You are on page 1of 7

Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong lần gặp mặt nàng dâu:

“Tràng chợt đứng dừng lại, lắng tai nghe. Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng
ho, một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng đi vào ngõ. Bà lão vừa đi vừa lẩm bẩm tính
toán gì trong miệng.

Thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ, và gọi với vào trong nhà:

- U đã về đấy!

Hắn lật đật chạy ra đón:

- Hôm nay sao u về muộn thế! Làm tôi đợi nóng cả ruột.

Bà cụ Tứ nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi:

- Có việc gì thế vậy?

- Thì u hẵng cứ vào trong nhà đã nào.

Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững
lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?
Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình
bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn
vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải. Bà lão nhìn kỹ người đàn bà lẫn nữa,
vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.

Tràng tươi cười:

- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào.

Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng
chào lần nữa:

- U đã về ạ!
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường.

Tràng nhắc mẹ:

- Kìa nhà tôi nó chào u.

Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:

- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với
nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả...

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra
biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi,
người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh
con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai
dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này
không?”

BÀI LÀM

Trong một lần phát biểu, nhà văn Kim Lân từng nói: “ Khi viết về nạn đói, người
ta thường nghĩ đến sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói, người
ta hay nghĩ đến con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với
ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng ấy, dù cận kề bên cái chết nhưng những con
người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, tin tưởng và hy vọng
vào tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người.” Với nỗi suy tư trăn trở ấy,
cuối cùng thiên truyện “ Vợ nhặt” đã ra đời. Mà điểm sáng tác giả hướng tới cho tác
phẩm đó chính là tình người, niềm hy vọng về cuộc sống, về tương lai của những con
người đang cận kề bên cái chết. Nhà văn đã mượn hình tượng nhân vật bà cụ Tứ để gửi
gắm chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Vẻ đẹp đó được thể hiện rõ qua đoạn trích.
“ Tràng chợt đứng dừng lại…[…]... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn
đói khát này không”
Nạn đói năm 1945 đã hằn in trong tâm trí của Kim Lân- một nhà văn hiện thực có
thể xem là đứa con đẻ của ruộng đồng, một con người một lòng đi về với “ thuần hậu
nguyên thủy’. Sau Cách mạng tháng tám, ông đã bắt tay vào viết tiểu thuyết “ Xóm ngụ
cư” nhưng bị mất bản thảo và còn dang dở. Sau hòa bình lặp lại ( 1954), dựa trên một
phần cốt truyện cũ này, ông đã viết lên truyện ngắn “ Vợ nhặt”. Tác phẩm không chỉ là
kết quả của quá trình suy ngẫm và gọt giũa về cả nội dung và nghệ thuật mà còn mang
âm hưởng lạc quan của thời đại mới vào thời điểm đất nước ta vừa giải phóng sau năm
1954. Truyện ngắn được in trong tập “ Con chó xấu xí”( 1962).
Truyện ngắn “ Vợ nhặt” không chỉ phản ánh tình cảnh thê thảm của người nông
