You are on page 1of 8

VỢ NHẶT

ĐỀ: Cảm nhận về bữa cơm ngày đói, từ đó làm nổi bật cảm hứng nhân đạo của tác giả

“bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại… Trống thúc thuế đấy. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.”

I. MỞ BÀI:
Nhà văn Nguyễn Khải nhận xét: “là học trò của cụ Nguyễn Tuân, tôi vẫn không tin Nguyễn Tuân viết “Chữ người tử
tù”, cũng như Kim Lân viết “Làng” và “Vợ nhặt”. Đó không phải là người viết, mà là thần viết. Thần mượn tay người
viết nên những trang văn bất hủ.”. Xét riêng về truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân hoàn toàn xứng đáng với lời khen
đó. Thiên truyện viết về cái đói, cái chết mà làm lộ ra sức sống và chất người kì diệu. Tư tưởng sâu sắc đó đưa Kim
Lân vào hàng những cây bút tài năng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thông qua câu truyện “Vợ nhặt”, tác phẩm
không chỉ tái hiện sức sống mỏng manh của con người trong nạn đói mà quan trọng hơn cả là trong cái khốn cùng ấy,
vẻ đẹp của con người vẫn tỏa ra rạng ngời, ở đó, tư tưởng nhân đạo của tác giả còn được thể hiện sâu sắc qua đoạn
trích sau: “…”

II. THÂN BÀI:


1. Tìm hiểu chung:
- Kim Lân là cây bút chuyên viết về đề tài nông thôn. Sáng tác của ông phản ánh một cách chân thực và đầy xúc
động về cuộc sống của người dân quê mà ông hiểu rất rõ về hoàn cảnh và tâm lí của họ. Một trong những tác
phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến là tác phẩm “Vợ nhặt”. Truyện là một chương trong tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”
(1962), được viết ngay sau cách mạng Th8 năm 1945 nhưng còn đang dở và mất bản thảo. Sau hòa bình năm
1954, tác giả mới dựa vào cốt truyện cũ và viết tiếp truyện ngắn “Vợ nhặt” sau này. Nhan đề Vợ nhặt được hiểu
theo nghĩa đen là nhặt được vợ. Cách đặt tên ấy đã kích thích sự chú ý của người đọc vì cái giá của con người quá
rẻ rúng, tạo ấn tượng cho người đọc về nạn đói khủng khiếp của dân tộc đã đẩy con người ta vào hoàn cảnh khốn
cùng của số phận, khi mà hạnh phúc là vô nghĩa và miếng ăn chính là mối quan tâm hàng đầu của con người.
Nhan đề ấy đã tố cáo tội ác của thực dân phát xít và thể hiện ánh nhìn lạc quan đầy hi vọng vào những người dân
nghèo với những phẩm chất cao cả lúc bấy giờ.

- Câu truyện xoay quanh tình huống truyện éo le mà độc đáo: anh Tràng nghèo khổ xấu xí ế vợ, giữa nạn đói năm
Ất Dậu, chỉ với mấy câu nói đùa và vài ba bát bánh đúc, Tràng đã có được vợ. Nói đúng hơn là có vợ mà chẳng
tốn một đồng tiền cưới xin gì. Sau đêm tân hôn, gia đình Tràng như được thổi thêm ngọn gió mới của niềm hạnh
phúc gia đình, mỏng manh, bé nhỏ mà nâng đỡ số phận những con người nghèo khổ. Đoạn trích dẫn chính là cảnh
bữa cơm ngày đói trong sáng hôm sau khi về làm dâu của người vợ nhặt. Tình huống truyện độc đáo, éo le mà đầy
thương cảm đã thể hiện ngòi bút tài hoa của Kim Lân trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, từ khó làm
hiện lên tình người và sức sống mãnh liệt trong mỗi người dân lao động.

2. Phân tích:
Trong cảnh miêu tả bữa cơm ngày đói, Kim Lân chủ ý tạo nên sự đối lập giữa bóng tối hiện thực và ánh sáng tình
người và niềm hi vọng. Bữa cơm ngày đói được miêu tả trông thật thảm hại: “giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau
chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”. Bữa cơm toàn những món ăn hèn hạ mà cả gia đình chắt chiu được sống
qua ngày. Rau chuối vốn được dùng chủ yếu làm thức ăn cho lợn và gà, vậy mà giờ đây nó lại trở thành món ăn chính
trong một mâm cơm cứu đói của một gia đình. Càng đáng nói hơn khi đấy lại là bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới.
Đó là hiện thực tối tăm cơ hồ sẽ đẩy con người ta vào hoàn cảnh khốn khổ, nhưng chưa bao giờ cả nhà lại vui vẻ, hòa
hợp đến thế.

