You are on page 1of 2

VỢ NHẶT

Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng :” Văn chương có quyền, nhưng không chỉ miêu tả cái
xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao
thượng, cái tối đẹp, cái thủy chung”. Bằng tài năng thần tình của mình, nhà văn Kim Lân
cũng lấy “thanh nam châm” làm sợi dây níu giữ hình ảnh bà cụ Tứ_người mẹ nghèo khổ,
nhân hậu, bao dung và có long yêu thương con vô bờ bến. đọc truyện ngắn “Vợ nhặt”
không ai không xúc động trước dòng diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng vô cùng
đáng thương lại đầy nhân hậu của bà cụ Tứ trước tình huống nhặt vợ đầy oái ăm của con
trai, đặt biệt qua đoạn văn sau: “Bà lão cúi đầu nín lặng(…) chúng mày lấy nhau lúc này, u
thương quá”// Là gương mặt xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân thành công
trong cả hai giai đoạn sang tác trước và sau năm 1945. Nhắc đến ông là nhắc đến một mảng
văn học đậm đà hơi thở của cuộc sống làng quê. Chính bởi lẽ đó, sinh thời tác giả của “Bỏ
vỏ” từng phán về đồng nghiệp của mình rằng “ Kim Lân là nhà văn một long đi về với đất,
với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”. Ông là mẫu nhà văn “
Qúy hồ tinh bất quý hồ đa”_viết kỹ lưỡng, viết từ gan ruột, không chấp nhận sự nhạt nhẽo,
giả tạo trong văn chương. Nên sang tác của Kim Lân tuy không nhiều nhưng mỗi tác phẩm
đều được coi là kiệt tác.// Truyện ngắn “ Vợ nhặt” được coi là một kiệt tác như vậy trong
sự nghiệp sáng tác của Kim Lân. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “Xóm ngụ
cư” viết ngay sau cách mạng tháng Tám. Nhưng do thất lạc bản thảo, tới năm 1954 Kim
Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết ‘ Vợ nhặt” .Tác phẩm vì thế không chỉ là kết
quả của quá trình suy ngẫm, gọt giũa về cả nội dung và nghệ thuật mà còn mang âm hưởng
lạc quan của thời đại mới. //Đoạn trích trên thuộc đoạn cuối của truyện ghi lại những dòng
tâm trạng đầy xúc động, phức tạp nhưng thống nhất của bà cụ Tứ sau sự kiện nhặt vợ oái
ăm của anh cu Tràng.// Là nhân vật xuất hiện ở khoảng giữa truyện, bà cụ Tứ đóng một
vai trò quan trọng giúp nhà văn Kim Lân thể hiện được chiều sâu trong tư tưởng nhân đạo
của mình. Đây là nhân vật được nhà văn miêu tả chi tiết, sinh động từ ngoại hình, dáng vẻ,
cử chỉ, hành động đến những lời đối thoại và độc thoại nội tâm.// Lo lắng nhưng tấm lòng
người mẹ vẫn giấu vào trong vì thương con. Bà hiện ra qua niềm yêu thương con vô bờ
bến. bà xót thương cho anh cu Tràng cả đời chỉ đến lúc đói khát mới lấy được vợ. bà đau
đớn, xót xa cho thằng con trai tội nghiệp “vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đưa con
mình”. Tấm long nhân hậu còn được người mẹ nghèo mở ra với người vợ nhặt. chính vất
vả, đói nghèo khiến bà dâng lên niềm đồng cảm với người phụ nữ ấy. Bà xót thương cho
hoàn cảnh theo không của Thị, cho sự tủi hổ, bẻ bàng của cô con dâu lần đầu về nhà chồng.
Bà hiểu “ người ta có gặp bước khó khan đói khổ này người ta mới lấy đến con mình. Mà
