You are on page 1of 14

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân là người chuyên viết truyện ngắn

với mảng
đề tài quen thuộc là cuộc sống nông thôn và người nông dân. Các truyện ngắn của Kim Lân
đều là thế giới của “ đất” và “người”, của những gì “thuần hậu” được thể hiện bằng tình cảm
thiết tha, sự gắn bó sâu nặng của nhà văn với thế giới nhân vật và không gian quen thuộc ấy.
Nhắc đến các tác phẩm của Kim Lân, mỗi một con người yêu văn khó lòng có thể bỏ qua
được truyện ngắn "Làng". Thế nhưng tên tuổi của ông lại được xích gần hơn với trái tim độc
giả qua truyện ngắn "Vợ nhặt". Tác phẩm được trích trong tập truyện Con chó xấu xí (1962).
Truyện được viết ngay sau cách mạng với tên gọi Xóm ngụ cư, nhưng thất lạc bản thảo; sau
khi hòa bình lặp lại, tác giả đã viết lại thành Vợ nhặt. Trong truyện, có lẽ vẻ đẹp của “sức
sống đơn sơ vừa đắng cay vừa đớn đau nhưng lại lóe lên những tia sáng đạo đức và danh dự”
mà Kim Lân để cho người đọc cảm động nhất chính là hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, đoạn
viết về người mẹ nghèo khổ khi con trai đưa vợ về từng khiến nhà văn “xúc động nhất”.

Bà xuất hiện ở giữa thiên truyện với hình ảnh của một người mẹ đã già, sức cùng lực kiệt.
Trong cái u ám của ngày đói, cái chạng vạng của chiều hôm tê tái, dáng đi “lọng khọng” và
tiếng ho “húng hắng” của bà đã ám ảnh người đọc. có cuộc đời trải qua nhiều gian truân:
chồng và con đã mất, gia tài chỉ còn lại “cuộc đời dằng dặc nỗi nghèo khổ” và người con trai
lớn tuổi, thô kệch chưa có vợ, hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Chính sự xuất hiện
của người đàn bà lạ trong căn nhà rúm ró vốn chỉ có bà với thằng con đã làm nảy sinh bao sắc
thái, cung bậc tình cảm khó diễn tả trong lòng bà: vừa ngạc nhiên, vừa tủi thân, mừng vừa lo.

Trước hết ta có thể thấy được, bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ và rất đỗi thương con. Tình
thương ấy đã được Kim Lân miêu tả qua diễn biến tâm trạng đầy phức tạp của bà.

Thoạt đầu, bà cụ đã rất ngạc nhiên. Có hai lí do đã khiến cho bà có tâm trạng như vậy: thứ
nhất là do bà thấy thái độ của anh Tràng hôm nay quá “đon đả”. Thứ hai là nhân vật “người
đàn bà” có mặt ở đầu giường thằng con mình. Bà là người hiểu hơn ai hết gia cảnh của mình
cùng cảnh ngộ con trai bà trong những ngày đói kém hiện tại. Vì vậy, thấy một người đàn bà
xa lạ đến nhà mình, lại gọi bằng “u”, bà hết sức ngạc nhiên. Điều đó càng được thể hiện qua
hàng loạt các câu hỏi dội lên trong đầu bà: “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ”
hay “Sao lại gọi mình bằng u?”. Không tin vào mắt mình, bà “hấp háy cặp mắt cho đỡ
nhoèn”. Nhưng bằng kinh nghiệm và sự từng trải, qua thái độ rối rít như một đứa trẻ và
những câu phân trần cắt nghĩa không mấy rành rẽ của con trai, bà đã hiểu ra cơ sự. Hóa ra, bà
lão không hề già cả, điếc lác như người đàn bà tưởng. Để rồi nỗi tủi thân đã hóa thành nước
mắt “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Lòng bà ngổn ngang trăm
mối, chồng chất bao nỗi niềm suy tư. Bà vừa mừng, vừa lo, vừa tủi…Kim Lân đã khôn khéo
chọn giọng điệu và ngôn ngữ nội tâm rất đúng với nhân vật để diễn tả tâm trạng của một bà
lão nghèo khó, già cả nhưng vẫn còn rất nhạy cảm và từng trải

Trái tim của người phụ nữ nhân hậu ấy còn đầy ắp lòng bao dung và vị tha, được khắc họa
qua những nỗi hờn tủi cho mình, nỗi xót thương cho các con

Khi hiểu ra cơ sự, “Bà lão cúi đầu im lặng”. Một sự nín lặng chứa đựng biết bao nỗi thương
xót và trìu nặng suy tư: bà lão hiểu rồi, lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao cơ
sự. Trong các cơ sự ấy, không chỉ có cơ sự “nhà tôi nó về làm bạn với tôi đấy, u ạ” mà bà còn
hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự khác, vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp của con mình. Bà
tủi thân vì cho rằng mình chưa làm tròn bổn phận người mẹ: “chao ôi người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà lúc ăn nên làm ra, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau
này.. Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không”. Đó là tâm lí
thương thân tủi phận. Nhưng là sự thương thân tủi phận của một ngươi mẹ từng trải, bao
dung và giàu lòng nhân hậu, bởi trong cái ý nghĩ buồn tủi của bà còn chứa đựng biết bao
nhiêu tình thương và trách nhiệm. Do vậy mà nó ẩn chứa bao nỗi lo lắng, dằn vặt, xót xa,
chua chát của tấm lòng người mẹ trước cảnh ngộ trớ trêu và đáng thương của đôi con trẻ
trong những ngày đói khát trước mặt. Đây không chỉ là biểu hiện sâu sắc của một người phụ
nữ, vượt lên trên tất cả, là biểu hiện của tình mẫu tử cao quý, tình cảm của một người mẹ
dành cho con trai của mình trong bối cảnh con trai đưa người phụ nữ thứ hai về nhà.

