You are on page 1of 11

VỢ NHẶT – KIM LÂN

Đề 4: Cảm nhận tâm trạng của Tràng vào buổi sáng hôm sau trong đoạn văn: “Sáng hôm
sau, mặt trời lên bằng con sào… tu sửa lại căn nhà”. Từ đó nhận xét về bút nhân đạo của
tác giả.
Bài làm
Trong một lần phát biểu, Kim Lân từng nói “...Khi viết về con người năm đói người ta
hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác.
Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến
cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai”. Điểm sáng trong quan
niệm nghệ thuật ấy đã soi tỏ trang viết Kim Lân để ông chắp bút viết lên những tuyệt bút về
ngươi dân quê mà tiêu biểu phải kể đến “Vợ nhặt” – một tia chớp lóe lên giữa màn đêm tăn tối
và đói nghèo và khổ đau. Những trang văn thấm đẫm hiện thực cùng tình huống truyện thú vị
hấp dẫn đã làm nổi bật tâm trạng các nhân vật, trong đó có tâm trạng anh cu Tràng - một
người dân lao động nghèo khổ xấu xí nhưng mang trong mình nhiều phẩm chất tốt đẹp,
được thể hiện trong đoạn trích: “Sáng hôm sau... tu sửa lại căn nhà”. Qua đó độc giả không
khỏi đồng cảm, xúc động trước ngòi bút nhân đạo của nhà văn.
Là một trong những gương mặt xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân thành
công trong cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng 1945. Được xem là “con đẻ của đồng
ruộng”, ngòi bút Kim Lân chủ yếu khai thác đề tài nông thôn với những trang viết chân thực và
xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc cảnh ngộ cũng như tâm lí của
họ. Ông là mẫu nhà văn “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, “viết kĩ lưỡng, viết từ gan ruột không
chấp nhận sự nhạt nhẽo, giả tạo” (Đỗ Kim Hồi). Bởi thế mà sự nghiệp sang tác của Kim Lân
không nhiều nhưng những tác phẩm ông để lại đều mang giá trị to lớn, trong đó phải kể đến
truyện ngắn “Vợ nhặt” (in trong tập “Con chó xấu xí”, năm 1962) – một truyện ngắn tiêu biểu
xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn ra đời dựa vào cốt truyện cũ với nhan đề
“Xóm ngụ cư” mà Kim Lân viết còn dang dở trước Cách mạng, nhưng bị mất bản thảo. Sau khi
hòa bình lập lại, nhà văn dựa vào một phần cốt truyện cũ để hoàn thành. Xây dựng với những
chất liệu mượn ở thực tại, thiên truyện như một mảnh vẹn nguyên cuộc sống được xắn ra, viết
lên trên trang giấy - cuộc sống của những lao động Việt Nam xanh xám, vật vờ, tối đen trong
giờ phút lụi tàn của xã hội thực dân phong kiến, chuẩn bị cho Cách mạng tháng tám năm 1945.
Ở đó, Kim Lân không chỉ tái hiện bức tranh hiện thực đời sống khách quan mà còn cất cao tiếng
hát ca ngợi sức sống và niềm tin mãnh liệt của con người vào tương lại, vào Cách mạng, vào
tình người. Đoạn trích trên ở nửa sau tác phẩm, đã khắc họa tài tình những thay đổi trong
tâm trạng nhân vật Tràng khiến người đọc không khỏi ấn tượng.
Tràng, nhân vật chính của câu truyện, là một thanh niên ngụ cư nghèo khổ, khù khờ, cục
mịch, sống cùng mẹ già trông một túp lều xập xệ ở mé sông. Xây dựng nhân vật Tràng, Kim
Lân đã xây dựng nên một nhân vật với nhiều phẩm chất tốt đẹp: Tràng tuy xấu xí, thô kệch
nhưng luôn mang trong mình khát khao hạnh phúc; dù cái đói đang hoành hành khắp hang cùng
ngõ hẻm thì ở Tràng vẫn lóe lên tấm lòng sẵn sàng cưu mang người đồng cảnh ngộ. Trong buổi
chiều hôm trước, Tràng – anh phu xe xấu xí, dở hơi – đã bất ngờ nhặt được vợ chỉ bằng vài câu
bông đùa và bốn bát bánh đúc. Tình huống bất ngờ này đã góp phần hay đổi con người Tràng,
từ thô mộc đến trưởng thành, chín chắn.