a. Bà cụ Tứ:
- Nhân vật tạo nên không khí đầm ấm đó không ai khác chính là bà cụ Tứ. Bà cụ chắt chiu từng niềm vui, cố gắng
tạo ra không khí hòa hợp cho bữa cơm. Bà vừa là người thắp lửa và cũng là người truyền lửa, bà thắp lên ngọn lửa
niềm tin vào cuộc sống và truyền cho con cái những lạc quan ấy để các con hướng về một tương lai tươi sáng.
- Trong mắt bà, cái căn bếp nhỏ rồi sẽ thành cái chuồng gà, một con gà rồi sẽ thành cả đàn gà… Cứ tưởng như
trong khoảnh khắc là cuộc sống no đủ sẽ hiện ra. Hình ảnh đàn gà ấy là hiện hữu của niềm hi vọng của biết bao
người nông dân nghèo khổ như bà trong tình cảnh khốn quẫn. Ngược đời làm sao! Xưa nay, chuyện tương lai, hi
vọng là chuyện của tuổi trẻ, vậy mà bà mẹ gần đất xa trời ấy lại là người nói nhiều nhất về tương lai. Bà ko ao ước
cho mình mà ao ước cho con. Đời mẹ sống cho con, ngay cả niềm mơ ước. Và dù có đến cuối đời thì niềm hi
vọng cũng sẽ ko lui tắt mà ngược lại, người mẹ muốn thắp lên trong lòng các con tia hi vọng, để chúng quên đi
thực taỊ mà hướng tới tương lai. Phải chăng, đó chính là sự biểu hiện sâu sắc tấm lòng người mẹ

- Tình mẹ và ánh sáng của niềm hi vọng được thể hiện mộc mạc như thế đó.

 Đặc biệt, nhà văn đã miêu tả hình ảnh người mẹ qua một chi tiết đầy cảm động: NỒI CHÁO CÁM trong bữa
cơm ngày đói

- Trong tác phẩm, đã có biết bao chi tiết gợi ám ảnh về cái đói: Cái đói hiện hình trong những bóng người dật
dờ xanh xám, trong từng gương mặt hốc hác u tối; cái đói hiện ra trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt và bộ quần áo
rách như tổ đỉa; cái đói qua từng bước chân nặng nề về xóm của Tràng. Đặc biệt, cái đói ở ngay trong bữa cơm
đón nàng dâu mới, ngay trong niềm vui của mẹ con Tràng. Thế mà hình ảnh nồi cháo cám vẫn để lại cảm giác xót
xa đến thế. Cám là phần bỏ đi của hạt gạo, là thức ăn chỉ dành cho loài vật, vậy mà ở đây, ngườita phải nhờ nó để
sống qua ngày. Chua xót hơn nữa, “xóm ta khối người còn chả có cảm mà ăn đấy”. Nồi cháo cám là hiện hữu của
cuộc sống đói khát, làm sầm tối cả đôi măt người vợ nhặt, tối sầm cả cuộc đời họ. Miếng cháo đắng chat, nghẹn
bứ nhắc cho họ về tình cảnh cùng quẫn khiến một nỗi tủi hơn len vào tâm trí mọi người. Phải chăng, bằng chi tiết
nồi cháo cám, nhà văn như muốn nói, cái hoàn cảnh tăm tối ấy có nguy cơ nhấn chìm con người, hạ con người
xuống hàng con vật, khiến họ ko còn có thể sống cho ra con người được nữa.

 Nhưng điều đáng quý là tình người và niềm hi vọng vẫn sáng lên đầy cảm động qua từng cử chỉ, lời nói của
người mẹ
- Bà lão “nhìn hai con vui vẻ.. lật đật chạy xuống bếp .. rồi tươi cười, đon đả” . Bà gọi nồi cháo cám là chè khoán. “
Chè khoán đấy mày ạ. Ngon đáo để”. Cái tươi cười đon đả, cái lật đật lễ mễ của bà cụ có gì đó thật gượng gạo so
với lứa tuổi và cái dáng lọng khọng của bà. Trong mỗi hành động của bà, ta thấy bà đang vui hay đang gượng vui,
cố tỏ ra vui để xua đi nỗi tủi hờn chực len vào tâm trí mọi người. Bà muốn giữ mãi cái giây phút đầm ấm, hạnh
phúc, vui vẻ này cho các con, muốn các con có được cái ngày nên vợ nên chồng được trọn vẹn niềm vui… Chính
tình mẹ cảm đọng ấy đã biến đắng chát thành ngọt ngào, để mẹ con bà quên đi cái tăm tối đói khát, để vẫn sống
với nhau bằng tình người và hi vọng. Điều đó cho thấy dù trong hoàn cảnh nào, cái đói cũng ko thể hủy diệt được
những tình cảm đẹp đẽ ấy. Đó chính là cái tư thế vượt hoàn cảnh ở người nông dân mà nhà văn muốn thể hiện,
nhất là ở bà cụ Tứ.
- Dù gượng vui, gượng cười, người mẹ vẫn ko sao xua nổi những ám ảnh của thực tại. Miếng cám đắng chat,
nghẹn bứ trong cổ, ngoài đình tiếng trống thúc thuế dồn dập, từng đàn quạ bay lên vội vã… Tất cả như nhắc cho
họ những ám ảnh của cái đói, cái chết vẫn còn đó, đưa họ trở về với nỗi tủi hờn cay đắng. Người mẹ nghẹn ngào:
“ Giời đất này, ko chắc có sống qua được đâu các con ạ!”. Một lần nữa, nhà văn lại dùng dấu chấm lửng để diễn
tả giây phút nghẹn lời, nỗi tủi cực trào dâng trong lòng người mẹ. Nhưng ngay khi nói những lời đau xót ấy, bà
vẫn , ngoảnh mặt, cố giấu đi dòng nước mắt lặng lẽ, để các con đừng biết mẹ lo buồn. Nhiều khi, trong cuộc đời,
người ta sẽ không tránh khỏi những lần phải rơi nước mắt. Nhưng điều cốt yêu là phải biết quay đi để giấu những
dòng nước mắt, để khỏi làm buồn lòng những người ta thương yêu. Tình mẫu tử vẫn ánh lên trong tận cùng chua
xót ấy.

