You are on page 1of 5

Đề: Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật thị trong tác phẩm “ Vợ Nhặt” – Kim

Lân. Từ đó nhận xét giá trị nhân đạo tác giả.


CHÚ Ý YÊU CẦU ĐỀ, ĐOẠN VĂN MÀ LÀM BÀI NHÉ!

Bài làm

Nhà văn Nuyễn Khải từng nhận định: “ Sự sống nảy nở từ trong cái chết,
hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ, hy sinh. Ở đời, không có con đường cùng, chỉ
có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để vượt qua những ranh giới
đó”. Đọc “ Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân, bạn đọc một lần nữa càng thấm thía về
chân lý ấy. Kiệt tác đã thành công đưa độc giả tới địa hạt của tình yêu, khát khao hạnh
phúc.Tác phẩm không những khắc họa thành công hình tượng nhân tật thị, người phụ
nữ đảm đang, … ( thêm từ ) mà còn bộc lộ ngòi bút tài hoa, len lỏi, lách sâu mang đến
thông điệp nhân đạo cao đẹp của tác giả, Điều đó được thể hiện qua đoạn trích: “ …”

Chỉ qua vài nét khắc họa “người chết như ngả ra”, “ba bốn cái thay nằm
còng queo” Kim Lân đã tái hiện chân thực hiện thực cuộc sống nạn đói 1945 tàn
khốc, khắc nghiệt bào mòn, kiệt quệ con người trong đói nghèo. Qua đó, nhà văn phản
ánh rõ nét thân phận thấp hèn, rẻ rúng của con người trong chiến tranh. Đồng thời bộc
lộ niềm thương cảm sâu sắc cho những mảnh đời bất hạnh. “ Vợ nhặt” là nhan đề để
miêu tả một kiệt tác. Trong khi “vợ” là là cách gọi yêu thương dành cho phụ nữ, người
chăm sóc, vun vén hạnh phúc gia đình, thì từ “nhặt” chỉ một hành động nhặt nhạnh
những thứ người ta vứt đi như nhặt cọng rơm, ngọn cỏ. Có thể hiểu, “Vợ nhặt” là
người vợ được nhặt về mà không thông qua mai mối, cưới hỏi. Chỉ với nhan đề vỏn
vẹn 2 từ đã gây nên sự ấn tượng, tò mò từ bạn đọc, nắm trọn vẹn tư tưởng nhà văn.

XEM BÀI TRƯỚC VÀ CHỈNH SỬA NHA!