Nếu ở những trang văn trước đó, niềm khát khao về hạnh phúc của anh cu Tràng mới
chớm nở hoa thì đến đây, ngòi bút nhân đạo Kim Lân đem đến cho anh một hơi thở mới sau
đêm tân hôn. Sáng hôm sau khi thức dậy, Tràng như có “một nguồn vui sướng, phấn chấn đột
ngột tràn ngập trong lòng”. Đã qua một đêm Tràng có vợ, kể từ cái buổi chiều chạng vạng nhá
nhem mặt người ấy. Đất trời đã sang ngày mới, cũng như cuộc đời Tràng đã sang trang mới
sáng sủa và tràn đầy hi vọng. Tràng thấy “trong người êm ái lửng lơ như người ở trong giấc mơ
đi ra”. Câu văn với hình ảnh so sánh đặc biệt đã làm nổi bật tâm trạng của Tràng, một cảm giác
hân hoan rất trần thế nhưng cũng đầy thiêng liêng cao quý. Đó giống như cảm giác run rẩy ngỡ
ngàng của người lần đầu tiên được chạm tay vào hạnh phúc, đến nỗi không thể tin được nó đã
thành hiện thực. Thật vậy, việc anh Tràng xấu xí, nghèo khổ lấy được vợ ngay giữa lúc đói kém
là một câu chuyện không ai dám tin, nó diễn ra bất ngờ, đột ngột và nhanh chóng đến mức “đến
hôm nay hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải”. Từ đây, sự hạnh phúc của Tràng được khắc
họa thật đặc biệt, trong cái ngạc nhiên tựa như một giấc mơ đẹp của cuộc đời anh vậy.
Từ những đổi thay trong cảm xúc, Tràng nhận ra mọi thứ xung quanh cũng đổi khác
trong tâm thế khoan thai, đĩnh đạc cùng sự quan sát, cảm nhận đến từng chi tiết nhỏ nhất “có
cái gì vừa thay đổi mới lạ”. Cách “chắp tay sau lưng lững thững bước ra sân” là hình ảnh của
một người có phong thái ung dung, thoải mái, khác hẳn với hình ảnh của anh chàng hôm kia
mới đi về cùng vẻ mặt khó đăm đăm, đôi chân nặng nề. Tràng quan sát xung quanh. Khung
cảnh nhà cửa, vườn tược gọn gàng, sạch sẽ đã mang đến luồng sinh khí mới xua đi cái ám ảnh
đói khát đang bủa vây “Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn
gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem
ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc cây ổi đã kín nước đầy ăm ắp”. Một
ngôi nhà từng lổn nhổn những búi cỏ dại, một nơi mà Tràng từng phải khéo léo thanh minh
“không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy”, nay đã có một diện mạo khác hẳn. Dường như ở
Tràng không phải sự thức tỉnh đơn thuần mà là sự trưởng thành hơn của một con người vốn ngờ
nghệch nay đã biết quan sát mọi thứ một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng hơn. Ngòi bút nhân đạo Kim Lân
soi tỏ trang văn để cất cao tiếng nói bất diệt về sự tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương
và khát vọng hạnh phúc, nó như một thứ thuốc bổ thanh lọc tâm hồn con người, khiến con
người trưởng thành và tinh nhạy hơn. Quả thực, “văn chương giúp con người hiểu được bản
thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới
chân lý”.
Nhìn cảnh mẹ và vợ đang lúi húi dọn dẹp, một khung cảnh bình dị nhưng lại khiến cho
Tràng xúc động, Tràng thấy cuộc sống của mình thay đổi hẳn, những suy nghĩ của hắn cũng trở
nên trưởng thành, chín chắn hơn, Tràng cảm thấy mình phải có trách nhiệm với vợ con, với gia
đình nhỏ của mình.Tràng thấy cảm động, một niềm sung sướng dâng ngập trong lòng Tràng
“bỗng nhiên thấy yêu thương, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”. Nếu ở trên hạnh phúc vẫn
còn mơ hồ thì đến đây ta cảm nhận rõ nét được liều thuốc tinh thần của tình yêu đã cứu vớt tâm
hồn Tràng. Đó là cảm xúc yêu thương, xúc động đột ngột trong tâm trí, nó chỉ có được khi một
người đàn ông trưởng thành thấu hiểu giá trị của hạnh phúc, của mái ấm, nghiêm túc trong hôn
nhân, coi rằng lấy vợ là một việc hệ trọng của đời người. Ngôi nhà dù nghèo khó nhưng vẫn là
“tổ ấm che mưa che nắng”, là nơi “hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy”. Hai chữ “tổ ấm”
vang lên đầy trân quý, thiêng liêng! Trong trí óc Tràng lúc này không còn chỗ cho nỗi sợ hãi cái
đói, cái chết mà dường như khát vọng có một mái ấm gia đình đã khai sáng trí tuệ Tràng. Một
cuộc chuyển biến tích cực đã thực sự diễn ra trong tâm hồn Tràng vô cùng nhanh chóng: từ vô
hình, vô tâm thành hữu hình; từ dửng dưng đến việc quan tâm đến hạnh phúc lứa đôi; từ trách
nhiệm đối với bản thân cho đến ý thức trách nhiệm phải dựng xây gia đình. “Bây giờ hắn mới
thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”. Hai chữ “nên
người” như một dấu son trên khuông nhạc, nó xác nhận sự biến đổi trong tiềm thức, sự biến đổi
được khơi lên nhờ cảm giác về gia đình. Giờ đây, những suy nghĩ, niềm hân hoan, phấn chấn
trong lòng đã hóa thành hành động để Tràng không thể đứng yên mà “xăm xăm chạy ra giữa
sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa căn nhà...”. “Xăm xăm” khắc họa trọn
vẹn cái háo hức, nhiệt huyết trào dâng mãnh liệt trong Tràng. Muốn có được hạnh phúc phải bắt
tay hành động, một gia đình đầm ấm trọn vẹn phải có sự góp sức dựng xây của tất cả các thành
viên. Đó là ý thức tự giác của một con người nhận ra giá trị của những gì mình đang có, bởi
Tràng không chỉ tận hưởng mà còn có trách nhiệm phải xây đắp và bảo vệ, giữ gìn hạnh phúc
ấy. Kim Lân từng chia sẻ: “Tôi muốn phân tích tâm trạng và thân phận con người trong hoàn
cảnh cùng đường ấy, nơi cuộc sống dường như không có lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự
sống, sự yêu thương nhau, không phải sự giành giựt nhau”. Với ý nghĩa đó, nhà văn miêu tả
quá trình thay đổi và trưởng thành trong tâm trạng Tràng chính là để nâng cao niềm tin rằng
tình người, khát vọng hạnh phúc sẽ giúp con người vươn tới ý thức hoàn thiện mình. Trong khát
khao hạnh phúc, con người có thể nghèo đói đến quay quắt, nhưng tính người, chất người sẽ
dẫn đường họ vượt qua tất cả.