 Khắc họa NV bà cụ Tứ, nhà văn đi sâu miêu tả dòng tâm trạng phức tạp với sự đan xen những vui buồn, mừng tủi,
lo âu, hi vọng… Đó là tiếng lòng chân thạt của người mẹ nghèo khổ trong cảnh ngộ ấy
 Từ đó, nhà văn làm sáng lên ánh sáng của tình mẫu tử, của tình người, khát vọng sống và niềm hi vọng ở tương
lai. Bà cụ Tứ vừa mang vẻ đẹp tiêu biểu của bao nguời mẹ VN, vừa mang vẻ đẹp riêng trong tâm hồn người lao
động giữa tận cùng tăm tối, đói khát.

b. Anh Tràng:
- Nhân vật Tràng cũng được khắc họa với những sự thay đổi trông thấy trong bữa cơm ngày đói. Từ một anh Tràng
ngờ ngệch, trước giờ chỉ biết nghĩ cho bản thân, giờ đây trong bữa cơm lại rất ngoan ngoãn: “Tràng chỉ vâng,
Tràng vâng rất ngoan ngoãn”. Tràng cầm đôi đũa gợt một miếng vội bỏ vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng
cháo cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ họng, nhưng Tràng vẫn ăn cho bằng hết bát cháo cám. Hành động ấy
của Tràng đã cho thấy hắn là người chồng có trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ sắp cưới của
mình một đám cưới chỉn chu, một bữa ăn đầy đủ. Chính nỗi niềm ấy đã tạo cho Tràng sự chấp nhận về mặc cảm
số phận, và Tràng chẳng thể làm điều gì khác hơn là ăn hết bát cháo đắng chát ấy, và cũng như bà cụ Tứ, Tràng
muốn giữ gìn cái niềm vui mỏng manh này. Cách cư xử này còn thể hiện sự khéo léo trong cách ứng xử với mẹ,
làm Tràng hiểu rõ được cảnh ngộ bản thân, hoàn cảnh gia đình mình.

c. Chị vợ nhặt:
- Giữa bữa cơm ngày đói thật thảm hại. Nhưng cả nhà vẫn ăn rất ngon lành. Niềm hạnh phúc đã biến đắng chat thành
ngọt ngào, để chưa bao giờ mấy mẹ con lại hòa hợp, đầm ấm đến vậy. Chị vợ nhặt thật đúng là một n àng dâu lễ độ,
đúng mực.

- Nét đẹp tâm hồn của chị thể hiện ở một chi tiết tinh tế. Khi niêu cháo long bõng đã hết nhẵn, bà cụ Tứ lễ mễ bưng lên
nồi cháo cám, nồi cháo cám như hiện hữu của hiện thực tăm tối đói khát, như dập tắt niềm vui, niềm hạnh phúc của
mọi người. Nhưng, đôi mắt thị chỉ thoáng tối lại rồi “thị điềm nhiên và vào miệng”.
 Cái cử chi bình thản, điềm nhiên ấy cho thấy, thị đã hiểu rõ cơ sự của mẹ con Tràng, cũng như hiểu những cố gắng và
cả tấm lòng của người mẹ, thị không chỉ cư xử ý tứ mà còn có một tấm lòng trân trọng nghĩa tình. Thị nén lại để
cùng cảm thông, sẻ chia với mẹ con Tràng. Cử chỉ và thái độ điềm nhiên của thị đã làm vơi dịu đi rất nhiều nỗi cay
cực, chua xót, tủi hổ của bà mẹ chồng nhân hậu. Nếu bà cụ Tứ thể hiện tấm lòng người mẹ qua những cử chỉ ân cần,
ấm áp thì người con dâu cũng đã không phụ tấm lòng yêu thương ấy khi thể hiện tấm lòng của người con trong cách
ứngxử ý tứ thật tinh tế đó đều là những cách ứng xử ngời sáng bản chất người, nồng ấm tình người dù họ đang phải
ăn thức ăn của loài vật. Hơn nữa, việc thị điềm nhiên chấp nhận miếng cháo cám đắng chát cũng chứng tỏ thị sẽ chấp
nhận đối mặt với tất cả những khó khăn sắp tới bên cạnh những con người nhân ái từ nay đã là gia đình, là người
thân của thị.. Cố nén nỗi tủi hờn chực trào lên, phải chăng, cũng giống như bà cụ Tứ, thị muốn giữ trọn niềm vui này,
để niềm hi vọng đừng lụi tắt. Thị đã “ điềm nhiên” bước qua ranh giới của cái bản năng để đến với những giá trị tốt
đẹp của con người