Với ngòi bút hướng về nông thôn, người nông dân bình dị, Kim Lân đã xây
dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ VN với phẩm chất tốt đẹp, dù trong hoàn cảnh
kốn khổ vẫn khao khát sống. Tiêu biểu là thị “Vợ nhặt”. Mở đầu truyện ngắn, thị xuất
hiện với hình tượng một người đàn bà vô danh, một số không tòn trĩnh, không tên,
không tuổi, không quê quán, không nghề nghiệp, không tài sản. Hằng ngày, cứ ngồi vêu
mặt trước cửa nhà kho “nhặt hạt rơi vãi, hay có cong việc gì gợi đến thì làm”. Đó là
tình trạng chung của người dân trong nạn đói Ất Dậu tàn khốc. Cuộc sống họ chìm
trong bóng tối, đau thương ám ảnh của những “cái thây nằm còng queo bên đường”,
“người chết như ngã rạ”. Có ko ít tác phẩm, nhà văn cũng không đặt tên cho nhân vật,
ví như người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” - NMC cũng như vậy. Vì
thế, bạn đọc dễ dàng nhận ra không phải ngẫu nhiên tác giả không đặt tên riêng cho
nhân vật mà chỉ gọi “cô ả”, “thị”, “người đàn bà”, “nàng dâu”, “nhà tôi”. Bởi lẽ, thị là
hình tượng tiêu biểu cho thân phận nhỏ bé, thấp kém của người đàn bà trong xã hội xưa,
chịu nhiều chà đạp, đắng cay, tủi hổ. Thị xuất hiện với bộ dạng ám ảnh trong tâm trí
bạn đọc: “tay vân vê tà áo đã rách bợt”, thân hình gầy gò, ốm yếu “gầy xọp hẳn đi, trên
cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Cái đói không chỉ khiến thị
tiều tụy về thể xác mà tính cách thị cũng biến đổi. Dường như thiếu thốn trăm bề làm
thị trở nên “chỏng lọn”, “chua ngoa, đanh đá”. Trước khi về làm vợ: thị sẵn sàng đẩy
xe bò với Tràng nuôi hi vọng kiếm được miếng ăn. Ở lần gặp hai, thị gạt bỏ lòng tự
trọng, bản chất dịu dàng, đằm thắm, e thẹn của người phụ nữ để đòi Tràng trả công và
sau khi thấy miếng ăn thì dôi mắt “trũng hoáy của thị tức thì sáng lên” . Thị không còn
giữ ý tứ “ngồi sà xuống” và “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc”. Qủa thật, Cái đói
không chỉ tàn phá dung nhan mà còn thay đổi cả tính cách, nhân phẩm của một con
người.
Tuy cái đói có thể lấn lướt ý thức con người ở một khoảnh khắc nào đó, nhưng
vĩnh viễn không thể cướp đi tâm hồn và khát khao sống hạnh phúc. Dường như Kim
Lân đã thấu hiểu được tâm lý của thị nên đặt thị vào một mối tình éo le, dở khóc, dở
cười với Tràng. Chỉ bằng 2 lần bông đùa và 4 bát bánh đúc, thị chấp nhận theo Tràng về
làm vợ. Hành động táo bạo, nhanh chóng của thị cũng khiến Tràng hết sức bất ngờ
nhưng rồi “ tặc lưỡi – chậc, kệ!”. Bước chân về nhà chồng, thị bắt đầu bước chân vào
một “ cuộc sống khác”. Khi thị quyết định theo Tràng chứng tỏ ước muốn chạy trốn
khỏi cái đói, tìm đến sự sống ấm no, sung túc. Nhưng khi tới xóm ngụ cư tiêu điều,
nàng cảm thấy xấu hổ, rón rén e thẹn ''ngượng nghịu, chân nọ bước díu vào chân kia,
cái nón rách tàng che nửa khuôn mặt”. Thị ý thức được số phận nghèo hèn của mình,
xấu hổ, xót xa tội ý thức được giá trị của bản thân trước những ánh nhìn bàn tán, xôn
xao của người dân. Nhưng không biết rằng, sự xuất hiện của thị như thổi một làn gió
mới vào xóm ngụ cư vốn ngột ngạt vì cái đói. Người đàn bà mong muốn nhanh chóng
về đến nhà Tràng để tránh né sự đánh giá của mọi người. Qua đó, người đọc nhận ra
sâu bên trong tâm hồn thị là một nét nữ tính dịu dàng, e thẹn của người phụ nữ, khác
hoàn toàn với sự “đanh đá” lúc mới gặp Tràng. “Thị lẳng lặng theo hắn vào trong
nhà”, từ láy “ lẳng lặng” cho thấy sự khe khẽ, khép nép của thị khi lần đầu bước chân
vào nhà chồng. KL đã chắt lọc ngôn từ, vận dụng từ các từ láy ngợi hình miêu tả hành
động một cách khéo léo làm nổi bật tâm trạng hồi hộp, ngại ngùng của nhân vật. Lần
đầu vào ngôi nhà mới, thị không khỏi tò mò, quan sát tinh ý “Đảo mắt nhìn xung
quanh” , thị “nén một tiếng thở dài”. Tiếng thở dài ấy mang bao suy tư của người phụ
nữ. “Nén” là hành động kiềm chế, lẳng lặng nuốt cảm xúc vào trong lòng. Có lẽ, vì thị
cũng bất ngờ nhận ra gia cảnh nhà Tràng cũng đói khổ, nghèo túng giống mình. Nhưng
thay vì bỏ đi, thị chấp nhận ở lại, chấp nhận làm dâu một gia đình nghèo đói. Tiếng thở
dài – chi tiết thật tinh tế mà KL đã lựa chọn đưa vào trong tác phẩm, thể hiện sự nhạy
cảm, sự tinh tế trong từng cử chỉ của nhân vật thị, nàng thầm biết ơn không muốn khiến
Tràng buồn lòng. Vì thế, cô nén hết thất vọng lại trong lòng cùng chung tay gây dựng
gia đình với Tràng. Chính trong thâm tâm chị cũng khao khát có một gia đình hạnh
phúc. Chỉ với vài câu văn ngắn gọn cùng các chi tiết tinh tế mà nhà văn lồng ghép vào
trong tác phẩm, người đọc đã thấy được sự thay đổi trong tâm lý của người phụ nữ.