Như vậy, chỉ một đoạn trích ngắn nhưng nó diễn tả thành công sự đổi thay trong tâm
trạng của nhân vật Tràng, từ bất ngờ, bỡ ngỡ đến hạnh phúc tột cùng. Làm được điều đó phải kể
đến cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị mà chặt chẽ, điểm nhìn trần thuật khách quan,
dòng thời gian tuyến tính theo tâm lý nhân vật, cách dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, thu hút người
đọc. Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, giản dị, mang đậm tính khẩu ngữ, gắn liền với lời ăn tiếng
nói trong sinh hoạt hàng ngày của người nông dân nhưng được chắt lọc kỹ lưỡng, chính xác và
phong phú, từ đó tạo được sức gợi đáng kể. Giọng văn cảm thông, trầm ấm, tràn ngập yêu
thương. Ngòi bút tài hoa Kim Lân đã thâm nhập, đi sâu khám phá và bao quát trọn vẹn khối đa
diện trong tâm hồn để bộc lộ và phản ánh những góc khuất sâu kín, ẩn sâu về ngoài thô kệch,
xấu xí của nhân vật. Tất cả những nét nghệ thuật ấy đã làm nổi bật giá trị nhân đạo sâu sắc trong
ngòi bút của nhà nhân đạo lớn Kim Lân. Đó là thái độ trân trọng khát khao hạnh phúc gia đình
ở những người lao động nghèo khổ: Dẫu ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự
sống, khát khao hạnh phúc và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có thể thấy, tư tưởng nhân đạo
của Kim Lân vừa có sự kế thừa truyền thống văn học lại vừa có nét mới mẻ, sáng tạo. Khác với
các nhà văn trước cách mạng, Kim Lân đã trông thấy sức mạnh của con người có khả năng thay
đổi hoàn cảnh. Nhà văn đặt niềm tin vào giá trị của tình người và khát vọng sống mãnh liệt,
hướng con người đến tương lai tươi sáng. Đó cũng là nội dung mới trong giá trị nhân đạo của
văn học Việt 1945 – 1975 đã được Nguyễn Minh Châu quan niệm một cách sâu sắc: “Nhà văn
tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những
người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường,
để bênh vực cho những con người không còn ai để bênh vực”.
L.Tônxtôi khẳng định: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con
người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đằng bác ái luôn luôn thôi thúc các
nhà văn sống và viết, vắt kiệt cạn những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho
nhân loại”. Với tấm lòng đầy thương xót và ngòi bút nhân đạo của mình, nhà văn Kim Lân tái
hiện bức tranh ngày đói một cách hết sức chân thật qua tình huống truyện đầy sáng tạo và độc
đáo. Mãi về sau cho tới muôn đời, “Vợ nhặt” sẽ luôn nằm lại nơi tâm hồn và trái tim bạn đọc
với những dư ấm, ấn tượng khó phai nhòa.

Đề 5: Cảm nhận về tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn văn sau: “Bà lão đầu nín lặng… Bà cụ
nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Từ đó nhận xét về ngòi
bút nhân đạo của tác giả.
Bài làm
Trong một lần phát biểu, Kim Lân từng nói “...Khi viết về con người năm đói người ta
hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác.
Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến
cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai”. Điểm sáng trong quan
niệm nghệ thuật ấy đã soi tỏ trang viết Kim Lân để ôngchắp bút viết lên những tuyệt bút về
ngươi dân quê mà tiêu biểu phải kể đến “Vợ nhặt” – một tia chớp lóe lên giữa màn đêm tăn tối
và đói nghèo và khổ đau. Những trang văn thấm đẫm hiện thực cùng tình huống truyện thú vị
hấp dẫn đã làm nổi bật tâm trạng các nhân vật, trong đó có tâm trạng bà cụ Tứ - một người mẹ
nghèo khổ nhưng nhân hậu, thương con và không ngừng khát khao hạnh phúc, được thể
hiện trong đoạn trích: “Bà lão cúi đầu nín lặng... chảy xuống ròng ròng”. Qua đó độc giả không
khỏi đồng cảm, xúc động trước ngòi bút nhân đạo của nhà văn.