Từ chỗ tủi cho phận mình và lòng thương con vô bờ bến, bà lão chuyển sang cảm thông,
thương xót cho người đà bà xa lạ bỗng nhiên trở thành “vợ nhặt” con mình: “Bà lão nhìn
người đàn bà lòng đầy thương xót”. Để rồi bà cụ Tứ đã chọn một điểm nhìn để chấp nhận
cuộc hôn nhân “Vợ nhặt” này không phải là từ một góc nhìn của người mẹ chồng mà là góc
nhìn của những ngừoi đồng cảnh ngộ . Nếu có thì là bà chỉ lấy cái vị trí ấy để tự trách mình.
“Bà đăm đăm nhìn chị con dâu để nghĩ cho chị”; “Người ta..con mình”. Rồi lại nghĩ cho con
mình “Mà con mình mới có vợ được”. Trong suy nghĩ ấy là sự chấp thuận và có cả số phận
hàm ơn chuyện người phụ nữ kia đã xuất hiện trong cuộc đời con mình, buông nỗi dăn vặt
của mình với con. Bởi lẽ, bà thừa hiểu có nằm mơ thì thằng con mình cũng chẳng cưới được
vợ. Hơn nữa, người ta có cưới vợ thì cũng phải cưới một cách hiển hách, còn Tràng lại đi
nhặt vợ. Nói như vậy không có nghĩa là bà khinh thường người con dâu mà ngược lại trái tim
của người mẹ ấy bao dung hơn bao giờ hết. Bà tỏ ra rất gần gũi và chân tình “Nhìn người đàn
bà đứng vân vê tà áo đã rách bợt”, mà “lòng đầy xót thương”. Chính tình cảm ấy đã xóa đi rất
nhiều mặc cảm cho người con dâu. Trả lại danh dự cho người phụ nữ “mang tội theo trai”
(Kim Lân).

Vất vả nuôi con khôn lớn trưởng thành nên cụ Tứ cũng vui mừng lắm trước sự thực con trai
bà lấy được vợ. Bà vui vì từ đây con bà đã yên bề gia thất, có vợ rồi có con như bao người
đàn ông khác. Câu nói nhẹ nhàng sau bao nhiêu nỗi niềm được nén lại của bà mẹ “Ừ, thôi thì
các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Giờ đây, những sự hờn tủi,
xót thương đã được thay thế bởi niềm vui mừng khi thấy con mình tìm được hạnh phúc.

“Các con” là biểu hiện cho sự thừa nhận cuộc hôn nhân, coi hai người là con như nhau, chỉ
cần một từ đó thôi với Tràng như đã cất được cả gánh nặng trên vai: “Tràng thở đánh phào
một cái..” Còn với người vợ nhặt, câu nói đó càng có ý nghĩa. Đối với người phụ nữ mà đã bỏ
qua sĩ diện, nhắm mắt đưa chân đi theo một người mới quen, một lời nói có thể xoa dịu nỗi
đau hoặc làm đau lòng thêm. Câu nói của bà cụ Tứ như là sự “chiêu tuyết” cho chị, rằng chị
không phải là cái loại không biết sĩ diện là gì, tùy tiện mà chả qua chuyện chị theo Tràng về
là do duyên số. Nó đem lại suy nghĩ cho người trong cuộc rằng: hôn nhân của mình cũng
bình đẳng, đẹp đẽ như bao cuộc hôn nhân khác. Cuộc hôn nhân nào mà chả không xuất phát
từ thân phận vợ chồng vậy nên Tràng và vợ phải duyên phải kiếp với nhau khiến người mẹ
cảm thấy mừng lòng, hợp lí. Cách nói chân thực và thực lòng của người mẹ quê mùa ấy trong
hoàn cảnh này như sưởi ấm, làm ấm lòng người trong cuộc. Đó cũng là câu trả lời trực tiếp
cái cớ sự họ đang đối mặt, đồng thời cho thấy lòng nhân hậu, sự bao dung.

Tiếp đó, bà cụ khuyên nhủ, động viên con những điều chí tình, đôn hậu, tràn đầy niềm lạc
quan, yêu sống. Bằng những câu nói dân gian đã thành triết lí “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”
bà đã mang lại hơi ấm cho cả nhà: “Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo
nhau làm ăn.Rồi may ra ông giời cho khá…Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?
Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Như vậy, cái cách nói của bà cụ Tứ thể hiện sự mộc
mạc, thuần hậu đúng chất nhân vật Kim Lân. Trong cảm giác áy náy không yên của bà cụ Tứ:
“Kể có ra thì làm được dăm ba mâm thì phải đấy..” ẩn giấu bao nhiêu tình nghĩa thắm thiết
sâu nặng đối với láng giềng, cũng như sự cảm thông chia sẻ giữa những người nghèo khổ. Bà
cụ Tứ muốn làm “dăm ba mâm” là để thưa chuyện với hàng xóm làng giềng, cũng là để con
trai đỡ tủi và nhất là để con dâu mình không phải mang tiếng là “vợ nhặt”. Đó là thái độ trân
trọng, nâng niu, nâng cao giá trị của người đàn bà khốn khổ. Hóa ra trong hoàn cảnh khốn
cùng nhất, giá trị con người chẳng những không bị hạ thấp mà còn được đề cao. Bên cạnh đó,
câu nói cho thấy việc hiểu sự đời tâm lý của bà, nhưng nói ra để an ủi nàng dâu; luôn miệng
gọi ngừoi vợ nhặt là con: “Con ngồi xuống đây”, “ lòng đầy thương xót” nhưng đó là cách
thể hiện sự chấp thuận chính thức: “Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi”. Bà còn bảo ban
hai con “ chúng mày hòa thuận là u mừng rồi”. Lời khuyên ấy của người mẹ là món quà vô
giá, gói trọn bao tình yêu thương vô bờ của bà dành cho các con. Tấm lòng người mẹ ấy cao
đẹp biết nhường nào!

Nhưng dù cố gắng, trong suy nghĩ của người mẹ này vẫn trĩu nặng nỗi bất an, lo lắng về
tương lai của các con trong cái nhuệch nhoạc của bóng tối: Bà lão hướng con mắt “đăm đăm
nhìn ra ngoài”, nhìn cuộc đời của mình, của những người thân đều cực khổ dài dằng dặc để
mà lo phấp phỏng về cuộc đời hiện tại của con cái. Theo cái nhìn của bà là “bóng tối trùm lấy
hai con mắt”, là “dòng sông trắng uốn khúc trong cánh đồng tối”, là lửa của ông lão, là lửa
của đứa con gái út đã rời xa mình vì đói khổ. Bà đem vào cuộc đời con cái nỗi lo của biết bao
kiếp đời khác để thương xót, để lo toan “Cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ chúng nó
không”. Lần thứ hai, người mẹ nghèo khổ ấy phải quay đi, lén giấu những giọt nước mắt lo
lắng, tủi buồn của mình “Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá.
Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Đó là tình cảm
chân thực, là nỗi lòng đau đáu, là lòng yêu thương con vô bờ bến của một người mẹ Việt
Nam.

4-Nghệ thuật xây dựng nhân vật bà cụ Tứ: (vận dụng thêm từ những phần phân tích tâm lí
nhân vật Tràng)

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, đối thoại sinh động, hấp dẫn.

+ Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, gắn với khẩu ngữ nhưng được chắt lọc kĩ lưỡng, tạo sức gợi
đáng kể.

+ Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo...

5-Cảm nhận về vẻ đẹp tình người - Đánh giá chung

- Tình mẹ thương con sâu sắc -> thương con mình và thương con dâu (vị tha, bao dung)

- Tình người của người lao động nghèo rưng rưng: sẵn lòng cưu mang, nhường cơm sẻ áo (lá
lành đùm lá rách), đồng cảm, thấu hiểu, tinh tế xoa dịu nỗi đau con người; không thôi lạc
quan và nhen nhóm niềm hi vọng trong lòng mọi người, trong bóng tối vẫn sát cánh hướng về
ánh sáng, tương lai tốt đẹp hơn…

- Tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Kim Lân được thể hiện qua ngòi bút truyện ngắn
đặc sắc.
Thành công của việc xây dựng tâm lý bà cụ Tứ nói riêng và tác phẩm Vợ nhặt nói chung là
nhờ vào nghệ thuật trần thuật hấp dẫn; Miêu tả tâm lý nội tâm nhân vật sắc sảo; Tạo tình
huống truyện độc đáo để các nhân vật bộc lộ phẩm giá của mình. Tất cả đã tạo nên giá trị
hiện thực và nhân đạo sắc sảo. Một mặt tác giả tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân, phong
kiến và phát xít đã đẩy dân tộc ta vào nạn đói khốn cùng làm chết hơn hai triệu con người.
Một mặt tác giả ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn Việt, dù trong hoàn cảnh nào, con người Việt Nam
vẫn luôn yêu thư
Trong hoàn cảnh bị vùi dập về thể xác, bị áp chế về tinh thần, sức sống của Mị dường như đã
mất đi. Nhưng bên trong cái hình ảnh “con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa” kia vẫn đang còn
một con người trẻ trung, tiềm tàng sức sống. Khát vọng tự do, hạnh phúc có thể bị tê liệt, bị
vùi lấp, bị lãng quên trong đáy sâu của một tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ, nhưng không
thể bị tiêu tan, chờ gặp thời cơ thuận lợi, nó lại bùng cháy lên. Và khát vọng tự do, hạnh phúc
đó đã bất chợt cháy lên nồng nàn và xót xa trong một đêm xuân đầy ắp tiếng gọi của tình yêu:
Khi “những đêm tình mùa xuân đã tới”.

Dứoi ngòi bút cuả Tô Hoài, từ tình trạng tê liệt nhẫn nhục cam chịu. Sức sống và khát vọng
tâm hồn Mị đã được thức tỉnh, hồi sinh là do tác động của những nguyên nhân ngoại cảnh.

Đó trước hết là mùa xuân trên núi cao. Người Mèo ăn tết khi gặt hái vừa xong “ngô lúa đã
xếp yên đầy các nhà kho”. Trong niềm vui đón xuân có thêm niềm vui của mùa mới. Dù “rét
dữ dội”, nhưng sắc xuân ở Hồng Ngài năm ấy vẫn ngời lên qua những sắc màu rực rỡ như có
gianh vàng ửng, màu của “váy hoa xòe như con buớm sặc sỡ”, qua những âm thanh náo nức
như tiếng cười của trẻ chơi qua.. Mùa xuân là mùa của sự sống, nên cũng thổi vào tâm hồn
Mị niềm khao khát ham sống. Không khí rạo rực yêu đương ngập tràn hạnh phúc của những
đêm tình mùa xuân trai gái đi tìm bạn cũng thức tỉnh tâm hồn Mị niềm khao khát yêu đương,
khát khao hạnh phúc, nhất là khi Mị đã từng trải qua những đêm tình mùa xuân say đắm.

Men rượu ngày tết cũng là một nhân tố kích thích mạnh mẽ sức sống và khát vọng tâm hồn
Mị “Ngày tết, Mị.. rồi say”. Rượu làm cho cơ thể Mị say nhưng tâm hồn thì rất tỉnh. Cái say
vừa giúp Mị lãng quên thực tại, nhớ về quá khứ và quan trọng nhất là nhớ rằng mình vẫn là
một con vật có quyền sống của một con người. Cứ mỗi bát rượu, Mị như uống theo một tâm
hồn đau khổ của mình, bao nhiêu nỗi tủi hờn uất ức của cảnh làm dâu. Người con dâu trừ nợ
ấy uống rươụ như thể uống cả cái đắng cay của phần đời đã qua lẫn cái khát khao của những
phần đời chưa tới.

Quan trọng nhất là sự tác động vô hình nhưng mạnh mẽ của tiếng sáo gọi bạn yêu. Ngay từ
khi còn ở rất xa, âm thanh tiếng sáo đã quyến rũ tâm hồn Mị: “Ngoài đầu núi lấp ló đã có
tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi..đang thổi”. Âm thanh gọi bạn tình đã vọng vào tâm hồn Mị
thiết tha bổi hổi, từng lời hát giản dị, mộc mạc nhưng lại có sức mời gọi da diết với Mị. Tâm
hồn Mị bay theo tiếng sáo khi những đêm tình mùa xuân đã tới. Những thanh âm vô hình ấy
đã thắp lên ánh sáng cho một tâm hồn tưởng chừng như đã tê liệt. Càng đến gần căn buồng
của Mị, tiếng sáo như lại càng nhiều sức vẫy gọi và quyến rũ hơn, không chỉ thấp thoáng “nơi
đầu núi”, hay “văng vẳng” ở “đầu làng”, tiếng sáo gọi bạn còn hiện diện ngay ngoài căn
buồng của Mị. Tiếng sáo là tiếng tơ trời, tiếng tơ lòng bay từ núi này đến núi khác, từ bản
làng này đến bản làng kia, gắn với không gian văn hóa mùa xuân ở các bản Mèo, gắn với ký
ức, đặc điểm của cô gái tên Mị kia. Cho nên, cứ mỗi lần tiếng sáo cất lên là một lần thế giới
nội tâm của Mị thay đổi. Chưa dừng lại ở đó, tiếng sáo ban đầu là hiện tượng ngoại cảnh, dần
dần trở thành một tâm cảnh: “Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo”. Âm thanh vô hình ấy vừa như
thôi thúc mạnh mẽ từ bên trong, khiến lòng Mị bồi hồi xúc động không yên. Không chỉ vậy,
tiếng sáo ấy khi thì như thổ lộ nỗi lòng thiết tha hạnh phúc “ta đi tìm người yêu”, lúc lại như
dỗi hờn trách móc vì một tình yêu không được đền đáp:
“Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi”
Có thể nói tiếng sáo chính là hiện thân cho thế giới tự do bên ngoài, tiếng gọi của tình yêu, tự
do, hạnh phúc mà cũng là tiếng lòng Mị.
Như một mầm cây ngủ quên lâu ngày trong đất, gặp hơi ấm của mùa xuân, sức sống và khát
vọng, tâm hồn của Mị bỗng tự mình tỉnh giấc, rồi khát khao vươn mình trỗi dậy. Nếu trước
đây, Mị hoàn toàn mất ý thức về thời gian không gian, thì giờ đây, không khí mùa xuân, âm
thanh tiếng sáo và men rượu ngày tết đã thức tỉnh ý thức của Mị về quá khứ “Ngày trước, Mị
thổi sáo giỏi..Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Nhưng quá khứ
càng tươi đẹp bao nhiêu thì nỗi xót xa trước thực tại đau đớn tủi nhục lại càng sâu sắc thấm
thía bấy nhiêu. Có thể nói, lòng tham yêu khát sống đã dần dần thức dậy trong đầu tro tàn giá
lạnh nơi cõi lòng người con dâu trừ nợ. Hóa ra, sức sống và khát vọng sống của con người
thất kì diệu biết bao.

