You are on page 1of 3

Kim Lân là cây bút chuyên viết về truyện ngắn xuất sắc của nền văn học VN.

Ngòi bút
của ông hướng đến người nông thôn và nông thôn bằng vốn hiểu biết sâu rộng và lòng nhân
ái tha thiết. Truyện ngắn “Vợ nhặt” là tiêu biểu cho phong cách ấy của nhà văn. Tác phẩm
có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm Ngụ Cư” (1945) nhưng còn dang dở và thất lạc bản thảo,
sau khi hòa bình lập lại (1954) KL dựa vào 1 phần cốt truyện để viết nên truyện ngắn này, in
trong tập “CCXX”. Viết truyện ngắn này, KL đã đem vào thiên truyện của mình một khám
phá mới, một điểm sáng mới – vẻ đẹp tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống của những
người nông dân nghèo, tiêu biểu là nhân vật Tràng.
Trong 1 lần phát biểu, nhà văn KL đã từng nói: “Khi viết về nạn đói người ta hay nghĩ
về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói, người ta hay nghĩ đến những
con người chỉ biết đến cái chết. Tôi muốn viết 1 truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh
khốn cùng dù cận kề nhưng con người ấy không hề nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng về sự
sống, vẫn hi vọng và tin tưởng tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người. Vậy
điểm mới và điểm sáng mà nhà văn muốn đem đến cho tác phẩm đó là tình người và niềm hi
vọng vào cuộc sống và tương lai của những con người đang cận kề cái chết.
Bằng nghệ thuật xây dựng tình huống nhặt vợ tài tình, kết hợp khả năng phân tích
diễn biến tâm lí nhân vật. Nhà văn đã tái hiện trước mắt ta không gian nạn đói thảm hại, thê
lương. Không gian cụ thể mà tác giả nhắc đến là “xóm ngụ cư”. Con người trong nạn đói ấy
thật thảm hại. Trẻ con buồn ủ rũ không buồn nhúc nhích, những người lớn “đội chiếu lũ lượt
bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và năm ngổn ngang khắp lều chợ vì
đói khát”. Cái đói đã làm người chết như ngả rạ. Không khí vẩn lên mùi hôi của rác rưởi và
mùi gây của xác người. Thêm vào đó là “tiếng quạ kêu từng hồi tha thiết”. Với cái nhìn của
nhà văn, những con người ở đây đang ở bờ vự của cái chết, giữa bầu không khí của cái chết.
Mới đọc qua chúng ta đều kinh hãi, nhưng lạ thay trong hoàn cảnh ấy 1 anh thanh niên của
“xóm ngụ cư” tên Tràng xấu xí, thô kệch, ế vợ lại dám “đèo bòng” thêm 1 cô vợ. Việc mời
một người đàn bà xa lạ giữa đường ăn 4 bát bánh đúc ngay khi bản thân đói khổ có vẻ như
bốc đồng. Nhưng ẩn sâu trong sự bốc đồng là một tấm lòng nhân hậu, hào hiệp “một miếng
khi đói bằng một gói khi no”. Tràng nói đùa “có về tớ thì lên xe cùng về”, Thị liều lĩnh đi về
thật. Việc đưa thị về nhà làm vợ có vẻ như liều lĩnh và cô vợ Tràng cũng thế, hai cái liều lĩnh
ấy gặp nhau kết tụ thành gia đình. Tràng nhận thức rõ hoàn cảnh gia đình mình quá đói
nghèo, “biết có nuôi nổi bản thân mình không”, thậm chí khi nghĩ đến sự “đèo bòng”, Tràng
cũng thấy “chợn”, nhưng rồi tặc lưỡi cho qua và quyết định bất chất tất cả để có một cuộc
sống lứa đôi, một mái ấm gia đình, dẫu có là vợ nhặt! Tình huống truyện đã cho thấy sự đói
khát không làm cho con người mất đi lòng nhân ái và hành động của Tràng vô tình hé mở
cho ta thấy tình cảm của một con người biết yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người
cùng cảnh ngộ.
Sau quyết định bất ngờ, đột ngột của mình, Tràng vẫn “ngờ ngợ… sờ sợ”, không tin nổi