Là một trong những gương mặt xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân thành
công trong cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng 1945. Được xem là “con đẻ của đồng
ruộng”, ngòi bút Kim Lân chủ yếu khai thác đề tài nông thôn với những trang viết chân thực và
xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc cảnh ngộ cũng như tâm lí của
họ. Ông là mẫu nhà văn “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, “viết kĩ lưỡng, viết từ gan ruột không
chấp nhận sự nhạt nhẽo, giả tạo”. (Đỗ Kim Hồi). Bởi thế mà sự nghiệp sang tác của Kim Lân
không nhiều nhưng những tác phẩm ông để lại đều mang giá trị to lớn, trong đó phải kể đến
truyện ngắn “Vợ nhặt” (in trong tập “Con chó xấu xí”, năm 1962) – một truyện ngắn tiêu biểu
xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn ra đời dựa vào cốt truyện cũ với nhan đề
“Xóm ngụ cư” mà Kim Lân viết còn dang dở trước Cách mạng, nhưng bị mất bản thảo. Sau khi
hòa bình lập lại, nhà văn dựa vào một phần cốt truyện cũ để hoàn thành. Xây dựng với những
chất liệu mượn ở thực tại, thiên truyện như một mảnh vẹn nguyên cuộc sống được xắn ra, viết
lên trên trang giấy - cuộc sống của những lao động Việt Nam xanh xám, vật vờ, tối đen trong
giờ phút lụi tàn của xã hội thực dân phong kiến, chuẩn bị cho Cách mạng tháng tám năm 1945.
Ở đó, Kim Lân không chỉ tái hiện bức tranh hiện thực đời sống khách quan mà còn cất cao tiếng
hát ca ngợi sức sống và niềm tin mãnh liệt của con người vào tương lại, vào Cách mạng, vào
tình người. Đoạn trích trên thuộc phần giữa của thiên truyện, đã khắc họa tài tình quá trình
thay đổi tâm trạng của người mẹ nghèo khổ nhưng thương con vô bờ, khiến cho người đọc
xúc động mãnh liệt.
Bà cụ Tứ xuất hiện ở giữa thiên truyện với hình ảnh của một người mẹ đã già, sức cùng
lực kiệt. Trong cái u ám của ngày đói, cái chạng vạng của chiều hôm tê tái, dáng đi “lọng
khọng” và tiếng ho “húng hắng” của bà đã ám ảnh người đọc. Cuộc sống vốn đã bấp bênh chìm
nổi, bà lại phải chịu cảnh “mẹ góa con côi”, chồng và con gái đều đã chết, chỉ còn lại người con
trai duy nhất là anh cu Tràng. Hai mẹ con đùm bọc yêu thương nhau sống trong “tấm phên lều
rách nát” nằm “rúm ró trên mảnh vườn lổn nhổn những bụi cọ dại” trong những ngày tăm tối
năm 1945 – cái năm người ta vẫn nhắc như một “cơn đau đẻ kéo dài”.
Vào một buổi chiều chạng vạng, bà cụ trở về căn nhà tồi tàn và bất ngờ trước sự xuất
hiện của một người đàn bà xa lạ. Sự sốt sắng hiện ra qua thái độ của con trai, lại them việc có
người lạ trong nhà, rồi chào bà bằng u khiến lòng bà ngổn ngang trăm mối.
Miêu tả nhân vật bà cụ Tứ, ngòi bút Kim Lân đã lấy đi biết bao nhiêu nước mắt đánh rơi
trên trang giấy. Sau khi nghe Tràng giãi bày chuyện hệ trọng của cuộc đời mình, người mẹ
nghèo khổ ấy mới vỡ lẽ và ngổn ngang biết bao nhiêu xúc cảm. Nhà văn không đi sâu vào
khắc họa những suy nghĩ trong tiềm thức nhân vật hay những hành động có tác động tâm lý
phức tạp khác mà đơn giản chỉ là cái “cúi đầu nín lặng”. Một câu văn trần thuật ngắn gọn, giản
đơn lại rưng rưng một nỗi lòng hoài cảm đầy nhân văn của nhà văn nhân đạo lớn. Cái cúi đầu
ấy chất chứa biết bao suy nghĩ, những nỗi niềm chẳng nói thành lời. Có chút gì đó chua xót , tủi
hờn, lại có cả những nghẹn ngào khiến người mẹ nín lặng bởi câu chuyện con trai vừa giãi bày.