dân trong nạn đói, qua đó còn tố cáo bộ mặt tàn ác của bọn thực dân Pháp và phát xít
Nhật bắt dân ta nhổ lúa trồng đay khiến hai triệu người dân Việt Nam chết đói, bóng tối
bao trùm đời sống nhân dân. Đồng thời còn là lời khẳng định, ca ngợi bản chất tốt đẹp
của những con người dù cận kề bên cái chết nhưng vẫn luôn yêu thương, đùm bọc lẫn
nhau, vẫn khao khát hạnh phúc gia đình và tin tưởng ở một tương lai tươi sang, bộc lộ ra
khả năng đứng lên tự giải phóng chính mình. Đoạn trích trên nằm ở phần giữa của tác
phẩm nói về diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ khi gặp cô con dâu mà Tràng đưa về.
“Tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh, làm nổi hình, nổi sắc
nhân vật, làm rõ tư tưởng của nhân vật”. Quả thật, điều đó lại càng được chứng minh
dưới ngòi bút điêu luyện của Kim Lân khi dẫn dắt xây dựng tình huống truyện độc đáo,
mới mẻ, bất ngờ nhưng cũng không kém phần éo le đó là Tràng nhặt vợ trong bối cảnh
nạn đói đến quay quắt, con người đứng giữa ranh giới giữa sự sống và cái chết, ấy vậy
Tràng lại đi nhặt vợ. Đây là một tình huống cực kì đắt giá, làm đòn bẩy tác động đến tâm
lý, hành động của nhân vật, góp phần thể hiện vẻ đẹp nhân vật, chủ đề tư tưởng tác
phẩm, đặt vấn đề sâu sắc cho thân phận con người, đồng thời bộc lộ tài năng của nhà văn
Kim Lân. Bà cụ Tứ cũng như diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ hoàn toàn bị tác động bởi
hoàn cảnh khi Tràng đưa vợ về nhà.
Nhà phê bình văn học Povlenko từng nói: “ Tôi thu thập hình tượng như ong
hút mật vậy, một con ong phải bay đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong năm ba
một gam mật.” Có thể nói hình tượng văn học là kết quả của quá trình sáng tạo và phát
triển đầy tâm huyết của một người nghệ sĩ. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, có lẽ vẻ đẹp của “
sức sống đơn sơ vừa đắng cay vừa đớn đau nhưng lại lóe lên những tia sáng đạo
đức và danh dự” mà Kim Lân để cho người đọc cảm nhất là hình tượng bà cụ Tứ - một
người mẹ nông dân chịu nhiều đắng cay thiệt thòi trong cuộc sống nhưng lại tiêu biểu
cho vẻ đẹp tâm hồn Việt với tấm lòng nhân ái, bao dung, vị tha trong thời khắc khủng
khiếp mà nói như thi sĩ Bàng Bá Lân viết:
“ Trên thân mình còn dính một chút da
Dù chưa chết đã bốc mùi tử khí”
Gia cảnh bà cụ Tứ chẳng khá giả gì, hai mẹ con chỉ sống dựa vào đồng phu xe ít ỏi
của Tràng, cuộc sống ngấp nghé bên bờ vực của cái chết. “ Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”
là việc hết sức quan trọng của đời người, cần sự tham mưu của cha mẹ, bề trên nhưng sự
việc Tràng lấy vợ lại thông báo một cách đột ngột gây nên sự xáo trộn trong tâm lí của
người mẹ. Miêu tả quá trình thay đổi tâm trạng người mẹ, ngòi bút của Kim Lân đã khiến
người đọc xúc động. Bà cự Tứ là một người mẹ nông dân nghèo khổ, bất hạnh xuất hiện
giữa thiên truyện với hình ảnh của một người mẹ tuổi đã già, sức cùng lực kiệt. Trong
cái u ám của ngày đói, cái chạng vạng của chiều hôm tê tái, từ ngoài rặng tre, dáng đi “
lọng khọng”, tiếng ho “ hung hắng”, “ vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng u”
đã ám ảnh người đọc. Hình ảnh một người mẹ nghèo khổ, góa phụ, chồng và con gái đều
đã mất, bà ở vậy nuôi đứa con trai – không được như người ta, vụng về, gàn dở lại thêm
phần xấu xí. Cái được gọi là nhà thực chất lại là túp lều rách nát nằm bên “ mảnh vườn
mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”. Chỉ qua vài nét khắc họa thô sơ nhưng phần nào thể