Vào trong nhà, thị như trở về với sự e thẹn, ngại ngùng của người phụ nữ dè dặt
ngồi “mớm xuống mép giường” thể hiện sự ý tứ khi chưa xác định được vị trí trong gia
đình. Thế ngồi chênh vênh, không vững chắc, thế ngồi nửa vời. Người đọc nhận thấy
tâm trạng vừa lo lắng, vừa bất an, ngổn ngang, vừa mặc cảm buồn tủi “hai tay ôm khư
khư cái thùng” như đang tìm một điểm tựa để bám víu trong lúc ngại ngùng cảm giác
trống trải thiếu sức sống nghĩ ngợi và ko chỉ ngay lúc ấy, mãi cho đến khi bà cụ tứ về
thị vẫn “khép nép đứng nguyên chỗ cũ” ko chỉ có thị ngượng nghịu mà đến cả Tràng
cũng “sờ sợ”… Qua câu nói, “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ”. Lời độc thoại nội tâm đc
lặp đi lặp lại kết hợp với các từ chỉ cảm xúc “Quái”, "nhỉ" thể hiện sự quan tâm lo lắng
của người chồng dành cho vợ đồng thời người đọc còn nhận ra tính cách ngây ngô, vô
tư và hồn nhiên của anh. Anh “chạy ra ngõ đứng ngóng” chờ đợi mẹ về để thưa chuyện
“ Nhà tôi, nó chào u”. Hai tiếng “ Nhà tôi ” nghe sao gần gũi, thân mật vô cùng được
Tràng thốt lên trong lần đầu ra mắt thị với mẹ chứng tỏ, thị đã được chào đón bằng tất
cả yêu thương, trân trọng từ người chồng.
Thị đã trở thành vợ Tràng, dù tương lai nhiều thử thách khó khăn nhưng hạnh
phúc đến muồn màn còn đáng quý hơn biết dường nào. Ngòi bút KL đã thể hiện sự
biến chuyển của tâm lý nhờ vào tình yêu thương, chia sẻ. Điều đó, được chứng tỏ rõ
nét hơn qua hình ảnh Thị vào sáng hôm sau. Sáng hôm sau, nàng dâu ý tứ thức dậy từ
sớm để phụ mẹ dọn dẹp lại căng nhà. Chị hăm hở “ quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn
gàng”, “Mấy chiếc quần áo rách” được vắt một góc nhà, cái ang nước đầy ăm ắp hay
“đống rác mùn tung bành ” được hốt sạch. Tiếng chổi “kêu sàn sạt trên mặt đất” tựa
như niềm vui xôn xao trong lòng thị. Tràng thấy vợ mình rất đáng yêu. Nhà có thêm
người Tràng có vợ, Cụ Tứ có thêm con dâu, nhà thêm người, thêm bát đũa, thêm niềm
vui. Thị đã đem sinh khí, thổi vào một làn gió tươi mát cho gia đình Tràng. Bằng nghệ
thuật miêu tả, liệt kê chi tiết, khung cảnh căn nhà hiện lên trong mắt bạn đọc như
khoác lên mình một chiếc áo mới. Cảnh vật thân quen bấy lâu trở nên mới mẻ và thân
thương vô cùng. Tất cả nhờ vào đôi bàn tay của thị, người phụ nữ gia đình. Từ một
đàn bà đanh đá, chua ngoa của ngày hôm trước đã trở thành một người phụ nữ tháo
vát, đảm đang. Ngòi bút Kim Lân thật tinh tế, thay vì tập trung khai thác cảm xúc
nhân vật thì tác giả lại tập trung liệt kê, miêu tả sự đổi cảnh vật trong gia đình để khiến
bạn đọc nhận ra sự đối lập trong tính cách thị trước và sau khi về làm vợ. Trong bữa
cơm ngày đói, được mẹ chồng đãi món “ chè khoán”, thực chất chỉ là cám “ đắng chát
và nghẹn bứ cổ” khiến chị không tài nào nuốt nổi “ hai con mắt thị tối lại” nhưng vì sợ
mẹ buồn lòng, thị cố ăn. Thị giờ đây đã trở thành người con dâu hiếu thảo, người vợ
hiền đảm đang, đúng mực, biết giữ ý tứ có một gia đình hạnh phúc, thuận hòa. Đối với
người chồng ngây ngô, thị đã khai sáng con đường mới cho Tràng, đi theo đoàn người
đói phá kho thóc “đằng trước có lá cờ đỏ sao và bay phấp phới”.

“Vợ nhặt” nói chung và đoạn trích “ …” nói riêng với ngòi bút miêu tả diễn
biến tâm lý độc đáo, ngôn ngữ đời thường, bình dị được tác giả chọn lọc rất kỹ lưỡng
cùng lối kể truyện trần thuật, độc thoại nội tâm sâu sắc. Kim Lân đã khắc họa chân
thực bối cảnh thê lương, tối tăm của nạn đói 1945 đồng thời xây dựng thành công hình
tượng nhân vật thị, người phụ nữ đảm đang giàu tình yêu gia đình biết chia sẻ, đồng
lòng cùng chòng vượt qua khó khăn. Dù trong hoàn cảnh đói khổ bao trùm vẫn trông
đợi, niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Kim lân đã xây dựng thành công nhân vật người vợ nhặt khốn khổ nhưng
sức sống tiềm tàng bên bờ vực cái chết. Qua đó nhằm khẳng định chân lý cuộc sống
dù ngột ngạt, tăm tối đến đâu thì sự sống vẫn trỗi dậy, con người vẫn cố gắng vật
lộn với hoàn cảnh để khẳng định tư cách ngời sáng của mình. Xét cho cùng, hình
tượng nhân vật thị đã giúp Kim Lân thể hiện được thành công một khúc ca chứa
đựng niềm tin mãnh liệt của con người vào sự sống. Xin mượn câu ca dao sau để nói
lên cảm xúc của tôi dành cho những người phụ nữ bất hạnh mà thị là đại diện “ Chớ
than phận khó ai ơi/ còn giang lông mọc, còn chồi nảy cây”. Đó chính là giá trị nhân
đạo rất riêng của KL mà các tác phẩm khác cùng giai đoạn 1930 – 1945 không thực
hiện được.

You might also like