cưới vợ cho con phải tràn đầy niềm vui,
đầy những lời chúc phúc cùng nụ cười mãn nguyện, hạnh phúc thì lúc này còn có
cả những dòng nước mắt chảy dài trong mỗi xót xa, lo lắng. Đó là giọt nước mắt
chứng minh cho tình mẫu tử đầy thiêng liêng, lo lắng cho hạnh phúc của đứa con
mình.
Tác giả Kim Lân đã xây dựng một chi tiết giọt nước mắt đặc sắc, phân tích tâm lí
nhân vật bà cụ Tứ một cách sắc sảo. Bên cạnh đó, chi tiết giọt nước mắt đã bao
hàm cả giá trị hiện thực lẫn giá trị nhân đạo của tác phẩm: một bên gián tiếp tố cáo
tội ác của bọn thực dân, phát xít và phong kiến tay sai, phản ánh đời sống vất vả
của người lao động trong nạn đói; một bên hé mở vẻ đẹp khuất lấp của con người
trong nạn đói. Tác giả đã để cho dòng nước mắt ấy “rỉ” ra hiếm hoi bởi cả đời với
toàn những năm tháng khốn khổ dường như bà cụ đã cạn khô nước mắt rồi.
Nguyễn Khuyến trong bài Khóc Dương Khuê cũng đã từng viết “tuổi già hạt lệ
như sương/Hơi đây ép lấy hai hàng chứa chan" hay Nam Cao khi miêu tả nước mắt
của Lão Hạc “Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra”. Những
năm tháng trải đời với biết bao cay đắng khiên cho họ dù đau đớn nhưng cũng đã
cạn khô nước mắt , chai sạn với cuộc đời nên những dòng nước mắt chỉ là sự “rỉ”
ra hiếm hoi mà thôi. Kim Lân đã để chân dung bà cụ Tứ hiện lên qua chi tiết “kẽ
mắt kèm nhèm” – một bức chân dung đầy khổ hạnh của người nông dân lớn tuổi.
Dòng nước mắt của bà cụ Tứ không chỉ là biểu hiện của nỗi đau khổ, tủi phận mà
còn là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng, mừng hay tủi hay lo lắng cũng đều
xuất phát từ tình thương con đến thắt lòng, từ trái tim nhân hậu của người mẹ. Có
thể nói, chi tiết “dòng nước mắt” đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhan đạo
sâu sắc. Chỉ “dòng nước mắt” của bà cụ Tứ nhưng ta có thể thấy được tình cảnh xã
hội những năm trước cách mạng, trong nạn đói 1945. Đặc biệt, đó còn là sự cảm
thông thương xót những người nông dân khốn khổ, là sự tố cáo xã hội, tố cáo giai
cấp thống trị đã đè nén áp bức người dân. Nhưng đặc biệt nhân đạo ở đây là sự
ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người mẹ mà Kim Lân dành nhiều tâm huyết vào ngòi bút
của mình. Chi tiết “dòng nước mắt” còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc. Dù chỉ là
chi tiết nhỏ nhưng nội dung ý nghĩa truyền tải lại rất lớn, diễn tả chân thực, sinh
động nội tâm nhân vật.
Giọt nước mắt vốn là một biểu hiện của nhiều sắc thái khác nhau. Ngoài giọt nước
mắt yêu thương của bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt”, chúng ta còn có giọt nước mắt giả
tạo (Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng), giọt nước mắt đau đớn (Lão
Hạc)… và đặc biệt là giọt nước mắt đầy nhân tính của Chí Phèo trong tác phẩm
cùng tên của Nam Cao. Khi được thị Nở nấu cho bát cháo hành, Chí cảm thấy vô
cùng ngạc nhiên và xúc động, vì đây là lần đầu tiên có một người đàn bà đối xử tốt
với Chí đến vậy. Chí có những cảm xúc đi từ bâng khuâng, êm ái nhẹ nhàng, đến
vừa vui vừa buồn, và có lẽ cuối cùng là có chút gì đó ăn năn… Một con quỷ dữ
như Chí cũng phải khóc khi cảm nhận được tình yêu thương nồng ấm đến từ thị
Nở. Đây cũng là một biểu hiện của niềm khát khao hạnh phúc gia đình ẩn sâu trong
con người thô kệch, xấu xí của Chí.
Nhà văn dùng “Vợ nhặt” làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái.
Câu chuyện “Vợ nhặt” đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng
ấm lòng”. Đó là lời nhận xét xác đáng về tác phẩm “Vợ nhặt”. “Bóng tối” là u ám,
là khó khăn, là bối cảnh bao trùm tác phẩm mà tác giả tái hiện từ hiện thực thê
thảm của dân tộc - nạn đói 1945. Đặc biệt qua chi tiết giọt nước mắt của bà cụ Tứ,
nhà văn đã làm sáng lên tình thương người sâu sắc giữa xã hội u tối. Những trang
văn đậm “tình người” của Kim Lân sẽ còn sống mãi trong trái tim độc giả như cách
độc giả nhớ về ông - người nghệ sĩ chất phác, đôn hậu của làng quê Việt Nam

You might also like