Cái nín lặng đầy tủi hờn, cam chịu và xót xa. Người mẹ nhanh chóng thấu hiểu sự tình, “ bà lão
hiểu rồi”, bà lão hiểu vì sao lại có người đàn bạ lạ trong nhà bà. Sự từng trải đã giúp bà thoát
khỏi sự chậm chạp của người già để lập tức hiểu ra “biết bao cơ sự”, cơ sự của con trai, cơ sự
người đàn bà kia và cũng là cơ sự của chính mình. Ai đó đã từng nói, “nghệ thuật bao giờ cũng
là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư”. Và Kim Lân đã mang
hơi ấm nơi trái tim ông, giao thoa và đồng cảm với nỗi lòng bà cụ Tứ, mô phỏng nó một cách
chính xác nhất từng tiếng nấc nghẹn ngào. Từ thương con, bà cụ Tứ hướng về hờn trách chính
bản thân mình: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi,
những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...”. Từ cảm thán “chao ôi!” đứng
đầu câu tạo nên một giọng điệu oán than, bắt trọn từng cảm xúc chua xót nhất của một người
làm mẹ. Đời người làm mẹ, liệu còn gì chua xót và cay đắng hơn khi nghe chuyện “trăm năm”
của con mà chỉ biết “cúi đầu”, “không khỏi chạnh lòng”. Giữa cái thời buổi khó khăn khốn đốn
ấy không cho phép bà lão làm tròn trách nhiệm của một người mẹ với con. Bao nhiêu tủi cực,
nghẹn ngào, chua xót, cay đắng nén sau chữ “thì” đầy vô vọng. Bà xót xa vì không thể làm tròn
bổn phận của một người mẹ, không lo nổi chuyện đại sự cho con. Giờ đây giữa lúc người chết
đói “như ngả rạ” lại có người theo con trai mình làm vợ. Dấu chấm lửng “...” thể hiện sự nghẹn
ngào, bất lực như một tiếng thở dài đầy tâm trạng của người mẹ già nghèo khổ, muốn lo cho
con lại không có đủ sức.
Nam Cao tâm niệm: “Nước mắt mà giọt châu của loài người”. Ở đây, nhà văn của nông
thôn Bắc Bộ đã cho người đọc trông thấy giọt châu, hạt ngọc trong tâm hồn người mẹ già qua
những giọt nước mắt hiếm hoi: “Trong kẽ mắt kèm nhèm rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Lí trí đã
không thể ngăn nổi con tim, những nỗi đau cứ âm ỉ, cuộn xoáy, thi nhau giằng xé nỗi lòng bà để
rồi tràn qua khỏi vách ngăn của một trái tim nóng hổi mà hóa thành những giọt nước mắt. Bà
khóc vì thương con và vì tủi nhục cho tính mình. Kim Lân như một nhà quay phim tài ba khi lia
ống kính của mình chớp lấy những nét thần tình trong tâm trạng nhân vật. Một dòng nước mắt
héo khô rỉ ra từ khẽ mắt hằn những vết chân chim của người mẹ già khiến người đọc không
khỏi xót xa.
Từ tủi hờn, vỡ lẽ ra biết bao nhiêu cơ sự, bà cụ tự trấn an chính mình và chấp nhận
người đàn bà xa lạ – nàng dâu mới – trong sự hàm ơn chan chứa ân tình. Bà nghẹn ngào,
suy nghĩ: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không?”, câu nói ấy
chứng tỏ bà lão đã chấp nhận người vợ nhặt là thành viên trong gia đình, bởi thế mà bà lo lắng
cho hạnh phúc của chúng nó giữa cảnh khốn cùng. Và rồi “bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm
đăm nhìn người đàn bà”. Tiếng thở dài nhè nhẹ ấy là tiếng thở của bao lo toan suốt cả một đời,
bà “đăm đăm” nhìn người đàn bà như ngắm nhìn người đồng hành cùng mình trong cuộc đời
khổ cực về sau. Cũng từ ấy, trong tâm hồn người mẹ ấy như đã thức dậy biết bao ý nghĩ nhân
đạo và cả sự hàm ơn: “Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này,
người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được...”. Những lời độc thoại ấy như
từng đợt sóng trào dâng dữ dội trong lòng người mẹ, nó vừa khắc khoải, dạt dào, bao la, đong
đầy tình mẹ thương con, vừa nhoi nhói nỗi tủi hờn, ai oán, lại vừa rưng rưng, xao xuyến niềm
vui. Quả thực, “văn chương giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào
bản thân và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý”.
Những suy nghĩ, trăn trở rất đỗi đời thường mà chan chứa đôn hậu, yêu thương của bà cụ
Tứ khiến trái tim người đọc không khỏi thổn thức. Chấp nhận người vợ nhặt, bà ân tình
chuyện trò, an ủi nàng dâu: “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng
mừng lòng...”. Chữ “mừng” thật đắc địa, nó lột tả đúng cái thần thái của một tấm lòng vị tha cao
quý đang ngượng ngập giấu đi những giọt nước mắt xót thương vào trong, cố nén nỗi đau trong
lòng để tình yêu thương của mình an ủi các con. Người mẹ ấy chẳng muốn con buồn, chẳng
muốn con đau, chỉ mong con hãy hưởng trọn vẹn hạnh phúc lứa đôi. Kim Lân viết “mừng lòng”
chứ không phải vui lòng vì một lẽ đơn giản, trong hoàn cảnh đói kém như thế bà chỉ có thể
“mừng” vì cuối cùng con bà cũng lấy được vợ, nhưng làm sao có thể “vui” khi phía trước các
con là cả một giai đoạn đói khát. Rồi bà khuyên: “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm
ăn. Rồi may ra ông giời cho khá.. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì
rồi con cháu chúng mày về sau”. Bà nói thật khéo, vừa không mất lòng con dâu, lại vừa vun vén
cho hạnh phúc con trai; vừa gửi gắm một niềm tin về nàng dâu sẽ thay đổi gia cảnh này mà khá
khẩm hơn.
