You are on page 1of 4

Đến với mảnh đất văn chương, nếu Nguyễn Công Hoan coi “đời là mảnh ghép của

những
nghịch cảnh”; Thạch Lam ví “đời là miếng vải có nhiều lỗ thủng, nhiều vết ố nhưng vẫn
nguyên vẹn”; và Nam Cao thì coi “cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi từ cái làng Vũ Đại
đến mỗi gia đình, mỗi số phận”, thì Kim Lân lại không nhìn đời bằng con mắt “đau thương”
như thế. Là nhà văn nhân đạo, ông đã để cuộc đời phả gió vào trái tim mình, để cảm nhận,
viết nên những trang văn đầy xúc động về những con người nông thôn tuy khốn khổ, thiếu
thốn nhưng vẫn lạc quan và chan chứa tình người. “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của
KL. Trong đó, đoạn trích về nhân vật Tràng vào buổi sáng sau hôm nhặt vợ đã để lại trong
người đọc ấn tượng sâu đậm với hình ảnh anh Tràng đầy khát khao hạnh phúc và nỗ lực xây
dựng tổ ấm.

Vợ nhặt là một trong số truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, có tiền thân là tiểu thuyết
“Xóm ngụ cư” được ông viết sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dở dang và sau đó bị thất
lạc bản thảo. Đến năm 1954, Kim Lân đã viết lại tác phẩm này dựa vào một phần truyện cũ
và được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Trong truyện, Tràng là 1 trong 3 nhân vật
chính. Toàn bộ xoay quanh việc nhặt vợ của anh cu Tràng - bước ngoặt trong cuộc đời người
nông dân ấy. Trong câu chuyện, tràng hiện lên một sản phẩm được đẽo gọt quá đỗi sơ sài và
bất công của tạo hóa với ngoại hình thô kệch, tình tình hiền lành có phần vô tư nhưng hơi
ngờ nghệch. Đặt một người như vậy trong hoàn cảnh nạn đói khủng khiếp 1945, đang bên bờ
vực của cái chết, lại nhặt vợ của Tràng, đây là một tình huống hết sức éo le nhưng lại cho
thấy rõ hơn nét đẹp nội tâm nhân vật. Đoạn văn miêu tả Tràng vào buổi sáng sau đêm tân hôn
là một đoạn trích tiêu biểu, ở đó Tràng không còn thô kệch, vụng về nữa mà trở thành người
có ý thức xây dựng hạnh phúc của chính mình.

Tràng chính là chủ thể của hành động nhặt vợ hi hữu và cảm động. Trong nạn đói thê thảm,
Tràng đã được một người đàn bà theo không về làm vợ chỉ sau bốn bát bánh đúc và một câu
nói đùa. Rõ là nhạt được ý. Vẻ đẹp tâm hồn, tính cách và cả thân phận của Tràng đã được nhà
văn Kim Lân thể hiện sống động qua hành động nhặt vợ, đặc biệt qua diễn biến tâm trạng của
Tràng vào buổi sáng hôm sau. Sáng đầu tiên sau khi nhặt được vợ, Tràng đã thức dậy trong
“ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa.” Trong bóng tối của cái đói, ánh sáng chói lóa của buổi
sáng mùa hè ấy còn là ánh sáng của niềm vui, của nguồn sinh khí rạo rực tỏa ra trong cuộc
sống gia đình, là niềm hi vọng vào sự sáng sủa hơn trong cuộc đời những con người nghèo
khổ. Trong ánh sáng kì diệu ấy, tâm trạng của Tràng cũng có những thay đổi bất ngờ.

Nhà văn Kim Lân đã khắc họa thật tinh tế nhũn cảm xúc đang dấy lên trong lòng tràng. Tràng
cảm nhận tất cả diễn ra như một giấc mơ. Cái cảm giác “ như người vừa ở trong giấc mơ di
ra”, cái cảm giác mơ giữa đời thực đã thể hiện thật chân thực niềm sung sướng phấn chấn
ngất ngây của tràng trước hạnh phúc lứa đôi. việc tràng có vợ diễn ra quá bất ngờ khiến tràng
vào buổi sáng hôm sau vẫn còn "ngỡ ngàng như không phải". bởi vì lấy vợ giữa lúc đói khát
là điều quá xa vời với tràng là việc tràng không bao giờ dám nghĩ tới nhưng điều không
tưởng ấy đã trở thành sự thật. hơn thế nữa nó lại diễn ra quá dễ dàng và đột ngột khiến tràng
ngỡ ngàng. cái cảm giác ấy càng tô đậm thêm niềm hạnh phúc lâng lâng trong lòng tràng.
cảm động thấm thía khi nhìn thấy cách cửa nhà thay đổi, mẹ và vợ quét tước sân vườn tràng
chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới lạ. “Nhà cửa, sân vườn hôm nay
đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm
mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới
gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.” tất cả những
cảnh tượng đó thật đơn giản bình thường nhưng cũng đủ làm cho tràng thấm thía cảm động vì
nó khác hẳn ngày thường. Sự “thấm thía”, “cảm động” của Tràng xuất phát từ việc anh chứng
kiến một cảnh tượng đơn giản bình thường mà lại rất cảm động. có lẽ việc người mẹ giẫy cỏ,
người vợ quét sân cũng không có gì đáng nói đối với người khác nhưng đối với chàng đó lại
là một hình ảnh cảm động lạ thường. Phải chăng bao lâu nay Tràng chưa bao giờ nhìn thấy
một cảnh tượng quen thuộc ấy? Có lẽ đây là lần đầu tiên anh hiểu được sự ấm áp của cuộc
sống gia đình. Tiếng chổi ”sàn sạt” trên mặt đất thân quen và bình dị đã đánh thức trong lòng
chàng về một cuộc sống gia đình được hồi sinh.

“Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng“. Trước kia dù sống
với mẹ nhưng Tràng vẫn luôn đi đi về về trong cuộc sống cơ cực, cái khổ cái nghèo đeo bám
nên hắn chẳng thể nghĩ gì lớn hơn chuyện mưu sinh, kiếm miếng cơm manh áo. Căn nhà này
trước kia đối với anh tựa như căn nhà trọ để nghỉ ngơi sau một ngày trời vất vả kiếm sống
nhưng khi có một người vợ thì tất cả đã khác. Ngôi nhà dù nghèo khó nhưng nó vẫn là “tổ ấm
che mưa che nắng ”cho cả gia đình anh. Hai chữ “tổ ấm” ẩn chứa niềm hạnh phúc lớn lao mà
bấy lâu nay anh nông dân nghèo khổ dẫu mong ước gì chưa bao giờ chạm tay đến được.
Tràng thấy cuộc sống của mình thay đổi hẳn, những suy nghĩ của hắn cũng trở nên trưởng
thành, chín chắn hơn. “Hắn đã có một gia đình”. Hai từ “gia đình” lần đầu đc vang lên trong
tác phẩm có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng thấm thía với Tràng. Với Tràng cuộc sống ngày
hôm qua chỉ là gánh nặng áo cơm không có ước mơ, không có tương lai thì hôm nay đã khác,
khi đã ý thức được mình có một tổ ấm thì hắn đã có hy vọng vào tương lai, hy vọng vào một
gia đình đông đúc của thế hệ nối tiếp “Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy”. “Một nguồn
vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng” bởi vì Tràng đã có một gia đình; và
trong cái buổi sáng đầu tiên ấy, hắn đã được tắm mình trong không khí ấm áp, hạnh phúc của
tổ ấm gia đình. Nguồn vui ấy như tia nắng, như ánh bình minh đem sinh khí đến cho cuộc
sống vốn đang ngập tràn sự chết chóc của cái đói tung lưới bủa vây. Ý thức về niềm hạnh
phúc của bản thân đã tạo nên năng lượng tinh thần dồi dào tràn ngập trong lòng Tràng, để
“bây giờ hắn mới thấy hắn nên người đi”. Hai chữ “nên người” hạ xuống như một điểm nhấn
xác nhận sự biến đổi về chất ở Tràng. Cái gốc của sự biến đổi ấy chính là gia đình. Nó là nền
tảng của xã hội. Cái gốc của sự biến đổi ấy chính là gia đình. Nó là nền tảng của xã hội. Là
căn cốt của nhân tính. Tràng phục sinh nhân tính nhờ vươn tới ý thức về gia đình.

Tràng còn là người trách nhiệm, có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình. “Hắn xăm xăm chạy
ra giữa sân, hắn cũng muốn là một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”. Hai chữ “xăm
xăm” gợi lên bao nhiêu là hăm hở, háo hức trong bước chân của Tràng tìm đến hạnh phúc.
Nhưng điều quan trọng hơn đấy là dấu hiệu một bước ngoặt lớn ở Tràng. So với cái dáng
“ngật ngưỡng” ở mở đầu tác phẩm, hành động xăm xăm này là một đột biến không chỉ ở
dáng đi mà còn là thay đổi cả số phận, tính cách của Tràng: từ đau khổ sang hạnh phúc, từ
ngây dại sang ý thức. Nàng Kiều xưa cũng từng “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du). Gót chân đến với hạnh phúc của Kiều táo bạo thế mà cứ chênh
vênh, đơn độc khiến cho người đọc lo lắng bởi chỉ có một mình giữa đêm trăng trung cổ. Còn
cái “xăm xăm” của Tràng là một sự lột xác kỳ diệu: từ hình ảnh một anh chàng vô lo vô nghĩ
nay đã trở nên khỏe khoắn, giàu sức sống và tự tin làm sao, bởi Tràng có cả một gia đình. Và
đó là cái xăm xăm của con người trong hạnh phúc. Chi tiết này là một bước ngoặt quan trọng
đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng: từ khổ đau sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu
đời, từ ngây ngô sang nhận thức. Rõ ràng, cái đói cái nghèo không thể hủy diệt hạnh phúc của
con người, họ vẫn hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là lí do dẫn đến cái kết “Trong
óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” ở phần kết truyện

Tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích đã được miêu tả chân thực và tinh tế bằng
ngôn ngữ mộc mạc, giàu giá trị biểu cảm; lối kể chuyện hấp dẫn, giọng điệu hồn hậu, tự
nhiên; tình huống truyện độc đáo. Qua nhân vật Tràng, Kim Lân đã khẳngđịnh bản chất tốt
đẹp, sức sống mạnh mẽ, tình người cao đẹp, khát vọng sống và niềm hi vọng vào cuộc sống,
vào tương lai của những người lao động nghèo khổ.

Đến với vợ nhặt của Kim Lân, bên cạnh những mảng màu xám ngắt của hiện thực, ta còn
thấy tác phẩm ánh lên giá trị nhân đạo sâu sắc. Cũng như Chí Phèo của Nam Cao, Tràng là
đại diện cho người nông nghèo trong xã hội cũ, cũng mang đậm tính nhân văn, nhưng không
phải là tố cáo, lên án hay thương cảm cho số kiếp của nhân vật. Mà thay vào đó vào tác giả
lại nhìn nhận ở một khía cạnh khác có phần nhẹ nhàng hơn, đó là lòng trân trọng những khát
khao sống, khát khao thay đổi cuộc đời đang kề cận bên bờ vực thẳm, là niềm tin bất diệt vào
một tương lai tươi sáng. Từ một người dân vì đói nghèo mà không thể lo nổi được cho chính
mình, cuộc đời dằng dặc trong nỗi khốn khó, chưa từng đc sống 1 cuộc thực thụ của con
người, vậy mà ngay trong những ngày nạn đói hoành hành, anh lại tìm thấy hạnh phúc cho
riêng mình, trở thành một người chồng, người đàn ông của gia đình tràn đầy đức tin về tương
lai, những “khát vọng bình thường mà chính đáng”. Không còn hình ảnh của một anh Tràng
vô lo vô nghĩ, giờ đây, trong lòng Tràng đã nhận thức được trách nhiệm và ước mơ được đổi
đời, lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mẹ và vợ. Nói cách khác, cái đói không hề ngăn cản được
con người mà còn đưa họ đến vs nhau với những mong muốn được ở bên nhau. Hoá ra trong
hoàn cảnh tưởng chừng miếng ăn là trên hết, tình người mới là quan trọng nhất, tình cảm gia
đình mới là quý giá nhất. Không chỉ vậy, nó thể hiện rất rõ truyền thống yêu thương đùm bọc
“lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta khi người nông dân Việt Nam vẫn sẵn sàng giang tay
cứu vớt những con người có số phận bất hạnh hơn mình. Như lời của Kim Lân: "Khi viết về
nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói
người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn
với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy
không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn
muốn sống, sống cho ra con người".

Bằng bút pháp miêu tả thế giới nội tâm nhân vật tinh tế và xây dựng tình huống truyện độc
đáo, đầy éo le giúp bộc lộ hết những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật và ngôn ngữ gần gũi,
giản dị, mộc mạc mang đậm dấu ấn của vùng nông thôn Bắc Bộ - một trong những đặc trưng
trong phong cách sáng tác của Kim Lân, đặc biệt là giá trị nhân đạo sâu sắc, nhà văn đã xây
dựng hình ảnh Tràng khiến người đọc rung cảm sâu sắc. Kim Lân đã vẽ ra bức tranh hiện
thực tàn khốc về nạn đói năm 1945, khi mạng người bị rẻ rúng đến cùng cực. Nhưng đằng
sau bức tranh hiện thực đen tối ấy là ánh sáng của lòng nhân đạo, tình yêu thương, sự bao
bọc, chở che lẫn nhau giữa những con người khốn khổ. Sự hòa quyện giữa hai giá trị hiện
thực và nhân đạo đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

“Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can
đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa. Đó là một cuốn sách hay và do
một nghệ sĩ viết ra” (La-Bơ ruy e). Với những bài học mang tinh thần nhân đạo cao cả, khơi
lên cho người đọc lòng trân trọng và yêu thương con người, tôi tin chắc rằng “Vợ nhặt” chính
là một tác phẩm bất hủ, do một người nghệ sĩ – nhà nhân đạo chân chính viết ra. Áng văn ấy,
cùng tên tuổi Kim Lân – một nhà văn, nhà nhân đạo chủ nghĩa sẽ còn sống mãi, phi một dấu
ấn không phai trong nền văn học nước. nhà.

You might also like