You are on page 1of 5

VỢ NHẶT – KIM LÂN

TÂM TRẠNG BÀ CỤ TỨ BUỔI TỐI 3


Đề : bà lão khẽ dằng hắn một tiếng
Nhà thơ Tố Hữu từng bộc bạch :“Cuộc sống là xuất phát cũng là nơi đi tới của
văn chương”. Thật vậy, cuộc sống luôn đi vào văn chương một cách đa diện, đa
chiều. Nhưng “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để
miêu tả” (Biêlinski) .Bởi văn chương là nghệ thuật nhưng nghệ thuật cũng cần
chứa vị nhân sinh thì mới là nghệ thuật chân chính. Và từ những điều đó, nhà văn
Kim Lân đã tạo nên kiệt tác “Vợ Nhặt”. Tác phẩm là vừa bức tranh hiện thực về
nạn đói năm 1945 vừa là bài ca về tình người ấm áp và niềm tin vào tương lai
của những con người cùng khổ. Trong đoạn trích, nổi bật nhất là diễn biến tâm lí
của Tràng khi nhặt được vợ, qua đó làm toát lên… thông qua đoạn trích : “ trích”
“Chợ giầu một tháng sáu phiên
Ai ơi nên nhớ chớ quên chợ giầu”- ca dao-
Chợ giầu (Bắc Ninh)-mảnh đất nơi đây đã nuôi nấng lên một mầm móng đầy
tài năng cho nền văn học Việt Nam hiện đại-Kim Lân. Ông có sở trường với truyện
ngắn về nông thôn , được Nguyên Hồng nhận xét là nhà văn “một lòng đi về với
đất, với người , với thuần hậu nguyên thủy nông thôn”.

“Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi


Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương
Những thây ma thất thiểu đầy đường
Nằm ngã gục không đứng lên vì … đói”- Đói-
Lấy bối cảnh từ nạn đói năm Ất Dậu, nhà văn Kim Lân đã viết nên truyện
ngắn “Vợ Nhặt”. Tác phẩm được in trong tập truyện “Con chó xấu xí” (1962), dựa
trên bản thảo còn dang dở mang tên “Xóm Ngụ Cư”. Trong tác phẩm, Kim Lân
không chỉ tái hiện lại bức tranh đời sống hiện thực khách quan qua lăng kính chủ
quan, mà ông còn đem lại một cái nhì thật mới mẻ về nạn đói;Trong nạn đói, con
người ta thường chỉ nghĩ đến cái chết, họ ích kỉ với nhau, giành giật nhau vì miếng
ăn. Nhưng trong thế giới văn chương của Kim Lân, ông cho thấy rằng tuy cuộc
sống thực tại xám xịt, nhưng trong đó vẫn có ánh sáng của nhân phẩm con người,
của niềm tin hi vọng vào tương lai. Tác phẩm là một quá trình rèn giũa vô cùng kì
công về nội dung và nghệ thuật, mang âm hưởng và sự lạc quan của thời đại mới.
Mở ra trang văn đến với “Vợ nhặt” , ta cảm thấy dường như mình cũng vừa
mở cánh cửa đi đến địa ngục trần gian. Thần chết gieo rắc cái đói vào từng nhà,
từng ngõ.Không gian thê lương với tiếng quạ gào thê thiết, người chết đói nằm
ngổn ngang khắp lều chợ, người đói thì dật dờ như những bóng ma. Trong không
gian đó, cuộc đời của hai con người xa lạ là Tràng và thị lại gắn liền với nhau nhờ
một câu bông đùa và bốn bát bánh đúc. Câu chuyện Tràng nhặt được vợ đã khiến
mọi người ngạc nhiên, ngay cả Tràng cũng không tin đó là sự thật.
Một trong ba nhân vật chính của truyện là bà cụ Tứ.Bà xuất hiện trong trang
văn với những diễn biến tâm trạng trước cảnh Tràng nhặt vợ. Tuy bà không phải
nhân vật trung tâm của câu chuyện để tạo nên những cao trào, nhưng bà lại là
nhân vật không thể thiếu trong việc vun vén cho tổ ấm của con trai và thể hiện giá
trị nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.
Nếu như Mị trong “Vợ chồng A Phủ” có xuất phát điểm là người có thiên
tư và đời sống tốt đẹp,nó chỉ mài mòn khi đối diện với thực tế tàn ác nhà thống
Lí thì với bà cụ Tứ, bà lại đi vào lòng độc giả với cảnh ngộ nghèo khổ, thân
phận thấp kém khi là dân ngụ cư. Chồng mất,người mẹ già cõng nắng dầm
sương, nuôi thằng con xấu xí, ngờ nghệch trong thứ gọi là nhà nhưng thực chất là
“túp lều rúm ró mọc lổm nhổm những búi cỏ dại”. Cuộc sống khốn khổ nay lại
gặp nạn đói,bà với con trai lúc nào cũng đặt chân ở lằn ranh của sự sống và cái
chết . Bà có “dáng đi lọng khọng , vừa đi vừa húng hắn ho; vừa lẩm nhẩm tính
toán”. Dáng vẻ vừa gợi lên sự ốm đau của tuổi già mà còn gợi lên sự nhọc nhằn , lo
toan của người mẹ . Cái đói, cái khổ như cái bóng ám ảnh người mẹ nghèo, tạo
thành những gánh nặng vô hình đã làm lưng bà đã còng nay lại còng hơn. Xuất hiện
trong trang văn, bà cụ Tứ mang dáng dấp điển hình của những người mẹ xưa:
“ Lau nước mắt vì con lam lũ
Thấm mồ hôi bởi số nhọc nhằn
Hàng nghìn, hàng vạn gian truân
Quê nghèo vất vả, phong trần gió sương”
- Lộc Tịnh-
Nhà văn Thạch Lam từng nói “ Cái đẹp mang mác khắp vũ trụ, len lỏi
khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng trong mọi vật tầm thường…”. Thật vậy,
sâu trong gia cảnh bần cùng là ánh sáng của “hạt ngọc” tâm hồn cùa người mẹ. Đó
là tình thương con vô bờ, là tình người ấm ấp, cũng như niềm tin mãnh liệt vào
tương lai. . Nó được thể hiện rõ nét nhất qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ,
trước cảnh đón nàng dâu mới.
(Không những yêu thương con cái, bà cụ Tứ còn ẩn hiện với phẩm chất của
người phụ nữ bao dung, vị tha, qua cách đối đãi với con dâu. Sau cái cúi đầu
chứa bao nhiêu cảm xúc. Cơn bão trong lòng của người mẹ nghèo vẫn chưa dừng
lại. Nhưng tấm lòng của người mẹ đã mách bảo dù vẫn xót xa, tủi hờn , nhưng bà
cụ vẫn giấu trong lòng, thể hiện sự vui mừng. Ca dao xưa có câu:
“Trai làng ở góa còn đông
Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư.”
Bà biết thân phận con trai nghèo hèn, lép vế trong xã hội khi là dân ngụ cư.Bà thấu
hiểu, xót cho con trai và cũng hiểu cho con dâu : “Người ta có gặp khó khăn, gian
khổ này, người ta mới gặp con mình, con mình mới có vợ được”. Với bà, hóa ra
thị mới là người mà con trai bà phải mang ơn. Bởi vì với thằng con xấu xí, ngờ
nghệch của bà, nếu trong hoàn cảnh bình thường, đến khi nào mới có vợ? Chính sự
bao dung, hiểu biết ấy đã thôi thúc bà nhanh chóng chấp nhận có thêm một thành
viên mới trong gia đình : “Nó bây giờ đã là con dâu trong nhà rồi”. Từ đó, bà thể
hiện sự bằng lòng: “ Ừ thì các con đã nên duyên kiếp với nhau, u cũng mừng
lòng”. Câu nói của bà thể hiện bao niềm đau xót. Đám cưới của con sao mẹ không
vui mà chỉ mừng lòng ? Bởi trong hoàn cảnh đất nước lầm than, một đám cưới nhỏ
không có nổi mâm cơm giữa một đám tang to của đất nước, thử hỏi làm sao người
mẹ ấy có thể vui lòng?Việc khẳng định hai vợ chồng đến với nhau là do “duyên số”