- Cũng chính thị là người đã nói đến phong trào chống Nhật. Cái câu chuyện mà thị kể trong bữa cơm ngày đói đúng
là một tín hiệu vui, xua đi nỗi tủi hơn mà thực tại đã đè nặng lên tâm trí mẹ con Tràng. Câu chuyện về những người
trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang, người ta ko đóng thuế nữa, người ta còn cùng nhau đi phá kho thóc Nhật…. thật
mới lạ với mẹ con Tràng, thổi vào bữa ăn hôm ây một luồng gió mới. Tại sao ko, những người dân ở đây, như mẹ
con Tràng cũng có thể nổi dậy, cũng có thể đi cướp kho thóc Nhật, chia cho người nghèo… Và họ sẽ ko còn sợ đói,
sợ chết nữa… Cái hình ảnh mà chị vợ nhặt vừa vẽ nên báo hiệu một sự đổi thay ghê gớm, một luồng gió mạnh mẽ
cuốn đi không khí ngột ngạt của câu chuyện. Có thể nói, chính chị vợ nhặt đã thắp lên ánh sáng của niềm hi vọng
vào tương lai

 Nhà văn làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn ở người đàn bà khốn khổ ấy. Nhờ tình yêu thương, tình người và khao khát
sống đã làm nên một điều kì diệu, để con người khốn khổ được sống làm một con người thực sự. Quyết định đi theo
Tràng, người vợ nhặt chưa hẳn đã thoat được cái đói nhưng lại có được tình yêu thương; chị ta có thể chưa được no
ấm nhưng đã có một tổ ấm. Đặt nhân vật vào tận cùng của tăm tối đói khát, nhà văn đã tìm được cơ hội vô song
để khẳng định sức mạnh bất diệt của khát vọng sống, khát vọng được yêu thương ở những con người nghèo
khổ.

 Đặt trong cả tác phẩm, ko chỉ có mẹ con tràng mà chính là chị vợ nhặt đã thắp lên niềm hạnh phúc, đem đến tia sáng
của hi vọng. Nếu ko có thị, anh Tràng mãi mãi vẫn chỉ là anh Tràng ngờ nghệch của ngày xưa, bà cụ Tứ sẽ mãi lặng
thầm với cuộc đời cơ cực. Bởi vậy, có thể nói mẹ con Tràng đã bằng tình người mà cưu mang chị vợ nhặt, nhưng
chính chị lại là nguồn sáng của hạnh phúc, của hi vọng cho mẹ con Tràng. Chị cũng là nguồn sáng của cả câu
chuyện.

3. ĐGC:
III. KẾT BÀI chung

ĐỀ 2: Cảm nhận đoạn trích Tràng dẫn Thị về nhà:

“Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào…. Lắc đầu ra hiệu không bằng lòng”
“Nhìn theo bóng Tràng… thành vợ thành chồng”

I. MỞ BÀI:
Nhà văn Nguyễn Khải nhận xét: “là học trò của cụ Nguyễn Tuân, tôi vẫn không tin Nguyễn Tuân viết “Chữ người tử tù”,
nhũng như Kim Lân viết “Làng” và “Vợ nhặt”. Đó không phải là người viết, mà là thần viết. Thần mượn tay người viết
nên những trang văn bất hủ.”. Xét riêng về truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân hoàn toàn xứng đáng với lời khen đó. Thiên
truyện viết về cái đói, cái chết mà làm lộ ra sức sống và chất người kì diệu. Tư tưởng sâu sắc đó đưa Kim Lân vào hàng
những cây bút tài năng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thông qua câu truyện “Vợ nhặt”, tác phẩm không chỉ tái hiện
sức sống mỏng manh của con người trong nạn đói mà quan trọng hơn cả là trong cái khốn cùng ấy, vẻ đẹp của con người
vẫn tỏa ra rạng ngời, ở đó, tư tưởng nhân đạo của tác giả còn được thể hiện sâu sắc qua đoạn trích sau: “…”

II. THÂN BÀI:

1. Tìm hiểu chung:


- Tác giả, tác phẩm, hcst, xuất xứ:
Bắt đầu viết và có tác phẩm đăng báo từ năm 1941-1944, Kim Lân được coi là thành công về đề tài nông thôn và những
con người giản dị. Từng trang viết của ông như mang trong đó mùi rơm rạ, mùi của cuộc sống cơ cực nhọc nhằn. Một
trong những tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến là tác phẩm “Vợ nhặt”, có tiền thân từ tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”
(1962), được viết ngay sau cách mạng Th8 năm 1945 nhưng còn đang dở và mất bản thảo. Sau hòa bình năm 1954, tác giả
mới dựa vào cốt truyện cũ và viết tiếp truyện ngắn “Vợ nhặt” sau này. Nhan đề Vợ nhặt được hiểu theo nghĩa đen là
nhặt được vợ. Cách đặt tên ấy đã kích thích sự chú ý của người đọc vì cái giá của con người quá rẻ rúng, tạo ấn tượng
cho người đọc về nạn đói khủng khiếp của dân tộc đã đẩy con người ta vào hoàn cảnh khốn cùng của số phận, khi mà
hạnh phúc là vô nghĩa và miếng ăn chính là mối quan tâm hàng đầu của con người. Nhan đề ấy đã tố cáo tội ác của thực
dân phát xít và thể hiện ánh nhìn lạc quan đầy hi vọng vào những người dân nghèo với những phẩm chất cao cả lúc bấy
giờ.