Thương con, lòng bà không tránh khỏi những suy tư, lo lắng. Phía dưới mái phên che
nắng của túp lều xập xệ dâng lên ngập tràn tình thương của người mẹ già lo lắng cho con, “bà
lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót”. Người mẹ nghèo khổ ấy dường như thấu hiểu tất
thảy nỗi lòng của người con dâu mới. Trong không khí mang chứ ngột ngạt chứa đựng cả sự
ngại ngùng, tình yêu thương, sự quan tâm của bà đã đánh tan đi không gian chật chội ấy. Rồi bà
thấp giọng thân mật: “Kể ra có làm được ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo...”. Đâu
còn sự ngỡ ngàng, kinh ngạc như lúc có người đàn bà lạ trong nhà, lời nói ấy chính là những lo
lắng cho người con dâu mới, lo lắng cho hạnh phúc của đôi trẻ. Bà nói tiếp: “Cốt làm sao chúng
mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương
quá”. Còn điều gì cao quý và thiêng liêng hơn tình mẹ. Kim Lân đã thực sự nhen lên trong lòng
mỗi độc giả tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Trong tình thương con, nỗi lo lắng, băn khoăn về
hạnh phúc lứa đôi, người mẹ ấy “nghẹn lời không nói được nữa”. Bao nhiêu nỗi lo lắng cứ tính
tụ, nghẹn lại nơi cổ họng mà không thể nào xóa nhòa, để rồi “nước mắt bà cứ chảy ròng ròng”.
Nếu ở trên, Kim Lân miêu tả giọt nước mắt “rỉ xuống hai kẽ mắt kèm nhèm”, đó là dòng nước
mắt mà bà cụ có nén lại để nuốt ngược vào trong, thì ở đây nó đã tuôn trào thay cho bao cảm
xúc suy tư của người mẹ già. Những dòng nước mắt tuôn chảy “ròng ròng” như sự giải thoát
của tâm trạng và cảm xúc. Bà khóc vì thương mình, cũng vì thương cho đứa con trai và nàng
dâu mới. Có ai đó đã tùng nói, đại ý rằng: Trên đời này thứ chân thật nhất chính là đôi mắt một
người. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là tiếng nói “hồn nhiên nhất”, “hồn hậu nhất”. Người mẹ ấy
đã sống một đời trọng vẹn đủ đầy vì con, vì cháu mà hết lòng như chính câu ca dao: “Nước mắt
bao la không đong đầy tình mẹ”.
Như vậy, chỉ một đoạn trích ngắn nhưng nó diễn tả thành công sự đổi thay trong tâm
trạng của nhân vật bà cụ Tứ. Làm được điều đó phải kể đến cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên,
giản dị mà chặt chẽ, điểm nhìn trần thuật khách quan, dòng thời gian tuyến tính theo tâm lý
nhân vật, cách dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, thu hút người đọc. Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc,
giản dị, mang đậm tính khẩu ngữ, gắn liền với lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hàng ngày của
người nông dân nhưng được chắt lọc kỹ lưỡng, chính xác và phong phú, từ đó tạo được sức gợi
đáng kể. Giọng văn cảm thông, trầm ấm, tràn ngập yêu thương. Ngòi bút tài hoa Kim Lân đã
thâm nhập, đi sâu khám phá và bao quát trọn vẹn khối đa diện trong tâm hồn để bộc lộ và phản
ánh những góc khuất sâu kín, ẩn sâu về ngoài già nua, khắc khổ của nhân vật. Tất cả những nét
nghệ thuật ấy đã làm nổi bật giá trị nhân đạo sâu sắc trong ngòi bút của nhà nhân đạo lớn Kim
Lân. Đó là thái độ trân trọng khát khao hạnh phúc gia đình ở những người lao động nghèo khổ:
Dẫu ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao hạnh phúc và thương
yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có thể thấy, tư tưởng nhân đạo của Kim Lân vừa có sự kế thừa truyền
thống văn học lại vừa có nét mới mẻ, sáng tạo. Khác với các nhà văn trước cách mạng, Kim
Lân đã trông thấy sức mạnh của con người có khả năng thay đổi hoàn cảnh. Nhà văn đặt niềm
tin vào giá trị của tình người và khát vọng sống mãnh liệt, hướng con người đến tương lai tươi
sáng. Đó cũng là nội dung mới trong giá trị nhân đạo của văn học Việt 1945 – 1975 đã được
Nguyễn Minh Châu quan niệm một cách sâu sắc: “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là
vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái
ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, để bênh vực cho những con người
không còn ai để bênh vực”.
L.Tônxtôi khẳng định: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con
người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đằng bác ái luôn luôn thôi thúc các
nhà văn sống và viết, vắt kiệt cạn những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho
nhân loại”. Với tấm lòng đầy thương xót và ngòi bút nhân đạo của mình, nhà văn Kim Lân tái
hiện bức tranh ngày đói một cách hết sức chân thật qua tình huống truyện đầy sáng tạo và độc
đáo. Mãi về sau cho tới muôn đời, “Vợ nhặt” sẽ luôn nằm lại nơi tâm hồn và trái tim bạn đọc
với những dư ấm, ấn tượng khó phai nhòa.

