You are on page 1of 8

VỢ NHẶT ( SÁNG HÔM SAU)

Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn với đề tài quen thuộc là hình ảnh
nông thôn và người nông dân với những thú vui đồng quê ở đồng bằng Bắc Bộ.
Tuy số lượng tác phẩm truyện ngắn của ông không nhiều nhưng nó đã để lại trong
lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Khác với Tô Hoài – Kim Lân không khai
thác đời sống của người dân nơi rẻo cao Tây Bắc mà lại lấn sâu vào cuộc sống của
người dân quê – những con người gắn bó thiết tha với quê hương và cách mạng.
Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ nhặt”, tác phẩm vừa là bức tranh phản ánh chân thực
cuộc sống nghèo khổ, đói kém của người dân làng quê Việt Nam trong nạn đói
1945. Vẻ đẹp ấy được hiện lên một cách trọn vẹn qua việc miêu tả nhân vật Tràng
trong buổi sáng hôm sau khi đã có vợ.

Nhân vật chính trong truyện Vợ nhặt là một người dân nghèo khổ sống cùng với mẹ già
ở xóm ngụ cư. Một ngày nọ, trên đường kéo xe bò vào dốc tỉnh, Tràng tình cờ gặp gỡ
với Thị. Chỉ với câu đùa và bốn bát bánh đúc, Thị đã đồng ý theo làm vợ và theo Tràng
về nhà. Khi về đến nhà, mẹ của Tràng ban đầu rất ngạc nhiên. Sau đó bà đã đón nhận
người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu với một sự thương cảm sâu sắc.

Buổi sáng hôm sau có vợ, Tràng sung sướng trong men say của hạnh phúc đôi lứa.
Trong người Tràng cảm thấy “êm ái lửng lơ” như người vừa từ giấc mộng bước ra. Kim
Lân đã thật tinh tế khi miêu tả: “một cảm giác ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng tựa
hồ như có một bàn tay vuốt nhẹ sống lưng”. Có thể thấy tình yêu đã đem đến một sức
mạnh diệu kì, làm thay đổi một con người.

Hạnh phúc đến quá bất ngờ khiến Tràng cảm thấy “ngỡ ngàng như không phải” Sự
ngạc nhiên đó là hoàn toàn hợp lí, bởi một người như Tràng trong hoàn cảnh nghèo đói
lại có được vợ. Chẳng ai ngờ rằng chuyện dựng vợ gả chồng là chuyện trọng đại trong
đời người lại được quyết định từ một câu hò vu vơ và bốn bát bánh đúc. Nhưng chính
từ việc đó mà Kim Lân đã cho người đọc thấy được tình cảnh thảm hại của người nông
dân Việt Nam lúc bây giờ.

Và không chỉ ngạc nhiên khi có được vợ, Tràng còn ngạc nhiên khi thấy căn nhà của
mình hoàn toàn thay đổi. Người đàn bà đó đã xuất hiện trong gia đình Tràng khiến cho
căn nhà thay đổi. Dưới bàn tay vun vén của mẹ và vợ Tràng, ngôi nhà trước đây rách
nát, đã trở thành một mái ấm: “Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu
dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở
một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi
đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch”. Bản thân
Tràng cũng ý thức được sự thay đổi đó khi thấy “xung quanh mình có cái gì vừa thay
đổi mới mẻ, khác lạ” . Dường như tình yêu đã khiến anh ta trở nên thay đổi.

Khi nhìn thấy hình ảnh người mẹ lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở, nghe âm
thanh tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất của vợ, lòng anh ta dấy lên nỗi
niềm “thấm thía cảm động”, “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà
của hắn lạ lùng”. Từ nhận thức mình đã có gia đình, Tràng nghĩ đến những điều xa xôi
hơn: “Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che
nắng”. Đó là khát vọng hết sức bình thường của con người.