mình đã lấy được vợ một cách dễ dàng, chóng vánh đến thế. Cảm giác ngạc nhiên ấy đã đánh
thức tình cảm vợ chồng của hắn, khiến hắn trở nên có trách nhiệm hơn. Để rồi tình cảm yêu
thương ấy làm thay đổi tâm tính của hắn. Từ 1 chàng trai ngờ nghệch, cộc cằn thô lỗ, đã trở
thành 1 người chồng chu đáo. Khi dẫn vợ về nhà, Tràng đã thấy “trong lòng hắn bây giờ chỉ
còn nghĩa tình giữa hắn với người đàn bà đi bên…” Với Tràng, người đàn bà khốn khổ ấy,
lăn xả vào hắn để kiếm miếng ăn, bám chặt lấy hắn để chạy trốn khỏi cái đói tuyệt nhiên
không phải là vợ theo. Vì thế dù nghèo khổ, Tràng cũng muốn đánh dấu cái ngày đặc biệt
này, muốn thể hiện sự trân trọng với vợ bằng một lần xa xỉ mua hai hào dầu. Từ việc làm có
vẻ hơi bốc đồng khi mua dầu đến việc lo toan nhỏ bé mà cảm động như mua “cái thúng con
và vài thứ lặt vặt” cho vợ mang về nhà chồng đã phần nào thể hiện được thái độ trân trọng sự
sống, hạnh phúc của Tràng. Đó0 là cách ứng xử chu đáo, nghiêm túc của một con người thực
sự trưởng thành. Tràng như trở thành một con người khác hẳn: “Mặt hắn có vẻ gì đó phớn
phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. KL đã miêu
tả tinh tế cái cảm giac hạnh phúc tràn ngập trong lòng người đàn ông nghèo khổ này, “Tràng
như quên đi hết cuộc sống ê chề, tối tắm, quên cả cái đói khát,… cảm nhận nó ôm ấp, mơn
man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt trên sống lưng”.
Về nhà, Tràng bồn chồn lo lắng chờ mẹ, và giới thiệu với mẹ về người vợ nhặt
một cách trịnh trọng “nhà tôi vừa về làm bạn với tôi đấy,…”. Cách gọi vợ là “bạn” đã thể
hiện được thái độ trân trọng cùng tình yêu thương của Tràng với người đàn bà mới sáng nay
vẫn còn xa lạ, còn từ bây giờ sẽ trở thành người bạn đời khiến hắn vui và hạnh phúc. Tinh tế
hơn với cách gọi “nhà tôi” mang ý nghĩa rằng thị là con dâu được hỏi cưới về đoàng hoàng
như bao cô gái khác. Sáng hôm sau thức dậy, Tràng thấm thía được cảm động trước cảnh
tượng mẹ và vợ cùng dọn dẹp nhà cửa, sân vườn. Đó là hình ảnh của sự sống, sinh khí mới
mẻ của một mái ấm gia đình hạnh phúc mà lần đầu Tràng cảm nhận được. Bỗng nhiên,
Tràng dường như đã ý thức được trách nhiệm, bổn phận “hắn thấy hắn thươn yêu gắn bó lạ
lùng” với tổ ấm nơi hắn “sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái”, “hắn cũng săn sắn ra sân làm việc”.
Những gì tốt đẹp nhất trong Tràng nhen nhóm một sức sống mới mẻ trong lòng người đàn
ông đang sống trong bờ vực của cái chết. Tình nghĩa vợ chồng, tình mẹ con đã làm bừng tỉnh
một sức sống mới mẻ và niềm hi vọng vào cuộc sống sẽ thay đổi khi nghĩ đến đám người đói
và lá cờ bay phấp phới “số phận của hắn, của vợ hắn, của mẹ hắn cũng thay đổi”. Những
người dân nghèo như Tràng sẽ đến với Cách Mạng bởi chỉ có Cách mạng mới có thể giúp họ
thay đổi cuộc đời, đem lại hạnh phúc và cuộc sống ấm no cho gia đình, vợ con của họ.
Thành công của Kim Lân là xây dựng tình huống truyện đặc sắc. Đồng thời việc
miêu tả tâm lí nhân vật Tràng thật tinh tế đã gợi lên bản chất tốt đẹp của mọt con người đầy
lòng nhân ái, hào hiệp được ẩn sâu trong khung cảnh thê lương và niềm hi vọng về cuộc
sống tốt đẹp hơn cho gia đình.
Thông qua nhân vật Tràng cùng ngòi bút sắc sảo của mình, Kim Lân đã đặt người dân
vào tình cảnh đói khổ để phát hiện ra được chiều sâu tâm hồn ẩn chứa trong họ. Đó là vẻ đẹp
tình người và niềm tin vào tương lai khi đi theo Cách Mạng.

You might also like