Đề 6: Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau: “Bữa cơm ngày đói trông
thật thảm hại… Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc”. Từ đó nhận xét về cách
nhìn người nông dân của tác giả Kim Lân.
Bài làm
Trong một lần phát biểu, Kim Lân từng nói “...Khi viết về con người năm đói người ta
hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác.
Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến
cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai”. Điểm sáng trong quan
niệm nghệ thuật ấy đã soi tỏ trang viết Kim Lân để ông chắp bút viết lên những tuyệt bút về
ngươi dân quê mà tiêu biểu phải kể đến “Vợ nhặt” – một tia chớp lóe lên giữa màn đêm tăn tối
và đói nghèo và khổ đau. Những trang văn thấm đẫm hiện thực cùng tình huống truyện thú vị
hấp dẫn đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn các nhân vật, trong đó có vẻ đẹp nhân vật bà cụ Tứ -
một người mẹ nghèo khổ nhưng nhân hậu, thương con và không ngừng khát khao hạnh
phúc, được thể hiện trong đoạn trích: “Bữa cơm ngày đói... nhìn thấy bà khóc”. Qua đó, độc giả
không khỏi ấn tượng, xúc động trước “con mắt mới”, cách nhìn người nông dân độc đáo
của nhà văn.
Là một trong những gương mặt xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân thành
công trong cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng 1945. Được xem là “con đẻ của đồng
ruộng”, ngòi bút Kim Lân chủ yếu khai thác đề tài nông thôn với những trang viết chân thực và
xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc cảnh ngộ cũng như tâm lí của
họ. Ông là mẫu nhà văn “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, “viết kĩ lưỡng, viết từ gan ruột không
chấp nhận sự nhạt nhẽo, giả tạo”. (Đỗ Kim Hồi). Bởi thế mà sự nghiệp sang tác của Kim Lân
không nhiều nhưng những tác phẩm ông để lại đều mang giá trị to lớn, trong đó phải kể đến
truyện ngắn “Vợ nhặt” (in trong tập “Con chó xấu xí”, năm 1962) – một truyện ngắn tiêu biểu
xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn ra đời dựa vào cốt truyện cũ với nhan đề
“Xóm ngụ cư” mà Kim Lân viết còn dang dở trước Cách mạng, nhưng bị mất bản thảo. Sau khi
hòa bình lập lại, nhà văn dựa vào một phần cốt truyện cũ để hoàn thành. Xây dựng với những
chất liệu mượn ở thực tại, thiên truyện như một mảnh vẹn nguyên cuộc sống được xắn ra, viết
lên trên trang giấy - cuộc sống của những lao động Việt Nam xanh xám, vật vờ, tối đen trong
giờ phút lụi tàn của xã hội thực dân phong kiến, chuẩn bị cho Cách mạng tháng tám năm 1945.
Ở đó, Kim Lân không chỉ tái hiện bức tranh hiện thực đời sống khách quan mà còn cất cao tiếng
hát ca ngợi sức sống và niềm tin mãnh liệt của con người vào tương lại, vào Cách mạng, vào
tình người. Đoạn trích trên thuộc phần cuối của thiên truyện, đã khắc họa rõ nét những nét
đẹp trong tâm hồn bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ thương con, thấm đẫm tình người,
dù tùng quẫn túng thiếu nhưng chưa bao giờ thôi hi vọng, thôi hướng về tương lai.
Bà cụ Tứ là nhân vật không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm mà đến khi anh cu Tràng
nhặt được vợ cùng về thưa với mẹ thì nhà văn mới cho bà xuất hiện. Trong cái u ám của ngày
đói, cái chạng vạng của chiều hôm tê tái, bà hiện lên là một người mẹ già yếu, nghèo khổ với
dáng đi “lọng khọng” cùng tiếng ho “húng hắng, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán trong miệng”.
Cuộc sống vốn đã bấp bênh chìm nổi, bà lại phải chịu cảnh “mẹ góa con côi”, chồng và con gái
đều đã chết, chỉ còn lại người con trai duy nhất là anh cu Tràng. Hai mẹ con đùm bọc yêu
thương nhau sống trong “tấm phên lều rách nát” nằm “rúm ró trên mảnh vườn lổn nhổn những
bụi cọ dại” trong những ngày tăm tối năm 1945 – cái năm người ta vẫn nhắc như một “cơn đau
đẻ kéo dài”.