con mình mới lấy được vợ”. Dòng suy nghĩ của bà thật đáng trọng. Bởi đó không chỉ suy
nghĩ của người mẹ trải đời, đó còn là suy nghĩ của người mẹ đang tỏ ý bênh vực phận phụ
nữ rẻ rung kia đang đầy niềm hàm ơn, trân trọng vì đã để ý đến anh con trai bà. Bà cụ Tứ
hiện lên trong trang viết của Kim Lân hoàn toàn đối lập với những bà mẹ chồng của năm
tháng phong kiến cổ hủ, lạc hậu:
“ Cô kia đội nón đi đâu
Tôi là phận gái làm dâu mới về
Mẹ chồng ác nghiệt đã ghê
Tôi ở chẳng được, tôi về nhà tôi.”
Ở bà hiện lên hình ảnh của một bà mẹ giàu long bao dung nhân hậu. xót cho người vợ nhặt,
xót cho thân phận lấy vợ trớ trêu của anh cu Tràng. Thương con bà ngầm chấp nhận cho
sự kiện lấy vợ của con.// Thị và Tràng cũng sẽ ấm lòng hơn trước sự động viên của người
mẹ từng trải “…vợ chồng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho
khá…”. Bà động viên con dâu và con trai bước qua những ngày đói khổ mà lòng đầy
thương xót.//Tác giả đã đi sâu phân tích diễn biến tâm lí tinh tế của bà cụ Tứ, thể hiện một
cách tài tình trong từng suy nghĩ, từng hành động, lời nói. Lỗi lo xa cho tương lai, lối nhìn
người mà ngẫm đến mình, tủi phận mình hay duy tâm của người già: "...chẳng may ông
giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết làm thế nào mà lo cho hết được? ”tưởng đọc lên ta
không thể không chắc chắn đó là lời của bà cụ Tứ. Quả là không thể lẫn đi đâu được cách
nói, cách nghĩ vừa lẫn thẩn, vừa hồn hậu của người mẹ già nông thôn.//Tác giả vừa hoá
thân vào nhân vật để phân tích diễn biến tâm lý vừa khách quan ghi lại. Đặt nhân vật
trong hoàn cảnh không gian, thời gian nhất định, Kim Lân đã diễn tả sâu sắc tâm trạng
nhân vật. Bà cụ Tứ ngửi “mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết thoảng vào khét
lẹt” mà “nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út”, đến “cuộc đời cuộc đời cực khổ đằng
dặc của mình” để rồi phấp phỏng lo lắng cho tương lai của con: “liệu chúng nó có hơn bố
mẹ chúng nó trước kia không?”.//Nghệ thuật “biện chứng pháp tâm hồn” đã thể hiện
nhuần nhuyễn trong từng biến thái tinh tế, phong phú của tâm lý người mẹ nghèo. Tác giả
phải có sự thấu hiểu, trân trọng đặc biệt, phải có vốn sống phong phú đến mức độ nào mới
có thể diễn tả một cách chân thực, tài tình đến vậy. Vợ nhặt không còn là những trang văn,
đó là những trang đời - những trang đời thâm đẫm những giọt nước mắt tủi cực, xót xa,
phấp phỏng nổi lo cho tương lai và rạng rỡ trong trái tim người mẹ nghèo. Chân thực mà
cũng thật cảm động, hình ảnh bà cụ Tứ không chỉ giúp ta chứng kiến diễn biến tinh tế của
tâm tư mà con rung cảm sâu sắc trước tâm, trước tấm chân tình tha thiết của người
mẹ.//Qua "Vợ nhặt", Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh người mẹ nghèo trong
trận đói khủng khiếp 1945. Người mẹ nghèo tiền bạc nhưng giàu lòng yêu thương và hết
mình vì con - người mẹ Việt Nam truyền thống. Đằng sau bà cụ Tứ, ta thấy thấp thoáng
những Lão Hạc, chị Dậu, mẹ Dần... những người sống tận lòng cho những người thân yêu
của họ.

You might also like