- Bối cảnh truyện:


Tác phẩm lấy bối cảnh là những ngày đói khủng khiếp năm 1945 mà kí ức kinh hoàng của nó vẫn còn ám ảnh cho đến mãi
sau này. Đó là lúc luồng gió lạnh buốt đầy âm khí của cái đói, cái chết tràn đến xóm này. Trong cái cảnh tối sầm lại vì đói
khát ấy, cái chết hiện ra khắp nơi: trong hình ảnh những đoàn người bồng bế, dắt díu nhau, xanh xám, dật dờ như những
bóng ma; trong hình ảnh những xác người nằm ngổn ngang khắp các lều chợ, trong tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết,
tiếng người hờ khóc tỉ tê. Khi ấy ranh giới giữa người và ma, sự sống và cái chết sao mà mong manh. Có cảm giác, cõi
dương như nhòa vào cõi âm, trần gian mấp mé bờ vực âm phủ. Cái đói, cái chết còn hiện hình trong bóng chiều chạng
vạng, trong từng gương mặt hốc hác, u tối, trong từng cơn gió lạnh buốt thổi vào cái xóm chợ xác xơ, heo hút… Bối cảnh
ấy chính là bức phông nền nhàu nhò,ảm đạm để từ đó làm hiện lên thật rõ nét chân dung những con người

- Tình huống truyện:


( Hoàn cảnh của nhân vật) Giữa những ngày đói thê thảm năm 1945, anh cu Tràng lại bỗng dưng có được vợ một cách dễ
dàng, chóng vánh như người ta nhặt được một món đồ ngoài đường, ngoài chợ. Mấy lần chợ xe thóc thuê lên chợ huyện,
Tràng đã gặp người đàn bà vất vưởng bên lề đường đói khát, chỉ hai lần gặp gỡ, mấy câu đùa” tầm phơ tầm phào” và 4 bát
bành đúc, thế mà nên vợ nên chồng. Từ tình huống ấy, nhà văn làm nổi bật lên những cảnh đời, những phận người những
sắc màu u ám của hiện thực, và cả những khát vọng rất con người.

2. Phân tích:
3.1. Tràng người nông dân ngụ cư nghèo, hiện thân cho số phận của bao con người nghèo khổ.
Ngòi bút KL ko chút tô vẽ mà tạo dựng nhân vật từ những chi tiết chân thực nhất để nhân vật của ông như từ cuộc đời mà
bước ra từ trang sách
- Trước hết, Tràng mang thân phận của 1 người dân ngụ cư, 1 thân phận bèo bọt như cỏ rác ,bị xô dạt đến cái
xóm ngụ cư này. Nhà chỉ có 2 mẹ con sống trong túp lều rúm ró giữ mảnh vườn lổn nhổn những búi cỏ dại, chỉ
nhìn qua đã thấy cái gia cảnh thật thảm hại. Công việc là chở thóc thuê lên chợ. Giữa nạn đói, Tràng cũng đang
bị đẩy tới bờ vực chênh vênh của cái chết như bao người dân khác. Xem ra, Tràng hoàn toàn ko phải là chàng
trai mà các cô gái thầm ao trộm ước.

- Tràng còn là chàng trai có phần thô kệch, vụng về.


+ Cái thân hình to lớn, vập vạp, cái dáng đi lúc nào cũng chúi về phía trước, thỉnh thoảng lại ngửa cổ lên trời
cười hềnh hệch khiến Tràng luôn trở thành đối tượng trêu trọc của lũ trẻ trong xóm.
+ Tràng còn vụng về, thô kệch trong cả lời ăn tiếng nói. Trước 1 cô gái, anh ta cũng chẳng biết nói lấy một lời
làm thân cho ra hồn mà chỉ toàn những lời thô lỗ, sỗ sàng: mời ăn, đáp lại gia cảnh, ngay cả lời cầu hôn của
anh ta cũng thô vụng làm sao. Cả lúc người mẹ hờn tủi cho số kiếp mà rơi nước mắt, Tràng còn cáu kỉnh,
cằn nhằn.

 Tràng hiện lên như một bức chân dung vẽ vội, một hình hài mà tạo hóa đẽo gọt quá ư sơ sài, cẩu thả, để lại ấn
tượng về 1 thân phận bèo bọt, bé mọn vô cùng. Và, như bao người dân khác, Tràng cũng đang bị đẩy đến bờ vực
của cái chết trong nạn đói.