Nếu ta từng xót xa hình ảnh cái đói trong “Một bữa no”, con người vì đói quá mà ăn đến
nghẹt thở mà chết, hay hình ảnh bế tắc của chị Dậu vùng chạy ra ngoài cảnh trời tối đen như
cuộc đời chị trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, ta mới ngỡ ngàng và xúc động làm sao khi tìm
đến trang viết Kim Lân. Trong đau khổ, bất hạnh, và tối tắm, Kim Lân vẫn nâng con người lên
trong tình nhân ái. Bà cụ Tứ chính là ánh sáng le lói trong bóng tối của những kiếp người
nghèo khổ. Ở bà sáng ngời vẻ đẹp của niềm lạc quan, dù cận kề cái đói, cái chết vẫn không
ngừng khao khát hướng về tương lai, là điểm tựa cho đôi vợ chồng trẻ. Nhà văn đã khám phá,
phát hiện và miêu tả vè đẹp cao quý ấy của bà cụ qua chi tiết bữa cơm ngày đói. Bữa cơm đầu
đón nàng dâu hiện lên mới thật thảm hại: “giữa cái mẹt rách có đọc một lùm rau chuối thái rối,
và một đĩa muối ăn với niêu cháo lõng bõng nước, mỗi người được có hai lưng lưng đã hết
nhẵn”, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Trong bữa ăn, bà lão “nói toàn chuyện vui, toàn
chuyện sung sướng sau này”, bả mở ra một viễn cảnh tương lai qua câu chuyện đàn gà: “Khi
nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện
quá. Này, ngoảnh đi ngoải lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...”. Giữa những ngày
đói khát mà bà nhắc toàn chuyện tương lai, hình ảnh “đôi gà – đàn gà” trong câu chuyện của bà
như liều thuốc bổ tinh thần, sự sinh sôi nảy nở lấn át cả cái đói, cái tăm tối của hiện thực:
“Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”
Câu chuyện ấy chính là tấm lòng người mẹ đang vun vén hạnh phúc mới cho các con. Dù
chẳng vẹn tròn nhưng cũng phần nào gieo vào lòng đôi vợ chồng trẻ niềm tin vào tương lai, vào
một ngày mai tươi sáng hơn cho cuộc đời của họ. Đúng như Kim Lân tâm niệm suốt một đời
cầm bút: “Khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống”.
Không chỉ là nguồn động lực, là ngọn lửa thắp sáng niềm tin cho đôi vợ chồng trẻ trong
tình cảnh khốn khó, trong tâm hồn người mẹ ấy còn dạt dào một tình thương con vô bờ và
tấm lòng nhân đạo chất chứa bao la....
Như vậy, chỉ một đoạn trích ngắn nhưng nó đã khắc họa thành công những nét đẹp trong
tâm hồn bà cụ Tứ. Làm được điều đó phải kể đến cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị mà
chặt chẽ, điểm nhìn trần thuật khách quan, dòng thời gian tuyến tính theo tâm lý nhân vật, cách
dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, thu hút người đọc. Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, giản dị, mang
đậm tính khẩu ngữ, gắn liền với lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hàng ngày của người nông dân
nhưng được chắt lọc kỹ lưỡng, chính xác và phong phú, từ đó tạo được sức gợi đáng kể. Giọng
văn cảm thông, trầm ấm, tràn ngập yêu thương. Ngòi bút tài hoa Kim Lân đã thâm nhập, đi sâu
khám phá và bao quát trọn vẹn khối đa diện trong tâm hồn để bộc lộ và phản ánh những góc
khuất sâu kín, ẩn sâu về ngoài già nua, khắc khổ của nhân vật. Tất cả những nét nghệ thuật ấy
đã làm nổi bật cách nhìn người nông dân đầy độc đáo của Kim Lân. Người nghệ sĩ chân chính
phải là những người biết dấn thân, biết đạp lên những định kiến cố hữu của con người và xã hội
để nhìn con người một cách người nhất bởi, “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở
chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học
trông nhìn và thưởng thức”. Kim Lân hoàn thành thiên chức ấy một cách trọn vẹn, với con mắt
của chiều sâu nhân bản, ông đã phát hiện, nâng niu, trân trọng và ngợi ca những phẩm chất tốt
đẹp ẩn sâu bên trong mỗi người nông dân lương thiện: Tuy sống trong thân phận rẻ rúng, bi đát,
bị cái đói, cái chết bủa vây nhưng con người Việt Nam vẫn khao khát yêu thương, hạnh phúc và
có niềm tin bất diệt vào tương lai, vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trân trọng, ngợi ca những vẻ
đẹp ấy nơi tâm hồn người nông dân, nhà văn không khỏi xót xa, thương cảm trước nỗi khổ của
họ trong những tháng ngày khủng khiếp năm Ất Dậu. Từ đó, ông thể hiện cái nhìn mới mẻ, lạc
quan, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của tình người, của khát vọng sống,
khát vọng hạnh phúc sẽ giúp con người vượt qau khổ cực, thử thách. Chính sự thấu hiểu, đồng
cảm của một con người “luôn đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy” đã soi sáng
trang viết Kim Lân để ông sáng tác nên những tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân đạo thống
thiết, có sức sống tới muôn đời.
L.Tônxtôi khẳng định: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con
người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đằng bác ái luôn luôn thôi thúc các
nhà văn sống và viết, vắt kiệt cạn những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho
nhân loại”. Với tấm lòng đầy thương xót và ngòi bút nhân đạo của mình, nhà văn Kim Lân tái
hiện bức tranh ngày đói một cách hết sức chân thật qua tình huống truyện đầy sáng tạo và độc
đáo. Mãi về sau cho tới muôn đời, “Vợ nhặt” sẽ luôn nằm lại nơi tâm hồn và trái tim bạn đọc
với những dư ấm, ấn tượng khó phai nhòa.

You might also like