hiện cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, lo toan, bươn trải, nặng trĩu những nỗi lo trong cuộc
sống, cả một đời bị cái đói đeo bám, truy đuổi dằng dặc. Trong bài thơ “ Bên kia sông
Đuống”, Hoàng Cầm viết:
“ Bên kia sông Đuống
Mẹ già cõm cõi gánh hang rong”
Bà cụ Tứ là một người mẹ nhân hậu, bao dung, giàu tình thương yêu đối với
người đồng cảnh ngộ. Vẻ đẹp đó được thể hiện khi Kim Lân miêu tả tâm trạng trong
cảnh bà “ đón dâu”. Bị đặt trong tình huống éo le và bất ngờ, là khi Tràng- đứa con ngờ
nghệch nhặt về một cô vợ rách tả tơi trong nạn đói thê thảm. Chính sự xuất hiện của
người đàn bà lạ trong nhà khiến người mẹ ấy lòng ngổn ngang bao tâm sự, vừa ngạc
nhiên, vừa tủi thân lại vừa mừng lo. Trước hết là tâm lí ngạc nhiên. Bà ngạc nhiên về sự
đon đả khác lạ của Tràng, ngạc nhiên vì người đàn bà lạ trong nhà. Bởi thế đôi chân bà
theo con mà cứ “phấp phỏng”. “ Phấp phỏng” có nghĩa là tâm lí bất an, lo lắng, băn
khoăn, không biết điều gì đón đợi mình phía trước. Nếu như anh cu Tràng sau những
giây phút “ chợn” thì thẳng vào là một niềm vui, tâm lí phát triển theo chiều thẳng đứng.
Còn bà cụ Tứ, thì sau giây phút ngạc nhiên của bà là một tâm lí phức tạp, tâm lí phát
triển theo đường cong. Căn nhà tuềnh toàng, rách nát của bà ấy lâu nay chỉ có bà và anh
con trai, họ hàng thất tán nên sự xuất hiện của người đàn bà kia quả là một sự kiện, Hàng
loạt các câu hỏi nghi vấn dồn dập trong đầu bà: “ Quái! Sao người đàn bà nào đứng ngay
đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục
mà ai ấy nhỉ?” Thực sự, sự ngạc nhiên của bà cụ Tứ cũng là sự ngạc nhiên của biết bao
nhiêu người, từ xóm ngụ cư cho đến Tràng cũng không thể tin nổi. Nhưng thực sự một
người từng trải như bà, sống mấy chục năm trên cõi đời này, bà là người giàu kinh
nghiệm. Hơn nữa, việc con cái lớn lên, muốn thành gia thất thì không người mẹ nào
không nhạy cảm trước chuyện hệ trọng đó của con. Nhưng ta thấy nạn đói đã làm cho
người mẹ mất đi sự nhạy cảm ấy. Chính vì sự ngạc nhiên đó kéo dài rồi đến lúc bà không
dám tin đó là sự thật, bà “ hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn nhưng hình như nó lại nhoèn ra
mãi”. Rốt cuộc nỗi băn khoăn của bà cụ Tứ vẫn không được giải tỏ “ Bà lại quay lại nhìn
con tỏ ý không hiểu”, bà hoàn toàn bị động trước sự việc của Tràng. Tràng vẫn cố tình trì
hoãn “ bí mật” của mình, mời mẹ vào nhà ngồi “ chĩnh chiện”. Bà “ lập cập” bước vào,
đó là sự run rẩy của người già hay sự thấp thỏm, lo sợ, phỏng đoán với người mẹ nghèo
khổ điều gì khủng khiếp đang đợi bà ở phía trước. Hai chữ “ lập cập” của Kim Lân dậy
lên trong lòng người đọc sự thương cảm sâu sắc”. Tuy nhiên thái độ Tràng cùng không
khí của gia đình với câu mở lời “ Nhà tôi nó mới về làm bạn tôi u ạ! Chúng tôi phải
duyên phải kiếm kiếp với nhau” thì bà cụ Tứ mới hiểu ra cơ sự, bà không ngạc nhiên nữa
cũng không giận dữ lại càng không vui mừng mà lòng bà cũng trở nên trăm mối tơ vò.
Cái nhìn kín đáo bộc lộ nỗi xót xa cho chính thân phận con người vì nạn đói, cảnh ngộ
gia đình khiến người nghèo không dám tin vào những điều diễn ra trước mắt họ. Kim
Lân đã hóa thân nhân vật mình để bộc lộ tiếng nói và nỗi lòng bằng ngòi bút nhân đạo
đầy sâu sắc của mình.
Sau tâm trạng ngạc nhiên đến sững sờ trước tình huống nhặt vợ của anh con trai,
nhà văn Kim Lân đã tinh tế nắm bắt trạng thái cảm giác buồn tủi đến xót xa của người
mẹ. Nỗi tủi hờn của bà cụ Tứ hiện qua cái “ cúi đầu nín lặng” đầy đáng thương. Cái “ cúi
đầu” của người mẹ nghèo chất chứa bao nhiêu cảm xúc phức tạp, bao xót xa không thể
