You are on page 1of 2

Đề: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân

BÀI LÀM
(Viết sau khi giới thiệu nhan đề)
Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, có lẽ vẻ đẹp của “sức sống đơn sơ vừa đắng cay vừa đớn đau nhưng lại lóe lên
những tia sáng đạo đức và danh dự” mà Kim Lân để cho người đọc cảm động nhất chính là hình tượng nhân vật
bà cụ Tứ – một người mẹ nông dân chịu nhiều đắng cay thiệt thòi trong cuộc sống nhưng lại tiêu biểu cho vẻ
đẹp tâm hồn Việt với tấm lòng nhân ái, bao dung. Trong thời khắc khủng khiếp của nạn đói mà nói như thi sĩ
Bàng Bá Lân: “Trên thân mình còn dính một chút da Dù chưa chết đã bốc mùi tử khí”. Gia cảnh bà cụ Tứ cũng
chẳng khá gì, hai mẹ con chỉ sống dựa vào đồng phu xe ít ỏi của Tràng; cuộc sống đang ngấp nghé bên bờ vực
của cái chết.
(Bà cụ Tứ được tác giả miêu tả là một người mẹ già…)
(Khi nhìn thấy người đần bà xa lạ…)
Chính sự xuất hiện của người đàn bà ấy làm cho người mẹ ấy ngổn ngang bao tâm trạng, vừa ngạc nhiên, vừa
tủi thân, mừng vừa lo.
(“Chao ôi! Người ta dựng vợ gả chồng cho con … Còn mình thì ...”). Nhà văn đã bỏ lửng suy nghĩ của bà bằng
ba dấu chấm. Ba dấu chấm như là những nốt lặng trong tâm hồn người mẹ mà ở đó sự tủi thân tủi phận dâng
trào hơn bao giờ hết. Nhà văn đã để nhân vật của mình khóc: “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà đã rỉ xuống hai
dòng nước mắt”, đó là dòng nước mắt cơ cực của cuộc đời và cũng là những giọt nước mắt đã cạn kiệt vì cuộc
đời mẹ đã khóc quá nhiều. (Bà sót thương…)
(Ngồi xuống đây đi cho đỡ mỏi chân) Bà tỏ ra rất gần gũi và chân tình “Nhìn người đàn bà đứng vấn về tà áo đã
rách bợt”, mà “lòng đầy xót thương”. Chính tình cảm ấy đã xóa đi rất nhiều mặc cảm cho người con dâu.
(Bà gieo vào lòng con niềm hi vọng ở tương lai) Tục ngữ Việt Nam có câu “Người sống động vàng”, còn Kim
Lân khi viết truyện ngắn này đã nung nấu: “Khi viết về con người năm đói, người ta thường viết về con người
chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết về con người không nghĩ đến cái chết mà chỉ nghĩ đến cái sống. Đã sống
thì phải sống cho ra cuộc sống con người”. Có lẽ vì vậy mà Kim Lân đã để bà cụ Tứ thổi sức sống vào các con
bằng triết lý dân gian: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. (Khuyên con…)
(Trong bữa cơm… niềm hi vọng ở tương lai) Bà vừa là người thắp lửa và cũng là người truyền lửa. Thắp lên
những niềm vui, lạc quan vào cuộc sống và truyền cho con cái những lạc quan ây để các con hướng về tương
lai. Nhưng niềm vui của bà cụ thật tội nghiệp khi miếng cháo cám trở nên đắng chát và nghẹn bố trong cổ. Lúc
này cái đen tối của hiện tại, cái mờ mịt của tương lại trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết, và mọi hi vọng, mọi niềm
vui cũng tan tành chỉ trong chốc lát. Bà tự hào vì nồi “chè khoán” mà thực ra là nồi cháo cám để đãi nàng dâu
mới đã khiến người đọc cảm động đến ứa nước mắt vì tình cảm của người. (Tấm lòng của bà cụ Tứ…)
Đề: Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân
(Sau khi phân tích nhan đề)
Trong thiên truyện của mình, so với những nhân vật khác, người vợ nhặt - nhân vật mà Kim Lân miêu tả rất
“kiệm lời" song lại đóng một vai trò không thể thiếu ở thiên truyện. Hình ảnh của nhân vật được nhà văn xây
dựng trên cái tê của cái khổ, cái đói, cái chết đe dọa thường trực. Người phụ nữ này là một trong những nhân
chứng tiêu biểu cho số phận bị tham cua nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Thị xuất hiện với bộ dạng cứ gây ám ảnh mãi trong tâm trí người đọc: “tay vấn về tà áo đã rách bợt”. Kim Lân