Như có cây đũa thần chạm vào, toàn bộ con người Mị bỗng thay đổi hẳn. Ngòi bút tâm lí đạt
đến “phép biện chứng tâm hồn” của Tô Hoài đã phát hiện ra và trân trọng nâng niu từng sự
đổi thay, từng sự hồi sinh nhỏ bé âm thầm nhưng mạnh mẽ nơi tâm hồn Mị.

Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Lần đầu tiên sau bao ngày lặng câm, cô Mị
đã cất tiếng, đó là những lời của những người yêu nhau, những người tự do khao khát hạnh
phúc. Mị lúc này trở nên biết yêu và biết cảm nhận mọi vật xung quanh hơn, tiếng hát câm
nín bấy lâu đang cất lên nhịp nhàng trong từng hơi thơ của cô gái, tiếng hát thầm ấy chứa
chan bao nỗi lòng, bao nỗi tâm sự:
"Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu."

Nếu trước đây, nỗi buồn và cảm giác tủi hổ luôn thường trực trên gương mặt Mị “lúc nào
cũng cúi mặt,.. buồn rười rượi” thì giờ đây, tâm hồn Mị lại phơi phới niềm vui: “Đã từ nãy
Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”.
Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm làm dâu, Mị mới có ý thức về tuổi trẻ: “Mị trẻ lắm, Mị vẫn
còn trẻ” ý thức về tuổi trẻ càng sâu sắc thì niềm khát khao hạnh phúc tự do lại càng mãnh liệt
thiết tha. Trước đây Mị cam lòng chấp nhận cuộc sống tù túng ngựa trâu, bây giờ Mị không
chỉ khát khao đi chơi Tết như bao người, mà còn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu,
hạnh phúc, tự do.

Cũng lần đầu tiên, người con dâu trừ nợ ấy thầm so sánh cảnh ngộ hiện tại của mình với cảnh
ngộ bao nhiêu người làm dâu khác: “Bao nhiêu người có chồng vẫn đi chơi ngày Tết, huống
chi Mị và A Sử không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. Đó cũng là lần đầu tiên Mị
có ý thức sâu sắc về thực tại đau xót của mình. Đối với Mị, không được đi chơi ngày Tết là
bất công, là quyền sống bị ngăn cản. Nếu như quay trở về ngày trước, ý thức phản kháng
chống lại thực tại của Mị tưởng chừng đã hoàn toàn tê liệt khi “không còn tưởng đến Mị có
thể ăn lá ngón tự tử nữa”, thì giờ đây lại trỗi dậy thiết tha mạnh mẽ hơn bao giờ hết. “Nếu có
nắm lá ngón trong tay lúc này. Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Khi
muốn ăn lá ngón chết ngay cũng là khi Mị muốn sống như một con người “Nhớ lại chỉ thấy
nước mắt ứa ra”. Đây chính là biểu hiện của sự phản kháng với hoàn cảnh, sự xung đột gay
gắt giữa một bên là khát vọng và một bên là thực tại khổ đau đang hiện hữu. Giọt nước mắt
càng minh chứng cho sức sống trong Mị đã trỗi dậy và Mị đang ý thức rất rõ về hoàn cảnh
đau xót của mình

Sức sống và khát vọng tình yêu hạnh phúc tự do không chỉ trào dâng mạnh mẽ trong tâm hồn
Mị mà còn bộc lộ trực tiếp ra hành động bên ngoài. Trước đó, Mị đãc có nhiều sự mâu thuẫn.
Lòng Mị thấy phơi phới trở lại nhưng sau đó Mị lại đứng dậy đi vào buồng, ngồi xuống
giường, trông ra ô cửa sổ. Hay là việc “Mị đến góc nhà…thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Người
con gái ấy đang muốn thắp sáng cho căn phòng hay chăng? Mị như đã lấy ánh sáng của niềm
khát khao vừa bừng lên nơi tâm hồn để tiếp thêm ánh sáng cho ngọn lửa đèn le lói góc phòng.
Đó cũng là hành động của sự tự thức tỉnh, khát khao thắp sáng cuộc đời. Hóa ra ngay trong
những hoàn cảnh khốn cùng và bi thảm nhất, những người nông dân như Mị vẫn luôn khát
khao thắp lên ánh sáng của sự sống, của hi vọng. Giờ đây, khi tiếng sáo đã tràn ngập tâm hồn
Mị khiến Mị có những hành động rõ ràng, dứt khoát hơn: “Mị quấn lại tóc”, Mị thay váy áo .
Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Những hành động ấy vừa cho thấy sự hồi sinh mạnh
mẽ nơi con người Mị, lại vừa chứng tỏ như quên hết mọi trói buộc khắc nghiệt của gia đình
Thống Lý. Mị đang sửa soạn để tự do đi theo tiếng gọi lòng mình.