nói thành lời. Hành động ấy giống như một nốt lặng đến nao lòng, gợi bao xót thương
trong lòng người đọc. Cử chỉ “ cúi đầu” cùng dòng độc thoại nội tâm càng làm đậm thêm
cho nỗi niềm tủi hổ nơi bà “ Bà lão hiểu rồi…hiểu ra biết bao cơ sự. Người mẹ ấy đã
nhận ra cảnh bi hài của câu chuyện, để rồi nỗi tủi thân hóa thành nước mắt “ trong kẽ
mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Lòng bà ngổn ngang trăm mối,
chồng chất bao nỗi niềm suy tư “ kẽ mắt kèm nhèm” là sự hiện hình của một bức chân
dung đầy khổ hạnh của người phụ nữ, là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng, tình
thương con đến thắt lòng. Từ “ rỉ” miêu tả giợt nước mắt ít ỏi, khó khăn. Dường như
người mẹ nghèo ấy phải kìm nén cảm xúc của chính mình, bao nhiêu tủi phận, cay đắng,
xót xa, như nghẹn lại trong lòng bà khiến mình không thể khóc. Hình ảnh “ giọt nước
mắt” khiến người đọc đắng lòng bởi số kiếp nghèo khổ, khốn khó, tôị nghiệp của con
người. Biết bao nhiêu cơ cực của cuộc đời đã chất chứa, dồn tụ và ứ nghẹn trong dòng
nước mắt hiếm hoi và ít hỏi ấy. Viết về hình ảnh giọt nước mắt, Nguyễn Khuyến trong
bài “ Khóc Dương Khuê” cũng có câu:
“ Tuổi già như hạt lệ sương
Hơi đâu ép lấy hai dòng nước chan”
Hay Nam Cao khi miêu tả nước mắt của Lão Hạc: “ những vết nhăn xô lại với
nhau, ép cho nước mắt chảy ra”. Những năm tháng trải đời với biết bao cay đắng
khiến cho họ dù có đau đớn nhưng cũng đã cạn khô nước mắt, chai sạn với cuộc đời nên
những dòng nước mắt ấy chỉ là sự “rỉ” ra hiếm hoi mà thôi.
“ Giọt nước mắt” ấy thể hiện sự hờn tủi thân phận nghèo khổ, xót xa cho đứa con
của bà cụ Tứ. Bà cụ tủi thân vì cho rằng mình chưa hoàn thành trách nhiệm, bổn chao ôi,
người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh
con đẻ cái nở mặt sau này. Còn mình thì…”. Với người phụ nữ Việt Nam thì nào đâu chỉ
mang nặng đẻ đau, nuôi con trưởng thành mà phải lo cho con yên bề gia thất. Với quan
niệm truyền thống ấy, bà cụ Tứ cũng hiện lên đầy tâm sự. Trong lời độc thoại ở trên, bà
đã thầm so sánh “ người ta” với “ mình”, nghĩ đến người ta bà thấy tủi thân mình vì
người ta giàu có, có của ăn, của để lo được cho con, còn bà thì có “ dăm ba mâm cơm”
cũng không lo đủ cho con. Đằng sau dấu chấm lửng mà Kim Lân để lại ấy là nỗi lòng, là
nước mắt của người mẹ già tội nghiệp. Rồi bà “ xót thương cho số kiếp của mình” vì bà
hiểu rằng con trai bà không được bình thường, may mắn như con nhà người ta. Chỉ một
câu nói : “ không biết chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không” đã thể
hiện nỗi lòng của người mẹ. Tình thương chất chứa của bà mẹ nghèo dành cho đứa con
của mình. Diễn biến tâm lí của người mẹ nghèo ấy đầy phức tạp nhưng ẩn chứa trong đó
là vẻ đẹp phẩm chất nhân hậu, bao dung và một tình yêu thương con đầy sâu sắc.
( Liên hệ tình mẫu tử thiêng liêng của người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyển
ngoài xa của Nguyễn Minh Châu)
* Đánh giá
* Kết bài.
Sức sống của một tác phẩm văn học phải được nảy mầm từ cội rễ của những giá trị
nhân văn sâu sắc và nở hoa cùng tài năng của người nghệ sĩ. Văn học chính là nhân
học, là tấm gương phản chiếu những giá trị nhân đạo đầy sâu sắc. Kim Lân và
Nguyên Khải trong “ Mùa lạc” giao nhau khi Kim Lân đã pha chút sắc màu tươi sáng
vào bứa tranh màu xám, và Nguyên Khải lại khẳng định chân lí “ Sự sống nảy sinh ra từ
trong cái chết, hạnh phúc hình thành từ trong ranh giới gian khổ và hy sinh. Ở đời này
không có con đường cùng mà chỉ có ranh giới”.

You might also like