Không chỉ vậy, Tràng còn ý thức được trách nhiệm của mình: “bây giờ hắn mới thấy
hắn nên người”. Nhận thức về sự trưởng thành kéo theo nhận thức về bổn phận và
trách nhiệm với gia đình. Tràng cảm thấy “có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau
này”. Và không chỉ bằng suy nghĩ mà Tràng còn hành động ngay “Hắn xăm xăm chạy
ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”. Đó là hành
động thể hiện được sự chuyển biến lớn trong nhân vật này. Chính niềm hạnh phúc
được sống trong tình yêu thương, tình mẹ con vợ chồng hòa thuận đã nhen nhóm trong
lòng hắn biết bao ước vọng về hạnh phúc, bao niềm tin vào cuộc sống sẽ thay đổi tốt
đẹp hơn.

Tràng còn nhận thấy khuôn mặt bủng beo của mẹ trở nên tươi tỉnh hơn, khác hẳn với
ngày thường. Đặc biệt, dù bữa ăn ngày đói thật thảm hại, nhưng gia đình Tràng ăn vẫn
rất ngon miệng. Khi nghe mẹ bàn tính chuyện tương lai, Tràng chỉ “Vâng”. Một tiếng
“Vâng” nhưng thể hiện được sự ấm áp, hòa hợp của gia đình. Đặc biệt đến cuối cùng,
khi nghe cô vợ nhặt nhắc đến những người đi phá kho thóc Nhật, trong óc của Tràng
hiện ra hình ảnh người dân đi phá kho và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Đó giống
như là niềm tin vào một tương lai tươi sáng với việc tìm đến ánh sáng của cách mạng.

Qua truyện ngắn “Vợ nhặt” ta thấy được cách xây dựng hình tượng nhân vật của nhà
văn Kim Lân hết sức đặc biệt, mỗi nhân vật đều bộc lộ được những tính cách, phẩm
chất khác nhau đại diện cho lớp người trong xã hội cũ và Tràng là một trong những
nhân vật đó. Tác phẩm đã thành công khi miêu tả diễn biến tâm trạng cũng như lời nói,
tính cách của Tràng để “Vợ nhặt” mang một tầm cao mới và để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng người đọc đến sau này.
Phân tích đoạn Mị cứu A Phủ trong đêm đông
Sự kiện nhân vật Mị cởi trói, giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát cho mình trong truyện
Vợ chồng A Phủ là một sự kiện then chốt, thể hiện nổi bật chủ đề và giá trị nhân đạo
của tác phẩm. Xây dựng sự kiện này, nhà văn Tô Hoài đã chứng tỏ tài năng xuất sắc
của mình trong nghệ thuật dựng truyện và khắc họa tính cách nhân vật.

Thời điểm Mị cởi trói phù hợp với lôgic phát triển của mạch truyện. Nhà văn đã chuẩn bị
và tạo được sự diễn biến hết sức tự nhiên để sự kiện xảy ra như một sự tất yếu. Nếu
cho đến trước sự kiện này, người đọc chỉ thấy Mị là một con người không còn ý thức
về sự sống, sống mà như chết (Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị
cũng tưởng mình là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu
ngựa nhà này đến cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm thôi. [...]
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa) thì sự trỗi dậy của Mị
thiếu cơ sở thuyết phục, sẽ khiên cưỡng, không tự nhiên.

Song Tô Hoài đã rất tinh tế và sâu sắc khi trước đó đã để lòng ham sống, khát khao
hạnh phúc, ý thức về cuộc sống của Mị thức dậy trong đêm mùa xuân. Từ những tác
động, kích thích của không khí đầy sức sống của mùa xuân, từ tiếng sáo gọi bạn tình
và cả men rượu, trong Mị đã dần sống lại những kỉ niệm, những khát khao của tuổi trẻ
đã từng có trong chị, kéo theo là ý thức về thời gian, cuộc sống, thân phận mình. Và Mị
thắp cho đèn thêm sáng, quấn lại tóc, lấy váy hoa chuẩn bị đi chơi. Ngay cả khi bị A Sử
trói đứng vào cột nhà, Mị vẫn nồng nàn tha thiết với niềm khao khát sống. Gần hơn với
sự kiện cởi trói, không ngẫu nhiên đúng đêm ấy Mị ra ngồi thổi lửa, hơ tay, hơ lưng mà
đây là việc đã trở thành thói quen của Mị từ trước, , ngay cả khi A Phủ đã bị bắt trói:
Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt.

Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị nhìn sang, thấy mắt Ả Phủ trừng trừng, mới
biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay.
Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Cho đến đêm diễn ra sự kiện cởi
trói, khi Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mờ, một dòng nước mắt lấp
lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại thì trong Mị mới chợt trào lên nỗi đồng cảm
trước tình cảnh đau đớn, tuyệt vọng của A Phủ. Thoạt đầu là sự đồng cảm của người
cũng đã từng phải chịu đựng cảnh trói đứng như thế, rồi Mị liên tưởng đến chuyện từng
có người đàn bà bị bắt trói cho đến chết cũng ở nhà này. Ý thức phản kháng bắt đầu
nhen nhóm: Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đến mai là người kia chết, chết
đau, chả đói, chết rét, phải chết. [...] Người kia việc gì mà phải chết thế.. Đến thời điểm
Mị nghĩ đến việc phải trói thay vào đấy, chết trên cái cọc ấy mà Mị cũng không thấy sợ
thì sự đồng cảm, ý thức phản kháng đã đủ để biến thành hành động táo bạo: cắt dây
trói cứu A Phủ. Ngay sau đó, lòng ham sống, hy vọng sống, ý thức về sự sống của
mình bừng lên trong Mị và chị chạy theo A Phủ, tự giải thoát cho cuộc đời nô lệ của
mình.

Như vậy, tùng bước, theo sự phát triển của mạch truyện và diễn biến tâm lí nhân vật,
hành động cởi trói của Mị là một lựa chọn nghệ thuật đích đáng. Trong sự khắc họa
tính cách nhân vật, có thể xâu chuỗi những biểu hiện nhất quán: dự định ăn lá ngón tự
tử đến dự định đi chơi trong đêm mùa xuân và cuối cùng là cởi trói. Điều đó nói lên, sự
sống, ý thức và niềm khao khát về hạnh phúc chưa hề lụi tàn trong con người Mị, có khi
nó được bộc lộ ra, có khi tiềm tàng sống đó là một sức sống mãnh liệt. Khẳng định điều
này, Tô Hoài đã bộc lộ một cách nổi bật tư tưởng nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A
Phủ.
Phân tích bà cụ Tứ - Mẫu 4
Vợ nhặt là tác phẩm hoàn hảo của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt của dân chúng
ta trong nạn đói năm 1945. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “xóm ngụ cư”
được viết ngay sau cách mạng tháng tám nhưng dang dở. Sau lúc hòa bình lập lại
(1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. với tác phẩm
vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công trong việc đi sâu phân tách diễn biến tâm lí nhân
vật, tiêu biểu là nhân vật bà cụ Tứ.

Nhân vật bà cụ Tứ được giới thiệu là 1 người mẹ nghèo khổ, sống cộng 1 đứa con trai
chịu rộng rãi thiệt thòi, cảnh ngộ của mẹ con bà thật đáng thương nhất là trong cảnh đói
năm 1945. mẫu đói đã kéo tới xóm ngụ cư và vào đến tận trong nhà bà. loại nạn đói
được tác giả bộc lộ, trên trời từng đàn quạ đen rỉa xác người chết đói bay lên, gào lên
từng hồi khẩn thiết. Dưới đất bên các gốc đa gốc gạo xù xì, bóng các người đói chuyển
động dật dờ như những bóng ma. ko khí vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi và mùi gây
của xác người, đa số tạo nên 1 bầu ko khí ảm đạm tóc tang và thê lương. loại đói, loại
chết len lách vào ngõ ngách, gõ cửa từng nhà, đụng chạm tới từng người, cõi âm hòa
mang cõi dương, cuộc sống mấp mé bên bờ vực của chiếc chết. Giữa bối cảnh tối sầm
lại vì đói khát đó thì 1 việc hệ trọng nhất của 1 đời người lại diễn ra 1 cách thức chóng
vánh vội vàng, ấy là việc anh cu Tràng có vợ.