Giữa những lúc hành động sống trong Mị đang trào sôi thì cũng là lúc nó bị vùi dập một cách
dã man: “A Sử bước lại , nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả thùng sợi đay ra
trói đứng Mị vào cột nhà” rồi A sử tắt đèn đi ra, khép cửa buồng lại. Ngọn đèn Mị vừa khát
khao thắp sáng thêm lên đối lập với việc A Sử tắt đèn. Chi tiết nghệ thuật này mang tính tố
cáo sự chà đạp không chỉ về mặt thể xác mà còn cả về tinh thần Mị. Những vòng dây trói ác
nghiệt của A sử chỉ trói buộc thể xác chứ không thể trói buộc khát vọng tâm hồn Mị. Dù đang
bị trói đứng nhưng Mị “ như không biết mình đang bị trói”. Mị quên những đau đớn về thể
xác, Mị vẫn theo cái hơi rươụ nồng nàn và nhất là tiếng sáo gọi bạn tình vẫn đưa Mị đi theo
những cuộc chơi. Chi tiết Mị “vùng bước đi” khi cả cơ thể đang bị trói chặt không thể cựa
quậy là chi tiết rất đẹp, rất lãng mạn thể hiện sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng, bất diệt của Mị,
nó chứng tỏ Mị đã tự giải thoát được về mặt tinh thần, nhưng đồng thời đây cũng là chi tiết
đắt giá để tố cáo tội ác man rợ của cha con thống lí Pá Tra. Nhưng vòng dây trói thít lại đau
nhức kéo Mị trở về thực tại. Thay cho tiếng sáo, chỉ còn tiếng chân ngựa đạp vào vách khô
khốc.Và cứ thế, Mị laị lúc mê, lúc tỉnh, chập chờn cả đêm, trong “Hơi rượu tỏa”. Tiếng sáo
tâm hồn thì “nồng nàn tha thiết nhớ”… Tô Hoài thực sự đã nhập thân vào nhân vật Mị, đã
trao ngòi bút cho Mị để Mị tự viết lên những nỗi niềm tâm sự khát vọng của lòng mình. Lời
văn vì thế cũng trở nên nghẹn ngào thổn thức như chính tiếng lòng của Mị.

Suốt đêm bị trói đứng tủi nhục ấy, Mị đã sống trong sự giằng xé giữa khát vọng và thực tại ,
giữa ước mơ tình yêu hạnh phúc tự do với hiện thực đau đớn. Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của
mình vào tình huống bi kịch: hiện thực càng phũ phàng thì khát vọng càng mãnh liệt, khiến
cho khát vọng tâm hồn Mị cũng mãnh liệt theo.

Để rồi khi bàng hoàng tỉnh trong sáng hôm sau, Mị chỉ càng thấm thía hơn cái đau tủi nhục
của cuộc đời làm dâu trừ nợ “Đời người đàn bà ..chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng”.
Khi nhớ lại việc có người vợ từng bị chồng trói đứng đến chết trong nhà “Mị sợ quá, cựa
quậy xem mình còn sống hay chết”. Nỗi sợ hãi trước cái chết như thế càng làm nổi bật thêm
niềm khát khao ham sống của Mị. Nhưng chỉ sau một đêm mùa xuân bị trói đứng, sức sống
và khát vọng tâm hồn Mị dường như lại tê liệt “Khi xoa thuốc dầu cho chồng,.. mỏi quá”, sức
vì đau đớn mà thiếp đi. Khi đó A Sử “đạp chân vào mặt Mị” , vừa gây đau đớn về thể xác,
vừa là sự sỉ nhục về tinh thần nhân phẩm như thế, Mị không hề phản kháng mà chỉ : “choàng
thức, lại nhặt nắm lá thuốc xoa đều lên lưng chồng”. Mị đã trở lại nhẫn nhục cam chịu câm
lặng y như một kiếp trâu, kiếp người, kiếp rùa.

Có một nét tương đồng giữa nvat Chí Phèo của Nam Cao và nhân vật Mị. Đó là ở họ không
hoàn toàn mất đi khát vọng sống tốt đẹp của con người mà niềm khao khát ấy luôn tiềm ẩn
trong sâu thẳm tâm hồn nhân vật, nó giống như một ngọn lửa âm ỉ cháy dưới lớp tro tàn
nguội lạnh và chỉ cần một trận gió mát lành thổi qua là nó có thể bùng cháy lên mãnh liệt.
Những tác động của ngoại cảnh là rất đáng kể nhưng sức mạnh bên trong không thể dập tắt
của con người mới chính là điều mấu chốt quyết định sự sống của Mị, của mỗi cá nhân chúng
ta. Từ đây ta có thể thấy nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật của Tô Hoài đã đạt đến “Phép
biện chứng tâm hồn”.

Tô Hoài đã khắc họa đặc biệt thành công diễn biến tâm trạng và hành động của Mị khi mùa
xuân đến với những biểu hiện vô cùng tinh tế, sinh động, chân thực và giàu sức thuyết phục.
Nhà văn đã sử dụng tìa tỉnh các chi tiết ngoại cảnh có khả năng đánh thức tâm cảnh: những
hình ảnh màu sắc sặc sỡ, cảnh không gian ngày tết, tiếng sáo, từ đó góp phần diễn tả thế giới
nội tâm của Mị. Ngôn ngữ truyện giàu chất thơ, giàu tính nhạc, đậm màu sắc văn hóa Tây
Bắc, phù hợp với việc diễn tả thế giới tâm hồn của người con gái Tây Bắc trong khung cảnh
mùa xuân. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng hệ thống từ láy, ngôn ngữ phong phú, gợi tả, gợi
cảm “lấp ló”, “thiết tha”, “bồi hồi”, “lửng lơ”, “rập rờn”, “thổn thức”. Ngôn ngữ trần thuật
đặc trưng cho phong cách của Tô Hoài ghi nhận điểm nhìn trần thuật, di chuyển vào bên
trong nhân vật, từ đó giúp thế giới nội tâm của Mị dễ dàng được bộc lộ. Những chi tiết nghệ
thuật mang tính biểu tượng cũng được Tô Hoài chọn lọc kĩ càng như “tiếng sáo”, “tiếng chân
ngựa đạp phách”, “nắm lá ngón”. Tất cả những thành công ấy đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật
bậc thầy của một nhà văn lớn, nhất là trong việc khắc họa sức sống nội tâm của con người.