 Trên đường về nhà


Chính niềm khát khao hạnh phúc đã giúp Tràng vượt lên được cả đói khát, tối tăm. Hạnh phúc đột ngột như biến đổi
Tràng khiến mọi người trong xóm ngụ cư thấy anh Tràng hôm nay khác lắm.Anh Tràng hôm nay lúng túng đến khổ sở chỉ
vì đi bên người đàn bà, anh Tràng hôm nay đang xúc động lâng lâng trong một trạng thái ko biết mình đang mơ hay tỉnh.
Niềm hạnh phúc ấy, giấc mơ giữa đời thực ấy tràn ra nét mặt khiến “mặt hắn có một vẻ gì phớn phở, khác thường… Hắn
tủm tỉm cười nụ một mình, hai mắt sáng lên lấp lánh”. Giấc mơ ấy còn hiện hình thành một cảm giác “mới mẻ, lạ lắm...
nó mơn man da thịt Tràng...”. Cho nên, khi lũ trẻ cất lời trêu đùa “ Chông vợ hài”, Tràng nghiêm nét mặt và mắng “ Bố
ranh”! Đó là cái cách tán đồng điều mà mọi người đã thay mình xác nhận. Và hắn lấy làm thích ý lắm. ra hăn đã có vợ rồi
cơ đấy.” . Trong giây phút ấy, Tràng dường như quên hết thực tại tăm tối đói khát, trong lòng anh chỉ còn tình nghĩa với
người đàn bà đi bên. Những câu văn thiết tha diễn tả tài tình tâm trạng của người đàn ông ng hèo là minh chứng cho thấy
khát vọng hạnh phúc là khát vọng rất đẹp, rất người , còn mạnh hơn cả cái đói, cái chết. Kim Lân đã hóa thân vào nhân
vật để trải nghiệm cái nỗi niềm tha thiết ấy. Nhà văn như muốn nói, cái hạnh phúc được thương yêu bao giờ cũng quý
hơn tất cả, ngay cả khi người ta tường ko còn cần gì hơn là một miếng ăn.

 Cảm giác lâng lâng ấy theo Tràng về đến nhà.


- Tràng “xăm xăm bước vào nhà” – bước chân đầy hăm hở của 1 ng đến với hạnh phúc; thu dọn niêu bát, xống
áo , nói như thanh minh “Ko có người đàn bà, nhà cửa thế đấy”. Câu nói vừa có chút ngượng ngụng, vừa là lời
khẳng định vị trí của người đàn bà trong nhà, vừa kín đáo nói với chị: trong nhà này vẫn thiếu vắng 1 ng vợ.
Câu nói dường như để chị ta yên tâm.Cái nghèo khổ này , cái nhếch nhác này là vì ko có người đàn bà, và
Tràng tin rằng thị sẽ là người vợ làm đổi thay cái nhà này.

- Có lúc, anh đứng tây ngây giữa nhà và chợt thấy sờ sợ, là vì Tràng đang sống giữa hạnh phúc mà ko dám tin,
hay vì sợ hạnh phúc ấy sẽ tan biến mất! Cho nên, Tràng lúng túng, bối rối đến khổ, hết chạy ra lại chạy vào. Đó
là tâm trạng của một người ko dám tin vào hạnh phúc mình đột ngột có được. Nhưng trên tất vả vẫn là niềm vui,
niềm hạnh phúc, khi nhìn vào nhà vẫn thấy thị ngồi đó, ko phải là chiêm bao.

 Miêu tả diễn biên tâm trạng của Tràng trước tình huống “nhặt vợ”, nhà văn đã phát hiện và khẳng định vẻ đẹp tâm
hồn của người nông dân Việt Nam. Trong khó khăn khốn khổ như thế nông dân ta vẫn phát huy truyền thống lá
lành đùm lá rách. Tràng đại diện cho những người thanh niên nghèo xấu xí nhưng lại giàu tình thương người và
sẵn sàng cưu mang những kiếp người khốn khổ hơn mình. Qua hình tượng nhân vật Tràng, Kim Lân còn khẳng
định hiện thực cuộc sống có ngột ngạt, tăm tối đến đâu thì sự sống vẫn trỗi dậy, vươn lên mãnh liệt, con người vẫn
cố gắng vật lộn với hoàn cảnh để khẳng định tư cách ngời sáng Hình tượng nhân vật Tràng đã giúp Kim Lân thể
hiện được thành công một khúc ca chứa đựng niềm tin mãnh liệt của con người vào sự sống: “sự sống chẳng bao
giờ chán nản” (Xuân Diệu), chính là biểu hiện giá trị nhân đạo mang những nét nhân văn cao cả và rất riêng của
Kim Lân. Nó giúp người đọc nhận ra được nét đặc sắc riêng của tác phẩm khi đặt bên cạnh những sáng tác viết về
người nông dân trước sự thử thách của cái nghèo, cái đói.

3.2. Thị Hiện thân cho nạn nhân của cái đói, 1 thân phận khốn khổ giữa bối cảnh tăm tối đói khát:
 Sự xuất hiện, hoàn cảnh, lai lịch:
- Thị xuất hiện giữa bối cảnh tận cùng khủng khiếp của chết chóc và đói khát . Người ta thấy thị đang ngồi vêu ra
ở ngoài chợ, chức để chờ kiếm chút cơm rơi cơm vãi.