Con trai bà, anh cu Tràng được biết tới là 1 người xấu xí, đói nghèo, lại là dân cư ngụ,
sống trong tình cảnh đó chưa bao giờ anh nghĩ là mình sẽ lấy vợ và lấy được vợ.
Nhưng, cũng trong nạn đói tàn khốc đấy câu hò của anh như xua tan mệt mỏi, có cảm
giác vui vui. có chỉ vài ba câu đề cập tầm phơ mà Thị sẵn sàng theo không anh về làm
vợ. Tình huống nhặt vợ của anh cu Tràng làm cho cả xóm cư ngụ ngỡ ngàng, còn bà
cụ Tứ thì khôn cùng sửng sốt. Bà cụ kinh ngạc vì con mình nghèo, xấu xí, dân ngụ cư
lại đang thời buổi đói khát, nuôi thân chẳng xong.

Tràng còn dám lấy vợ, rước thêm mồm ăn. khi bà cụ đi làm cho về muộn, thấy người
đàn bà ngồi ở đầu giường con mình rất ngạc nhiên, càng sửng sốt hơn khi được người
đàn bà chào bằng u và được Tràng giới thiệu: “ “Kìa nhà tôi nó chào u”..”Nhà tôi nó mới
về làm bạn với tôi đấy u ạ”. Bà sửng sốt đến mức không còn tin được vào mắt và tai
mình : “Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự nhiên bà lão thấy mắt mình nhoèn
thì phải. Bà lão nhìn kĩ người nữ giới lẫn nữa, vẫn chưa nhìn thấy người nào. Bà lão
quay sang nhìn còn tỏ ý không hiểu”. lúc đã hiểu ra, bà lại xót thương cho số kiếp của
con trai mình, bà liên tưởng đến người chồng quá cố, tới đứa con gái đã tắt hơi, lòng
bà nặng trĩu tủi buồn, xót xa.

Bà cụ Tứ mừng cho con trong khoảng này yên bề gia thất, tủi thân làm cho mẹ không lo
nổi vợ cho con. Giờ đây giữa khi người chết đói “như ngả rạ" lại mang người theo con
trai bà về làm cho vợ. cái tủi, mẫu buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo quẫn
bách. Biết lấy gì để cúng tiên sư, đế trình làng khi con đã với vợ. Bà cụ Tứ khóc vì
mừng con với vợ, khóc vì thương con dâu không biết khiến sao vượt qua nổi cạnh
tranh này. Bà cụ xót xa thương con dâu, thương con trai, tủi phận mình: “bà cụ nghẹn
lời không nhắc được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng rã ròng”. bao nhiêu lo âu bộn
bề trong lòng.

Trong mẫu mừng, loại tủi, chiếc lo, người đọc vẫn thấy được niềm vui của cụ. một niềm
vui khổ thân không sao chứa cánh lên được, cứ bị mẫu buồn, cái lo níu kéo xuống.
Nhưng bà cụ Tứ cố vui và gắng làm con, cho dâu vui. Bà cố nhắc toàn chuyện vui, nào
là chuyện vợ chồng dạy dỗ nhau khiến ăn, chuyện mai sau, chuyện con dòng, nhà cửa.
Bà tin vào học thuyết nhân sinh “người nào giàu ba họ, ai khó ba đời”, các lời kể của bà
giữa hiện thực đói khát thê thảm ấy là bí quyết để lấn áp bóng đêm bao trùm.

Qua việc khắc họa hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn thật tinh tế nhận ra được nét
tâm lí thân thuộc của người cao tuổi. Trong bế tắc, trong tuyến đường cùng họ thường
kể đến tương lai, tới các điều rẻ đẹp, do đó khi ánh đèn trong nhà bà được thắp lên thì
bà cụ Tứ đã lau nước mắt, bà tin vào một cuộc sống rẻ đẹp hơn lâu dài sẽ đến với con
trai bà, gia đình bà và cả xóm cư ngụ.

Nhân vật bà cụ Tứ đã đem đến 1 luồng gió mới cho tác phẩm, khi nhắc tới bà người
đọc sẽ không thể quên 1 người mẹ ân cần, chu đáo, luôn hình dung các điều rẻ đẹp
cho con mình, một người luôn hướng tới 1 cuộc sống hạnh phúc, rẻ đẹp hơn sẽ đến ở
1 mai sau không xa.

You might also like