Thể hiện tâm trạng và hành động của Mị khi mùa xuân đến, Tô Hoài đã bộc lộ niềm cảm
thông sâu sắc, chân thành trước số phận bi thảm và nỗi khổ cùng cực của người phụ nữ nông
dân miền núi trong xã hội cũ. Nhà văn cũng tố cáo mạnh mẽ những thể lực thống trị miền
núi, nhất là cường quyền và thần quyền đã chà đạp lên quyền sống và quyền hạnh phúc của
con người, ngăn cản quyền sống và khát vọng chính đáng của con người. Qua diễn biến tâm
trạng của Mị khi mùa xuân đến, Tô Hoài cũng phát hiện ra và trân trọng nâng niu nhiều vẻ
đẹp tâm hồn đáng quý của con người, trâng trọng niềm khát khao tình yêu, tự do chính đáng
của họ. Đó là cái nhìn ấm áp, tin yêu quý trọng con người – một biểu hiện quan trọng trong tư
tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của nhà văn. Tô Hoài còn khẳng định và ngợi ca sức sống
tiềm tàng, âm thầm nhưng thiết tha mãnh liệt, bền bỉ nơi con người Mị ngay cả trong hoàn
cảnh khốn cùng và bị thảm nhất. Đó là một sức sống mà cứ mỗi lần bị chà đạp vùi dập là một
lần trỗi dậy mạnh mẽ hơn – một sức sống mà ngay cả nhà văn cũng phải cảm phục, ngỡ
ngàng “Điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực tội ác vẫn không thể giết chết
được sức sống của con người. Lay lắt, khốn khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống – âm thầm, mãnh
liệt, tiềm tàng” (Tô Hoài – “Cảm nghĩ về chuyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”)
- Đề 3: 2018_Về cảnh đêm tình mùa xuân trong truyện ngắn “Vợ chồng A P hủ”, có
nhận xét cho rằng : Mùa xuân tình tứ của ngoại cảnh đã thức gọi mùa xuân ẩn tàng trong lòng
Mị.
Anh/chị có đồng tình với nhận xét đó không? Hãy viết bài văn nghị luận để thể hiện ý kiến
của anh/chị

I/ Mở bài
1. Giới thiệu vắn tắt về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích -> Giới thiệu sơ qua về hoàn
cảnh nhân vật Mị
2. Nêu được ý kiến của bản than: đồng tình, xác định vấn đề nghị luận: Mùa xuân tình tứ
của ngoại cảnh đã thức gọi mùa xuân ẩn tàng trong lòng Mị, bên cạnh đó, men rượu cũng là
một tác nhân quan trọng để khơi dậy sức sống tiềm tang và mãnh liệt ở người con gái Hmông
này.

5. Nghệ thuật khắc họa, diễn tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài
- Nhà văn đã sử dụng tài tình các chi tiết ngoại cảnh có khả năng đánh thức tâm cảnh:
những hình ảnh màu sắc sặc sỡ, cảnh không gian ngày Tết, tiếng sáo -> diễn tả thế giới nội
tâm của Mị
- Sử dụng ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu tính nhạc, đậm màu sắc văn hóa Tây Bắc, phù
hợp với việc diễn tả thế giới tâm hồn của người con gái Tây Bắc trong khung cảnh mùa xuân
- Sử dụng những từ láy, ngôn ngữ phong phú gợi tả, gợi cảm: “lấp ló”, “thiết tha”, “bổi
hổi”, “lửng lơ”, “rập rờn”, “thổn thức”,…
- Ngôn ngữ trần thuật ghi nhận điểm nhìn trần thuật, di chuyển vào bên trong nhân vật -
> Tạo cơ hội bộc lộ tâm trạng
- Những chi tiết mang tính biểu tượng: tiếng sáo, tiếng chân ngựa đạp phách, nắm lá
ngón,…
6. Đánh giá chung
- Khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mị - sức sống không gì dập tắt nổi của
con người -> tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài, tấm lòng yêu thương con người, trân trọng giá
trị con người của tác giả.
III/ Kết bài
Khẳng định lại nội dung/ ý kiến: Mùa xuân tình tứ của ngoại cảnh đã thức gọi mùa xuân ẩn
tàng trong lòng Mị, đồng thời nhấn mạnh yếu tố tiếng sáo, men rượu nhưng yếu tố quyết định
nhất chính là bản than sức sống tiềm tang, mãnh liệt của Mị giống như đốm lửa, ngọn lửa tha
thiết cháy, chỉ chờ một yếu tố tác động – cơn gió mùa xuân thổi đến để bùng lên.
 Tài năng và tấm lòng của Tô Hoài: hiểu, thương và trân trọng nhân vật của mình.
Ở thời khắc khi vừa mới thức dậy, trong Tràng đã có nhiều sự đổi thay thú vị. Điều này được
nhà văn Kim Lân thể hiện rõ nét qua từng suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật vào buổi
sáng hôm sau ngày đưa người vợ nhặt về nhà. Từ một gã trai ngờ nghệch, vụng về trước đây,
Tràng bây giờ đã chín chắn và trưởng thành hơn rất nhiều. Những niềm hạnh phúc mới mẻ
tràn ngập trong tâm hồn Tràng. Tràng cảm thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở
trong giấc mơ đi ra”. Cái hạnh phúc đến hôm nay rồi mà cứ ngỡ như không phải. Không phải
là nỗi lo âu khi đối diện với thực tại đen tối trước mặt. Không phải là cảm giác hối hận khi đã
nhặt vợ về giữa những ngày đói khát. Hạnh phúc đến với Tràng, quả thực như một giấc mơ.
Nhưng giờ đây giấc mơ ấy đã trở thành sự thật. Cho nên cái cảm giác hạnh phúc tràn ngập,
lâng lâng như có men say cũng là dễ hiểu, chân thực của một người đàn ông khi có gia đình,
hạnh phúc. Qua đây, người đọc còn thấy được nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật của Kim Lân
rất tinh tế.

Tiếp đến, “ Hắn bỗng vừa chợt nhân ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ khác
lạ”. Bởi vì hoàn cảnh, tâm lí của Tràng lúc này đã là “mới mẻ, khác lạ”. Và thực tế là những
điều diễn ra trước mắt hắn hôm nay cũng thật “mới mẻ, khác lạ”. Cảnh vật hôm nay hiện lên
trước mắt Tràng cũng hiện lên “mới mẻ, khác lạ”: Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét
tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên
ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã
kín nước đầy ăm ắp . Đống rác màn tung hoành ngay lối đi đã được hốt đi. Niềm vui dâng lên
trong lòng. Toàn là những dấu hiệu vui, những dấu hiệu về một ngày mai tươi sáng hơn.
Tràng còn nhìn thấy cảnh: “Người mẹ đang lúi húi những bụi cỏ mọc nham nhở” còn người
vợ thì “quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất”. Đây là cảnh tượng lần
đầu tiên xuất hiện trong cái không gian của gia đình Tràng, đối với hắn, không chỉ là “mới
mẻ, khác lạ” mà thấm thía cảm động với một con người có cơ hội tìm kiếm hạnh phúc vốn dĩ
trước đây rất hiếm hoi.