không tà nhiều, thế nhưng những điều mà Kim Lân viết về người vợ nhặt đã phần nào cho người đọc những
hình dung về người phụ nữ này. (Thị không tên không tuổi…)
(Sau đó thị theo Tràng về làm vợ) Chỉ với hai lần gặp gỡ, vài câu nói đùa tầm phơ tầm phào, bốn bát bánh đúc
ngày đói, thị đã trở thành vợ của Tràng, một câu chuyện tình yêu vừa méo mó, đau xót nhưng cũng thật cảm
động. Câu chuyện thiêng liêng của cả một đời người bây giờ trở thành câu chuyện bi hài, cười ra nước mắt.
(Dường như Thị không còn…) Thị liều lĩnh đến lạ lùng, thế nhưng trong bối cảnh lúc bấy giờ, đây thực sự là
một sự liều lĩnh hợp lý. Chúng ta phải thừa nhận với nhau một điều rằng, trong cái đói của nạn đói năm 1945,
cái giá của nhân phẩm không quý bằng cái giá của sự sống. Thị đã không chút băn khoăn hay do dự khi theo
Tràng về làm vợ chỉ vì một lý do duy nhất: “Thị cần thoát khỏi cái chết, cần được ăn, cần được sống”.
Lễ vật hồi môn của người con gái khi về nhà chồng được đặt trong một chiếc thúng với vài món đồ con con. Thị
chẳng có gì, thì có tủi hờn không? Tôi đã rất băn khoăn khi nghĩ về điều này. Khi trong đám cưới của mình,
không có một bộ quần áo sạch sẽ, không có người thân đưa về nhà chồng, không một mâm cỗ, một buồng cau,
một cơi trầu,... tất cả đều không, cả những thứ nhỏ nhất cũng không. (Thị chấp nhận theo không…)
Đề: Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm mùa Đông cứu A Phủ
(Sau khi phân tích A Phủ) Mùa đông trên núi cao dài và lạnh lắm, Mị có một thói quen không thể bỏ đó cưới
lửa mỗi buổi đêm. Với Mị, bếp lửa là người bạn, là tri âm, là tri kỷ, là thứ hiếm hoi mang tới cho Mị một nguồn
sáng ấm áp, giúp Mị vượt qua sự lạnh giá, cô đơn trên dẻo cao này. Dù đã có nhiều lần, A Sử về và nhìn thấy
Mị sưởi lửa. hắn đạp Mị ngã lăn nhưng Mị vẫn nhất quyết không bỏ thói quen này. Nhà văn Tô Hoài rất tinh thế
khi lựa chọn chi tiết bếp lửa, đây là hình ảnh vừa hướng người đọc tới sự ấm áp, tới ánh sáng, vừa khiến cho
người đọc có những linh cảm nhất định về những điều sáng lạng hơn sẽ đến với số phận của những nhân vật
cùng đường. Và may mắn thay, nhờ vào ánh lửa bập bùng năm ấy, Mị đã nhìn thấy A Phủ | trong đêm. Cũng
như Mi, A Phủ là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miên
(Chứng kiến cảnh A Sử bị trói…)
(… không còn đủ sức để quan đến người khác). Và rồi, bước ngoặt bắt đầu từ những dòng nước mắt: “Đêm ấy
A Phủ khóc. Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai lõm má đã xạm đen”. Và giọt nước mắt kia là giọt nước
cuối cùng làm tràn ly nước. Nó đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ. (Mị nhớ đến tình cảnh…)
(hành động chạy theo…) . Điều này chứng tỏ Mị là một con người đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận,
tất cả những nỗi sợ hãi như cường quyên, bạo quyền tan biến, chỉ còn lại trong Mị là một lòng ham sống vô
cùng mãnh liệt
MỞ BÀI VỢ CHỒNG A PHỦ.
Tô Hoài là một nhà văn lớn của dân tộc với những sáng tác mang những nét đẹp đời thường. Văn chương của
ông hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh cùng với vốn từ vựng giàu có nhưng rất bình dị. Đối với ông,
viết văn là một quá trình đứng dậy đấu tranh để nói lên sự thật. Chính vì vậy, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ đã
được ra đời”. Tác phẩm được in trong tập truyện “Tây Bắc”, đạt giải nhất trong giải thưởng hội văn nghệ VN.
Tác phẩm đến nay gần như vẫn giữ nguyên giá trị và sức hút đối với nhiều thế hệ độc giả. Nổi bật trong tác
phẩm là đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ, đồng thời
cũng thể hiện……………………………………….

You might also like