khiến người đọc mang bao cảm xúc. Với sự trải đời của mình, làm sao bà không
hiểu nguyên do Tràng lấy vợ? Thế nhưng bà chọn tránh đi, không hề nhắc đến.Bởi
bà hiểu rằng, với sự dày xéo của cái đói, người đàn bà ấy đã đến bước đường
cùng,thị sẵn sàng buông bỏ lòng tự trọng, giá trị của bản thân để được sống.Và bà,
bằng cách nói uyển chuyển,đã giữ lại sự tôn nghiêm cuối cùng cho người vợ nhặt.
Chính thái độ của bà đã làm xóa tan đi nỗi lo âu của Tràng và sự ngượng ngịu, mặc
cảm của con dâu, mở ra một cánh cửa mới cho gia đình.
Tấm lòng của người mẹ mách bảo rằng, bà nên nói về những chuyện tốt
đẹp, gieo rắc niềm hi vọng cho hai đứa con. Giữa những năm "đói mòn đói mỏi"
ấy,bao nhiêu khó khăn, vất vả dần tan biến, đọng lại bấy giờ chỉ còn là tình thương .
Tình thương đã giúp bà cụ vượt qua mọi nghi lễ, định kiến và mặc cảm, chỉ còn lại
lòng bao dung và nhân hậu . Bằng thân phận của người đi trước , bà dặn dò :”Vợ
chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may mà ông giời cho khá…
Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?” Việc vận dụng câu thành ngữ
nhắc nhở quy luật biến chuyển của cuộc sống đã thê hiện sự lạc quan của bà cụ, làm
gieo rắc niềm tin vào trong tâm trí của đôi vợ chồng trẻ. Đó là lời động viên giản dị,
nhưng lại là nguồn động lực to lớn giúp gia đình vượt qua hoàn cảnh khắt nghiệt
của hiện tại, hướng về tương lai.
Nói với con là thế, nhưng những cơn sóng lòng trong tâm của bà cụ
dường như chưa bao giờ là ngừng vỗ. Trong thâm tâm người mẹ ấy vẫn là nỗi
lo lắng, xót thương cho hai đứa con tội nghiệp. “Bà nhìn đăm đăm ra ngoài.
Bóng tối bao trùm lấy hai con mắt”. Thứ bống tối đang nuốt chửng ánh sáng mặt
trời để mang lại đêm đen kia cũng tựa như cuộc đời của chính bà. Suốt cái cuộc đời
lam lũ của người mẹ nghèo ấy chưa bao giờ được hưởng niềm vui trọn vẹn. Bà luôn
lo lắng toan tính vì chồng vì con, nhưng vẫn không có được một cuộc đời sung
túc.Điều đó khiến bà càng lo lắng hơn cho tương lai của hai vợ chồng. “Vợ chồng
chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”.
Cuộc sống bình thường đã biết bao bộn bề , nay lại thêm nạn đói, khiến lòng người
mẹ thêm trĩu nặng “ Năm nay thì đói to đấy, chúng mày lấy nhau lúc này, u
thương quá”. Những lời nghẹn ngào xót xa ấy của bà đã tạo nên sự xúc động cao
độ cho câu chuyện về vẻ đẹp của tình mẫu tử, một vẻ đẹp lớn hơn cả vẻ đẹp tình
người.
Qua diễn biến tâm lí của bà cụ tứ, ta thấy được nhân phẩm tốt đẹp của một cá
nhân bị “tảng đá” của miếng ăn, của hoàn cảnh đè nặng, nhưng lại không đập nát
được hạt ngọc trong tâm hồn. Tình cảm của Bà cụ Tứ chính là linh hồn của tác
phẩm, là hiện thân cho tình mẫu tử, là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đep các bà mẹ
Việt Nam: nhân hậu, bao dung, giàu lòng nhân ái, thương con, hết lòng vun đắp cho
gia đình của con. Người mẹ ấy phải chăng chính là ánh sáng của cả thiên truyện?
Bởi dù cuộc đời phong trần gió sương, nhưng trong con người ấy lại giàu tình yêu
thương, trong tâm hồn ấy lại chói lòa ánh sáng của nhân phẩm tốt đẹp, làm nhuốm
những gam màu tươi sáng lên bức tranh đen tối của lịch sử đau thương ,như Kim
Lân từng chia sẻ : “Tôi muốn cho độc giả thấy rằng dù trong hoàn cảnh thế ào
đi nữa thì tình người vẫn vượt lên tất cả. Có tình người là có hi vọng vào cuộc
sống. Có tình người là có hi vọng vào tương lai.”
“Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo
phong cách mới lạ, thu hút người đọc” (Phương Lựu). Thật vậy, bằng tài năng
xây dựng tình huống truyện độc đáo hấp dẫn, ngôn từ mộc mạc giàu sức gợi, cách
dẫn chuyện tự nhiên, thêm thắt chi tiết đặc sắc, cùng với việc nhân vật được khắc
họa sinh động qua diễn biến tâm lí ,Kim Lân đã thành công trong việc miêu tả tâm
trạng của bà cụ Tứ với nhiều cung bậc cảm xúc khi gặp nàng dâu mới, để ta cùng
khóc, cùng cười với câu chuyện trớ trêu nhưng cũng đau lòng không kém xảy ra với
gia đình Tràng. Qua đó, ta càng khẳng định tài năng của tác giả, góp phần phng phú
cho dòng chảy văn chương Việt Nam.
(BÌNH LUẬN)
“Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như áng mây ngũ sắc ngủ trong đầu” – Bằng Việt
“Vợ nhặt” chính là những trang sách để đời như thế. Dù trải qua bao lâu đi nữa , tác
phẩm vẫn mãi còn tồn tại với thời gian. Bởi trong bức tranh tăm tối của lích sử, ta
thấy những tia sáng về đạo đức và danh dự trong con người, “Trong cảnh khốn
cùng, cận kề cái chết nhưng những con người ấy không hề nghĩ đến cái chết mà
hướng tới sư sống, hi vọng, tin tưởng ở tương lai, họ vẫn sống, sống cho ra con
người”(Kim Lân). Từ “Vợ nhặt” đã đem lại cho ta bài học về tình yêu con người,
nhận thức sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đi
nữa , tình thương của người mẹ dành cho con vẫn là vô bờ bến :
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” – Chế Lan Viên

You might also like