- Người ta chỉ biết đó là một người đàn bà đang dở sống dở chết vì đói khát. Cái đói xô dạt thị, kiến thị trở nên
một thân phận thấp hèn, bèo bọt, lắt lay như ngọn đèn trước gió: thị ko tên tuổi, ko quê quán, ko chốn nương
thân, chỉ là một người đàn bà nhếch nhác bên lề đường đói khát. Thị Nở dù xấu ma chê quỷ hờn đi nữa thì dưới
ánh trăng vẫn còn làm Chí Phèo rung động. Còn người đàn bà này, thị ta trơ ra với gương mặt lưỡi cày xám xịt,
được miêu tả bằng những chi tiết trần trụi nhất.

- Cái đói khiến thị tiều tụy, xộc xệch về hình hài; “áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp, khuôn măt lưỡi cày xám
xịt, hai con mắt trũng hoáy…”

 Thị là hiện thân của bần cùng, đói rách, của tha phương cầu thực và có lẽ sắp chết gục như bao thân phận khốn
khổ giữa nạn đói này

 Phía sau tình cảnh vất vưởng, trôi dạt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc:
Xung quanh việc thị theo không Tràng về làm vợ, người ta chỉ thấy là sự trơ trẽn, vô duyên; là mất thể diện, đáng xấu
hổ…Nhưng chảng phải ngẫu nhiên mà người đàn bà đói rách lại tự nguyện theo Tràng về. Giữa lúc người ta chị biết than
thở và hờ khóc, thị đã nhận thấy ở Tràng một sức sống khỏe khoắn, lạc quan trong từng câu hò, trong lời đùa tếu của hắn.
Giữa lúc người ta coi miếng ăn còn quý hơn tính mạng, thị đã nhìn thấy lòng tốt mộc mạc qua cử chỉ hào hiệp của người
đàn ông xa lạ. Vì vậy hành động theo Tràng về nhà là hết sức hợp lí. Đó là hành động bị xô đẩy bởi cái đói.

 Trên đường về nhà


Thị trở lại đúng với dáng vẻ và bản tính của một người phụ nữ ý tứ biết điều. Người đàn bà chao chat chỏng lỏn ấy khi
lâm vào cảnh ngộ phải theo ko thì lòng vừa tủi phận vừa ngượng ngập. Dõi theo tâm lí nhân vật, hiểu và đồng cảm sâu sắc
cảnh ngộ con người, nhà văn đã diễn tả thật chân thực bao nỗi niềm theo từng bước chân phấp phỏng của chị vợ nhặt

- “Thị cúi đầu, cái nón rách tang nghiêng nghiêng che nửa khuôn mặt, thị có vẻ rón ren, e thẹn ” trước ánh mắt tò
mò và lời xì xào bàn tán của mọi người. Thị ngượng nghịu tới mức “chân nọ díu cả vào chân kia”. Đó ko chi là
tâm trạng của một nàng dâu mới mà đặc biệt là tâm trạng của người đàn bà phải bỏ qua cả sĩ diện của mình để
theo không trong tình cảnh thê thảm. Bởi vậy, nó vừa tủi hổ, vừa lo âu vừa hi vọng: tủi hổ vì ý thức được
cảnh ngộ trớ trêu của mình; lo âu vì ko biết cái quyết định này có cứu được mình ko, cái gì sẽ chờ mình phía
trước; nhưng có cả hi vọng về một mái nhà để che mưa che năng, một nơi dựa để vượt qua cái tao đoạn này.
Như vậy, thị đâu phải là người đàn bà ko biết xấu hổ, mất hết tự trọng? Thị bước về nhà Tràng mà vừa e thẹn,
ngượng ngùng, vừa tủi hổ khi rơi vào tình cảnh ấy. Và trên tất cả ở thị là niềm hi vọng, niềm khao khát
hướng về sự sống.

 Khi về đến nhà:


- Nhìn thấy cái gia cảnh chẳng lấy gì làm khấm khá của mẹ con Tràng: “ cái lều rúm ró giữa mảnh vườn mọc
đầy những búi cỏ dại…”, thị ko giấu nổi nỗi thất vọng, “cái ngực gầy lép của thị nhô lên, nén một tiếng thở
dài”. Cái người đàn ông mà thị đã bỏ cả phẩm hạnh để mà theo không, cái người mà vừa hỗi chiều còn vỗ váo
túi “ Rích bố cu, hở!” thì gia cảnh lại nghèo nàn đến thế này. Nỗi thất vọng thầm kín của người đàn bà được
diễn tả bằng một tiếng thở dài cố nén, bằng nét mặt bần thần, bằng cái nhếch mép cười nhạt nhẽo. Bước chân
vào cái nhà của người đàn ông mà thị xiết bao hi vọng, thị ko sao giấu nổi nỗi thất vọng, lo âu.