Rồi bỗng nhiên “Hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”. Hắn ý thức
“hắn đã có một gia đình, hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che
mưa che nắng”. Đây chính là biểu hiện của sự tràn ngập hạnh phúc trong lòng, có yêu
thương, có cả những hình dung về tương lai sinh sôi nảy nở. Tác giả tiếp tục khẳng định niềm
vui sướng tràn ngập trong lòng cứ thế dâng tràn mãi lên để rồi chúng ta cảm nhận được cái
biểu hiện của tình cảm gia đình đã nhen nhóm trong Tràng. Trách nhiệm của một người con
có hiếu, của một người chồng, cái niềm tin vào cuộc sống, hắn thấy hắn nên người, hắn thấy
hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Và trực tiếp thể hiện thành hành động “Hắn
muốn làm một việc gì đó để tu sửa căn nhà”. Cái mạch sống của một người đàn ông trong
Tràng đã trở dậy để dẫn đến những thay đổi thật bất ngờ nhưng rất có logic: trong con người
Tràng ở cái buổi sáng ấy là những điều khác lạ vì những ngày khác anh ta không như thế.
Nhưng vẫn là một cái biểu hiện của một tâm hồn đôn hậu, chất phác, giàu yêu thương. Giờ
đây ở Tràng là sự hoàn thiện của một người con có hiếu và người chồng đầy trách nhiệm.
Nhà văn để cho Tràng nghĩ đến tương lai, sự sinh sôi nảy nở của hạnh phúc như là một cái
lan tỏa những cái tia nắng, ánh bình minh, cái sinh khí cho một cuộc sống vốn đang ngập tràn
sự chết chóc của “một cái nạn đói đang tung lưới bửa vây”. Cảnh tượng thật thấm thía cảm
động, tràn đầy tình yêu thương gắn bó

Đây là một đột biến quan trọng, một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng:
từ khổ đau sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây ngô sang nhận thức. Rõ ràng,
khát vọng hạnh phúc ở con người lớn hơn cái đói và cái chết. Với Tràng, nhà bây giờ không
chỉ là nơi trú ngụ để che mưa, che nắng nữa mà là tổ ấm. Chỉ trong một đoạn ngắn ngủi mà
Kim Lân đã lột tả được tâm trạng của nhân vật Tràng. Từ bất ngờ, bỡ ngỡ cho đến vui sướng
tột cùng khi biết mình đã có gia đình. Một niềm vui thật cảm động, cả hiện thực như xen lẫn
giấc mơ. Niềm vui như nhân đội, bởi bên cạnh hạnh phúc lứa đôi, Tràng còn có thêm một
niềm hạnh phúc to lớn nữa - hạnh phúc gia đình. Anh chàng cục mịch, khù khờ thường ngày
vụt trở nên sâu sắc. Hạnh phúc như khiến con người ta trưởng thành hơn trong cảm xúc.

Tới lúc bữa cơm gia đình đầu tiên, khi nghe bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh
với con dâu, toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này “Tràng chỉ vâng, vâng rất ngoan
ngoãn”. Tràng như được lôi cuốn vào niềm vui chung của gia đình, trong lòng người con trai
ấy đang ngập tràn hạnh phúc. Giữa bóng đen của đói nghèo chết chóc thê thảm, vẫn nổi bật
lên cảnh tượng ấm áp, tươi sáng, hòa thuận của một gia đình “Chưa bao giờ trong nhà này
mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp đến thế”. Sự hiếu thảo, thắm thiết cảm động trong tình con đói
với mẹ như thế cũng là một vẻ đẹp đáng trân trọng ở nhân vật Tràng.

Bên cạnh niềm vui sướng hãnh diện, trong diễn biến tâm trạng của Tràng còn có cả nỗi phấp
phỏng lo âu mà trước hết là nỗi lo khi thấy đói khát chết chóc đang tấn công dai dẳng và
quyết liệt. Đối diện trước bát cháo cám- thức ăn thê thảm ngày đói- trong khi người vợ nhặt
điềm nhiên và vào miệng thì Tràng cầm bát thứ hai mẹ đưa cho vừa mới gợt một miếng bỏ
vào miệng đã “chun ngay mặt lại” đồng thời cảm giác về “miếng cám đắng chát nghẹn bứ
trong cổ” cứ ám ảnh mãi trong tâm trí. Chỉ qua cái hình ảnh bát cháo cám, hiện thực khốc liệt
đã kéo mọi người quay trở lại, để lại thấy nỗi lo lắng, phập phồng về đói lo sống chết. Miếng
cháo cám nhắc nhở mọi người trở lại với hiện thực, về nỗi lo sống chết: “Muốn bay nhưng
đôi cánh lại quá đỗi nặng”. Mặc dù Tràng cũng là người trước đó cũng hời hợt, trẻ con thì
ngay trong cái hoàn cảnh này, cũng đã thể hiện được trong cái ý thức thường trực của anh ta
và sự bay bổng lãng mạn nhất thời ở đoạn trước đó, ta đã thấy được sự trường thành ít nhiều
của Tràng.

Khi nghe người vợ kể chuyện: Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng
thuế nữa đâu. Người ta còn phá kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy”. Tràng thần
mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại , khó đăm đăm. Đầu tiên là hắn nghĩ đến những
người phá kho thóc . Khi Tràng hỏi vợ và biết được đó chính là Việt Minh thì Tràng nhớ lại:
“Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê
Sộp”. Tràng cũng nhớ lại hôm đó “Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên
đoàn tắt cánh đồng đi lối khác” nên không có cơ hội để gặp Việt Minh. Cho nên, Tràng thấy
“ân hận, tiếc rẻ, vẩn vơ, khó hiểu”. Tràng đang tiếc rẻ cái cơ hội được gặp Việt Minh, gặp
được những người phá kho thóc chia cho người đói để rồi cái tiếc rẻ đó nó ăn sâu vào tâm trí
của Tràng cho đến hết câu chuyện: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay
phấp phới”. Tác giả đã dẫn dắt người đọc đến một sự kết nối rằng: Tràng sẽ là người gần nhất
(cùng với mẹ và vợ) sẽ sớm có mặt trong đám người đói đi theo sự vẫy gọi của lá cờ đỏ phấp
phới ấy để thoát khỏi cái đói, cái chết, để tiếp tục dẫn dắt đến một cái tương lai xán lạn hơn.
Cái tâm lý của Tràng đã đem đến cho truyện một cái kết thúc mở.
Đánh giá chung
Trong con người của Tràng khi trở dậy sau khi chào đón hạnh phúc ấy thật khác lạ. Tràng
không là anh Tràng ngày trước nữa mà giờ đây đã là một người con có hiếu, một người chồng
đầy trách nhiệm dù chỉ trong ý nghĩ. Thấy mẹ chồng nàng dâu quét tước nhà cửa, hắn đã
bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc. "Hắn thấy hắn yêu thương căn nhà của
hắn đến lạ lùng", "hắn thấy mình có trách nhiệm hơn với vợ con sau này". Hắn cũng xăm xắn
ra sân dọn dẹp nhà cửa. Hành động cử chỉ ấy ở Tràng đâu chỉ là câu chuyện bình thường mà
đó là sự biến chuyển lớn. Chính tình yêu của người vợ, tình mẹ con hòa thuận ấy đã nhen
nhóm trong hắn ước vọng về hạnh phúc, niềm tin vào cuộc sống sẽ đổi thay khi hắn nghĩ đến
đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Rồi số phận, cuộc đời của hắn, của vợ hắn và cả
người mẹ của hắn nữa sẽ thay đổi. Hắn tin thế. Người đọc cũng tin như thế.