- Song cũng chính những chi tiết ấy lại cho thấy sự chấp nhận của thị. Thị cố nén lại tất cả, chấp nhận tât cả để có
một mái nhà, để nuôi một hi vọng. Tiếng thở dài cố nén ấy cũng là một cử chỉ đầy ý tứ: thị giấu đi nỗi thất
vọng, để người đàn ông vừa cưu mang thị kia khỏi cảm thấy ngượng ngùng.

 Đó ko chỉ là dáng vẻ của một nàng dâu mới mà là của 1 người ý thức rõ thân phận rẻ rúng của mình, thấm thía
điều cay đắng của mình. Thị mặc cảm, xấu hổ và tủi hờn. Chấp nhận tất cả, chịu cái điều là trơ trẽn, vô duyên,
thiếu tự trọng.... chị vẫn gắng vượt lên để hướng tới sự sống, hướng tới hạnh phúc.

 Hình tượng nhân vật người vợ nhặt được khắc họa một cách chân thật từ ngoại hình tính cách cho đến số phận, có
ý nghĩa tiêu biểu cho thân phận tội nghiệp cho những người nghèo đói, cho khát vọng sống mãnh liệt và ước
muốn có một mái ấm gia đình trong hoàn cảnh nghiệt ngã. Người phụ nữ ấy xuất hiện trong tác phẩm tuy không
mang vẻ đẹp kiêu sa lộng lẫy nhưng lại mang đến một cảm giác ấm áp, mang đến làn gió tươi mát cho căn nhà u
ám đang bên bờ vực của cái chết.

3.3. Dân xóm ngụ cư:


Dân xóm ngụ cư thấy ồn ào thì kéo nhau ra xem rồi thì thầm bàn tán xôn xao: “…người trong xóm lạ lắm: Họ đứng cả
trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán…”. Một người nghèo túng xấu xí như Tràng bỗng lấy được vợ giữa những ngày đói
khát khiến ai nấy đều ngạc nhiên ngơ ngác. Họ phỏng đoán, họ thì thầm với nhau. Rồi họ hiểu ra và khuôn mặt họ bỗng
rạng rỡ hẳn lên. Từ trong sâu thẳm hồn họ vẫn le lói một niềm vui. Họ thú vị nghĩ tới chuyện anh Tràng bỗng dưng có vợ
và thực lòng muốn chia sẻ niềm vui với anh. Họ mừng vì Tràng đã có được vợ. Cái xóm ngụ cư đang thoi thóp chờ chết
nay thoáng bừng lên một sự sống: “những khuôn mặt hốc hác, u tối của họ bỗng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng tươi
mát thổi vào cuộc sống đói khát, tối tăm ấy của họ”. Nhưng vui đấy lại lo ngay đấy. Họ lo thay cho Tràng: “Ôi chao! Giời
đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?” Âý là họ lo cho sự sống đang
phải đối mặt với cái chết và hi vọng vượt lên cái chết. Nhà văn đã thắp sáng lên niềm hi vọng ở tương lai cho những con
người nghèo khó. Trong hoàn cảnh đói khát cùng cực, những người lao động nghèo khổ vẫn hướng về sự sống, vẫn dành
tình yêu thương cho những con người cùng cảnh ngộ.

4. Đánh giá nội dung - nghệ thuật:


“Một nhà văn có phong cách nghệ thuật chưa chắc đã là một nhà văn lớn nhưng một nhà văn lớn luôn cần có phong cách
nghệ thuật”. Điểm nhấn trong phong cách nghệ thuật ở tác phẩm “Vợ nhặt” chính là nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà
văn Kim Lân. Tác giả đã đặt nhân vật trong tình huống “lạ”, “éo le”; diễn biến tâm lí được khắc họa qua các sự kiện với sự
quan sát tỉ mỉ, tinh tế qua hệ thống ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, ngòi bút miêu tả tâm lí già dặn. Đặt nhân vật của mình vào
tình huống bất ngờ và éo le, Kim Lân đã làm nổi bật được niềm tin mãnh liệt của con người vào sự sống - là biểu hiện
giá trị nhân đạo mang những nét nhân văn cao cả và rất riêng của Kim Lân. Đồng thời qua đó, nhà văn đã thể hiện
rõ chủ đề của tác phẩm đồng thời tố cáo hiện thực xã hội đã tước đoạt hết quyền sống, quyền hạnh phúc của
con người.

III. KẾT BÀI


“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôx-tôi-ep-ki). Vâng, “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì
diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm.
Bằng nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy, Kim Lân đã lách sâu ngòi bút của mình để thấy được vẻ đẹp
tâm hồn và niềm khát khao sống trong con người lao động nghèo khổ. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam
nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. “Thời gian có thể phủ bụi
một số thứ, Nhưng có những thứ càng rời xa thời gian, càng sáng, càng đẹp”. “Vợ nhặt” của Kim Lân là một tác
phẩm như thế. Ra đời cách đây gần nửa thế kỉ nhưng sức sống của nó vẫn sẽ tồn tại đến muôn đời.
“ Bốn bát bánh đúc thành đám cưới thật rồi
Xin từ điển hãy thêm từ “vợ nhặt”
Ngòi bút Kim Lân tưởng như cười như khóc
Đói quát quay nhưng tha thiết con người”.

You might also like