Thông nhân vật, Kim Lân muốn gửi gắm thông điệp: Niềm khát khao tổ ấm gia đình luôn
thường trực trong tâm hồn Tràng và mọi người. Trong mọi hoàn cảnh, hễ được khơi dậy là
niềm khát khao ấy lại cháy lên mạnh mẽ. Kim Lân đã thể hiện niềm khát khao chính đáng ấy
của nhân vật Tràng một cách chân thực và có chiều sâu. Kim Lân đã nói rất đúng:”Những
người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống”. Thể hiện một nét mới trong tư
tưởng nhân đạo của Kim Lân: khát vọng đầy tính nhân bản và khát vọng hạnh phúc gia đình.
Khi bị đẩy đến bước đường cùng, người dân lao động vẫn không bao giờ mất hết niềm tin,
vẫn khát khao có một tổ ấm, hạnh phúc gia đình
Nghệ thuật
Ở nhân vật Tràng, niềm vui là chủ đạo, tâm lý phát triển theo chiều thẳng đứng, phù hợp với
một chàng trai có vợ tràn đầy hạnh phúc. Nhà văn rất hiểu nhân vật, xây dựng và miêu tả tâm
lí nhân vật rất sâu sắc, tinh tế

Bên cạnh nỗi phấp phỏng lo âu, nhân vật Tràng còn có trạng thái tâm lí vô cùng tinh tế mà
chỉ có những ngòi bút tâm lý bậc thầy như Kim Lân mới có thể nhận ra. Đó là cảm giác
ngượng nghịu của Tràng khi ở cạnh người vợ “Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu”. Chính cảm
giác ngượng nghịu ấy đã giúp cho diễn biến tâm lý nhân vật Tràng càng trở nên tinh tế.
VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN: TÂM TRẠNG BIỂU HIỆN NVAT TRG BUỔI SÁNG

Sự thay đổi nv tràng sau khi có vợ-> theo chiều tích cực tốt đẹp hơn
Thế giới tâm trạng nhân vật =) mới mẻ phong phú của chàng trai khi có vợ

Nhận xét
Toàn bộ nvat tràng trg buổi sáng hsau tâpj trung chủ yếu qua ptich diễn biến tâm trạng,
nhưngx hdong cx có nhg nó đi cùng vs tâm trạng (dẫn chứng)
\=> nhân vật tràng có thay đổi theo chiều hg tích cực trg thành hơn, sâu sắc hơn, giàu cxuc
hơn, chín chắn hơn.

Nt khắc họa tâm lí nvat

Tgia đã khắc họa dbtt của nv tràng vô cùng đặc bt khi đặt nvat vào th truyện và khơi ra mạch
chảy tâm lý của nvat chân thựuc tinh tế=) mạch diễn biến tâm lý theo chiều thẳng đứng=) phù
hợp vs một chàng rể trẻ tuổi dag tràn trề niềm hphuc đấy\

Dẫn chứng:L cử chỉ hdong nụ cười… (mạch chảy thẳng đứng)

Tầm lòng tgia thể hiwne qua nvat + gtri nhân đạo
NT khắc họa + XD nvat nhưng đặc biệt vs tràng là nt miêu tả tâm lí nvat
-Thể hiện khả năng tinh tế an tg về tâm lí nvat-> sd thủ pháp nt để miêu tả khắc họa tâm lí
nvaty nhà văn kim lân một cách sâu sắc, tài năng-> đặc điểm tâm trạng ptrien theo chiều
thẳng đứng, đặc điểm tâm trạng mà niềm vui hphuc là chủ đạo, chỉ có dâng lên đầy thêm k có
sự phức tạp gấp khúc như nv bà cụ tứ
-Đặt điểm nhìn ở nhân vật, di chuyển điểm nhìn vào phía trong tâm lí nvat vx giữa ngôi kể tr
là ngoi kể t3 nhưng.. để tạo ra lời kể nửa trực tiếp=> ccahs nhaf văn khám phá tgioi nhân
vâtk, giúp người đọc thâm nhập sâu vào tg nội tâm nvat để hiểu nvat và thấy dc tgioi tinh
thần nv rất cuốn hút.
=. TÀI NĂNG, TÊN BÚT VT TRUYỆN NGẮN RẤT CÔNG PHU+ TẤM LÒNG TƯ TG
NHÀ VĂN=> GTRI NỘI DUNG+ TƯ TG NHÀ VĂN(ĐIỀU GỬI GẮM QUA NVAT)/
THÔNG ĐIỆP GỬI GẮM QUA NV TRÀNG
Đánh giá chung

=> niềm tin hi vọng csong ms dc ng mẹ gửi qua chn nuôi gà


Tg lai qua vc ng vợ đem đến câu chn về miền ngc ng ta phá kho thóc nhật chia ng nghèo
Hình ảnh lá cờ đỏ + đám ng đỏ vọng lại tâm trí tràng => hình ảnh kthuc câu truyện ám ảnh ng
đọc, gợi suy nghĩ về tg lai của tràng. Có thể ngày mai

(=. TÀI NĂNG, TÊN BÚT VT TRUYỆN NGẮN RẤT CÔNG PHU+ TẤM LÒNG TƯ TG
NHÀ VĂN=> GTRI NỘI DUNG+ TƯ TG NHÀ VĂN(ĐIỀU GỬI GẮM QUA NVAT)/
THÔNG ĐIỆP GỬI GẮM QUA NV TRÀNG
Niềm khao khát csong, tổ ấm gdinh vx thg trực trg con ng nvay. Ngay trg bối cảnh xám xịt,
chết chóc ng ta vx k thôi hướng về ttg lai. Qua diễn biến tâm lí nvat tràng theo chiều hướng
tích cực=) sức mạnh tình yêu, hphuc=> khi con ng có ty yêu thg vây bọc thì con ng ta thấy k
chỉ là niềm vui mà còn thấy thêm nhiều niềm tin, niềm hi vọng, khao khát cs trở nên cháy
bỏng( tư tg nhân đạo nhà văn)

You might also like